Nguyên tác: The Essence Of Happiness – A Guidebook for living
Tác giả: His Holiness The Dalai Lama và Howard C. Cutter, M.D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tỳ kheo Thích Từ-Đức / 20 – 11 – 2010
Bước đầu tiên trong việc tìm kiếm hạnh phúc là học hỏi nghiên cứu – nghiên cứu những cảm xúc và thái độ tiêu cực tổn hại đến chúng ta như thế nào và những cảm xúc tích cực lợi ích như thế nào… Trong việc đem đến những thay đổi tích cực trong chính mình, mặc dù học hỏi chỉ là bước đầu tiên, cũng có những nhân tố khác: tin chắc, quyết tâm, hành động, và nỗ lực. Bước kế tiếp là phát triên sự tin chắc. Học hỏi và giáo dục là quan trọng bởi vì chúng giúp chúng ta phát triển sự tin tưởng chắc chắn đối với việc cần thiết của sự thay đổi. Sự tin tưởng chắc chắn để thay đổi này rồi thì phát triển thành sự quyết tâm. Tiếp theo, chúng ta chuyển biến thành hành động – sự quyết tâm mạnh mẽ để thay đổi có thể cho phép chúng ta thực hiện một nổ lực kiên nhẫn để thực hiện đầy đủ những thay đổi thật sự. Nhân tố nỗ lực sau cùng này là đầy sức sống.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Bây giờ, bất kể thái độ nào chúng ta đang tìm kiếm để thay đổi, bất chấp mục tiêu nào hay hành động nào chúng ta đang hướng nỗ lực chúng ta đến, chúng ta cần bắt đầu bằng việc phát triển một ý chí hay nguyện ước mạnh mẽ để làm việc ấy. Chúng ta cần phát sinh một nhiệt tình mãnh liệt. Và ở đây, một ý nghĩa khẩn cấp là nhân tố then chốt. Cảm giác khẩn trương này là một nhân tố đầy năng lực trong việc giúp chúng ta vượt thắng những rắc rối.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Nhằm để phát sinh một cảm giác khẩn cấp để tiến hành trong những thực hành tâm linh, hành giả được nhắc nhở về sự vô thường, sự chết của chúng ta… Sự tỉnh thức ấy về vô thường được cổ vũ, vì thế khi kết hợp với việc đánh giá đúng đắn về khả năng to lớn của sự tồn tại của con người, nó sẽ cho chúng ta một cảm giác khẩn cấp là chúng ta phải sử dụng mỗi thời khắc quý báu [mà không lãng phí].
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Bằng việc thực hiện một nỗ lực đều đặn vững chắc, tôi nghĩ chúng ta có thể vượt thắng bất cứ một hình thức của điều kiện tiêu cực nào và làm nên những thay đổi tích cực trong đời sống của chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn cần nhận thức rằng sự thay đổi chân thành không xãy ra qua trong một sớm một chiều.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Không có việc quanh co đối với những thành phần thiết yếu: quyết tâm, nỗ lực, và thời gian. Đây là những bí mật thật sự đối với hạnh phúc.
--- HOWARD CUTLER
Những thể trạng ‘lừa dối’ của tâm thức, tất cả những cảm xúc và tư tưởng phiền não bị bóp méo biến dạng, trong ấy chúng có gốc rể trong nhận thức sai lạc về thực tại chân thật của hoàn cảnh. Bất kể những cảm xúc tiêu cực này mạnh mẽ, sâu xa bao nhiêu, chúng không có nền tảng vững chắc. Chúng căn cứ trên vô minh si ám. Trái lại, tất cả những cảm xúc tích cực hay những thể trạng của tâm thức, chẳng hạn như: từ ái, bi mẫn, tuệ giác, và v.v … có nền tảng đáng tin cậy. Khi tâm thức trải nghiệm những thể trạng tích cực này, không có sự bóp méo hay xuyên tạc.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Những thể trạng tích cực của tâm thức chúng ta có thể hành động như những loại đối trị đến những khuynh hướng tiêu cực và thể trạng vọng tưởng của tâm thức chúng ta… Khi chúng ta làm nổi bật khả năng của những nhân tố đối trị này, năng lực của chúng càng mạnh mẽ hơn, chúng ta càng có thể giảm thiểu năng lực của những phiền não tinh thần và cảm xúc, chúng ta sẽ càng có thể giảm thiểu những ảnh hưởng và hậu quả của những thứ này.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Một số người cho rằng vì những cảm xúc phiền não là một phần “tự nhiên” của tâm thức chúng ta, nên không có cách nào để chiến thắng chúng một cách thật sự. Nhưng như vậy là sai. Thí dụ, tất cả chúng ta đều sinh ra trong một tình trạng si mê, vì thế si mê cũng hoàn toàn “tự nhiên”. Nếu chúng ta bỏ mặc chính chúng ta trong tình trạng tự nhiên mà không làm một nổ lực nào để học hỏi, thì chúng ta sẽ không thể xua tan si mê. Nhưng khi chúng ta lớn lên, chúng ta có thể tích tập được kiến thức và xua tan si mê ngu muội qua học vấn. Tương tự thế, qua những tập luyện thích hợp nào đấy, chúng ta có thể dần dần giảm thiểu những cảm xúc phiền não của chúng ta và gia tăng những thể trạng tích cực của tâm thức như từ ái, bi mẫn, và tha thứ.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Chính sự kiện rằng chúng ta có thể thay đổi những cảm xúc của chúng ta và đối trị những tư tưởng tiêu cực qua việc áp dụng những phương cách lựa chọn bằng việc thêm vào sự hỗ trợ bởi những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà chúng ta có thể vượt thắngnhững thể trạng tinh thần tiêu cực của chúng ta qua việc áp dụng những phương pháp đối trị, hay những thể trạng tinh thần tích cực tương ứng. Và khi sự kiện này được phối hợp với những bằng chứng khoa học hiện đại là chúng ta có thể thay đổi cấu trúc và chức năng của não bộ bằng việc trau dồi những tư tưởng mới, thế thì những ý tưởng mà chúng ta có thể đạt được hạnh phúc qua việc rèn luyện tâm thức dường như là một khả năng rất thực.
--- HOWARD CUTLER
Đối phó với những dự đoán thật sự là một vấn đề phức tạp. Nếu chúng ta có những mong đợi quá đáng mà không có một nền tảng chính đáng, thế thì điều ấy thường đưa đến những rắc rối. Trái lại, không có dự tính và hy vọng, không có khát vọng, sẽ không có chương trình. Một hy vọng nào đấy là cần yếu. Vì thế sự tìm kiếm một sự cân bằng thích đáng không dễ dàng. Chúng ta cần phán đoán mỗi hoàn cảnh trong phạm vi của nó.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tính bản nhiên của tâm thức là trong sáng. Điều ấy căn cứ trên niềm tin rằng tâm thức nền tảng căn bản vi tế không bị nhiễm ô bởi những cảm xúc phiền não. Tính bản nhiên của nó là thanh tịnh, một thể trạng được liên hệ như “Tâm Tịnh Quang” hay “Linh Quang”. Tính bản nhiên căn bản của tâm thức cũng được gọi là Phật tính. Do vậy, vì những cảm xúc phiền não không phải là một bộ phận bản chất nội tại của Phật tính này, nên có khả năng để tẩy xóa chúng và tịnh hóa tâm thức.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Thù hận và giận dữ được xem là những thứ độc hại nhất bởi vì chúng là những chướng ngại lớn nhất để phát triển lòng từ bi và vị tha, và chúng tàn phá đạo đức và sự tĩnh lặng của tâm thức.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Những hậu quả tàn hại của giận dữ và thù hận được chứng minh bằng tài liệu hữu hiệu bởi nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những cảm xúc này là những nguyên nhân quan trọng của bệnh tật và chết yểu hay đột ngột… Thực tế, thái độ thù nghịch bây giờ được xem là một nhân tố nguy hại quan trọng trong bệnh tật về tim mạch. Dĩ nhiên, người ta không cần những chứng cớ khoa học về bản chất tàn phá của những cảm xúc này để nhận ra chúng có thể làm mờ mịt sự phán xét của chúng ta, làm cảm giác cực kỳ khó chịu, hay trút những cơn tàn phá hả giận trong những mối quan hệ cá nhân của chúng ta. Kinh nghiệm cá nhân có thể nói với chúng ta điều này.
