Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo
và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn
trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự
kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ
khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc
bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người
dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị quần chúng quá ngưỡng mộ, gây phiền phức rồi phải ẩn tu.
Trong 2 tháng xôn xao kẻ chống đối, người tôn vinh
sư Minh Tuệ, chính quyền đủ căn cứ giải quyết nếu sư Minh Tuệ là giả hay có dấu
hiệu lừa đảo, trái lại được chính quyền bảo vệ an ninh nơi ẩn tu,và người dân
thông qua cộng đồng mạng cũng đã phân biệt được chánh tà.
Nếu các sư không lên tiếng phản đối, không nặng lời
phỉ báng sư Minh Tuệ, cứ mặc nhiên không đáng quan tâm thì có lẽ không đưa đến
tình trạng quần chúng nhìn các chùa như một cái gì sai sai. Thật ra những Phật
tử chí cốt thuần thành thân cận nhà chùa thì không có sự nghi ngại, vì họ biết
đâu là chân đâu là ngụy, chỉ có khách vãng lai mới nhìn “cá mè một lứa”. Nhưng
dù sao tu sỹ Phật giáo ít nhiều cũng bị tổn thương.
Cá nhân T. Chân Quang bị hậu quả cao ngạo trước hình
ảnh mà quần chúng sùng phụng đã đành, đây cũng là quả báo do nhiều năm tà kiến,
giảng sai chánh pháp, có dụng ý mưu lập cơ đồ thoát ly giáo hội, không còn gì
phải nói.Việc học hàm tiến sỹ giả cũng được nhà nước đang xử lý.
Riêng Giáo hội nặng về hành chánh, trọng quyền lực,
thiếu tình đạt lý, vội ra văn bản gặp nhiều phản ứng khó đỡ; không quan tâm phản
ứng của quần chúng, tưởng rằng khuyến nghị nội bộ, kêu gọi phủ nhận sư Minh Tuệ
là tu sỹ của Phật giáo, đó là một sai lầm. GH PG Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng vậy,
khi khiển trách sư Minh Đạo, thay vì dùng đạo tình, lại sử dụng nguyên tắc kết
tội sư Minh Đạo với lời lẽ ồn ào như một phán quan của Nhuận Trí, đổ dầu vào lửa
cho người dân nhìn Giáo hội như một quyền lực song song thế lực.Thế là đẩy quần chúng dành mọi cảm tình và sự tôn trọng cho sư
Minh Tuệ và sư Minh Đạo.
Hiện nay các chùa khá vắng, chỉ còn những phật tử thuần thành của chùa, riêng tu viện Minh Đạo trong tháng bảy, lượng người đến thăm viếng đông đúc lạ thường, đây là thước đo để chúng ta cẩn trọng trong mọi ngôn từ nhìn vào Phật giáo.
Quyền trong tay, cho dù là quyền ảo không có trong giáo
lý nhà Phật, kể cả trong tổ chức hành chánh của một Tôn giáo, chính vì tự ngã có quyền
phán xét một đồng đạo thấp cổ bé miệng,
hai sư Minh Tuệ và Minh Đạo đã trở thành một thần tượng kép trong xã hội.
Sau thời gian nhập thất, trở về nhập hội Vu Lan với Phật tử, với các cháu mồ
côi, với những người ngưỡng mộ, có lẽ sư Minh Đạo suy nghĩ khá chính chắn khi tuyên bố trả lại y áo cho GH, về làm dân
thường chọn lối sống riêng như sư Minh Tuệ không thuộc Giáo hội nào, không còn
lệ thuộc trên đe dưới búa của quyền lực ảo. Với tuổi không còn trẻ, sư Minh Đạo
chọn cho mình một lối đi thuần về tâm linh, buông xả mọi ràng buộc vật chất là
đúng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nghĩ gì trước thái độ dám dứt khoát buông bỏ
mọi thứ của sư Minh Đạo tiếp bước sư Minh Tuệ hướng tới con đường sáng???
Mong các cấp GH nên cẩn trọng trước vấn nạn này để
tránh những sai lầm đã từng sai lầm vừa qua.
***
Một thắc mắc khác của độc giả hỏi về “văn bằng giả”.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HM xác nhận ông Chân Quang không có tên trong danh
sách dự thi và bảng ghi tên điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba
năm 1989 của sở Giáo dục và Đào tạo TP
HCM;
Trong Phật giáo Ban Tăng sự có đòi hỏi khi thọ cụ túc,
giới tử cần bằng cấp ba không?
Xin thưa, quy chế Tăng sự hiện nay có nhiều thay đổi,
trước đây không đòi hỏi; nếu yêu cầu bằng cấp ba thì những vị lớn tuổi và những
vị không có điều kiện ăn học chả lẽ không được thọ giới sao?
Giả thử có yêu cầu trên, khi biết bằng giả thì giới
cụ túc sẽ giải quyết thế nào?
Phải phân biệt nguyên tắc hành chánh và nguyên tắc
giới thể không thể ràng buộc với nhau. Nếu phát hiện cấp ba tốt nghiệp là giả
thì GH tịch thu điệp đàn thọ giới chứ không thể xóa giới thể (nếu là giới tử
chân chánh và giới đàn nghiêm túc thì giới thể đã thành tựu)
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn
nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với
người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp
đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Hỏi GH xử lý thế nào trước vấn nạn bằng giả? Xin
thưa đó là việc của nhà nước. GH chỉ xử lý nhân cách và giới tướng sau khi đã cấm
2 năm diễn giảng. Nếu nhân thân tạo quá nhiều dư luận bất hảo, đưa quần chúng
vào mê tín và hành tung mờ ám có hại cho
uy tín Phật giáo, song song với việc xử lý của xã hội, GH có quyền tẩn xuất, lột
áo tu sỹ.
Có lẽ không đợi GH xử lý, người có đức “tàm quý” sẽ
tự xử thôi.
MINH MẪN
13/8/2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét