Vừa qua những bài trước nói đến nguyên nhân phát đại
nguyện của tiền thân Bồ Tát Địa Tạng, đồng thời nghĩa lý của 4 đức Như Lai
đương thời để Bồ Tát hiểu rõ thể tánh
sanh ra hảo tướng, từ hảo tướng sanh ra hảo tâm hướng đến vô lượng bi
tâm độ tận chúng sanh.
Địa Tạng Bổn nguyện kinh gồm ba quyển, nội dung phân bố rất chặt chẽ theo từng phẩm.
Quyển thượng nói về Phật hiện thần thông, phân thân
tập hội, quán nghiệp duyên của chúng sanh, nghiệp cảm của chúng sanh
Quyển trung nói về danh hiệu địa ngục,Như Lai tán
thán,kẻ còn người mất, các vua Diêm La khen ngợi, xưng anh hiệu chư Phật
Quyển hạ so sanh nhân duyên công đức của sự bố thí,Địa
thần hộ pháp,Thấy nghe đều được lợi ích,dăn dò cứu độ nhân Thiên.
Khởi duyên thuyết về công hạnh của đức Địa Tạng, Phật
dụng thần thông, hóa vô số pháp thân để lập hội chúng, từ đó mới nói về duyên
nghiệp của chúng sanh. Nghiệp cảm địa ngục khởi tâm bất thiện, do vậy hạnh nguyện
cứu độ chúng sanh nơi địa ngục được các vua Diêm La khen ngợi, đồng thanh xưng
danh hiệu Phật.Một trong những công hạnh giúp chúng sanh tạo phúc báu và công đức
là bố thí, cúng dường, tức là hạnh xả ly.
Không những cứu độ phần âm đối với những sanh chúng
đau khổ, ngài còn dặn dò cứu cả cõi người và cõi Trời.
Trong các kinh tạng Bắc truyền tuyên danh vô số chư
Phật, chư Bồ tát, Thiên long bát bộ như số cát sông Hằng, nghĩa là vô số không
thể đếm.
Đứng về hiện tướng là tượng trưng cho thể tánh chúng
sanh qua mọi hình thức. Các chủng tử ô trược bất thiện kết quả là chịu nhiều khổ
đau luân lưu trong sáu nẽo mà đời sống cảm nhận luôn khổ não bất an, nạn tai
không dứt, đó là địa ngục.
Các hạt giống thiện lành thanh cao sẽ cảm ứng oai
dung tướng mạo, tâm tánh hiền hậu, vui tươi hạnh phúc, mức sống đầy đủ, luôn
làm điều phước thiện. Y báo cao sang, gia nhân đông đủ, thân quyến đòan tụ hòa
hợp ví như thiên đường xa lìa khổ đau phiền não.
Do tâm niệm mà hiện tướng Trời người, thiên Long bát
bộ câu hội văn kinh thính pháp.Phật từ đó nói đến nghiệp duyên, nghiệp cảm của
chúng sanh.Những danh hiệu địa ngục cũng từ nghiệp thức chúng sanh chiêu cảm.
Các danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát do công hạnh mà
có tên.Ví dụ Bồ tát luôn lắng nghe tiếng cầu cứu đau khổ của chúng sanh nên gọi
là Quán Thế Âm, Bồ Tát chữa lành bệnh hoạn có tên Dược Sư…
Thế gian thường lấy tên một người có công trong xã hội,
trong phát minh khoa học, đặt tên đường hoặc tên công trình nào đó;
ví dụ:
Alexandre Émile Jean Yersin là một bác sĩ, nhà vi khuẩn học hiện nay đặt tên đường
tại Việt Nam.
Archimedes ,Các thành tựu toán học khác bao gồm việc
suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường
xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc Archimedes)
Một tiểu hành tinh mang tên nhà khoa học nữ gốc Việt:Để
ghi nhận công lao của bà Lưu Lệ Hằng trong việc tham gia khám phá 31 tiểu hành
tinh mới, người ta lấy họ Lưu đặt cho một thiên thạch mới mà bà phát hiện: tiểu
hành tinh Asteroid 5430 Luu.
William Crookes
– bức xạ kế Crookes,mang tên ống Crookes
Alfred Bernhard Nobel là một nhà hóa học, một nhà kỹ
nghệ, nhà sản xuất vũ khí… Ông dùng toàn bộ tài sản của mình dành cho viện Giải
thưởng Nobel, hàng năm công nhận những người "mang lại lợi ích lớn nhất
cho nhân loại".. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông. Tên
ông cũng được đặt cho 1 trường PTLC ở Hà Nội.
Thế gian đã vậy thì công hạnh của một vị Phật Bồ Tát
đối với chúng sanh cũng không khác.
Nhưng tướng và tánh không hai, cũng như biển và sóng
tuy hai mà một.Do tánh vọng chấp so bì, phán đoán thiên lệch nên dễ đi vào sai
lầm,. Hiện tượng do bản thể mà có, xét hiện tượng mà bỏ bản thể là không hiểu
thực chất của vấn đề. Ví dụ ăn cắp ổ bánh mỳ, luật xã hội là có tội, nhưng đứa
trẻ quá đói, nghèo không tiền, xin chắc gì ai cho? Như vậy ăn cắp do đứa trẻ
đói nghèo, đó là nguyên nhân, nguyên nhân chính do xã hội còn nhiều bất cập.
Nhà Phật nhìn hiện tượng do cái này có
nên cái kia có; cái này sanh nên cái kia sanh; cái này diệt nên cái kia diệt;
đó là luật hỗ tương, không thể tách rời một sự kiện để đánh giá, để quy kết.
Thế thì chư Phật, chư Bồ Tát nói chung, ngài Địa Tạng
là một hiện tượng của chúng sanh, chứng kiến quá nhiều khổ đau so với các Thánh
hiền an nhiên tự tại thoát khỏi luân hồi đau khổ, phát nguyện “Địa ngục không
trống, thề không thành Phật“.đó là một quyết chí tẩy sạch mọi chúng sanh tánh của
mình, chưa sạch nghiệp chướng trong tâm
làm sao thành Phật. Đức Phật từng nói, “ ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật
sẽ thành” “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” có nghĩa Phật và chúng sanh khác
nhau chỗ còn tập khí ô trược hay không!
Nếu y đại
nguyện của ngài Địa Tạng mà không thấu về lý tánh thì chắc chắn ngài sẽ không
thể thành Phật vì chúng sanh trong tam giới muôn trùng, lớp này mất đi lớp khác
sanh nở…
Nếu nghĩ rằng theo lý thì bổn nguyện Địa Tạng là người
chuyển hóa chúng sanh tánh chứ không thật có một Địa Tạng lại càng sai lầm. Vì
sao Thần tài Thổ địa, bình vôi ông Táo ở gôc cây…nhiều người tin tưởng? cục đá
thắp nhang cúng vái bên vệ đường giúp cho tai nạn giao thông đừng xảy ra? Có
kiên có lành, có tin có ứng, mới có câu nhất thiết duy tâm tạo!
Đối trước bảo tượng chư Phật Bồ Tát, La Hán, Thánh
hiền chí thành là một hiện tượng tín ngưỡng bước đầu đi vào tâm linh để chuyển
hóa mọi tạp niệm, mọi nghiệp thức. Một khi biết cách tu tâm sửa tánh chính mình
để trở thành người tốt, bấy giờ muốn tiến lên con đường giải thoát, phải tránh
những điều kiện hướng đén cõi Trời vì còn nằm trong luân hồi sanh tử, do đó Phật
dạy Bồ Tát phát nguyện phải cưu độ cả người và Trời trong quyển ba của Địa Tạng
Bổn nguyện.
Hàn quốc cũng có một truyền thuyết hóa thân một Địa
Tạng tục danh Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), Ngài sanh vào thế kỷ thứ VII, năm
696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.Sau qua
Trung Quốc có địa danh Cửu Hoa sơn, một trong các Thánh tích nổi tiếng.
Tóm lại, qua kinh sử, Ngài Địa Tạng biểu trưng cho một
hiện tượng và bản thể, tục đế và thánh đế. Tuy hai mà một nằm trong hiện tượng giới giúp cho chúng sanh
thấy được ẩn dụ trong mỗi người. Triết lý nhân sanh của Phật giáo ẩn tàng trong
tướng, vì tướng và tánh chỉ là một : “nhất đa tương dung”
MINH MẪN
28/02/25 (hết)