--- HOWARD CUTLER
Chúng ta không lo lắng băn khoăn nhiều về giận dữ và thù hận, vì thế chúng chỉ khởi lên. Nhưng một khi chúng ta phát triển một thái độ cẩn trọng đối với những cảm xúc này, thì thái độ khó bảo này tự nó có thể hành động như một biện pháp ngăn ngừa chống lại giận dữ hay thù hận.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Những cảm nhận giận dữ và thù hận sinh khởi từ một tâm thức bị quấy rầy bởi sự bất mãn và không hài lòng. Vì thế chúng ta có thể chuẩn bị trước thời gian bằng việc hành động liên tục đối với sự xây dựng lòng toại nguyện bên trong và trau dồi lòng tử tế ân cần và từ bi. Điều này mang đến một sự tĩnh lặng nào đấy của tâm hồn có thể hỗ trợ để ngăn ngừa khỏi sự sinh khởi từ lúc ban sơ. –
-- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Chúng ta không thể vượt thắng giận dữ và thù hận đơn giản bằng cách kiềm chế chúng. Chúng ta cần trau dồi một cách năng động những đối trị đối với chúng: nhẫn nại và bao dung… Một người nào đấy chiến thắng giận dữ và thù hận qua một tiến trình miệt mài là một anh hùng thật sự.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Nếu chúng ta có thể học hỏi để phát huy nhẫn nại và bao dung đối với kẻ thù của chúng ta, rồi thì mọi thứ khác sẽ trở nên dễ đàng hơn nhiều – lòng từ bi yêu thương của chúng ta đối với người khác sẽ bắt đầu tuôn chảy một cách tự nhiên.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Bây giờ có rất nhiều người trên thế giới, nhưng tương đối có ít người tác động qua lại với chúng ta, và thậm chí có ít người hơn làm rắc rối cho chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta tình cờ gặp một cơ hội như vậy để thực hành kiên nhẫn và bao dung, thì chúng ta nên cư xử với lòng biết ơn. Điều này hiếm hoi. Giống như không ngờ tìm ra một kho báu trong nhà của chúng ta, chúng ta nên vui mừng và biết ơn đối với kẻ thù của chúng ta cho việc cung ứng cơ hội quý giá ấy. Bởi vì nếu chúng ta có bao giờ thành công trong việc thực tập kiên nhẫn và bao dung, những nhân tố quan trọng trong việc đối trị những cảm xúc phiền não, là qua việc phối hợp với những nỗ lực của chúng ta và cũng như cơ hội cung ứng bởi kẻ thù của chúng ta.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Thật sự, kẻ thù là điều kiện cần thiết cho việc thực hành nhẫn nhục. Không có hành động của kẻ thù, thì không có điều kiện để nhẫn nhục và bao dung sinh khởi. Bạn hữu chúng ta không thường thử thách chúng ta và cung ứng co hộ để trau dồi nhẫn nhục; cho có kẻ thù mới làm điều này. Vì thế, từ quan điểm này chúng ta cần xem kẻ thù chúng ta như một vị thầy lớn, và tôn trọng người ấy vì đã cho chúng ta cơ hội quý báu này để thực hành nhẫn nhục.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Vì nhẫn nhục và bao dung đến từ một khả năng duy trì sự vững vàng, không dao động và không bị nhấn chìm bởi những tình cảnh hay điều kiện thù địch mà chúng ta đối diện, chúng ta không nên xem bao dung hay nhẫn nhục như một dấu hiệu của yếu đuối hay chịu thua, nhưng đúng hơn như một dấu hiệu của sức mạnh, đến từ một khả năng sâu sắc để duy trì sự vững vàng.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Kết quả chung cuộc hay thành quả của nhẫn nhục và bao dung là tha thứ. Khi chúng ta thật sự nhẫn nhục và bao dung, thế rồi tha thứ đến một cách tự nhiên.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Những cảm giác sầu khổ và băn khoăn là sự trả lời tự nhiên đến mất mát. Nhưng nếu chúng ta cho phép những cảm giác mất mát và lo lắng cứ dai dẳng, thì có một hiểm họa: Nếu những cảm giác này bị bỏ rơi, không kiểm soát, chúng có thể đưa đến một loại tự bận tâm ám thị với những thứ khác.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Chúng ta thấy mình lo lắng quá nhiều, nghĩ đến những người có thảm cảnh tương tự hay thậm chí tệ hơn có thể giúp chúng ta. Một khi chúng ta nhận ra điểu ấy, thế rồi chúng ta sẽ không còn cảm thấy bị cô lập, giống như chúng ta bị chọn lựa một cách riêng lẻ. Điều ấy có thể cho chúng ta một loại chia buồn nào đấy.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Nếu một hoàn cảnh hay một vấn đề khó khăn như thế mà có thể sửa chữa, thế thì không cần phải lo lắng. Nói cách khác, nếu có một giải pháp hay một lối thoát cho sự khó khăn, thế thì người ta không cần bị nó lấn áp… Thật có ý nghĩa hơn để dành năng lượng trong cho giải pháp hơn là lo lắng về vấn đề rắc rối. Như một sự lựa chọn, nếu không có lối thoát, không giải pháp, không có sự quyết khả dĩ, thế thì cũng không có điểm nào để lo lắng về nó – bởi vì chúng ta không thể làm bất cứ điều gì về nó bất cứ cách nào.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Trong phương pháp rèn luyện tâm thức và đạt hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều gần nhất mà người ta tiếp nhận được thúc đẩy bởi lòng vị tha, càng sợ hãi người ta càng đối diện với những hoàn cảnh bị kích động băn khoăn ngay cả một cách cực đoan. ---HOWARD CUTLER
Động cơ là rất quan trọng. Thật sự tất cả những hành vi của con người có thể được thấy trong những dạng thức của động cơ, và chuyển động phía sau tất cả những việc làm là động cơ của con người. Nếu chúng ta phát triển một động cơ trong sạch và chân thành, nếu chúng ta được thúc đẩy bởi một nguyện ước để hỗ trợ trên căn bản của tử tế ân cần, từ bi yêu thương, và tôn trọng, thế thì chúng ta có thể xúc tiến bất cứ loại hành vi nào, trong bất cứ lĩnh vực nào, và thể hiện chức năng một cách hiệu quả hơn với ít lo sợ và lo âu hơn, không lo lắng về những gì người khác nghĩ hay cho dù chúng ta sẽ thành công trong việc đạt đến mục tiêu căn bản của chúng ta hay không.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tôi nghĩ rằng động cơ chân thành hành động như một loại đối trị đến việc làm giảm thiểu sợ hãi và lo lắng.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Khi nhìn vào ý nghĩa căn bản của “tự ngã”, tôi nghĩ chúng ta có thể định rõ đặc trưng thành hai loại. Ý nghĩa thứ nhất của tự ngã, hay ‘cái tôi’, được xem như chỉ với sự đáp ứng cho quyền lợi bản thân, những sự tham muốn vị kỷ, với việc bất chấp những sự cát tường của người khác. Loại kia của cái tôi hay cảm giác tự ngã được căn cứ trên một sự quan tâm chân thành vì người khác và lòng khao khát được phụng sự. Nhằm hoàn thành nguyện ước được phục vụ ấy, người ta cần một cảm giác mạnh mẽ của tự ngã, và một cảm giác tự tin tưởng. Loại tự tin tưởng này là thứ đưa đến những kết quả tích cực.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Càng là con người trung thực, càng cởi mở, chúng ta càng có ít sợ hãi hơn, bởi vì không có sự lo lắng về việc bị phơi bày hay bị phát giác đến người khác. Vì thế, tôi nghĩ rằng càng lương thiện hơn, chúng ta sẽ càng tự tin tưởng hơn.
--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Dường như khi rắc rối sinh khởi, quan điểm của chúng ta thường trở nên hẹp hòi hơn. Tất cả mọi sự chú ý của chúng ta có thể bị tập trung trên sự lo lắng về rắc rối, cảm giác giống như chúng ta là kẻ duy nhất đang trải qua những khó khăn như vậy, là điều làm cho vấn đề dường như rất căng thẳng. Khi điều này xảy ra, tôi nghĩ rằng sự thay đổi quan điểm, thấy mọi việc từ một nhận thức rộng rãi hơn, có thể hỗ trợ một cách rõ ràng… Nếu chúng ta chỉ nhìn tại một sự kiện ấy, nó hiện hữu to lớn hơn và to lớn hơn. Nếu chúng ta tập trung quá gần gũi, quá mạnh mẽ, trên vấn đề. Nhưng nếu chúng ta so sánh trường hợp ấy với một vấn đề nào đấy to lớn hơn, hãy nhìn vào vấn đề từ một nhận thức khác, từ một khoảng cách, rồi thì nó sẽ hiện hữu nhỏ bé hơn và ít dữ dội hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét