Vân đề thống kê số lượng
tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, thường vào dịp thống kê dân số,
trong đó kê khai “dân tộc” và “tôn giáo”. Đối với các tôn giáo như Thiên Chúa
giáo, Tin Lành giáo thì không có vấn đề để nói, vì Giáo hội của Tôn giáo đó có thống kê khi làm phép rửa,
lúc mà đã chính thức trở thành tín đồ, con chiên của Chúa. Do vậy, Tổng cục thống
kê dân số căn cứ vào lời khai của tín đồ Ki Tô giáo xác định số lượng tín đồ.
Nhưng không phải tất cả lời khai theo thống kê dân số đều xác định chính xác
tín đồ của một Tôn giáo như Đạo Phật.Thống kê dân số thì có mục dân tộc và Tôn
giáo. Thống kê riêng Tôn giáo thì Giáo hội hoặc cơ sở địa phương cung cấp lượng
số tín đồ.
***
HT Minh Tâm hỏi – sao báo
Giác Ngộ đưa tin thống kê tín đồ Phật
giáo chỉ hơn 6 triệu mà Minh Mẫn không có tiếng nói gì vậy? – Bạch Ôn, lúc này
con bận nhiều bài quá nên chưa quan tâm.
Thế nhưng, tình cờ có người
đặt vấn đề MM nói thống kê vu vơ gì đó..Thật sự tôi chả biết người ta nói gì về
tôi, tôi cũng chả quan tâm, vì tôi chưa hề để ý đến việc thống kê theo dân số
đó.
***
“Theo thống kê của
Ban Tôn giáo chính phủ Việt
Nam năm 2009, có 6.802.318 tín đồ Phật
giáo [1], còn theo số liệu thống kê của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần
45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[2] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh
xá, tịnh thất, niệm Phật đường.”
“Cũng theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, ở Việt Nam có nhiều tôn
giáo khác nhau, trong đó có 3 tôn giáo với số người tin
theo lớn hơn 1 triệu người. Đó là: Phật giáo có 6.802.318 người, chiếm
43,5% trong tổng số người theo các tôn giáo; Công giáo có
5.677.086 người (36,3%), và Phật giáo Hoà Hảo có 1.433.252 người
(9,2%)." Không có số liệu thống kê chính thức được cập nhật sau
năm 2009, nên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường
trích dẫn số liệu ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ. Theo
đó, năm 2011, số lượng tín đồ Phật giáo vào khoảng 10 triệu
người và tăng lên là hơn 11 triệu người vào năm 2013. (Theo tạp chí CSVN)”
Qua bản báo cáo của Ban
Tăng sự Trung ương GHPGVN năm 2019, hiện nay có: 18.446 tự viện Bắc Tông, 454
chùa Nam tông Khmer, 106 chùa Nam tông Kinh,541 tinh xá, 467 tịnh thất,998 Niệm
Phật đường, 54 tự viện Phật giáo người Hoa.
Tăng ni có: 53.941 gồm
38.629 Bắc tông,8.574 Nam tông Khmer, 1754 Nam tông Kinh, 4.984 Khất sĩ
Tín đồ khoảng 60% /
93.000.000 dân số.
Với số lượng chùa,am, thất,
tự viện toàn quốc kể trên thì 20.068 cơ
sở, tính san bằng mỗi cơ sở có khoảng
3.000 tín đồ, thì lượng số sẽ không nằm ở số thống kê.
Con số thống kê ấy nói lên
điều gì? Và thực chất của con số đó có đáng tin cậy?
***
Truyền thống Phật giáo
không chỉ tại Việt Nam, ngay cả Ấn Độ cũng thế, phần lớn các Tôn giáo đương thời
chuyên tâm tu tập, không nặng về hành chánh, ngay cả kinh giáo cũng chỉ truyền
khẩu mà không chú trọng đến văn bản, mặc dù lúc bấy giờ và trước cả khi Đạo Phật
xuất hiện, Áo Nghĩa Thư cũng đã có văn tự theo dạng thi ca gọi là Thánh thi.
Những ai được quy y, có Điệp
phái, ít khi đến chùa ngoại trừ tang ma, hay các rằm nguơn lớn, mặc dù tự biết
mình là Phật tử, thậm chí truyền thống gia tộc đều là Phật giáo, nhưng khi điền
khai vào bản thống kê dân số, họ cũng để không “Tôn giáo”.
Những lễ như rằm tháng bảy,
mống tám tháng giêng cúng sao giải hạn, thượng nguơn, trung nguơn, hạ nguơn,
vía Di Đà…các chùa như Phúc Khánh, Quán Sứ, Hoằng Pháp, Vĩnh Ngiêm, và vô số
chùa khác lúc bấy giờ, cảnh sát phải tăng cường giữ trật tự khi người đi lễ ngồi
tràn ra ngoài đường; với lượng số người như thế bảo là không Tôn giáo có thể
tin chăng.
Từ khi chính sách tín ngưỡng
ra đời,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã mở lối cho
một số công nhân viên chức tự do đi chùa, đi lễ các Tôn giáo mà họ cảm thấy
mình có đạo hay có tín ngưỡng tâm linh, trong nhà vẫn thờ Phật, thế nhưng khi
kê khai vẫn là “không Tôn giáo”; chính vì thế, Tổng cục thống kê dân số y cứ
vào đó mà báo cáo thống kê số lượng tín đồ các Tôn giáo, trong đó, Phật giáo có
6.802.318 người, thậm
chí còn bảo Phật Giáo đứng sau Ki tô giáo.
Phật
giáo không có sự ràng buộc như Ki Tô giáo phải đi lễ thường xuyên ( có ông Trùm
quản lý chặt chẻ). Người Phật tử đã quy y hay tự nhận mình là Phật tử, người
tin Phật, người có cảm tình với đạo Phật…muốn đi chùa thì đi không thì ở nhà tụng
niệm cũng chả ai bắt buộc; chính tinh thần tự do tự giác đó mà vị trụ trì không
thể nắm chắc số lượng tín đồ chính thức.Ngay cả một số đạo tràng có tổ chức hẳn
hoi, thế mà nhà chùa vẫn khó mà nắm bắt thường xuyên số lượng tín đồ của chùa.
Người
dân đã như thế thì một số viên chức, cho dù truyền thống cha ông là Phật tử, họ
vẫn khai không “tôn giáo” là chuyện dễ hiểu; khi Tổng cục thống kê: “Đến thời điểm Tổng điều tra năm
2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có
13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số
người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số
người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số
người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả
nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”. Với con số thống kê như thế khó mà xác thực. vì thống
kê hành chánh khác với số lượng cụ thể trong sinh hoạt Phật giáo.So với năm
2011, số lượng tín đồ Phật giáo vào khoảng 10 triệu người
và tăng lên là hơn 11 triệu người vào năm 2013. (Theo tạp chí CSVN)” thì
năm 2019 Tổng điều tra dân số bảo: số người theo “Phật giáo” với 4,6
triệu người, liệu có mâu thuẩn chăng?
Cứ cho là số lượng tín đồ
Phật giáo đứng sau Công giáo, các nhà lãnh đạo Phật giáo, các tu sĩ quản lý các
cơ sở Phật giáo có cảm thấy trách nhiệm về sự tụt hậu của một Tôn giáo luôn tự
nhận là “đồng hành cùng dân tộc”? Liệu PGVN sẽ chung số phận PG Hàn Quốc sau đệ
nhị Thế chiến nhường “sân chơi” cho Tin Lành mà PG trước đó gần như là quốc
giáo nếu không tính Khổng-Lão và Thần đạo.
Thật ra, không chỉ PGVN,
ngay cả việc thống kê tín đồ Phật giáo trên thế giới cũng lắm nhiêu khê .Tỷ
lệ số lượng tín đồ Phật Giáo chiếm khoảng 7% dân số thế
giới vào năm 2015 nhưng dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 5% vào năm 2060
(Theo ước
tính của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2010, phân nửa những người theo đạo Phật sống
ở Trung Quốc. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm 18% dân số của đất
nước này. Hầu hết những người theo đạo Phật còn lại trên thế giới,
sống ở Đông và Nam Á, bao gồm 13% ở Thái Lan (nơi 93% dân số
theo đạo Phật) và 9% ở Nhật Bản (35% theo đạo Phật).
Chỉ có khoảng 1,4% số người theo đạo Phật trên thế giới sống
ở các quốc gia ngoài châu Á.)
Đây là tình trạng chung của
Phật giáo khắp nơi. Quan trọng không nằm ở số thống kê, Lãnh đạo PG cần có kế
hoạch truyền đạt giáo lý cho tín đồ nắm vững để tự bảo vệ trước những học thuyết
khác khỏi bị lúng túng mất niềm tin.PG không cần quan tâm quá mức số thống kê,
hãy quan tâm những ai đã đến với đạo Phật phải giữ vững niềm tin khỏi bị cải đạo.
Những ai tin Phật, đến chùa đều được xem là tín đồ Phật giáo, bởi chỉ có tín đồ
mới có niềm tin với Phật,tin Phật đã là tín đồ PG, cho dù có quy y hay không
quy y.Hiện nay rất nhiều người ăn chay trường, vẫn sinh hoạt đạo tràng nhưng
chưa hề quy y, không thể bảo họ không phải Phật tử. Tinh thần người Phật tử
không câu nệ vào chuyện mình kê khai có tôn giáo hay không tôn giáo, không nhất
thiết vỗ ngực xưng mình là Phật tử, họ biết rằng”im lặng như chánh pháp” không
phải vì thế mình không còn là một phật tử.
Là tín đồ Phật giáo, có thể
phân làm nhiều hình thái:Tín đồ thuần thành, đã quy y, thường xuyên đi chùa,
trai lạc định kỳ hay trường kỳ. Tín đồ cảm tính,thích thì đi chùa, không thì
thôi; loại tín đồ Xuân –Thu nhị kỳ đi chùa vào rằm lớn hoặc gia sự có vấn đề,
nhà vẫn thờ Phật.Có những tín đồ tuy không đi chùa, ở nhà vẫn trai giới nghiêm
túc, hành trì miên mật. Do Phật giáo không có sự ràng buộc nên quần chúng Phật
giáo lúc thì như núi cát, khi thì phẳng lờ khi cơn bão thổi qua, thế thì việc tự
khai không “tôn giáo” để khỏi bị ràng buộc là cách thong dong tự tại của quần
chúng tín ngưỡng như Phật giáo.Vậy tín đồ được xem là phật tử khi họ có niềm
tin với Phật giáo; niềm tin kê khai cũng được, không cũng chả sao.
Trích một định nghĩa từ Quốc hội khóa XI đã thông
qua. Theo Khoản 8, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, tín đồ được
hiểu như sau: “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo
thừa nhận.
***
Một cán bộ nhà nước thuộc BTG chính phủ góp ý:
“Về phía Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng cần chủ động quan tâm đến việc thống kê và quản lý tín đồ của
mình. Không thể chỉ không đồng tình với các con số do các cơ quan quản lý nhà
nước công bố mà không đưa ra được một số liệu cụ thể nào, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam trước hết cần công bố tiêu chí cụ thể về tín đồ của mình, có yêu cầu cụ thể
đối với tín đồ về việc kê khai lý lịch cũng như cần tính tới việc sớm triển
khai hệ thống quản lý tín đồ của mình. Khi đã xác định cụ thể tiêu chí xác định
tín đồ Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể công bố dữ liệu thống kê của
mình về số lượng những tín đồ chính thức cũng như những tín đồ chưa chính thức
song có niềm tin và thực hành các nghi lễ Phật giáo.”
Nói thì dễ nhưng quản lý
tín đồ Phật giáo không phải dễ, vì Hiến
chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chương X, Điều 60:
“Tín đồ cư sĩ phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật
pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới
luật Phật chế”. Còn những người tin Phật tại nhà, không quy y, không tự nguyện
thọ trì giới luật Phật chế mà vẫn thường xuyên cúng bái sóc vọng, vẫn đến chùa
thì sao, ai cấm họ tự nhận mình theo Phật giáo?
Đức Phật dạy trong kinh Trung Bộ rằng: “Ai
nguyện nương tựa Phật Pháp Tăng, người ấy là người phật tử”.
MINH MẪN
04/01.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét