Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

TỰ TÁNH DI ĐÀ 3

Năng lượng

Khoa học và tâm linh , tuy song hành nhưng vẫn gặp nhau một điểm. Cái khởi đầu của khoa học luôn là cái kết thúc của tâm linh. Tâm linh không diễn đạt quá trình tiến hoá của tâm thức thông qua thể chất bằng ngôn từ khoa học, cũng như khoa học không xử dụng thuật ngữ tâm linh để xác thực hiện tượng tâm thức mà họ gọi là linh hồn thông qua trường năng lượng sinh học. Khoa học truy cứu xác minh hiện tượng tâm linh trên cơ sở vật lý; Tâm linh tiến hóa trên trường năng lượng tự phát , độc lập và duy ý chí. Đó là những loại hình tiến hóa tâm linh thuộc huyền môn học của Ai Cập, Ấn Độ, Trung quốc Tây Tạng và một vài vùng Bắc Á chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

2/ Sự tương quan giữa năng lượng sinh học và năng lượng tâm linh: Hình ảnh một Thái dương hệ, các hành tinh xoay quanh một định tinh như trái đất, sao mộc, sao hỏa, sao thủy, sao thổ, sao kim, Hải vương tinh, Thiên vương tinh…đối với mặt trời hay, có những hành tinh cũng được xem là định tinh khi một số tinh thể quay chung quanh chúng trong lúc chúng vẫn đang quay quanh trục Thái dương hệ. Những hiện tượng như thế, do lực tác động hỗ tương trường năng lượng của nhau mà duy trì một vị trí tương đối cố định. Người mẹ sinh ra con, duy trì con bằng tình thương ruột thịt, con cũng quyến luyến cha mẹ bằng tình thương máu mủ, đồng thời cháu chắt cũng được duy trì sự liên đới với bố mẹ và ông bà bằng lực vô hình của tình thương dưới dạng năng lượng tâm thức và tâm linh; Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, con cháu lạc loài, đánh mất sợi giây vô hình ràng buộc huyết thống như những vì sao băng cắt đứt sự liên đới với hệ tinh vân. Cháu chắt nhiều đời vẫn còn mang gen di truyền của ông bà thông qua năng lượng sinh học. Năng lượng sinh học kết hợp với năng lượng tâm thức tạo thành mạng lưới tương tác nghiệp lực của nhau. Năng lượng sinh học là nền tảng để năng lượng tâm linh hoạt khởi, ngược lại, năng lương tâm linh có khả năng tác động và chuyển hóa năng lượng sinh học theo chiều hướng tốt hoặc xấu tùy theo khuynh hướng và tùy thuộc môi trường. Trong một xã hội quá thấp về kiến thức, về kinh tế thì tâm thức cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục cộng đồng bất cập. Sinh hoạt chính trị, kinh tế, giáo dục cao thì con người trong xã hội đó cũng được thăng hoa. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp cá biệt, cá nhân không chịu tác động nhiều về nề nếp xã hội đó, vì thế không thiếu những thiên tài xuất chúng trong một môi trường không thích hợp. Và cũng không thiếu những thành phần bất hảo giữa nếp sống văn minh. Như vậy, sự tương tác năng lượng sinh học và năng lượng tâm thức còn tùy thuộc yếu tố biệt nghiệp. Nghiệp lực cá biệt của một đơn thể có năng lượng vượt trội trên mức bình thường, sẽ quyết định nhân thân của một cá thể đó trong một cộng đồng tương tác cộng nghiệp. Đến đây ta xác định được có sự liên đới giữa tâm sinh lý trong một cá thể, hay gọi là năng lượng sinh học và năng lượng sinh thức.

3/ Sự tương liên giữa năng lượng sinh thức và trường lực ngoại biên: Cá thể không chỉ tồn tại độc lập trong trường lực vũ trụ mà còn tương liên giữa cá thể với cá thể, giữa cá thể với trường lực. Viba là dạng “sóng từ” dung môi và thẩm thấu, xuyên suốt mọi vật thể . Năng lượng sinh học, năng lượng địa sinh học, năng lượng tâm thức đều giao thoa và cân bằng. Một tác động năng lượng tâm thức cũng tác động đến năng lượng của những sinh thức khác, đem lại lực cân bằng tồn tại trong một không-thời gian nhất định mà ý thức hạn chế ngỡ là chắc thật. Sự cân bằng và tồn tại của hệ vũ trụ dưới cái nhìn của khoa học vật chất, chúng là dạng khối kiến trúc bởi các nguyên tử, cũng thế, cơ thể con người là một cấu trúc vật lý thuần túy theo quy luật tự nhiên, từ cơ chế tồn tại khách quan trong không gian ba chiều đó chúng phát tán bức xạ năng lượng sinh học đơn thuần qua nhãn quan của các nhà khoa học từ thế kỷ 18 trở về trước chịu ảnh hưởng nhịp cơ học của Newton. Trong một góc cạnh của học thuyết Newton, mọi khối lượng tồn tại là có thật và tương tác năng lượng cho nhau là một hoạt cảnh tự nhiên, nhưng theo duy thức học, gọi đó là: “ do giả thuyết ngã pháp – hữu chủng chủng tướng chuyển - Bỉ y thức sở biến” phát khởi từ : “ Thử năng biến duy tam – Vị dị thục, tư lương – cập liễu biệt cảnh thức”. Sự tương liên của hiện tượng giới đó, cũng chỉ là vọng thức xuất khởi của “đại mộng” đời người, tương tự giấc mộng Nam Kha của thưở đông miên. Đây là quan điểm tuyệt đối của pháp giới dưới nhãn quan Duy thức học, chúng ta không luận đến, sở dĩ nêu ra là muốn nói sự tồn tại những hiện tướng như thật để rồi mỗi thời đại có một khám phá khác nhau của một khoa học gia về một hiện tượng chung tồn tại, hiện hữu qua vô số thời gian trong không gian đa chiều, từ nguyên tử, phân tử, sóng, hạt…tương lai cũng sẽ có thêm những phát kiến mới về bản chất của mọi hiện tượng do “bỉ y thức sở biến” chủ đạo. Cho dù cơ bản hạt, sóng, năng lượng, duy thức…cũng là nguyên tố giải trình sự tương tác, tương liên giữa năng lượng sinh học - năng lượng sinh thức. và năng lượng ngoại biên. Chỉ nhìn hoạt dụng của hiện tượng trên căn bản nguyên tố thì con người cũng như mọi sinh vật đều là cổ máy vô hồn tồn tại theo nhịp cơ học vũ trụ của vật lý, không thể giải thích được hiện hữu của ánh sáng tâm linh và chủ lực của mọi thăng tiến. Con người không thể là hệ quả tất yếu của các nguyên tử , phân tử tác thành, nhìn góc độ tâm linh thì chính năng lượng sinh thức đã trình diễn những yếu tố cơ bản mà từ tâm thức, có thể bức xạ ra ngoại biên những sóng từ, làm thay đổi quan điểm duy vật của các nhà khoa học trước kia. Thế giới chỉ thuần do điện âm và điện dương hấp lực nhau để tồn tại dạng cơ học thì môi trường để chúng cùng tồn tại từ đâu? Những thế kỷ cận đại khi James Clark Maxwell và các đồng nghiệp phát hiện những điện tích chịu tác động bởi trường lực bao quanh, từ đó, người ta hiểu về trường lực. Nhưng chưa hẳn từ trường chủ lực cho mọi tương tác khi vừa phát hiện như các nhà vật lý đã từng phát hiện hạt cơ bản trước kia.

Đành rằng từ trường là dung môi tác động năng lượng có khả năng chuyên chở thông tin năng lượng sinh học và năng lượng sinh thức, như nước có khả năng dẫn điện; một chuyển động từ một điểm trong nước, bên kia đại dương có thể tiếp nhận tín hiệu nếu có máy đo lường động lực học cực vi, cũng vậy, một tín hiệu phát ra từ một điểm trên mặt đất, sóng truyền có thể lan xa đến vô định mà ngày nay máy thu sóng âm chỉ giới hạn trên tinh cầu hoặc đến các vệ tinh, các phi thuyền không gian, từ đó điện thoại di động, truyền hình, morse được triển khai. Loại viba đó, cho dù gọi dưới bất cứ tên gì, sóng, hạt, trường năng lượng… đều có năng lực truyền tải thông tin đa chiều, từ năng lượng sinh học đến năng lượng sinh thức. trường lực đó, là một với năng lượng sinh thức hay là một biệt thể với những năng lượng cùng tồn tại với nhau? Đây là vấn đề chưa được tách bạch rõ ràng. Nhưng điều hiển nhiên là khả năng ngoại cảm của con người có thể thấy biết, trực giác trước những vấn đề sắp xẩy đến hoặc xẩy ra trong quá khứ xa xưa., cảm giác bất an khi người thân ở xa đang lâm nạn…Đồng thời cảm xạ học có thể điều trị hoặc điều khiển khoảng cách không gian bằng năng lượng sinh thức. Nếu xét trên quan điểm Duy thức học, tất cả cũng trên cơ sở : “ nhất thiết duy tâm tạo”. Tâm tác động thế nào để biết việc quá khứ, vị lai của vũ trụ học và cá thể học? Khoa học chưa lý giải được vấn đề nầy nếu đặt trên cơ sở vận hành của cơ học vật lý.

4//Ánh sáng sinh thức xuất phát từ đâu? Khoa học vật lý đã chụp được hình năng lượng sinh học ngoại biên của một sinh thể sống; đồng thời cũng chụp được vệt sáng khi thần thức một bệnh nhân vừa xuất khỏi xác. Vệt sáng mờ ảo kia chưa đủ định hình xác định là một linh hồn, khi năng lượng tĩnh thì vệt sáng mờ nhạt, nhưng năng lượng động bởi linh thức hoạt động thì hình ảnh vong được tái hiện như sương mù. Đồng thời kỷ sư F.Urgenson người Thụy Điển đã ghi được âm thanh trong vũ trụ từ 1959 đến 1964, xác định âm giọng các vong linh cao về thanh điệu lẫn cường lực. Sự tồn tại một vật thể siêu hình cả ánh sáng lẫn âm thanh trong trường năng lượng vi tế là điều hiển nhiên. Qua lãnh vực nầy, một linh thức không còn ý niệm hạn chế trong không gian đa chiều và thời gian quy ước, vì thế, những thể nghiệm và trãi nghiệm tâm linh, không thể giải thích thuần theo cơ học vật lý hay những phương tiện và điều kiện của khoa học thực dụng. Mỗi cảnh giới sinh học thực tại có một ý niệm về không gian và thời gian riêng, thì cảnh giới siêu hình hay siêu thức cũng không tùy thuộc ý niệm thời gian không gian của hiện tại. Ngay cả thời gian cơ học hiện có, cũng chỉ có giá trị tương đối trong một trạng thái tâm lý cộng đồng bình ổn, riêng một cá thể lạc vào trạng thái siêu thức, thời gian hiện thực lúc bấy giờ không còn giá trị, và không gian đa chiều không còn giá trị khi ẩn hiện một linh ảnh song hành với hiện thực mà chỉ có siêu thức của đương sự cảm nhận được. Thần kinh học, tâm lý học sẽ bảo đó là ảo giác của bệnh nhân, nhưng chắc chắn một hành giả chứng đắc hay một thiên phú đặc biệt sẽ chứng minh cho khoa học thấy điều đó nó hiện thực như sự hiện thực của cơ học vật lý. Không gian thời gian nầy được gọi là không – thời gian siêu thức, cũng được gọi là không- thời minh triết. Không-thời gian của cơ học vật lý thuộc vào lãnh vực trí não. Sang lãnh vực siêu thức không bị phán đoán bởi nhị nguyên phân chia cắt xén, nó là một dãi miên tục của cảm thức, khi hành giả đó đọc được thông tin của đời người trên đối tượng, mọi chi tiết cũng loạt khởi như nhìn vào tấm gương. Về khoa học thực dụng cũng thế, kiến thức và tri thức con người mỗi ngày một phát triển thì tầm nhìn và sự hiểu biết mỗi ngày một khác, nhưng nó vẫn bị hạn chế trong luật tương đối, chính vì thế sự phát minh mới luôn phủ nhận cái sáng kiến cũ, thậm chí mang tính đối kháng. Năm 1905, Albert Einstein tuyên bố lý thuyết tương đối làm đảo lộn quan điểm của Newton về thế giới trước kia. Phát minh khoa học hiện đại luôn xét lại quan điểm của phát minh khoa học quá khứ, ví dụ khi khoa học ngày nay xác định trường năng lượng trong vũ trụ đóng vai trò hình thành khối chất, nói cách khác, hình khối là dạng năng lượng thô thì ánh sáng là dạng năng lượng vi tế, đánh đổ học thuyết của Newton về cơ bản vật lý mệnh danh là cơ học Newton. Có cái nhìn trường năng lượng vũ trụ thì mới giải thích được tác động năng lực lẫn nhau trong không gian cho dù cách nhau một khoảng cách xa xôi. Vì vậy tương tác năng lượng giữa hai cá thể mà không cần sự hiện hữu của một dạng thể vật lý; một người vào căn phòng cảm nhận trước đây đã có sự hiện diện của ai đó trong phòng nầy . Cái mà thường được gọi là trực giác, linh cảm là do sự tương tác giữa năng lượng sinh thức với một năng lượng sinh thức thông qua trường năng lượng ngoại biên. Gặp một người, tuy chưa giao tiếp, cảm nhận kẻ đó xấu hay tốt là do sự tương tác năng lượng sinh thức tỏa ra trường lực chung quanh. Tính tương tác và tổng thể hàm tàng trong mỗi cá thể, chính vì thế mà Bà La Môn giáo quan niệm cá thể là một tiểu ngã trong một đại ngã vũ trụ. Đạo gia cũng bảo con người là tiểu vũ trụ tồn tại trong đại vũ trụ. Vũ trụ có Tam bảo: Thiên-địa-nhân thì con người có : Tinh-khí-thần. Phật giáo nói tất cả chúng sanh đều có Phật tính. Phật tính là tính giác toàn cục. Chúng sinh có sẳn mầm mống tính giác cá thể, một khi cá thể giác ngộ, trí giác Như Lai đồng một thể với Như Lai tự tánh. Như Lai tự tánh đồng thể với ánh sáng đại bi, không bị hạn chế trong một thể tướng mà là thể tánh toàn bộ, một dạng năng lượng hằng hữu phủ trùm pháp giới.

Do quá trình vận động, trao đổi hạt, sóng qua dạng năng lượng sinh học, năng lượng sinh thức tiếp thu, ma sát, phát quang mà ta gọi là sáng kiến, trí tuệ, tác động tế bào hệ thần kinh. Hệ thần kinh được bảo dưỡng tinh khiết từ năng lượng sinh học đến vận động sinh thức, năng lượng sinh thức được nâng cấp và bức xạ những bước sóng ngắn với tầng số giao động thấp, giao thoa với năng lượng ngoại biên, phát tác ánh sáng sinh thức mà ta gọi là hào quang. Ánh sáng của năng lượng sinh thức không là ánh sáng của năng lượng sinh học cơ lý.

Từ đâu năng lượng sinh thức phát quang? Không chỉ đơn thuần do trao đổi, ma sát hạt sóng trong tế bào não một cách tình cờ. Cồ nhân đã phát hiện nhiều phương thức đánh động năng lượng sinh học để tiếp chuyển qua năng lượng sinh thức bằng những pháp môn tu dưỡng, luyện đạo, giải trừ ô tạp vi tế từ cơ năng sinh lý đến toàn đồ tâm lý, vượt thoát tuyến tính nhị biên để TỰ TÁNH DI ĐÀ hiển lộ. Tự Tánh Di Đà trong mỗi cá thể hay Tự Tánh Di Đà trong một tổng thể vũ trụ là một hay khác, lần lượt ta xét đến từng giai đoạn tu tập của những pháp môn Thiền- Tịnh trong Phật giáo cũng như các tôn giáo, các pháp môn trong và ngoài Phật giáo.

MINH MẪN

26/10/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét