(CALM ABIDING)
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life
CHƯƠNG XI
Duy trì sự điềm tĩnh, sự tập trung vào một điểm duy nhất, là một hình thức thiền định mà ở đó bạn chọn ra một đối tượng và ấn định tâm trí mình lên đối tượng đó. Để có được mức độ tập trung này bạn không thể vừa ngồi xuống đã có được. Chầm chậm, bạn sẽ thấy rằng tâm trí của bạn có khả năng tập trung ngày càng cao và kéo dài điềm tĩnh là một trạng thái đều đặn vững chắc mà tâm trí của bạn có thể giữ tập trung vào một đối tượng tinh thần trong một khoảng thời gian bao lâu tuỳ ý với sự điềm tĩnh tuyệt đối không hề sao lãng.
Trong sự luyện tập thiền định này và luyện tập nhiều đức tính khác, một lần nữa động cơ thúc đẩy rất quan trọng. Những kỹ năng liên quan đến việc tập trung vào một đối tượng duy nhất có thể được ứng dụng ở những mức độ khác nhau. Đây là một kỹ thuật giám sát hoàn toàn chuyên môn và kết quả của nó được quyết định bởi những động cơ thúc đẩy của bạn.
Đương nhiên, là những người rèn luyện tâm hồn, chúng ta quan tâm đến một động cơ thúc đẩy đạo đức và một kết quả đạo đức. Bây giờ chúng ta hãy phân tích khía cạnh chuyên môn của cách luyện tập này.
Kéo dài điềm tĩnh được luyện tập bởi những ai có nhiều lòng tin tưởng. Một người thiền định bắt đầu quá trình rèn luyện tâm hồn của mình bằng cách chọn lựa một mục tiêu nào đó làm đối tượng của việc thiền định. Một người luyện tập Thiên Chúa giáo có thể lấy thập tự giá hoặc Đức Mẹ Đồng Trinh Mary làm tiêu điểm duy nhất cho việc thiền định của mình. Đối với những người luyện tập Hồi giáo thì có khó khăn hơn bởi vì thiếu hình tượng trong Hồi giáo, tuy vậy người ta có thể lấy lòng tin nơi thánh Allah làm đối tượng của việc thiền định của mình, bởi đối tượng của việc thiền định không nhất thiết phải là một đối tượng vật chất cụ thể. Vì vậy, người ta có thể giữ tập trung vào lòng tin sâu sắc nơi Thượng Đế (God). Người ta cũng có thể tập trung vào thành phố thần thánh Mecca. Kinh Phật thường sử dụng hình tượng Đức Phật Shakyamuni làm ví dụ điển hình cho một đối tượng của việc tập trung thiền định. Một trong số những lợi ích của việc này là nó làm cho nhận thức của mọi người về những phẩm chất cao cả vĩ đại của Đức Phật thêm sâu sắc, cùng với sự suy ngẫm về lòng tử tế của Đức Phật thêm, kết quả là mọi người có được sự gần gũi hơn với Đức Phật.
Hình tượng Đức Phật mà bạn tập trung vào ở phương pháp này không phải là một bức ảnh hoặc là một bức tượng. Tuy vậy bạn cũng có thể sử dụng một bức ảnh để dễ hòa mình vào hình dáng và từng bộ phận của Đức Phật, nhưng bạn phải tập trung vào hình tượng Đức Phật trong tâm trí của bạn. Bức ảnh Đức Phật mà bạn có thể nhìn thấy phải được gợi lại trong tâm trí bạn. Một khi bạn có thể làm được như vậy bạn mới có thể bắt đầu quá trình kéo dài điềm tĩnh của mình.
Bức ảnh Đức Phật mà bạn có thể nhìn thấy phải được đặt không quá xa cũng không quá gần. Khoảng 30 cm trước mặt bạn và ngang tầm mắt của bạn là thích hợp. Bức ảnh đó phải có chiều cao 3 hoặc 4 inches hoặc nhỏ hơn. Nếu bức ảnh có đèn chiếu thì tốt hơn. Nhìn thấy bức ảnh tỏa sáng như vậy giúp bạn tránh được mệt mỏi và buồn ngủ. Mặt khác bạn cũng nên tưởng tượng rằng bức ảnh này khá nặng. Nếu bức ảnh được bạn cảm nhận với một trọng lượng nào đó thì tinh thần của bạn sẽ liên tục hoạt động. Cho dù bạn có chọn bất kỳ mục tiêu nào làm đối tượng để tập trung thiền định, thì sự tập trung vào một điểm duy nhất của bạn cũng phải kiên định và sáng suốt. Sự kiên định sẽ bị triệt phá bởi sự kích động và sự phân tán của tâm hồn – một khía cạnh của lòng lưu luyến. Tâm hồn chúng ta dễ dàng bị chi phối bởi những suy nghĩ về những đối tượng mà chúng ta ao ước. Những suy nghĩ như vậy cản trở chúng ta phát triển phẩm chất bình tĩnh kiên tâm cần thiết để kéo dài sự tập trung một cách điềm tĩnh về đối tượng mà chúng ta đã lựa chọn. Mặt khác, sự sáng suốt bị cản trở bởi sự lơi lỏng của tâm hồn.
Để kéo dài điềm tĩnh đòi hỏi bạn phải hiến mình cho quá trình luyện tập một cách tuyệt đối cho tới lúc bạn có khả năng điều khiển được tâm trí của mình. Nếu bạn có được một môi trường tỉnh lặng để luyện tập thì có nghĩa là bạn có được những người bạn ủng hộ mình. Bạn nên gác sang một bên những lo lắng bận tâm về thế gian trần tục - gia đình, công việc hoặc những rắc rối trong xã hội – và đặc biệt là bạn phải cống hiến hết mình vào việc nâng cao sự tập trung. Lúc khởi đầu bạn nên tham gia những buổi luyện tập thiền định hàng ngày với khoảng thời gian ngắn. Khoảng 10 tới 15 buổi, mỗibuổi 15 tới 20 phút mỗi ngày là thích hợp nhất. Khi sự tập trung của bạn tăng lên, bạn có thể tăng thời gian luyện tập của từng buổi và giảm số buổi luyện tập trong ngày. Bạn nên ngồi ở một tư thế thiền định trang trọng, lưng của bạn phải thẳng. Nếu bạn theo đuổi việc luyện tập của mình một cách siêng năng cần mẫn, bạn dễ dàng kéo dài sự luyện tập của mình sau 6 tháng luyện tập.
Một người luyện tập thiền định phải học cách áp dụng những biện pháp đối phó khi những trở lực xuất hiện. Khi tâm trí bị kích động hoặc chi phối bởi những cảm xúc vui buồn hay những lo toan của đời sống hàng ngày, chúng ta phải chặn đứng và đưa tâm trí quay lại với sự tập trung vào đối tượng. Một lần nữa, sự lưu tâm (mindfulness) là phương tiện để chúng ta thực hiện điều này. Khi lần đầu tiên bạn luyện tập kéo dài điềm tĩnh, bạn khó có thể giữ cho tâm trí của mình tập trung cố định vào đối tượng lâu dài được. Bằng sự lưu tâm, bạn có thể đổi hướng tâm trí của mình, hướng nó quay trở lại với đối tượng tập trung, bạn phải thực hiện hết lần này đến lần khác. Một khi tâm trí đã tập trung vào đối tượng của nó, cùng với sự lưu tâm, nó cố định ngay tại đó, không trôi đi đâu cả.
Sự tĩnh tâm (introspection) đảm bảo được rằng sự tĩnh tâm của chúng ta vững vàng, ổn định và sáng suốt. Bằng những biện pháp của sự tĩnh tâm, chúng ta có thể giữ vững được tâm trí của mình khi nó bị kích động hoặc phân tán. Có một số người đôi khi không thể tập trung nhìn bạn khi họ đang nói chuyện với bạn, họ luôn nhìn hết chỗ này đến chỗ nọ. Một tâm hồn bị phân tán cũng giống như vậy, không thể tập trung được khi bị kích động. Sự tĩnh tâm giúp chúng ta có thể lôi kéo tâm trí mình trở lại bằng cách tập trung nội tâm để giảm thiểu những kích động tinh thần. Điều này giúp tái lập sự ổn định vững vàng của tâm trí. Sự tĩnh tâm cũng giúp giữ vững được tâm trí một khi nó trở nên sao lãng, ươn hèn hay mệt mỏi, nhanh chóng đưa nó quay về với đối tượng. Đây thường là một vấn đề khá khó khăn đối với những người dễ bị lôi kéo bởi những bản năng tự nhiên. Sự thiền định của bạn trở nên quá lỏng lẻo, yếu đuối và thiếu sức sống. Sự tĩnh tâm có thể thận trọng giúp bạn vực dậy tâm trí của mình bằng những suy nghĩ về sự hân hoan và bằng cách đó sự tĩnh tâm làm gia tăng tính sáng suốt, tính sắc sảo cho tinh thần của bạn.
Khi bạn bắt đầu rèn luyện kéo dài điềm tĩnh, một điều rõ ràng là: giữ cho sự tập trung của bạn vào một đối tượng mà bạn đã chọn lựa trong khoảng thời gian ngắn là một thách thức to lớn. Đừng nản lòng! Chúng ta xem đây là một biểu hiện tích cực bởi vì ít ra thì bạn cũng nhận ra được công việc khó khăn khắc nghiệt của tâm trí của mình. Bằng cách kiên trì tập luyện và khéo léo áp dụng sự lưu tâm và tĩnh tâm, bạn có thể từng bước kéo dài sự tập trung của mình vào một đối tượng duy nhất, đối tượng mà bạn đã chọn lựa cho việc thiền định của mình, đồng thời bạn cũng sẽ từng bước giữ được sự tĩnh táo, sáng suốt và rung động trong suy nghĩ của mình.
Có nhiều loại đối tượng, cụ thể và trừu tượng, được dùng để phát triển sự tập trung. Bạn có thể trau dồi sự kéo dài điềm tĩnh bằng cách lấy "ý thức" (consciousness) làm tiêu điểm tập trung thiền định của mình. Tuy nhiên, bạn không dễ dàng có được khái niệm về "ý thức", vì khái niệm này không thể diễn đạt bằng lời nói cụ thể, nó là một trong những bản chất của tâm hồn. Một hiểu biết thật sự về bản chất của tâm hồn phải được cảm nhận qua sự từng trải.
Vậy thì chúng ta phải trau dồi sự hiểu biết này như thế nào? Trước tiên bạn phải xem xét lại những suy nghĩ và những cảm xúc mà bạn đã từng trải qua, cách mà ý thức xuất hiện, cách mà tâm trí của bạn hoạt động.
Hầu hết thời gian thì tâm trí và ý thức của chúng ta luôn trải qua những tác động hỗ tương với thế giới bên ngoài - ký ức của chúng ta và những dự trù, kế hoạch trong tương lai. Bạn có thường hay cáu kỉnh vào buởi sáng không? Bạn có hay bối rối vào buổi chiều không? Bạn có thường bị ám ảnh bởi những mối quan hệ thất bại không? Bạn có thường lo lắng về sức khỏe của con cái không? Hãy đặt tất cả những điều này sang một bên. Bản năng thật sự của tâm trí và những hiểu biết sáng suốt bị mờ dần bởi những suy nghĩ và những mối bận tâm bình thường. Khi thiền định tâm hồn, bạn phải cố gắng giữ tập trung ngay từ lúc đầu. Bạn phải ngăn không cho ký ức xen vào suy nghĩ của bạn. Bạn phải giữ cho tâm trí mình không trôi về những ký ức qúa khứ mà cũng chẳng trôi về những hy vọng hoặc sợ hãi trong tương lai. Một khi bạn đã làm được như vậy, những gì còn lại là khoảng cách giữa quá khứ và tương lai. Khoảng cách này là một khoảng không (có giá trị bằng không). Bạn phải cố gắng giữ tập trung vào khoảng không này.
Ban đầu bạn chỉ có thể giữ tập trung vào khoảng không này trong thoáng chốc. Tuy nhiên, khi tiếp tục luyện tập, bạn sẽ ngày càng có thể kéo dài khoảng thời gian tập trung vào khoảng không này. Làm như vậy, bạn có thể vứt bỏ được những suy nghĩ gây cản trở cho những bản năng thật sự của tâm trí. Dần dần, những hiểu biết thanh khiết sẽ rọi vào tâm hồn bạn, thời gian bạn có thể tập trung vào khoảng không này ngày càng lâu hơn cho tới một lúc bạn có thể hiểu ra được "ý thức" là gì. Bạn cần phải hiểu được rằng trạng thái tinh thần này - không tồn tại qúa trình suy nghĩ trong tâm trí - không giống như trạng thái tâm hồn trống rỗng. Nó không phải là trạng thái khi mà bạn đang ngủ say hay bị ngất đi. " Mình sẽ không để cho tâm trí của mình bị sao lãng bởi những suy nghĩ về quá khứ lẫn tương lai. Mình sẽ giữ cho tâm trí mình tập trung vào hiện tại". Một khi bạn trau dồi ý chí như vậy, bạn lấy khoảng cách giữa qúa khứ và tương lai (có gía trị bằng 0 đến hiện tại) làm đối tượng cho việc thiền định và dễ dàng tập trung vào đối tượng đó, thoát khỏi mọi quá trình suy nghĩ.
HAI MỨC ĐỘ CỦA TÂM HỒN
(THE TWO LEVELS OF MIND)
(THE TWO LEVELS OF MIND)
Tâm hồn có hai mức độ về bản năng. Mức độ thứ nhất là sự hiểu biết thông suốt như đã được mô tả. Mức độ thứ hai và cũng là bản chất của tâm hồn, là nhận thức về sự không tồn tại cố định của tâm hồn. Để phát triển được sự tập trung vào bản chất chủ yếu này, khởi đầu bạn lấy mức độ thứ nhất của tâm hồn – sự hiểu biết thông suốt – làm tiêu điểm cho việc thiền định. Một khi bạn đã tập trung vào t iêu điểm đó được rồi, bạn suy niệm về sự không tồn tại của tâm hồn. Và rồi những gì xuất hiện trong tâm hồn bạn chính là "không có gì tồn tại trong tâm hồn bạn cả".
Đó là bước đầu tiên. Sau đó bạn lấy điều đó ("không có gì tồn tại trong tâm hồn") làm đối tượng cho sự tập trung của mình. Đây là một hình thức thiền đinh đầy khó khăn và thử thách. Người ta nói rằng một người luyện tập có bản lĩnh và năng lực cao nhất đầu tiên phải trau dồi hiểu biết về "sự trống rỗng" (emptiness) và sau đó dựa trên nền tảng của sự hiểu biết này, sử dụng chính "sự trống rỗng" đó làm đối tượng thiền định. Tuy nhiên, trước hết bạn nên có được những phẩm chất về "kéo dài điềm tĩnh" và dùng nó làm phương tiện để đạt được sự hiểu biết về "sự trống rỗng" sâu sắc hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét