* HOAN NGHÊNH - DƯƠNG NGỌC DŨNG
Ngọn lửa âm ỉ rồi ngọn lửa bùng phát, đốm lửa bé xíu bộc xuất bởi tâm nhỏ nhen, manh tâm nham nhở từ một phụ nữ “cài độ”.
Lạc lòng trước giây phút cám dỗ, hối hận trước tai tiếng không ngờ, người tu ăn năn hối lỗi trả áo cho chùa, làm lại cuộc đời như cách chuộc lỗi “Tổ tông”.
Vâng, Phật từng nói: ta bà là cõi dục, dục qua nhiều hình thức: dục vọng, dục tính, tham dục, thậm chí mong cầu là dạng dục vi tế. Phạm lỗi, dù trong ý tưởng, chưa qua hành động, cũng là tội, tội với lương tri, sư Toàn ý thức như vậy. Giáo Hội xử lý là vì tai tiếng.
Chuyện chỉ có thế, cá nhân sư Toàn cũng đủ ân hận, ân hận cả một tập thể khi sự việc đi quá xa mong đợi. Chỉ có người phụ nữ ác tâm, thay vì khai thác dự án, nhiều lần rủ sư đi đêm để khai thác phàm tính, nhưng tính dục chưa thành khi sư biết kềm chế, thì nữ nhà báo biết cách khai thác sự phẫn nộ của xã hội, biết khai thác cách đốn ngã danh dự tập thể tu sĩ và gián tiếp hủy hoại niềm tin quần chúng đối với Phật giáo. Tập thể tu sĩ Phật giáo và tín đồ ân hận, thì riêng dâm nữ và một số người manh tâm hận thù nhà Phật được phen hả hê!
Ngọn lửa âm ỉ rồi ngọn lửa bùng phát, đốm lửa bé xíu bộc xuất bởi tâm nhỏ nhen, manh tâm nham nhở từ một phụ nữ “cài độ”.
Lạc lòng trước giây phút cám dỗ, hối hận trước tai tiếng không ngờ, người tu ăn năn hối lỗi trả áo cho chùa, làm lại cuộc đời như cách chuộc lỗi “Tổ tông”.
Vâng, Phật từng nói: ta bà là cõi dục, dục qua nhiều hình thức: dục vọng, dục tính, tham dục, thậm chí mong cầu là dạng dục vi tế. Phạm lỗi, dù trong ý tưởng, chưa qua hành động, cũng là tội, tội với lương tri, sư Toàn ý thức như vậy. Giáo Hội xử lý là vì tai tiếng.
Chuyện chỉ có thế, cá nhân sư Toàn cũng đủ ân hận, ân hận cả một tập thể khi sự việc đi quá xa mong đợi. Chỉ có người phụ nữ ác tâm, thay vì khai thác dự án, nhiều lần rủ sư đi đêm để khai thác phàm tính, nhưng tính dục chưa thành khi sư biết kềm chế, thì nữ nhà báo biết cách khai thác sự phẫn nộ của xã hội, biết khai thác cách đốn ngã danh dự tập thể tu sĩ và gián tiếp hủy hoại niềm tin quần chúng đối với Phật giáo. Tập thể tu sĩ Phật giáo và tín đồ ân hận, thì riêng dâm nữ và một số người manh tâm hận thù nhà Phật được phen hả hê!
***
Mình tự hỏi: - Có tập thể nào tránh khỏi cá nhân lệch
hướng? Bất cứ tôn giáo nào cho đến xã hội, không đâu là hoàn hảo. Thế tại sao cứ
nhao nhao hả hê như mình luôn là người trong trắng!
Phỉ nhổ, phê phán, châm biếm, chỉ trích đối với một nạn nhân... như một phụ nữ ngoại tình bị đem ra ném đá thời Trung cổ, chúa Jesus hỏi – Trong đây ai là người chưa từng phạm tội thi hãy ném đá đầu tiên.
Hận thù ngấm ngầm vì duyên cớ mơ hồ, có dịp bùng phát như trút cơn giận dày xéo con giun; đốm lửa nhỏ bùng phát cháy lan, ảnh hưởng vùng biên địa. Chuyện sư Toàn quá nhỏ so với những tôn giáo có hàng trăm tu sĩ ấu dâm, thế giới lên án, nhưng giới trí thức Việt Nam không hề quan tâm. Một câu tuyên bố ngẫu hứng chưa được kiểm chứng tài sản của nạn nhân, lại được một tiến sĩ giảng viên đại học như vớ phải mồi ngon, huênh hoang ngấu nghiến như mèo vồ phải chuột.
Phỉ nhổ, phê phán, châm biếm, chỉ trích đối với một nạn nhân... như một phụ nữ ngoại tình bị đem ra ném đá thời Trung cổ, chúa Jesus hỏi – Trong đây ai là người chưa từng phạm tội thi hãy ném đá đầu tiên.
Hận thù ngấm ngầm vì duyên cớ mơ hồ, có dịp bùng phát như trút cơn giận dày xéo con giun; đốm lửa nhỏ bùng phát cháy lan, ảnh hưởng vùng biên địa. Chuyện sư Toàn quá nhỏ so với những tôn giáo có hàng trăm tu sĩ ấu dâm, thế giới lên án, nhưng giới trí thức Việt Nam không hề quan tâm. Một câu tuyên bố ngẫu hứng chưa được kiểm chứng tài sản của nạn nhân, lại được một tiến sĩ giảng viên đại học như vớ phải mồi ngon, huênh hoang ngấu nghiến như mèo vồ phải chuột.
Cơn sóng phẫn nộ trào dâng trong giới Tăng trẻ Phật giáo trước những lời lẽ quy chụp thiếu ý thức của một người trí thức, tưởng chừng sân hận vì vô ý xúc phạm tập thể; oan chăng cho một Dương ngọc Dũng mà trong clip Cách đọc sách - TS Dương Ngọc Dũng nói có cảm tình với PG “Tôi có tinh thần PG và ngưỡng mộ PG”. Rồi nghe đâu tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001. Từng đi tham khảo các chùa trong và ngoài nước, hướng dẫn cựu Tổng Thống Barack Obama viếng chùa Ngọc Hoàng, đề cập đến luật Tứ phần khi phê phán tài sản của sư Toàn... Người viết nghĩ rằng, TS Dương Ngọc Dũng bị chửi oan do đột hứng vô tình xúc phạm cộng đồng tu sĩ nhà Phật; phải chăng chúng ta tự ái vặt?
***
Bình tâm kiểm lại quá trình sinh hoạt của Tiến sĩ
DND; hiểu một cách toàn diện về ông TS; để bảo vệ luận án tốt nghiệp khoa Tôn
giáo học, dĩ nhiên TS phải đi tham khảo thực tế các tự viện ngoài kinh văn sách
vở. TS nắm được cái vỏ của Phật giáo và một ít lý thuyết, chính vì thế TS đã hiểu
đạo Phật quá ư nông cạn, để rồi, TS thể hiện cái hiểu của mình về Tôn giáo như
đồng cô bóng cậu tùy hứng. Barack Obama muốn hiểu ý nghĩa ba cây nhang, TS phán
ngay một câu:- đó là biểu tượng cho Tinh-Khí-Thần. Ông mẹt ơi, Phật giáo chứ phải
Tiên giáo đâu! Ngay cả việc cựu Tổng Thống Mỹ muốn thắp nhang, ngài TS phán
ngay một câu: ngài không nên thắp, vì làm thế là lỗi đạo của ngài (TS nói, tổng
thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho
ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa. Do vậy, tôi đề nghị
tổng thống chỉ nên cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo khác.)
Rồi, TS lại tham gia vụ tranh luận một tác phẩm ”Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” của Giáo hoàng John Paul II, TS DND phản bác các tác giả viết về “Đối thoại...” của Giao Điểm, TS DND không dẫn chứng cụ thể, mà theo một tác giả trong Giao Điểm nhận xét: ”ông ta lạc đề như thế nào và mục đích ông ta viết bài đó để làm gì.”
...”Để hỗ trợ cho những luận cứ của mình, tác giả đã phải dùng đến tiểu xảo trích dẫn ngoài ngữ cảnh hay ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), nhặt trong bài này một đoạn, trong bài kia một đoạn, thường là độc lập với nhau, góp lại thành một luận điểm để dựa vào đó mà đả kích các tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại...", và đặc biệt là tác giả đã cố ý thay đổi cả nguyên văn lời trích dẫn, dựa vào đó dựng lên một số hình nộm người rơm để rồi quật những hình nộm này xuống”...
..."Đọc văn phong của Dương Ngọc Dũng chúng ta có cảm tưởng là ông ta mới ở trong rừng ra. Căn bản lý luận của tác giả có thể tóm gọn trong một điều: tác giả đặt vấn đề thẩm quyền, không ở trong các luận cứ, không ở trong các tài liệu khả tín dẫn chứng, không ở trong nội dung các bài trong cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng"...
... “Đọc những luận điểm của tác giả tôi thấy ở đây trường hợp của một người có một cái Ngã rất lớn, tự cao tự đại với cái sở học của mình mà không biết rằng đó chỉ là một sở học còn thiếu sót rất nhiều, và nhất là chưa tiêu hóa được cái học khoa cử, sách vở. Vì chưa tiêu hóa được cái học sách vở cho nên cái sở học này tích tụ ở trong người, nhất là ở trong đầu, và mỗi khi có dịp thoát ra thì nó thoát ra qua những từ rất nặng mùi như "dốt nát", "bẩn thỉu", "thối tha" v.v... mà chúng ta thấy tác giả dùng đầy rẫy trên các trang sách để phê bình người khác, điều mà một người trí thức biết tự trọng không bao giờ làm...”
(Gần đây John Paul II đã gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là những "con chó sói đói mồi", và trong cuốn BQNCHV đã lên án Đức Dalai Lama là mang Phật Giáo vào "khuấy động" các xã hội Tây phương), cho nên Giao Điểm đã dùng cái nghĩa rộng và tổng quát hơn của từ "Đối Thoại": "Một sự trao đổi những ý kiến và quan niệm" (An exchange of ideas and opinions: The American Heritage Dictionary.
Rồi, TS lại tham gia vụ tranh luận một tác phẩm ”Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” của Giáo hoàng John Paul II, TS DND phản bác các tác giả viết về “Đối thoại...” của Giao Điểm, TS DND không dẫn chứng cụ thể, mà theo một tác giả trong Giao Điểm nhận xét: ”ông ta lạc đề như thế nào và mục đích ông ta viết bài đó để làm gì.”
...”Để hỗ trợ cho những luận cứ của mình, tác giả đã phải dùng đến tiểu xảo trích dẫn ngoài ngữ cảnh hay ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), nhặt trong bài này một đoạn, trong bài kia một đoạn, thường là độc lập với nhau, góp lại thành một luận điểm để dựa vào đó mà đả kích các tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại...", và đặc biệt là tác giả đã cố ý thay đổi cả nguyên văn lời trích dẫn, dựa vào đó dựng lên một số hình nộm người rơm để rồi quật những hình nộm này xuống”...
..."Đọc văn phong của Dương Ngọc Dũng chúng ta có cảm tưởng là ông ta mới ở trong rừng ra. Căn bản lý luận của tác giả có thể tóm gọn trong một điều: tác giả đặt vấn đề thẩm quyền, không ở trong các luận cứ, không ở trong các tài liệu khả tín dẫn chứng, không ở trong nội dung các bài trong cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng"...
... “Đọc những luận điểm của tác giả tôi thấy ở đây trường hợp của một người có một cái Ngã rất lớn, tự cao tự đại với cái sở học của mình mà không biết rằng đó chỉ là một sở học còn thiếu sót rất nhiều, và nhất là chưa tiêu hóa được cái học khoa cử, sách vở. Vì chưa tiêu hóa được cái học sách vở cho nên cái sở học này tích tụ ở trong người, nhất là ở trong đầu, và mỗi khi có dịp thoát ra thì nó thoát ra qua những từ rất nặng mùi như "dốt nát", "bẩn thỉu", "thối tha" v.v... mà chúng ta thấy tác giả dùng đầy rẫy trên các trang sách để phê bình người khác, điều mà một người trí thức biết tự trọng không bao giờ làm...”
(Gần đây John Paul II đã gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là những "con chó sói đói mồi", và trong cuốn BQNCHV đã lên án Đức Dalai Lama là mang Phật Giáo vào "khuấy động" các xã hội Tây phương), cho nên Giao Điểm đã dùng cái nghĩa rộng và tổng quát hơn của từ "Đối Thoại": "Một sự trao đổi những ý kiến và quan niệm" (An exchange of ideas and opinions: The American Heritage Dictionary.
...“. Sau cùng, nếu cho rằng những bài khảo luận trong cuốn "Đối Thoại..." với đầy đủ tài liệu dẫn chứng, mà phần lớn những tài liệu này lại do chính những chức sắc trong GiaTô LaMã Giáo trong đó có cả Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, nhà Thần Học GiaTô, Giáo sư đại học chuyên về tôn giáo v.v.. mà tôi chắc bất cứ người nào cũng có trình độ chuyên môn vượt xa ông DND”... (hết trích Đối thoại).
***
Tạm dẫn chứng những đoạn của Giao Điểm phê bình và
nhận xét TS DND, đủ thấy ngài TS đầu óc không bình thường với mớ kiến thức, học
hàm, học vị chỉ là nhãn mác phô trương cái nhận thức kém cỏi của mình về lĩnh vực
Tôn giáo Tâm linh.
Một TS đi tham vấn các tự viên, không vì mục đích nắm được tinh túy của Đạo Phật, để bổ sung cho luận án, ngài lại phát hiện: ... "Nhưng những lùm xùm không chỉ xuất hiện mới đây. Thời gian trước, ở ngôi chùa Phật Quang của tiểu bang Philadelphia (Mỹ), có sư cô tên Thích Tuệ Đức, trụ trì là thầy A Mi Giác Nghiên. Trong một buổi sáng nọ, mọi người tới chùa cúng thì không thấy ai trong chùa hết. Hóa ra vị sư cô đã dẫn trụ trì trốn đi đâu mất. Sau một hồi lục soát, người ta phát hiện trong tủ lạnh của chùa có mồi nhậu và bia còn dở dang.”
Những hiện tượng đó, TS suy diễn là Phật giáo bị lung lay, suy đồi chăng? TS không phân biệt thế nào là hiện tượng và bản chất. Những hiện tượng như thế làm lung lay Phật giáo thì bản chất Phật giáo ở đâu?
Thay vì trên bục giảng, với cương vị chuyên gia về Tôn giáo học, giúp cho sinh viên, lớp trẻ, tương lai của đất nước, nắm bắt về chiều kích tâm linh hay giá trị triết học Tôn giáo, hầu thế hệ trẻ đủ kiến thức và năng lực xây dựng đất nước sáng sủa hơn, ngài TS lại nhồi nhét cho lớp trẻ những phẩm chất tệ nạn của vài cá nhân mà tôn giáo nào, tập thể nào cũng không tránh khỏi. TS lại lưu ý đến “mồi nhậu còn dở dang”. Một TS đến chùa xuống bếp lục soát việc ăn uống thế sao? Đó là những cứ liệu để hoàn thành một luận án Tôn giáo học?
Một Tôn giáo như Đạo Phật, tinh thần tự chủ quyết định tương lai chính mình bằng cách loại trừ tam độc, xây dựng cuộc sống trên tám con đường chánh, không làm các việc ác, không bỏ các việc lành... đó là những yếu tố đào tạo con người tốt cho xã hội, không đặt đức tin và giao phận số vào Thần Thánh vu vơ, nhiệm vụ những nhà trí thức không trao truyền nhân tố thánh thiện cho lớp trẻ, lại truyền bá, phát biểu vu vơ những tệ nạn của vài cá nhân không tiêu biểu cho bất cứ tổ chức nào hà huống là một tôn giáo được thế giới tôn kính, thảo nào những trí thức như thế, trong xã hội ngày nay, tiếp tay cho mọi băng hoại từ lớp trẻ.
***
Do vì không có tâm thẩm thấu Phật giáo, TS chỉ biết
trên sách vở, thì làm gì hiểu được giá trị của việc xuất gia: “Thân hình dị tục,
phát túc siêu phương”, “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. Những tâm hồn
cao thượng, thì học hàm,học giả, học thuật, khoa học, kỹ thuật... mục đích phát
triển trí tuệ tài năng để phục vụ cộng đồng, những ai cố đạt phẩm vị trong xã hội
xem như một nghề kiếm sống, thì lý tưởng và phẩm chất chỉ giới hạn tầm nhìn bởi
ý tưởng vụn vặt tầm thường; như thế chả lạ khi nghe TS DND nhận thức: “Người
không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào Chùa. Từ chuyện
đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào Chùa có sư nuôi rồi được
thiên hạ đến cúng. Mới hôm qua người ta gọi mình bằng “thằng”, nay chỉ cần cạo
đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng “thầy”, có chỗ ở, được cho đi học, đi
tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Họ chỉ mượn
bóng cửa thiền để trải qua cuộc sống một cách dễ chịu thay vì phải tự mình đi
lao động ở ngoài”.
Hoan hô TS DND can đảm có một nhận thức khá sâu sắc, một ai đó cũng có thể nói rằng: TS chỉ mượn cái mác Tiến sĩ, giảng viên Đại học có một địa vị dễ chịu, khỏi cần vận dụng đầu óc hiểu triết lý sâu xa của Phật giáo, với mác TS, phát ngôn tâm thần cũng đủ cho sinh viên tin tưởng là đúng. Ra khỏi trường, bạn bè, gia đình gọi TS là thằng, vào trường, học trò gọi bằng thầy chả lạ lắm sao?
Không những thế, trên giảng đường, ngài TS cứ đem Phật giáo ra diễu cợt cho sinh viên giải khuây. Với câu nói: Nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng “thầy”, có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Nói như thế ngài TS đã xem thường nhận thức của quần chúng đối với tu sĩ giống như TS xem thường tu sĩ của quần chúng?
... Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng nói, “Tuy nhiên, theo Tứ Phần luật, Tăng Ni không được giữ tiền, vàng, đá quý... và không được tham gia kinh doanh, buôn bán. Luật rất nghiêm túc về chuyện này”. Nghe qua, người không hiểu giáo luật, cứ tưởng vị TS này am hiểu Phật giáo, kỳ thực, đó chỉ là cách phô trương kiến thức trên phần lý thuyết, ngài TS làm sao hiểu “khai- trì – giá – phạm” trong luật học là gì. Ngài chưa phân biệt thế nào là tu sĩ xuất thế và tu sĩ nhập thế. Giới luật nghiêm túc giành cho vị xuất thế không thể áp dụng cho vị nhập thế để hoằng truyền Phật pháp, đó là sự linh hoạt trong tinh thần giới luật nhà Phật. Trình độ hiểu Phật giáo đã là như thế thì việc TS DND so sánh nếp sinh hoạt của Phật giáo Trung Quốc và sinh hoạt nội tự PGVN một cách khập khểnh chả lạ.
Một nhận thức thật buồn cười khi TS trả lời phỏng vấn về việc tại sao Mỹ chọn địa điểm thăm viếng chùa Ngọc Hoàng, TS trả lời: “- Tôi đánh giá sự chọn lựa đó là hoàn toàn đúng đắn. Điều thứ nhất, chùa Ngọc Hoàng nhỏ, việc bảo vệ tổng thống khá dễ dàng. Nếu chọn ngôi chùa quá to như Vĩnh Nghiêm thì lực lượng đặc vụ không đủ để để bao phủ toàn bộ từ bên trong bên ngoài. Ở chùa Ngọc Hoàng thì rất gọn, tổng thống đứng ở giữa, xung quanh là đặc vụ, hai bên là nhà báo quốc tế và Việt Nam. Trước mặt là bàn thờ, không ai có thể ẩn nấp ở những chỗ như vậy”.
Đặc vụ Mỹ và an ninh Việt Nam không đủ nhân sự bảo vệ Tổng Thống Mỹ nên phải chọn vị trí nhỏ hẹp cho dễ kiểm soát! Chả hiểu trình độ nhận thức và kiến thức tổng quan của một TS như thế sao?
Về Phật pháp, về đối luận, về sự kiện đủ cho thấy nhận thức của TS DND có vấn đề, nhất là tiên hậu bất nhất khi ông đánh giá thấp các tu sĩ mà phần trên trích dẫn, dưới đây ông lại khuyên rất ư nhân văn đạo đức: “Một con người lành mạnh thì mình hoàn toàn được quyền có niềm hoài nghi lành mạnh. Có bằng chứng như sư Toàn thì phê bình họ sai giới Luật Phật, còn nếu chưa có bằng chứng thì tôi nghĩ chúng ta cứ tạm thời gác để đó. Đừng tuyệt đối hóa vai trò của nhà sư, cũng không nên bôi bác họ khi chưa có bằng chứng. Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn mà về sau nhìn ai cũng giống sư Toàn thì đó là thành kiến”.
Thế thì bằng chứng đâu TS bảo: “Người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào Chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào Chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng”?
Hoan hô TS DND can đảm có một nhận thức khá sâu sắc, một ai đó cũng có thể nói rằng: TS chỉ mượn cái mác Tiến sĩ, giảng viên Đại học có một địa vị dễ chịu, khỏi cần vận dụng đầu óc hiểu triết lý sâu xa của Phật giáo, với mác TS, phát ngôn tâm thần cũng đủ cho sinh viên tin tưởng là đúng. Ra khỏi trường, bạn bè, gia đình gọi TS là thằng, vào trường, học trò gọi bằng thầy chả lạ lắm sao?
Không những thế, trên giảng đường, ngài TS cứ đem Phật giáo ra diễu cợt cho sinh viên giải khuây. Với câu nói: Nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng “thầy”, có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Nói như thế ngài TS đã xem thường nhận thức của quần chúng đối với tu sĩ giống như TS xem thường tu sĩ của quần chúng?
... Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng nói, “Tuy nhiên, theo Tứ Phần luật, Tăng Ni không được giữ tiền, vàng, đá quý... và không được tham gia kinh doanh, buôn bán. Luật rất nghiêm túc về chuyện này”. Nghe qua, người không hiểu giáo luật, cứ tưởng vị TS này am hiểu Phật giáo, kỳ thực, đó chỉ là cách phô trương kiến thức trên phần lý thuyết, ngài TS làm sao hiểu “khai- trì – giá – phạm” trong luật học là gì. Ngài chưa phân biệt thế nào là tu sĩ xuất thế và tu sĩ nhập thế. Giới luật nghiêm túc giành cho vị xuất thế không thể áp dụng cho vị nhập thế để hoằng truyền Phật pháp, đó là sự linh hoạt trong tinh thần giới luật nhà Phật. Trình độ hiểu Phật giáo đã là như thế thì việc TS DND so sánh nếp sinh hoạt của Phật giáo Trung Quốc và sinh hoạt nội tự PGVN một cách khập khểnh chả lạ.
Một nhận thức thật buồn cười khi TS trả lời phỏng vấn về việc tại sao Mỹ chọn địa điểm thăm viếng chùa Ngọc Hoàng, TS trả lời: “- Tôi đánh giá sự chọn lựa đó là hoàn toàn đúng đắn. Điều thứ nhất, chùa Ngọc Hoàng nhỏ, việc bảo vệ tổng thống khá dễ dàng. Nếu chọn ngôi chùa quá to như Vĩnh Nghiêm thì lực lượng đặc vụ không đủ để để bao phủ toàn bộ từ bên trong bên ngoài. Ở chùa Ngọc Hoàng thì rất gọn, tổng thống đứng ở giữa, xung quanh là đặc vụ, hai bên là nhà báo quốc tế và Việt Nam. Trước mặt là bàn thờ, không ai có thể ẩn nấp ở những chỗ như vậy”.
Đặc vụ Mỹ và an ninh Việt Nam không đủ nhân sự bảo vệ Tổng Thống Mỹ nên phải chọn vị trí nhỏ hẹp cho dễ kiểm soát! Chả hiểu trình độ nhận thức và kiến thức tổng quan của một TS như thế sao?
Về Phật pháp, về đối luận, về sự kiện đủ cho thấy nhận thức của TS DND có vấn đề, nhất là tiên hậu bất nhất khi ông đánh giá thấp các tu sĩ mà phần trên trích dẫn, dưới đây ông lại khuyên rất ư nhân văn đạo đức: “Một con người lành mạnh thì mình hoàn toàn được quyền có niềm hoài nghi lành mạnh. Có bằng chứng như sư Toàn thì phê bình họ sai giới Luật Phật, còn nếu chưa có bằng chứng thì tôi nghĩ chúng ta cứ tạm thời gác để đó. Đừng tuyệt đối hóa vai trò của nhà sư, cũng không nên bôi bác họ khi chưa có bằng chứng. Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn mà về sau nhìn ai cũng giống sư Toàn thì đó là thành kiến”.
Thế thì bằng chứng đâu TS bảo: “Người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào Chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào Chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng”?
***
Chuyện nói về tánh khí thất thường của ngài TS DND
là chuyện dài nhiều tập, bấy nhiêu cũng đủ làm cho một số Tăng tín đồ phẫn nộ
khiếu kiện. Mặc dù Đức Phât dạy: “Người ta cho quà mình không nhận thì phần đó
thuộc về người cho. Thế nhưng, còn phàm tánh, cần thông cảm sự phẫn nộ khiếu kiện
của những cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu Giáo Hội chính thức đứng ra đối chất khiếu
kiện một cá nhân không bình thường, không tương xứng với vai trò lãnh đạo Tôn
giáo lớn như Đạo Phật, là điều cần bàn. Rồi mai đây, có ai đó lạm dụng danh
xưng, địa vị trong xã hội xúc phạm tu sĩ, chúng ta lại tiếp tục đối chất khiếu
kiện, trở thành tiền lệ cho một GH chuyên đị khiếu kiện. Chén kiểu đập chén
sành càng làm cho những kẻ ác tâm châm chích nhạo báng.
Giang sang dễ đổi, bản chất khó dời, không phải mới đây mà từ lâu, tánh khí cao ngạo, châm biếm, diễu cợt đã ăn vào máu thịt từ lúc cha sanh mẹ đẻ ngài TS. “Tại sao nhóm nghiên cứu Social Life lựa chọn một nhân vật như Dương Ngọc Dũng để làm trường hợp nghiên cứu đầu tiên trong Dự án Những câu chuyện cuộc đời đặt trong bối cảnh Việt Nam. Có phải vì ông được nhiều người biết đến trong lĩnh vực tôn giáo học, Phật học và được mời phiên dịch, giới thiệu chùa Ngọc Hoàng cho tổng thống Obama? Hay cuộc đời ông vốn dĩ được biết đến là người ngang tàng và hào hoa như các chàng kiếm khách trong truyện võ hiệp?”
Giang sang dễ đổi, bản chất khó dời, không phải mới đây mà từ lâu, tánh khí cao ngạo, châm biếm, diễu cợt đã ăn vào máu thịt từ lúc cha sanh mẹ đẻ ngài TS. “Tại sao nhóm nghiên cứu Social Life lựa chọn một nhân vật như Dương Ngọc Dũng để làm trường hợp nghiên cứu đầu tiên trong Dự án Những câu chuyện cuộc đời đặt trong bối cảnh Việt Nam. Có phải vì ông được nhiều người biết đến trong lĩnh vực tôn giáo học, Phật học và được mời phiên dịch, giới thiệu chùa Ngọc Hoàng cho tổng thống Obama? Hay cuộc đời ông vốn dĩ được biết đến là người ngang tàng và hào hoa như các chàng kiếm khách trong truyện võ hiệp?”
***
Đức Phật đã dạy: “Này các tỳ kheo, tâm ý của
mình không đáng tin cậy. Đừng tin vào tâm ý của mình khi chưa đắc Thánh quả!” (Trích
kinh Tứ thập nhị chương)”.
Một người Bà La Môn theo sau lưng Phật la mắng đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:
Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ.
(Kinh Trung A-hàm)
Trong “Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật” đã nêu rõ “Này các đệ tử, hý luận chỉ làm cho tâm trí rối loạn. Người xuất gia mà sống hý luận thì không thể đạt được tuệ giác giải thoát. Vì thế các vị phải nhanh chóng từ bỏ vĩnh viễn tâm lý hý luận, vô ích. Diệt trừ các hý luận tạp loạn mới có thể đạt được an lạc tịch diệt”.
Hoan nghênh Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng với chứng tích lừng lẫy được đào tạo trong và ngoài nước; tốt nghiệp Thạc sĩ Đông phương học tại Đại Học Harvard (USA), Tiến sĩ Khoa Tôn giáo học tại Đại Boston (USA), thiết kế những chương trình giảng dạy độc đáo, sáng tạo và hài hước, chưa bao giờ được thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới. TS DND cũng sáng tạo và hài hước châm biếm tu sĩ Phật giáo một cách quá “thông minh”, biết cách gây phẫn nộ trong giới tu sĩ trẻ chưa bao giờ ai dám thực hiện.
Hoan nghênh một Tiến sĩ đầy bằng cấp nhưng ý thức rỗng tuếch!
Hoan nghênh một vị mệnh danh trí thức mà không ý thức được luật nhân quả trong bộ môn Tôn giáo học của mình!
Hy vọng sự thông minh, hài hước của ngài TS DND sẽ không nằm trong danh sách bệnh nhân của bệnh viện tâm thần trong thời đại 4.0 hiện nay!
MINH MẪN
31/10/2019
Một người Bà La Môn theo sau lưng Phật la mắng đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:
Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ.
(Kinh Trung A-hàm)
Trong “Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật” đã nêu rõ “Này các đệ tử, hý luận chỉ làm cho tâm trí rối loạn. Người xuất gia mà sống hý luận thì không thể đạt được tuệ giác giải thoát. Vì thế các vị phải nhanh chóng từ bỏ vĩnh viễn tâm lý hý luận, vô ích. Diệt trừ các hý luận tạp loạn mới có thể đạt được an lạc tịch diệt”.
Hoan nghênh Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng với chứng tích lừng lẫy được đào tạo trong và ngoài nước; tốt nghiệp Thạc sĩ Đông phương học tại Đại Học Harvard (USA), Tiến sĩ Khoa Tôn giáo học tại Đại Boston (USA), thiết kế những chương trình giảng dạy độc đáo, sáng tạo và hài hước, chưa bao giờ được thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới. TS DND cũng sáng tạo và hài hước châm biếm tu sĩ Phật giáo một cách quá “thông minh”, biết cách gây phẫn nộ trong giới tu sĩ trẻ chưa bao giờ ai dám thực hiện.
Hoan nghênh một Tiến sĩ đầy bằng cấp nhưng ý thức rỗng tuếch!
Hoan nghênh một vị mệnh danh trí thức mà không ý thức được luật nhân quả trong bộ môn Tôn giáo học của mình!
Hy vọng sự thông minh, hài hước của ngài TS DND sẽ không nằm trong danh sách bệnh nhân của bệnh viện tâm thần trong thời đại 4.0 hiện nay!
MINH MẪN
31/10/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét