Bài viết của Minh Mẫn

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Trong thế giới đạo Hindu

Khởi đầu, chúng tôi đến thăm một ngôi đền cổ Hindu (Ấn Độ giáo) được xây cách đây hơn 1.000 năm, háo hức khám phá nền văn hóa cổ xưa của đất nước này.
Nepal có 30 triệu dân và hơn 100 dân tộc khác nhau, đa số là người Bramin cùng chủng người Ấn Độ và 80% dân số theo đạo Hindu.  Đạo Hindu thờ hơn một triệu các vị thần khác nhau, trong đó, hai vị thần quan trọng nhất là thần Shiva - đấng tạo hóa và thần Vishnu - đấng bảo vệ muôn loài.  Đã là người theo đạo Hindu, hầu hết ai cũng rất tin và sùng đạo, hàng ngày thờ cúng tại nhà và thường xuyên đến đền.
Kathmandu-temple-JPG-4880-1378777391.jpg
Người theo đạo Hindu hết sức tin và sùng đạo.
Người Hindu tin rằng con người ta có kiếp luân hồi và khi sinh ra, mỗi người được sắp xếp vào một Caste (tạm dịch là đẳng cấp), khi đã ở đẳng cấp nào thì không có cơ hội được lên đẳng cấp khác, chỉ chờ kiếp sau tái sinh, việc này tùy thuộc vào những việc mà người đó làm trong kiếp này.
Có 4 đẳng cấp chính là: Brâhmane (thầy tu, giáo viên, giáo sư, bác sĩ, người làm luật pháp, những người được các thần linh chỉ định để truyền tải giáo lý cho dân chúng); Ksatriya (vua, quan, binh lính - những người có quyền lực hạn tạm thời trong kiếp sống); Vaishya (thợ thủ công, doanh nhân, nông dân, kỹ sư, bác sĩ ….); Sudra (những người phục vụ, đánh giầy, ăn xin….). Người ở đẳng cấp Brâhmane, Ksatriya, Vaishya không được ăn thịt bò, thịt lợn và nhiều nghi lễ khác phải tuân theo, người ở đẳng cấp Sudra thì ít ràng buộc nghi lễ hơn, ăn gì cũng được trừ thịt bò. Người Hindu tôn thờ bò, ai giết bò sẽ bị bắt ngay.
Ngay cạnh cửa đền là một con sông nhỏ ô nhiễm, đầy rác, quần áo cũ, gỗ củi cháy dở, nilon vứt đầy sông. Anh hướng dẫn giới thiệu đó là dòng sông thiêng, tất cả các ngôi đền Hindu đều nằm cạnh một dòng sông, dù lớn hay nhỏ. Tôi không tin được nên hỏi lại: “Đây là dòng sông thiêng ư?”.  “Vâng”, anh hướng dẫn trả lời.
song-thieng-JPG-2737-1378777391.jpg
Dòng sông thiêng bên cạnh ngôi đền.
Chúng tôi có cảm giác đang đi đến một thế giới của sự u ám, nhìn từ xa những đám khói ngùn ngụt bay khắp nơi, người rất đông xung quanh từng đám cháy, tỏa ra xung quanh đến vài trăm mét, lẫn cả vào khu dân đông đúc cư bên cạnh. Từ cửa đền đã ngửi thấy mùi khen khét khó tả. Sau khi tìm hiểu, tôi được biết đó là nghi lễ hỏa thiêu người chết. Ở đây chỉ thiêu người bằng củi và ở ngoài trời, lúc nào cũng có nghi lễ này tại đền, vì tất cả những người theo đạo Hindu sau khi chết khoảng 2 giờ là chuyển ngay đến đền và làm lễ hỏa táng trong vòng 24 giờ. Các nơi hỏa thiêu cũng được phân chia theo đẳng cấp: ở đầu này dành cho đẳng cấp Brâhmane, Ksatriya, còn lại là dành cho đẳng cấp Vaishya và Sudra. Một ngày có 4-6 đám đám hỏa thiêu như vậy.
thieu-3-JPG-1486-1378777391.jpg
Mỗi ngày có vài đám hỏa thiêu ngay tại sân đền.
Tại nơi làm nghi lễ hỏa thiêu, có đám đang cháy, có đám bắt đầu sắp củi và đặt xác người lên, có đám vừa cháy hết và người ta bắt đầu dọn dẹp, vứt cả tro lẫn xương và quần áo người chết cháy dở xuống dưới sông ngay bên cạnh. Phong tục nghi lễ phải đúng trình tự như vậy.
Sau khi xong nghi lễ, người con trai cả hoặc người đại diện phải về nhà, ngồi một mình trong phòng kín cầu nguyện cho người quá cố trong vòng 15 ngày, không giao tiếp với ai, mỗi ngày chỉ ăn một bát cơm trắng, uống một cốc nước trắng, nước nấu cơm và nước uống phải lấy từ con sông đã trải tro của người quá cố. Nếu trong 15 ngày này có người hỏi mà trả lời thì coi như đã phạm luật của thần linh và phải làm y như vậy 15 ngày tiếp theo.
Xuôi dòng chảy nhỏ của con sông cạn nước, chúng tôi gặp hai người phụ nữ, một đang giặt quần áo, một đang gội đầu bằng nước sông mà cách đó 10 m họ đang vứt tro, xương cháy dở, quần áo người chết xuống.
sinh-hoat-ven-song-JPG-7534-1378777391.j
Sinh hoạt của người dân gắn liền với dòng sông thiêng.
“Tôi không phải là người Bramin mà là một dân tộc thiểu số, nhưng tôi và gia đình theo đạo Hindu. Với chúng tôi, dòng sông đầy tro và rác này không ô nhiễm mà rất thiêng liêng và mỗi lần được tắm bằng nước sông này thấy người nhẹ nhõm hơn, thanh thản hơn”, anh hướng dẫn nói thêm.
Buổi chiều, chúng tôi đi thăm quan cố đô Patapur, cách thủ đô Kathmandu 20 km. Đây mới là hình tượng Kathmandu mà tôi nghĩ đến, một thành phố cổ được xây dựng cách đây hơn 1.000 năm, vẫn đầy ắp dân cư bản địa sống trong những ngôi nhà cổ xiêu vẹo qua thời gian, chỉ có hai chất liệu chính: gạch và gỗ lim.
Những mạch tường bằng đất sét và gạch nung thô không hề bị ảnh hưởng lắm bởi thời gian và sương nắng. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: hàng loạt ngôi đền Hindu được xây từ rất lâu, cái hơn 700 năm, cái 200 năm, mái ngói cổ, những thanh xà, những vòm cổng, khung cửa được điêu khắc trên gỗ lim với những họa tiết cực kỳ tinh xảo. Sự ngưỡng mộ không khác gì so với Angkor Watt, một nền văn minh đáng ngả mũ kính phục.
pho-co-o-thu-do-JPG-1524-1378777391.jpg
Khu phố cổ ở Kathmandu.
Các ngôi đền rất đa dạng về kiến trúc và phong cách, dưới tường một số đền dành để phục vụ các nghi lễ cúng tế còn dính đầy máu động vật khô đen.  Hàng năm, vào tháng 11, người Hindu tổ chức lễ hiến tế quan trọng, họ giết các động vật như gà, lợn, trâu, lấy máu vẩy lên các tượng thần. Sau khi hiến tế, thịt được chia cho những người tham gia nghi lễ.
Chúng tôi bàn luận nhiều về nghi lễ hỏa táng và quan niệm của người Hindu. Bạn đồng hành của tôi nói: “Các nền văn hóa này đã rất lâu đời, nó tồn tại được tới giờ bởi vì người dân đã và đang công nhận nó. Chúng ta không nên bình luận gì nữa, mọi nhận xét đều là tương đối”.
Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 21:50 Không có nhận xét nào:

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

* LỄ RÓT ĐỒNG ĐÚC TÔN TƯỢNG BỔN SƯ



Sáng 31/10/2015 nhằm 19/9 năm Ất Mùi, BTS PG TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ cầu nguyện rót đồng đúc Tôn Tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật tại Việt Nam Quốc Tự, số 244 đường 3/2, P.12, quận 10, Tp HCM.

Cũng vào  ngày này, đúng một năm, nhân vía Quán Thế Âm năm Giáp Ngọ, nơi đây đã diễn ra lễ động thổ xây dựng Việt Nam Quốc tự với sự tham gia của chư tôn giáo phẩm trung ương, các BTS PG quận huyện nội ngoại thành, một số quan chức trung ương và địa phương, Tăng Ni Phật tử trên 500 người.

Sau thời gian khá dài, kể từ ngày thống nhất hai miền, khu đất Việt Nam Quốc Tự đã do UBND TP quản lý, làm điểm giải trí, văn hóa, ngôi Tháp còn lại chơ vơ một góc Lê Hồng Phong-3/2. Qua 5 năm vận động, Phật giáo Thành phố đã được UBND TP trao lại cho HTT.Từ Nhơn tiếp tục trụ trì, và rồi, vào ngày 22/9/2014, vào lúc 14 giờ, giữa Giáo hội và nhà nước thống nhất giao nhận một phần đất còn lại là 7.201.5m vuông trong tổng số diện tích trước kia là 4 hecta7 do Thủ Tướng Nguyễn Khánh chuyển nhượng cho Phật giáo với giá tượng trưng  1$ danh dự trong 99 năm vào năm 1964 sau khi nhà Ngô bị truất phế.

 Nhận đất, Giáo hội tiến hành xây dựng cơ sở, qua một năm thi công, tầng hầm đã hoàn chỉnh. Song song tiến hành các hạng mục còn lại, nay Giáo hội quyết định rót đồng đúc Tôn tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Cao 7.5m, nặng 35 tấn, bằng đồng thau nguyên chất.

 Năm nay, số lượng Tăng Ni Phật tử, chức sắc và quan chức tham dự  đã trên 700 người. Có sự hiện diện của Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công An, các quan chức Trung ương và cũng như TP quận 10. Về phía Phật giáo có HT phó pháp chủ T.Đức Nghiệp, HT T. Trí Quảng trưởng Ban tổ chức. Chư Tăng phía Bắc và 24 quận huyện nội ngoại thành Tp Hồ Chí Minh. Phật tử trong Thành phố. 


Mở đầu lễ rót đồng là nghi lễ phía Bắc do TT.T.Quảng Hà chủ lễ. Sau phần giới thiệu quan khách, nhận hoa cúng dường; HT T. Trí Quảng nói qua quá trình hình thành và phát triển qua hai thời kỳ của Việt Nam Quốc Tự, do chiến tranh nên việc xây dựng bị đình trệ. Nay thời đã đến, duyên đã đủ, Phật giáo TP được sự hỗ trợ của UBND TP HCM và quần chúng đã tái khởi công xây dựng. Một năm tròn, công trình đã kiến tạo hết 60 tỷ đồng VN trong dự phí tổng thể 160 tỷ... Đặc biệt lễ rót đồng hôm nay do sự phát tâm của các đại gia phía Bắc hỷ cúng. Chư tôn đức tiến hành chú nguyện tại giàn giáo nấu đồng. Quý thiện tâm hoan hỷ cúng vàng vòng nữ trang và vàng miếng để Ban Tổ chức bỏ vào lò đồng đang nấu.


VNQT là tụ điểm của 13 hệ phái, BTC dự định xây bảo tháp 13 tầng do BTS PG Tp quản lý, sẽ tôn thờ trái tim của Bồ Tát Quảng Đức. Đây là điểm đánh dấu lịch sử về hệ quả tất yếu khi nhà Ngô suy vong mà ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức đã là biểu tượng của cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ.

Lễ chú nguyện rót đồng kết thúc vào lúc 10 giờ sáng cùng ngày. Chư Tăng và tín đồ tràn đầy niềm hỷ lạc. Cầu mong cho VNQT sớm hoàn thành để tâm nguyện của Phật giáo đồ Việt Nam được hoàn thành tâm nguyện suốt nửa thế kỷ bể dâu.


MINH MẪN 
31/10/2015



https://youtu.be/UTPOGEpsPFA



DSCN7244 nghi Bắc tụng Dược Sư










































Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 23:11 Không có nhận xét nào:

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

NGỠ NGÀNG HÌNH ẢNH TUYỆT ĐẸP CỦA NGUỜI NGHỆ SĨ MÙ

 Tuy bị mù nhưng nghệ sĩ George Redhawk lại có thể  
tạo nên những bức ảnh động tuyệt đẹp và ấn tượng.

 
Image
Nhìn vào bức ảnh kỹ thuật số của nghệ sĩ George Redhawk là một trải nghiệm rất ấn tượng đối với người xem. Dù bị mù nhưng nghệ sĩ George Redhawk vẫn có thể tạo nên những bức ảnh động tuyệt đẹp.  

Image
Những hình ảnh này đều là ảnh động, người nghệ sĩ mù đã tìm ra cách khiến chúng trông như thể đang chuyển động liên tục, trơn tru. 

Image
Những hình ảnh siêu thực vốn dĩ đã đủ gợi cảm, nhưng sự chuyển động trong bức ảnh càng khiến người xem ý thức hơn về cảm xúc và các yếu tố chuyển động.  

Image
Hơn nữa, người xem còn bất ngờ hơn khi biết được rằng Redhawk là một người mù nhưng lại có thể tạo nên những bức ảnh sống động đến thế. 

Image
Redhawk tạo ra các hình ảnh này bằng cách sử dụng một loạt các công cụ trực quan và các chương trình kỹ thuật số – chủ yếu là tự học và tự mày mò áp dụng. 

Image
Ông đã sử dụng phần mềm hình ảnh kỹ xảo trên máy tính để vẽ  
xen các hình động. “Phần mềm này được thiết kế để biến từ hình này sang hình kia nhưng tôi phát hiện rằng nếu tôi biến một hình ảnh ra chính nó thì sẽ có được chuyển động đẹp tuyệt vời”, ông giải thích. 

Image
Nhờ phương pháp độc đáo này, các hiệu ứng hình ảnh trở nên kỳ lạ và đôi khi tạo cảm giác hình ảnh biến đổi khá khó chịu nhưng có chiều sâu. 

Image
Nhờ hệ thống máy tính được thiết kế riêng, Redhawk có thể thoải mái sử dụng các phương tiện và sáng tạo nghệ thuật theo ý muốn của mình. 

Image
Cùng thưởng thức một số hình ảnh khác của nghệ sĩ kém may mắn nhưng tài hoa này đã sáng tạo ra. 

Image

Image

Image
AI/ST
Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 14:49 Không có nhận xét nào:

* HÚY KỴ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH




Sáng 28/10/2015 tức 16/9/ Ất Mùi, chùa Long Vĩnh đã tổ chức lễ húy kỵ cho cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên, năm 1964. 

- Năm 1973, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Hòa Thượng đảm nhiệm chức vụ quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

- Năm 1974, Hòa Thượng được Đại hội cung thỉnh Cố vấn Hội Đồng Viện Hóa Đạo và tham dự Hội nghị Tôn giáo và Hòa bình tại Louvain, Bỉ Quốc.

Đây là năm thứ 37, hay nói cách khác, nay là lần giỗ thứ 37 của một cao Tăng thạc đức của Phật giáo trước 1975, là một trong những thạch trụ của Phật giáo Việt Nam hình thành tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1964 khi nhà Ngô sụp đổ.

Mặc dù TT T. Minh Nghị trụ trì chùa Long Vĩnh đang ở hải ngoại, nhưng vẫn chỉ đạo cho đạo chúng làm lễ cầu siêu, tưởng niệm rất trang nghiêm với sự tham gia của một số Hòa thượng cùng chư Tăng hành lễ theo nghi thức Thừa Thiên. Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật Tử; trong đó có cầu nguyện cho anh Huỳnh Bá Huệ Dương; Lê Hiếu Liêm và những cựu huynh trưởng GĐPTVN, một số tín hữu của bổn tự.

Buổi trai ngọ cúng dường chư tôn đức và thiết đãi những vị tham gia trong buổi lễ. Ngoài chương trình, chùa còn có trai đàn bạt độ vào chiều cùng ngày và lễ cầu siêu nhân 19/9 vía Bồ Tát Quán Thế Âm.


MINH MẪN
28/10/2015


Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 04:04 Không có nhận xét nào:

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

BẠO HÀNH CON TRẺ


Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên đưa tin về nạn bạo hành trẻ em, từ vài tháng tuổi trở lên, trong các trường mẫu giáo, các lớp bảo mẫu đến các cơ sở tôn giáo.
Chả hiểu xã hội Việt Nam, kể cả Trung quốc, người lớn bạo hành trẻ em xẩy ra như cơm bữa, do đâu?
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do ông Nguyễn văn An, chủ tịch Quốc Hội ký ngày 15/6/2004 ký, gồm V chương, 60 điều. Trong điều 5, chương một quy định: Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em-
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Điều 7 của chương I, mục 6, 8 và 9 ghi
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
Có 5 chương 60 điều mang tính chung chung, nếu vi phạm sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật,không nói rõ hình thức nghiêm trị như thế nào mà hàng ngày đều xầy ra bạo hành từ gia đình đến xã hội, từ học đường đến nhà giữ trẻ, từ tôn giáo đến các tổ chức phi chính phủ...
Dĩ nhiên những tin được báo chí phanh phui đã làm đau lòng phẩn nộ cho những ai có lương tâm đối với tình người; ngay cả hành hạ gia súc, động vật hoang dã cũng không được tán đồng huống nữa trẻ em.
Trong xã hội đã là vậy, do thiếu tình thương và sự kham nhẫn trong cuộc sống còn quá nhiều lo toan vất vả, tính toán hơn thua...nhưng oái oăm thay, một tôn giáo luôn nếu cao tính từ bi, luôn hỷ xã và hành thiện, lại không ít kẻ lạm dụng hình ảnh tu sĩ để đi ngược lòng khoan dung mà các đấng giáo chủ đều kêu gọi tình thương yêu, lòng bác ái, hạnh từ bi làm nồng cốt trong cuộc sống chung đụng để đối xử lẫn nhau. Không tôn giáo nào không xầy ra những chuyện đau lòng ngoài ý muốn, mặc dầu đó chỉ là hiện tượng tiêu cực hiếm hoi; Riêng Phật giáo, gần đây thường được biết qua những bài báo mà đọc giả  kinh ngạc và đau xót những trường hợp thật khó hiểu khi trẻ em bị bạo hành dưới bàn tay của những kẻ tướng "Phật tâm ma".Miền Tây Nam bộ các sư sãi Miên nhúng tay chú tiểu vào nước sôi vì nghi ăn cắp tiền. Giờ đây phía Bắc, một vị ni trụ trì chùa Thiên Tâm- Thích Diệu Tịnh, ở Hưng Yên, cũng vì vài đồng lẻ vì cháu Phương đói ăn, lấy mua ánh mì, bị hành xử thương tật khắp người, gây tâm lý hoảng loạn cho trẻ con như cháu phương mới 10 tuổi.
ĐĐ Thanh Quang, phó BTS PG Hưng Yên cho biết: sư ni Diệu Tịnh  về trụ trì chùa từ năm 2010, có nhiều đóng góp xây dựng chùa khang trang...khi làm việc tại UBND xã Giai Phạm. Vấn đề đóng góp xây dựng chùa khang trang không liên quan gì đến việc bạo hành trẻ con chỉ vì vài đồng lẻ. Xây dựng chùa to Phật lớn để làm gì khi lòng từ bi đối với con trẻ không có. Tình người không có thì làm gì có tâm Phật mà xây dựng cơ ngơi đồ sộ để che đậy tâm ma...
Đứng trước bao vấn nạn về hành vi gây tai tiếng cho nhà Phật, Ban Thông Tin Truyền Thông đang chờ câu trả lời của Giáo Hội, Giáo hội chờ sự xác minh của chính quyền, chính quyền chờ sự phanh phui của báo chí về chuyện đã rồi, và báo chí chờ sự phản ứng phẩn nộ của quần chúng, quần chúng chờ tiếng nói chính thức của cơ quan TTTT PG...xã hội ta đang lúng túng và bế tắt về đạo đức xã hội, hiện tượng xuống cấp của một vài thành viên tôn giáo, tình trạng thiếu tình người trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Luật pháp vẫn chỉ là luật pháp trên giấy trắng mực đen khi mà cuộc sống vẫn rối reng tình nhân loại. Cho dù là Tôn giáo, luật pháp phải nghiêm trị những bàn tay bạo hành đối với trẻ em, cho dù là đạo từ bi như Phật giáo, Giáo hội cần nghiêm trị những tu sĩ không những làm hoen ố lòng từ mà còn thể hiện sự công minh nơi cửa Phật.
Buồn thay, cuộc sống chạy theo vật chất quá nhiều làm bào mòn tình người cho dù vài đồng lẻ!!!
MINH MẪN
18/10/2015




Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 17:05 Không có nhận xét nào:

KỶ NIỆM 10 NĂM


THÀNH LẬP CỰU HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ - VN

Sáng 24/10/2015, tại chùa Pháp Vân đường Lê Thúc Hoạch, Ban chấp hành TW Cựu huynh trưởng GĐPT VN đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập. Với sự chứng minh của HT Thượng thủ Tăng già VN, HT tọa chủ chùa Pháp Vân, HT đại diện Hội đồng Cố Vấn GĐPTVN và chư Tăng chùa Pháp Vân.

Qua báo cáo cho biết tổ chức: Ngoài Ban chấp hành và Đoàn cựu huynh trưởng Trung ương với hơm 40 đoàn viên, hiện nay toàn ngành đã có 17 Đoàn cựu huynh trưởng trực thuộc 8 Ban chấp hành với gần 1.000 đoàn viên. Trong đó Đoàn cựu Huynh trưởng Đức Trung (chùa Phổ Hiền) với số lượng 120 người (30 nam, 90 nữ). BCH Đoàn Khánh Hòa 102 đoàn viên.


Do cuộc sống kinh tế, trách nhiệm gia đình và nghiệp vụ  trong xã hội, một số anh chị huynh trưởng đã không thể tiếp tục sinh hoạt, nhưng luôn gắn bó với đoàn qua tổ chức Cựu huynh trưởng dưới sự điều hành của BCH.

Các đoàn cũng thường xuyên tu tập, cúng dường các tổ đình, tự viện, tịnh thất, trường hạ... và thăm viếng đoàn viên, thân nhân khi hữu sự. Đoàn cũng tổ chức phóng sanh mỗi tháng vào ngày 14 âm lịch.

Đoàn được sự hướng dẫn giáo hạnh, tu học bởi quý thầy Nhuận Châu, thầy Chỉnh Độ, thầy Đức Nguyên, thầy Pháp Lộ.

Về công tác từ thiện - xã hội như tặng quà cô nhi, nhà tình thương, nhà mở, các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn. Cứu trợ thiên tai, bão lụt, lập quỹ "HIẾU HỌC TÂM MINH".


Qua 10 năm hình thành, sinh hoạt và tu học, anh chị cựu huynh trưởng đã tự tạo một điểm tựa tâm linh cho chính mình song hành với cuộc sống còn nhiều khó khăn kinh tế. Dẫu sao, vẫn là gương tốt cho các em đoàn sinh đang được giáo dục trong tổ chức dưới mái chùa và màu áo lam hiền.


MINH MẪN
24/10/2015









Người đăng: Minh Mẫn vào lúc 16:46 Không có nhận xét nào:
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Đôi lời giới thiệu

Ảnh của tôi
Minh Mẫn
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Các bài đã đăng

  • ►  2025 (17)
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (5)
  • ►  2024 (25)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (2)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 8 (3)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (3)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (2)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2023 (32)
    • ►  tháng 12 (3)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (3)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 5 (2)
    • ►  tháng 4 (2)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2022 (48)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (3)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (4)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (6)
    • ►  tháng 5 (3)
    • ►  tháng 4 (4)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2021 (50)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (2)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 9 (3)
    • ►  tháng 8 (1)
    • ►  tháng 7 (4)
    • ►  tháng 6 (11)
    • ►  tháng 5 (8)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 3 (6)
    • ►  tháng 2 (3)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ►  2020 (41)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ►  tháng 9 (5)
    • ►  tháng 8 (2)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (3)
    • ►  tháng 5 (4)
    • ►  tháng 4 (4)
    • ►  tháng 3 (2)
    • ►  tháng 2 (4)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2019 (52)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (4)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ►  tháng 6 (3)
    • ►  tháng 5 (7)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 3 (8)
    • ►  tháng 2 (4)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2018 (32)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (3)
    • ►  tháng 10 (3)
    • ►  tháng 9 (2)
    • ►  tháng 8 (3)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (5)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2017 (122)
    • ►  tháng 12 (11)
    • ►  tháng 11 (13)
    • ►  tháng 10 (4)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (5)
    • ►  tháng 7 (8)
    • ►  tháng 6 (5)
    • ►  tháng 5 (9)
    • ►  tháng 4 (7)
    • ►  tháng 3 (10)
    • ►  tháng 2 (31)
    • ►  tháng 1 (12)
  • ►  2016 (426)
    • ►  tháng 12 (23)
    • ►  tháng 11 (16)
    • ►  tháng 10 (29)
    • ►  tháng 9 (32)
    • ►  tháng 8 (25)
    • ►  tháng 7 (28)
    • ►  tháng 6 (36)
    • ►  tháng 5 (60)
    • ►  tháng 4 (50)
    • ►  tháng 3 (34)
    • ►  tháng 2 (31)
    • ►  tháng 1 (62)
  • ▼  2015 (408)
    • ►  tháng 12 (40)
    • ►  tháng 11 (19)
    • ▼  tháng 10 (16)
      • Trong thế giới đạo Hindu
      • * LỄ RÓT ĐỒNG ĐÚC TÔN TƯỢNG BỔN SƯ
      • NGỠ NGÀNG HÌNH ẢNH TUYỆT ĐẸP CỦA NGUỜI NGHỆ SĨ MÙ
      • * HÚY KỴ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH
      • BẠO HÀNH CON TRẺ
      • KỶ NIỆM 10 NĂM
      • *GIA ĐÌNH PHẬT TỬ KIỂU MẪU
      • TÔN GIÁO - VĂN HÓA - ĐẠO ĐỨC
      • Bài hay quá các cụ ơi...
      • ĐỀN THỜ DƯỚI ĐÁY BIỂN
      • * TÌNH THƯƠNG HAY ĐẠO TỪ BI?
      • *SINH HOẠT PHẬT GIÁO
      • CHIÊM NGƯỠNG CẢNH ĐẸP MÙA THU
      • *LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA DRUKPA
      • IM LẶNG
      • Say đắm vẻ đẹp mê hồn của nấm Australia
    • ►  tháng 9 (15)
    • ►  tháng 8 (16)
    • ►  tháng 7 (57)
    • ►  tháng 6 (30)
    • ►  tháng 5 (20)
    • ►  tháng 4 (51)
    • ►  tháng 3 (80)
    • ►  tháng 2 (40)
    • ►  tháng 1 (24)
  • ►  2014 (812)
    • ►  tháng 12 (112)
    • ►  tháng 11 (43)
    • ►  tháng 10 (63)
    • ►  tháng 9 (45)
    • ►  tháng 8 (51)
    • ►  tháng 7 (98)
    • ►  tháng 6 (48)
    • ►  tháng 5 (48)
    • ►  tháng 4 (109)
    • ►  tháng 3 (64)
    • ►  tháng 2 (47)
    • ►  tháng 1 (84)
  • ►  2013 (212)
    • ►  tháng 12 (61)
    • ►  tháng 11 (30)
    • ►  tháng 10 (32)
    • ►  tháng 9 (13)
    • ►  tháng 8 (23)
    • ►  tháng 7 (8)
    • ►  tháng 6 (9)
    • ►  tháng 5 (9)
    • ►  tháng 4 (13)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 2 (5)
    • ►  tháng 1 (6)
  • ►  2012 (124)
    • ►  tháng 12 (12)
    • ►  tháng 11 (18)
    • ►  tháng 10 (9)
    • ►  tháng 9 (11)
    • ►  tháng 8 (12)
    • ►  tháng 7 (16)
    • ►  tháng 6 (10)
    • ►  tháng 5 (4)
    • ►  tháng 4 (11)
    • ►  tháng 3 (15)
    • ►  tháng 2 (1)
    • ►  tháng 1 (5)
  • ►  2011 (87)
    • ►  tháng 12 (4)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (4)
    • ►  tháng 9 (4)
    • ►  tháng 8 (15)
    • ►  tháng 7 (19)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (16)
    • ►  tháng 4 (10)
    • ►  tháng 3 (2)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2010 (127)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (9)
    • ►  tháng 10 (12)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (5)
    • ►  tháng 7 (9)
    • ►  tháng 6 (9)
    • ►  tháng 5 (31)
    • ►  tháng 4 (17)
    • ►  tháng 3 (15)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2009 (273)
    • ►  tháng 12 (37)
    • ►  tháng 11 (5)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (3)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ►  tháng 6 (6)
    • ►  tháng 5 (48)
    • ►  tháng 4 (160)
Chủ đề Đơn giản. Được tạo bởi Blogger.