(COMPASSION)
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life
CHƯƠNG VII
Lòng từ bi là gì? Lòng từ bi là lòng ao ước sao cho tất cả mọi người không phải gánh chịu đau khổ. Qua lòng từ bi, chúng ta khát khao đạt tới sự giác ngộ. Qua lòng từ bi, chúng ta hứng thú tham gia vào việc luyện tập đức hạnh dẫn dắt chúng ta đến với Cõi Phật (Buddhahood). Vì thế, chúng ta phải cống hiến hết mình để phát triển lòng từ bi.
LÒNG CẢM THÔNG
(EMPHATHY)
(EMPHATHY)
Bước đầu tiên để có được một tấm lòng từ bi, chúng ta phải phát triển sự thông cảm và gần gũi của chúng ta đối với mọi người. Chúng ta phải thấu hiểu được mọi mức độ đau khổ của họ. Chúng ta càng gần gũi với một người nào đó, chúng ta càng thấy rằng những đau khổ mà người đó đang phải gánh chịu là "không thể chịu được". Sự gần gũi mà tôi nói ở đây không phải là sự gần gũi về thể xác, cũng không nhất thiết phải là sự gần gũi về tình cảm. Đó là cảm xúc về trách nhiệm, về sự quan tâm đến với mọi người. Để phát huy sự gần gũi như vậy, chúng ta phải yêu mến mọi người. Chúng ta phải ý thức được rằng sự gần gũi giúp mọi người cảm thấy an tâm và hạnh phúc hơn. Chúng ta phải nhận thấy rằng mọi người sẽ tôn trọng chúng ta biết bao một khi chúng ta đối xử với họ bằng một thái độ nồng ấm. Chúng ta phải chiêm nghiệm về những khuyết điểm của lòng kiêu ngạo, nhận thức được rằng lòng kiêu ngạo chỉ làm cho chúng ta đối xử theo chiều hướng phi đạo đức và nhận ra rằng của cải của cha mẹ chúng ta đã chiếm mất một phần lớn ưu thế của những người không may mắn như thế nào.
Chúng ta phải chiêm nghiệm về lòng tốt của mình dành cho mọi người. Điều này cũng là thành quả của việc đào luyện lòng cảm thông. Chúng ta phải nhận ra rằng của cải của chúng ta thật sự phụ thuộc vào sự chung sức của mọi người. Mọi thành quả trong cuộc đời này đều do mọi người góp sức làm việc tích cực mà ra. Khi chúng ta nhìn xung quanh mình, căn nhà mà chúng ta ở, con đường mà chúng ta đi, quần áo mà chúng ta mặc, thức ăn mà chúng ta ăn; chúng ta phải ý thức được rằng tất cả những thứ này đều do mọi người làm ra. Không có thứ gì tồn tại cho chúng ta hưởng thụ và sử dụng mà không xuất phát từ lòng tử tế của những người vô danh dành cho chúng ta. Khi chúng ta suy niệm theo cách này, lòng cảm kích mà chúng ta dành cho mọi người tăng lên, cả lòng cảm thông và sự gần gũi của chúng ta đối với mọi người cũng tăng lên.
Chúng ta phải cố gắng ý thức được sự phụ thuộc của chúng ta vào những người mà chúng ta cảm thấy yêu thương. Nhận ra được điều này làm cho chúng ta càng gần gũi họ hơn. Nó đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc mọi người lâu dài bằng những ánh mắt trìu mến thân thương. Chúng ta phải biết được tác động tích cực to lớn của thái độ cư xử thân thiện của mình. Khi chúng ta kháng cự lại thái độ ngạo mạn kiêu căng của mình, chúng ta có thể thay thế vào đó là một thái độ tôn trọng mọi người.
Một điều nữa là chúng ta không nên mong đợi thái độ của mình đối với mọi người có thể thay đổi nhanh chóng.
NHẬN RA ĐAU KHỔ CỦA MỌI NGƯỜI
(RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS)
Sau khi phát triển lòng thông cảm và sự gần gũi, việc rèn luyện quan trọng tiếp theo trong quá trình tu dưỡng lòng từ bi của chúng ta là việc hiểu biết tường tận bản chất của đau khổ. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người phải xuất phát từ hiểu biết về những đau khổ của mọi người. Một điều rất rõ ràng của quá trình suy ngẫm về đau khổ đó là nó có khuynh hướng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi chúng ta tập trung vào chính đau khổ của chúng ta rồi sau đó mở rộng sang đau khổ của mọi người. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người tăng lên khi sự nhận biết của chúng ta về đau khổ của mọi người tăng lên.
(RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS)
Sau khi phát triển lòng thông cảm và sự gần gũi, việc rèn luyện quan trọng tiếp theo trong quá trình tu dưỡng lòng từ bi của chúng ta là việc hiểu biết tường tận bản chất của đau khổ. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người phải xuất phát từ hiểu biết về những đau khổ của mọi người. Một điều rất rõ ràng của quá trình suy ngẫm về đau khổ đó là nó có khuynh hướng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi chúng ta tập trung vào chính đau khổ của chúng ta rồi sau đó mở rộng sang đau khổ của mọi người. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người tăng lên khi sự nhận biết của chúng ta về đau khổ của mọi người tăng lên.
Tất cả chúng ta đương nhiên có thiện cảm đối với những người đang gánh chịu những đau khổ về bệnh tật hoặc đau khổ khi mất mát người thân. Đây là một loại đau khổ, theo Phật giáo gọi là đau khổ của đau khổ.
Để có được lòng từ bi đối với những người gặp phải những gì Phật giáo gọi là "đau khổ của sự đổi thay" thì khó khăn hơn. "Đau khổ của sự đổi thay" xảy ra theo kỳ hạn. Nó có thể là sự thích thú về danh tiếng và của cải. Đây chính là loại đau khổ thứ hai. Khi chúng ta trông thấy mọi người thích thú với những thành công trần tục này, thay vì cảm thấy thương xót, bởi vì chúng ta biết chắc rằng niềm vui đó cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc và bỏ lại họ với sự thất vọng chán chường, thường thì phản ứng của chúng ta là cảm thấy thán phục và đôi khi thậm chí là ganh tị. Nếu chúng ta thông hiểu thật sự về đau khổ và bản chất của đau khổ, chúng ta sẽ nhận ra rằng danh tiếng và của cải chỉ là tạm bợ và niềm vui mà chúng đem lại đương nhiên sẽ kết thúc, làm cho người ta phải đau khổ.
Cũng có một loại đau khổ thứ ba sâu sắc hơn, nó là sự đau khổ tinh vi nhất. Chúng ta liên tục phải gánh chịu những đau khổ này, nó là sản phẩm của vòng luẩn quẩn. Bản chất của vòng luẩn quẩn là chúng ta liên tục chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực. Và khi chúng ta chịu sự ảnh hưởng đó, chính sự tồn tại của chúng ta là một hình thức đau khổ. Loại đau khổ này kéo dài suốt cuộc đời chúng ta, quay chúng ta trong cái vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực và những hành vi phi đạo đức. Tuy nhiên, hình thức đau khổ này rất khó nhận ra. Nó không phải là một trạng thái đau khổ rõ rệt mà chúng ta gặp phải ở "đau khổ trong đau khổ", nó cũng không phải là điều trái ngược của danh tiếng và của cải như chúng ta gặp phải ở "đau khổ của sự đổi thay". Đau khổ tỏa khắp này là loại đau khổ sâu sắc nhất. Nó tràn ngập trong mọi khía cạnh của cuộc đời.
Một khi chúng ta trau dồi được sự thông hiểu sâu sắc về 3 mức độ đau khổ này qua sự từng trải của chúng ta, chúng ta dễ dàng tập trung tìm hiểu và nhận ra được 3 mức độ đau khổ của mọi người. Từ đó chúng ta phát triển lòng mong ước mọi người thoát khỏi sự đau khổ.
Một khi chúng ta kết hợp được cảm xúc cảm thông của mình đối với mọi người với sự thông hiểu sâu sắc về đau khổ mà họ gánh chịu, chúng ta có khả năng phát sinh lòng từ bi chân thành đối với mọi người. Chúng ta phải thực hiện quá trình này liên tục. Chúng ta có thể so sánh quá trình này với việc chúng ta mồi lửa bằng cách cọ xát 2 viên đá với nhau. Để có thể cháy được, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy trì được sự ma sát liên tục làm tăng nhiệt độ tới một mức mà gỗ có thể bén lữa. Tương tự, khi chúng ta cố gắng phát triển những phẩm chất tinh thần như lòng từ bi, chúng ta phải thường xuyên áp dụng những kỹ thuật cần thiết để đạt được kết quả như mong muốn, chứ không phải cứ mãi quanh quẩn với những phương pháp may rủi.
LÒNG YÊU THƯƠNG – TỬ TẾ
(LOVING – KINDNESS)
(LOVING – KINDNESS)
Vì lòng từ bi là ao ước mọi người thoát khỏi những đau khổ của mình, lòng yêu thương - tử tế là ao ước mọi người được hưởng niềm hạnh phúc. Cùng với lòng từ bi, khi rèn luyện lòng yêu thương - tử tế chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách tập trung cao độ vào việc thiền định của mình rồi sau đó mở rộng phạm vi quan tâm đến mọi người ngày càng nhiều hơn để cuối cùng thấu hiểu tường tận mọi đau khổ và hạnh phúc của mọi người. Đồng thời chúng ta cũng phải chọn một người trung tính (neutral person), một người không gây chút cảm xúc gì cho ta cả, làm đối tượng thiền định của mình. Sau đó chúng ta mở rộng thiền định về bạm bè, những thành viên trong gia đình và cuối cùng là những kẻ thù của chúng ta.
Chúng ta phải tập trung thiền định về một cá nhân, sau đó phát huy lòng từ bi và lòng yêu thương – tử tế thật sự dành cho mọi người. Chúng ta phải tập trung thiền định về một cá nhân, nếu không chúng ta không thể tập trung thiền định để có được lòng từ bi và lòng yêu thương – tử tế dành cho mọi người. Khi chúng ta liên kết được việc thiền định của mình với những người mà chúng ta không thích, chúng ta có thể nghĩ: "Anh ta là một ngoại lệ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét