(GENERATING BODHICITTA)
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life
CHƯƠNG XV
Nghi lễ để phát sinh lòng vị tha ao ước được giác ngộ là một nghi lễ đơn giản. Mục đích của nó là xác nhận và làm vững chắc khao khát đạt tới Cõi Phật của chúng ta vì lọi ích của mọi sinh linh. Sự xác nhận này rất cần thiết cho việc nâng cao luyện tập lòng từ bi.
Chúng ta bắt đầu nghi lễ đó bằng cách hình dung ra một hình ảnh về Đức Phật. Một khi hình ảnh này đã rõ nét, chúng ta cố gắng tưởng tượng rằng Đức Phật Shakyamuni đang thật sự hiện hữu trước mặt chúng ta. Chúng ta tưởng tượng rằng ngài được vây quanh bởi vô số những đệ tử Ấn Độ xa xưa. Nagarjuna, người đã sáng lập trường Triết học Phật giáo Muddle Way cùng những lời giải thích sâu sắc về "sự trống rỗng" ; và Asanga, chuyên gia về khía cạnh "bao la" mà chúng ta đã luyện tập cũng có trong số những người vây quanh Đức Phật. Chúng ta cũng tưởng tượng rằng Đức Phật được vây quanh bởi những nhân vật trong 4 truyền thuyết của Phật giáo Tây Tạng: Sakya, Gelug, Nyingma và Kagyu. Sau đó chúng ta tưởng tượng rằng mình được vây quanh bởi vô số sinh linh. Ở mức độ này, bạn bắt đầu phát sinh một tâm hồn vị tha ao ước được giác ngộ, Những người luyện tập có niềm tin mạnh mẽ có thể tham gia vào nghi lễ này đơn giản bằng cách trau dồi một tấm lòng đầy nhiệt huyết, thái độ vị tha đối với mọi sinh linh.
BẢY BƯỚC LUYỆN TẬP
(SEVEN LIMBS OF PRACTICE)
(SEVEN LIMBS OF PRACTICE)
Nghi lễ bắt đầu với một cuốn sách chứa đựng những lẽ phải trái. Chúng ta tham gia vào nghi lễ này qua việc suy niệm về những điều cần thiết của bảy bước luyện tập.
BƯỚC THỨ NHẤT: LÒNG KÍNH TRỌNG (HOMAGE)
Bước đầu tiên này, chúng ta tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật về những phẩm chất tốt đẹp nơi lời nói, thân thể và tâm hồn của Ngài. Chúng ta có thể biểu lộ lòng tin và sự hiến dâng của mình bằng cách cúi đầu hoặc nằm phục trước hình ảnh Đức Phật mà chúng ta tưởng tượng ra.
BƯỚC THỨ HAI: LỄ VẬT (OFFERING)
Bước thứ hai này là "lễ vật". Chúng ta có thể chuẩn bị những lễ vật vật chất hoặc tưởng tượng rằng chúng ta đang dâng hiến những lễ vật quý hiếm cho buổi lễ thần thánh trước mặt chúng ta. Lễ vật ý nghĩa nhất, thâm thuý và sâu sắc nhất chính là việc không ngừng rèn luyện tâm hồn của chúng ta, là tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đã tích lũy được qua việc tham gia những hành vi đạo đức. Những hành vi của lòng từ bi, những cử chỉ chăm sóc, thậm chí là một nụ cười dành cho một ai đó hoặc biểu hiện của sự quan tâm đến những người bệnh tật đều là những hành vi đạo đức. Chúng ta hiến dâng những điều này và cả những câu nói đạo đức. Một số ví dụ về những câu nói đạo đức, như những lời khen ngợi mọi người, những câu nói tạo sự yên lòng cho mọi người, những lời an ủi, những lời khuyên… Tóm lại mọi hành vi tích cực mà chúng ta thực hiện qua lời nói. Chúng ta cũng có thể dâng hiến bằng những hành vi đạo đức trong tâm hồn. Sự tu dưỡng rèn luyện lòng vị tha, ý thức về sự chăm sóc mọi người, lòng từ bi, những đức tin sâu sắc và sự hiến mình cho học thuyết của Đức Phật đều có thể là những lễ vật. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng tất cả những lễ vật trên đều ở hình thức những vật chất đẹp đẽ và chúng ta đem dâng hiến cho Đức Phật và tuỳ tùng của ngài trước mặt chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng trong tâm hồn rằng chúng ta hiến dâng toàn bộ vũ trụ này, những khu rừng, những đồi núi, những cánh đồng cỏ và những cánh đồng hoa, bất chấp chúng có thuộc quyền sở hữu của chúng ta hay không, chúng ta vẫn có thể dâng hiến trong tâm hồn mình.
BƯỚC THỨ BA: XƯNG TỘI (CONFESSION)
Bước thứ ba là việc xưng tội. Yếu tố quyết định của việc xưng tội là chúng ta phải thừa nhận những hành vi tiêu cực của mình, những tội lỗi mà chúng ta đã gây ra. Chúng ta nên trau dồi những ý thức sâu sắc về sự hối lỗi và sau đó hình thành một cách quyết tâm mạnh mẽ rằng về sau không còn dung dưỡng những thái độ, hành vi phi đạo đức như vậy nữa.
BƯỚC THỨ TƯ: VUI MỪNG (REJOICING)
Bước thứ tư là việc rèn luyện đức vui tươi bằng cách tập trung vào những hành vi đạo đức trong quá khứ của chúng ta, chúng ta phát triển niềm vui vì những thành tựu của mình. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc về những hành vi tích cực mà chúng ta đã thực hiện, đúng hơn là chúng ta có được niềm vui trong lòng khi chúng ta thực hiện những hành vi đó. Thậm chí chúng ta nên vui mừng vì những hành vi tích cực của mọi người khác, họ là những sinh linh thấp kém hơn chúng ta, yếu ớt hơn chúng ta hoặc thậm chí mạnh mẽ hơn chúng ta hoặc ngang bằng với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải đảm bảo được rằng thái độ của chúng ta đối với những hành vi đạo đức của mọi người sẽ không bị lu mờ bởi những ý thức về sự ganh đua và ghen tị; chúng ta nên cảm thấy và hoàn toàn thán phục và vui mừng vì những phẩm chất tốt đẹp và tài năng của mọi người.
BƯỚC THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU:
THỈNH CẦU VÀ VAN XIN (REQUEST AND BESEECH)
THỈNH CẦU VÀ VAN XIN (REQUEST AND BESEECH)
Ở những bước tiếp theo này, chúng ta thỉnh cầu những Đức Phật dạy bảo và phổ biến học thuyết Dharma vì lợi ích chung của mọi sinh linh, sau đó chúng ta cầu khẩn họ không tìm kiếm sự bình an nơi Niết Bàn cho riêng mình.
BƯỚC THỨ BẢY: HIẾN DÂNG (DEDICATION)
Bước thứ bảy và là bước cuối cùng là sự hiến dâng. Tất cả mọi hiểu biết, tài năng và những tiềm năng tích cực mà chúng ta đã đạt được qua những bước phía trước và tất cả những hành vi đạo đức mà chúng ta đã thực hiện đều được hiến dâng cho mục tiêu chủ yếu: đạt được trạng thái Cõi Phật.
Sau khi đã thực hiện bảy bước trên, chúng ta sẵn sàng bắt đầu phát sinh một tâm hồn vị tha mong ước được giác ngộ. Tiết thứ nhất của nghi lễ bắt đầu với lễ vật là một động cơ thúc đẩy chính đáng:
‘‘Với lòng mong ước giải thoát tất cả mọi sinh linh’’
(With the wish to free all beings)
(With the wish to free all beings)
Dòng thứ hai và thứ ba hợp nhất với ba nơi nương tựa: Đức Phật, Dharma, Shangha. Lời cam kết tìm kiếm nơi nương tựa cũng được thiết lập trong những dòng này:
‘‘Tôi sẽ luôn tìm kiếm nơi nương tựa’’
(I shall always go for refuge)
‘‘Từ Đức Phật, Dharma và Shanga’’
(to the Buddha, the Dharma and Shangha)
(I shall always go for refuge)
‘‘Từ Đức Phật, Dharma và Shanga’’
(to the Buddha, the Dharma and Shangha)
Tiết thứ hai chính là sự phát sinh một tâm hồn vị tha mong ước được giác ngộ:
‘‘Chứa chan lòng từ bi và thông suốt’’
(Enthused by wisdom and compasion)
‘‘Chứa chan lòng từ bi và thông suốt’’
(Enthused by wisdom and compasion)
‘‘Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật’’
(Today, in the Buddha’s presence)
(Today, in the Buddha’s presence)
‘‘Tôi phát nguyện một tâm hồn mong ước được hoàn toàn giác ngộ’’
( I generate the Mind Wishing Full Awakening)
( I generate the Mind Wishing Full Awakening)
‘‘Vì lợi ích của mọi sinh linh’’
(For the benefit of all sentient beings)
(For the benefit of all sentient beings)
Tiết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp lòng từ bi và sự thông suốt. Sự giác ngộ không thể là lòng từ bi màkhông có sự thông suốt hoặc sự thông suốt mà không có lòng từ bi. Đặc biệt là sự thông suốt về nhận thức "sự trống rỗng". Có được nhận thức hoàn toàn về "sự trống rỗng" hoặc thậm chí một hiểu biết trong khái niệm tâm hồn về "sự trống rỗng" - giới hạn của sự tồn tại tối tăm của chúng ta, lòng từ bi của chúng ta lại càng mạnh mẽ hơn nhiều. Từ ngữ "chứa chan" ở đoạn này ngầm chỉ một lòng từ bi sẵn sàng-không còn là một trạng thái trong tâm hồn nữa.
Dòng tiếp theo,
"Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật"
(Today, in the Buddha’s presence)
(Today, in the Buddha’s presence)
Ngầm chỉ rằng chúng ta đang khao khát đạt tới Cõi Phật. Cũng có thể hiểu rằng gọi sự chú ý của những Đức Phật trước mặt chúng ta để họ chứng giám sự kiện này khi chúng ta phát biểu:
"Tôi phát nguyện một tâm hồn mong được hoàn toàn giác ngộ"
(I generate the Mind Wishing Full Awakening)
(I generate the Mind Wishing Full Awakening)
"Vì lợi ích của mọi sinh linh"
(For the benefit of all sentient beings)
(For the benefit of all sentient beings)
Tiết cuối cùng được trích từ cuốn "Hướng dẫn sống một cuộc đời Bồ Tát" (guide of the Bodhisattva’s way of life) của thạc sĩ Ấn Độ Shantideva của thế kỷ thứ 8, là:
"Miễn là vũ trụ tồn tại"
(As long as space remains)
(As long as space remains)
"Miễn là loài người tồn tại"
(As long as sentient beings remain)
(As long as sentient beings remain)
"Tôi sẽ tồn tại đến khi đó"
(Untill then, I will remain)
(Untill then, I will remain)
"Và xua tan mọi điều đau khổ của trần gian"
(And dispel the miseries of the world)
(And dispel the miseries of the world)
Những dòng này bày tỏ một tình cảm mạnh mẽ. Một vị Bồ Tát phải tự xem bản thân mình như là thuộc quyền sở hữu của mọi sinh linh. Phải hiểu là mọi điều trên thế gian tồn tại là để được mọi người hưởng thụ và sử dụng, vì vậy nên toàn bộ cuộc đời và sự tồn tại của chúng ta phải sẵn sàng vì mọi người. Chỉ khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ theo cách trên, chúng ta mới có thể phát sinh được tư tưởng: "Mình sẽ cống hiến cả cuộc đời mình vì lợi ích của mọi người. Mình sống chỉ để giúp đỡ mọi người mà thôi". Những tình cảm mạnh mẽ như vậy sẽ được biểu hiện qua thực tế, qua những hành vi vì lợi ích của mọi người. Ngược lại, nếu chúng ta sống một cuộc đời hoàn toàn ích kỷ, cuối cùng chúng ta sẽ không thể nào thực hiện được những khát vọng vì bản thân chứ đừng nói chi đến việc vì lợi ích của mọi người.
Nếu Đức Phật Shakyamuni, vị Phật trong lịch sử mà chúng ta sùng kính, cũng ích kỷ như chúng ta thì chúng ta, đã đối xử với ngày như cách mà chúng ta đối xử với người khác, và có lẽ chúng ta đã thốt lên với ngài: "Im đi!!". Nhưng thực ra lại không phải như vậy. Bởi vì Đức Phật Shakyamuni hoàn toàn vì mọi người, yêu mến mọi người, chúng ta xem ngài như một thần tượng đáng kính.
Đức Phật Shakya, Nagarjuna và Asanga – những thạc sĩ Ấ n Độ trứ danh và những thạc sĩ Tây Tạng nổi tiếng trong quá khứ, đều đã đạt được sự giác ngộ – kết quả của những thay đổi cơ bản về thái độ đối với bản thân và mọi người. Họ đã tìm nơi nương tựa. Họ đã vì phúc lợi của mọi sinh linh. Họ đã nhận ra lòng ích kỷ và tham lam là hai kẻ thù, là hai nguồn gốc của mọi hành vi phi đạo đức. Họ đã chiến đấu với hai kẻ thù này và họ đã đẩy lùi được chúng. Kết quả việc rèn luyện của những vị này là họ trở thành những mục tiêu của lòng ngưỡng mộ và khát khao . Chúng ta phải theo gương của họ và phải cố gắng nhận ra được rằng lòng ích kỷ và tham lam của bản thân chính là hai kẻ thù mà mình cần phải trừ diệt.
Vì vậy, trong khi đem những tư tưởng này vào tâm hôn và suy ngẫm về chúng, chúng ta đọc ba tiết thơ sau đây ba lần:
"Với lòng mong ước giải thoát tất cả mọi sinh linh
Tôi sẽ luôn tìm kiếm nơi nương tựa
Từ Đức Phật, Dharma và Shanga
Cho đến lúc tôi được giác ngộ hoàn toàn
Chứa chan lòng từ bi và thông suốt
Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật
Tôi phát nguyện một tâm hồn mong ước được hoàn toàn giác ngộ
Vì lợi ích của mọi sinh linh
Miễn là vũ trụ tồn tại
Miễn là loài người tồn tại
Tôi sẽ tồn tại đến khi đó
Và xua tan mọi điều đau khổ của trần gian"
Tôi sẽ luôn tìm kiếm nơi nương tựa
Từ Đức Phật, Dharma và Shanga
Cho đến lúc tôi được giác ngộ hoàn toàn
Chứa chan lòng từ bi và thông suốt
Hôm nay, trước sự hiện thân của Đức Phật
Tôi phát nguyện một tâm hồn mong ước được hoàn toàn giác ngộ
Vì lợi ích của mọi sinh linh
Miễn là vũ trụ tồn tại
Miễn là loài người tồn tại
Tôi sẽ tồn tại đến khi đó
Và xua tan mọi điều đau khổ của trần gian"
(With the wish to free all beings
I shall always go for refuge
To the Buddha, the Dharma and Shangha
Untill I reach full enlightenment
Enthused by wisdom and compassion
Today, in the Buddha’s presence
I generate the Mind Wishing Full Awakening
For the benefit of all sentient beings
As long as space remains
As long as sentient beings remain
Untill then, I will remain
And dispel the miseries of the world)
I shall always go for refuge
To the Buddha, the Dharma and Shangha
Untill I reach full enlightenment
Enthused by wisdom and compassion
Today, in the Buddha’s presence
I generate the Mind Wishing Full Awakening
For the benefit of all sentient beings
As long as space remains
As long as sentient beings remain
Untill then, I will remain
And dispel the miseries of the world)
Đọan thơ này thiết lập nên buổi nghi lễ để phát sinh một tâm hồn vị tha ao ước được giác ngộ. Chúng ta nên cố gắng suy ngẫm về ý nghĩa của đoạn thơ trên hàng ngày hoặc mỗi khi chúng ta có thời gian. Tôi đã làm như vậy và tôi nhận thấy rằng việc đó rất quan trọng đối với sự luyện tập của tôi.
Xin cám ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét