Nguyên Giác
Tôn kính, cúng dường một vị Phật cũng là tôn kính và cúng dường vô lượng Đức Phật. Do vậy, lòng tôi luôn luôn hoan hỷ khi nghĩ về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người tôi tin là một hóa thân của Đức Phật Quan Âm. Đi khắp trần gian này để đưa chúng sinh qua bờ bên kia… hẳn là tâm của một bà mẹ. Tôi luôn luôn muốn rằng mình có nhiều cơ hội để tôn kính và cúng dường chư Phật – cũng là Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng là các bà mẹ thế gian này, và tất cả những vị thầy dạy pháp cho mình.
Buổi nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma chiều Thứ Ba 7-7-2015 không nằm trong các chương trình có công bố trên truyền thông dòng chính. Tôi cũng không ngờ, rằng chương trình này nói toàn tiếng Tây Tạng. Tất cả mọi người trên sân khấu đều nói tiếng Tây Tạng, chỉ trừ ban đầu cô Ann Curry trong cương vị MC nói vài câu tiếng Anh.
Đó cũng là lần đầu tiên tôi được nghe hoàn toàn, một sự kiện nhiều giờ, trong tiếng Tây Tạng -- cầu nguyện, ca hát, và rồi Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng, kể cả khi ngài nói giỡn (dĩ nhiên, tôi không hiểu, nhưng rồi thấy Ngài và rồi cả ngàn người cười phá lên). Không khí huyền ảo như dưòng siêu thực, khó gặp lần thứ nhì trong kiếp này. Buổi lễ có tên là Tibetan Long Life Prayers to His Holiness The Dalai Lama, trên nguyên tắc chỉ giành cho cộng đồng người Tây Tạng lưu vong và những người Mỹ biết nóí tiếng Tây Tạng.
Nhiều người Mỹ trắng ngồi quanh tôi, cũng gật gù theo một số câu nói của Ngài, và rồi cười khúc khích khi Ngài nói cười… nghĩa là, nhiều nhà trí thức Hoa Kỳ có nghiêm túc học tiếng Tây Tạng khi học Kinh Phật. Chỉ có tôi ngồi im lặng khi mọi người cười giỡn, vì mình chẳng hiểu gì cả. Không phải đâu, cùng số phận với tôi là các em bé Tây Tạng và Mỹ trắng, và Mỹ vàng trong hội trường Brent nữa, có em còn nằm trên tay bồng của mẹ, dĩ nhiên các em chẳng hiểu người lớn nói gì, vì các em ở nhà chỉ xem TV nói tiếng Anh. Có lẽ.
*
Về nhà, mệt kinh khủng, sau nhiều ngày chạy theo tin thời sự, từ các buổi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện, rồi số báo đặc biệt để cúng dường Ngài, và rồi phải xem tin TT Obama tiếp khách… tính tắt máy để ngủ, được anh bạn thân -- nhạc sĩ Trần Chí Phúc -- gửi email nhắc: “Cuộc sống ngắn lắm, thời gian không chờ chúng ta đâu…” Do vậy, những dòng chữ này được viết để kể về một buổi lễ cầu nguyện trường thọ cho một vị, mà tôi tin rằng, thế gian rất mực hy hữu.
Công việc của tôi là cầm 12 ấn bản đặc biệt in màu của Việt Báo, số Thứ Hai ngày 6 tháng 7-2015 tới giao cho GS Tiến sĩ Tenzin Dorjee, Chủ tịch hội Tibetan Association of Southern California, để cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma và phái đoàn chư tăng Tây Tạng. Ấn bản này in song ngữ Anh-Việt, nên tốn sức, làm rất mệt nhọc.
Đậu xe xa kinh khủng. Vì các sân gần đó đã đầy chỗ. Rời sân đậu xe, chỉ sợ lúc về tìm lại không ra, nên phải ghi chú đường đi, ngã quẹo, thậm chí chụp hình một biểu ngữ quảng cáo ở góc đường để làm dấu. Hóa ra cái đại học UCI này lớn kinh khiếp.
Bên ngoài hội trường Brent, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ được cộng đồng Tây Tạng làm lễ chúc thọ, một nhóm khoảng 20 người, Mỹ trắng và vàng, mặc áo tu sĩ Tây Tạng và đời thường, đang đánh trống quân hành, la hét chỉ trích Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Lòng tôi buồn kinh khủng. Buồn không chi kể nổi. Tôi đã quan sát tình hình này từ lâu. Dorje Shugden, vị thần hộ pháp, được thờ từ lâu bởi dòng Mũ Vàng, nhưng rồi chính Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng vị thần này gây bạo lực, gây chia rẽ bộ phái, vì lý tưởng là phải tu học bất phân bộ phái. Chỗ này có thể hiểu rằng, các vị hộ thần cũng là một chúng sinh ở cõi vô hình, không phải vị nào cũng thích nghi với pháp tu của Phật Tử. Và nên hiểu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong khả năng thiền định của Ngài, đã nhận ra vị Shugden là một “ác linh,” không thích hợp với pháp tu từ bi và hòa hài xã hội.
Đặc biệt, nhà nước Trung Quốc gây chia rẽ thêm, đã ra lệnh cho các tu viện trong vùng Tây Tạng phải dựng tượng và thờ phượng vị thần Shugden. Chính phủ TQ cũng cung cấp tiền, hỗ trợ các bộ pháí thờ Shugden tại Ấn Độ, Nepal, toàn cầu để làm suy yếu vị trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ tháng 12-2-12, nhà sư Lama Jampa Ngodrup được chính phủ TQ giao nhiệm vụ ra hải ngoại, cổ vũ thờ vị thần Shugden.
Tôi hoàn toàn không thể hiểu được tại sao những người tự nhận là Phật Tử này có thể đánh trống, hô hào la hét, chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vì sao Phật Tử hung hăng như thế? Trước giờ, tôi đã không dám nặng lời với bất kỳ ai, ngay cả một người khác đạo đang hung hăng tấn công mình. Có cái gì rất bệnh ở kiểu như thế. Thêm nữa, trong cương vị nhà báo ngồi giữa Little Saigon, tôi đã quen với nhiều sóng gió. Đôi khi, có những người gọi điện thoạị vào tòa soạn, mắng tôi xối xả vì dung chữ không thích nghi, hay vì lỗi chính tả nào đó, hay vì bản tin dịch thiếu sót… Ra phố, gặp mục sư hay linh mục, tôi cũng chắp tay kính lễ.
Tôi rất ít khi tranh luận… phần lớn vì nhớ lời dặn của thầy tôi, rằng chuyện gì cũng có nhân quả. Đặc biệt nên tránh tranh cãi, vì nếu mình nói đúng Phật Pháp, mà người kia nhất định cãi bướng, kiếp sau họ khó gặp lại Phật Pháp. Thêm nữa, Thầy dạy, ra đường, thấy một em nhỏ cũng chớ xem thường, vì em bé đó có thể là một vị thánh tái sinh, hay một vị bồ tát tái sinh…
Khoảng 1 giờ trưa, nhóm Phật tử Shugden im lặng, dẹp trống, ngồi nghỉ mệt… có lẽ, họ chờ xe buýt tới, chở đi. Thêm nữa, họ biểu tình chống Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng mấy ngày rồi, hẳn là mệt.
Tôi thấy anh Tenzin đứng sau một chiếc bàn. Tôi đưa tay lên hét, “Mr. Tenzin Dorjee.” Anh bước ra, bắt tay chào, nhận 12 số báo gói sẵn, và đưa một vé vào cửa cho tôi. Anh nói rằng bây giờ cons ớm, vì một giờ rưỡi chiều mới vào hội trường. Những người giữ an ninh mặc đồng phục giăng dây để làm mọi người xếp hàng chờ sẵn. Thế rồi, anh Tenzin biến mất dạng. Cũng nên nói thêm, anh nguyên là nhà sư Tây Tạng ra đời, bây giờ vẫn độc thân (và có lẽ, sẽ độc thân suốt kiếp này, vì có một số vị lạt ma được chỉ thị ra đời để hoằng pháp), học xong Tiến sĩ và bây giờ dạy ở đạị học CSU Fullerton. Bản thân anh là Hội trưởng của hội Tibetan Association of Southern California.
Tôi nhìn chung quanh. Hầu hết đứng để chờ vào, vì ai cũng mặc trang phục lễ hội, màu sặc sỡ như trang phục thổ cẩm của người Hmong tại miền núi Việt Nam.. Thấy rõ đấy: gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, đối với dân Tây Tạng là lễ hội lớn. Trẻ em cũng mặc trang phục lễ hội nữa, có em khóc, có em chạy giỡn và bị mẹ nắm tay ghìm lại, bắt chờ. Những người Mỹ trắng cũng đông…
Tôi tới các bàn đang bày bán kỷ vật, khăn quàng, trang phục, chuông, mõ… kiểu Tây Tạng. Phải mua cái gì chớ, vì Ngài Đạt Lai Lạt Ma sau năm nay, không chắc gì tới Quận Cam nữa. Năm nay, Ngài 80 tuổi, và sẽ được sắp xếp tới các thành phố khác sau này.
*
Tôi luôn luôn nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma như một hóa thân của Đức Quan Âm. Tôi đã dự pháp hội của ngài nhiều năm nay, ở Pasadena, ở Long Beach, ở Quận Cam… Lần họp báo giành cho rất ít phóng viên ở Long Beach mấy năm trước, tôi nhường cho hai bạn phóng viên – Tâm Huy Huỳnh Kim Quang và Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy – tham dự, vì biết là sẽ có cơ duyên đứng bên Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình. Hóa ra, hai anh này lúng túng, không được chụp hình gần, lại thành ra chụp hình giùm cho mấy người khác; tôi còn nhớ và còn giữ mấy tấm ảnh chụp hình một vài nhà báo gốc Việt đứng kế bên Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tôi tham dự các pháp hội chỉ vì lòng tôn kính, thuần túy vì lòng tôn kính. Không phảỉ vì nghe pháp. Tôi đã mua qua Amazon sách của ngài, nhiều tới để sách chất ở đầu giường, ở bên giường để ban đêm hễ mở mắt là thấy có sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma để đọc, và tin rằng mình đọc kỹ hơn rất nhiều người. Đó là đọc, dĩ nhiên là đọc bản Anh ngữ, còn nói rằng mình hiểu Phật pháp tới đâu thì, dĩ nhiên, có thể gọi rằng chẳng tới đâu – hay để nói cho gọn kiểu người xưa, rằng chỉ nhớ có mỗi chữ Như. Nếu không nhầm.
Khởi đầu buổi lễ, ba vị sư Tây Tạng mũ vàng làm nghi thức, kiểu như tụng kinh, giống như hát, và nghi lễ vân vân. Tôi tự chọn ngồi cánh trái, trên cao để dễ chụp hình. Máy hình mua nhiều năm trước, nên không tối tân, nhưng cũng tạm xài trong hội trường Brent của UCI, nơi kiến trúc theo kiểu một sân vận động trong phòng.
Anh bạn Giáo sư Tenzin Dorjee ngôì trên sân khấu, cách Đức Đạt Lai Lạt Ma một ghế trống. Tôi không hiểu ý nghĩa ghế trống để bên Đức Đạt Lai Lạt Ma có ý nghĩa gì. Có thể tượng trưng cho Đức Ban Thiền Lạt Ma đang bị Trung quốc giam cầm? Không hiểu nổi. Cô MC Ann Curry đứng ở bục, nói vài câu tiếng Anh là thôi. Từ đó trở đi, là nói toàn tiếng Tây Tạng. Tôi nghe dĩ nhiên không hiểu, nhưng bầu không khí tuy rộng tới khoảng 2,000 người ngồi, nhưng vẫn đậm chất thân thương.
Một điều để nghiệm ra rằng, tuy anh Tenzin là Hội Trưởng, đứng ra tổ chức, nhưng bản văn chúc thọ Đức Đạt Lai Lạt Ma lại do một nhóm thiếu nhi thực hiện, và rồi sau đó tới một nhóm thanh niên đọc một bản văn khác. Tôi đoán, đó là nguyện văn chúc thọ. Hẳn là cô MC Curry cũng chẳng hiểu chữ nào. Điều tôi ngạc nhiên là, anh Hội Trưởng Tenzin không hề đọc diễn văn nào, cũng không hề nói một lời nào trước công chúng. Đúng ra, tôi thấy anh có nói vài câu riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lúc đó anh quỳ một đầu gối xuống; lúc đó, tôi thực sự thấy rằng dân Tây Tạng, kể cả một người bây giờ là Giáo sư CSUF, cũng xem Ngài như một vị vua. Thêm nữa, điểm khác là: dân Việt Nam mình hễ giữ chức Hội Trưởng là ưa đọc diễn văn dài kinh khủng.
Khi tôi nghĩ rằng chắc chỉ duy mình là người Việt nơi đây, nhìn thấy từ ngoài cổng bước vào là Nguyễn Quốc Bảo, Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove. Bảo đi cùng một cô bạn Hoa Kỳ, Tôi đưa máy ảnh, chụp từ xa, nghĩ là sẽ về gửi email tặng Bảo, anh chàng sẽ bất ngờ lắm. Tôi đoán là Bảo hiểu tiếng Tây Tạng, vì Bảo tốt nghiệp Thạc sĩ về Indo-Tibetan Buddhist Studies (Nghiên Cứu Phật Giáo Ấn-Tạng) tại đại học Naropa University tại Boulder, Colorado.
Vài hôm sau, Bảo cảm ơn về tấm ảnh, cho biết cô bạn kia là học cùng ở Đại học Naropa, nay về Quận Cam dự pháp hội. Nghĩa là, cũng chung một làng Phật Giáo Tây Tạng.
*
Tôi luôn luôn nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma như hóa thân của Đức Quan Thế Âm. Nghĩa là, nhìn chúng sinh như mẹ nhìn con, lòng lúc nào cũng muốn bảo bọc chúng sinh. Mỗi lần nghĩ tới Ngài, lòng tôi tự nhiên thấy ấm lại, như khi nghĩ tới ba, tới mẹ.
Hôm đó, trên đường từ chỗ gửi xe đi tới hội trường Brent, tôi đang suy nghĩ vê những bài thơ đang làm, tìm cách sắp xếp các cảm xúc, các suy nghĩ. Duyên khởi của việc làm thơ này cũng là để cúng dường Tam Bảo.
Anh bạn nhạc sĩ Trần Chí Phúc một hôm gọi điện thoại, lúc 10 giờ khuya, nói rằng cần một bài thơ để anh phổ nhạc, để sang hôm sau anh sẽ hát trong Đạo Tràng Nhân Quả của quý thầy phái khất sĩ Quận Cam, còn gọi là hệ phái Minh Đăng Quang, nơi anh thân với một số vị sư.
Tôi nói, tôi không có thơ thiền, thơ đạo nào có sẵn, vì trước giờ mỗi năm chỉ làm thơ một lần cho báo Xuân, và do vậy chỉ có thơ tình, vì muốn bán báo là phải làm thơ tình mới chiều lòng độc giả được.
Bạn Phúc nói, rằng có vào Google, tìm thơ đạo để phổ nhạc, nhưng thấy thơ quý thầy không hợp, mới nghĩ tới bạn, vậy thì làm ngay một bài thơ trong vòng một giờ đồng hồ, giử cho mình để phổ nhạc.
Tôi nói, cúng dường Tam Bảo là phải lẽ, xin chờ một giờ, tôi làm xong sẽ gửi qua email.
Đêm hôm sau, nhạc sĩ Trần Chí Phúc gọi lại, nói rằng bài thơ phổ hoài không được, sang hôm sau, ra nhà bếp chùa, ngồi cầm đàn, dò tới dò lui, mới nghĩ ra nhạc, tới trưa là hát cúng dường trong Đại Lễ Phật Đản.
Đó là nhân duyên của bài đầu tiên. Sau đó, Phúc đề nghị rằng hãy làm cho đủ 10 bài thơ thiền, để Phúc phổ nhạc, rồi in CD, in tập nhạc, cúng dường Tam Bảo. Tôi nghĩ, đó là đề nghị hy hữu, nên hứa là sẽ ráng sức làm thơ.
Hôm dự Lễ Cầu Nguyện Trường Thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi cũng hồi hướng lời cầu nguyện của Ngài tới tất cả các bà mẹ, vì khi nhìn thấy Ngài đứng nói bằng tiếng Tây Tạng cà giờ đồng hồ, tôi thấy Ngài hiện thân ra như những bà mẹ muốn bảo bọc con mình.
Nơi đây, xin mời độc giả nghe trước một ca khúc để tặng các bà mẹ. Băng ghi âm này không có chất lượng studio, chỉ có âm thanh guitar, giọng hát của Phúc chỉ là bản nháp, vì nếu in CD là sẽ nhờ các cô ca sĩ có giọng hay hơn.
Cũng nên ghi thêm, khi tôi làm bài thơ này, tới câu “tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn,” hiện ra trước mắt tôi là hình ảnh nhiều thập niên trước, mẹ của một người bạn thân (bây giờ bạn này dịch kinh, ký tên Thanh Liên) trong khi ngồi tụng kinh ở chính điện một ngôi chùa trên đường Phan Thanh Giản, Quận 3, đã ràn rụa nước mắt theo từng dòng kinh.
Bài thơ cúng dường các bà mẹ như sau:
Rồi Mẹ Như SươngThương con trăm sông ngàn núitrang kinh mẹ chép cúng dườngbốn thời sớm trưa chiều tốinhớ ơi nước mắt lăn dòng
Thương con mãi xa ngàn dặmtụng kinh mẹ khóc mưa nguồngió đưa tới rừng xa thẳmlạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưarồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơrồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trờirồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
Nửa khuya trở mình viễn phốcon đọc trang kinh cuối dòngchữ mẹ ngút ngàn thương nhớchép lời Phật dạy qua sông
Thương ơi một rừng tóc trắngbay về che khắp tử sinhnghe chim kêu ngàn xa vắngngẩng đầu rơi tiếng bất sinh.
(Thơ Phan Tấn Hải)
Xin mời nghe ở đây:
AUDIO CA KHÚC: Rồi Mẹ Như Sương
*
Và sau đây, là bài thơ tôi làm để diễn lại Kinh Bahiya, một kinh tôi nghĩ là Thiền Tông Đốn Giáo, vì không qua bất kỳ phương tiện chỉ quán nào, chỉ cần nhận ra tức tâm tức vật, hay tức tâm tức cảnh là vượt qua mọi dính mắc. Bài thơ như sau:
Hoa Bay Khắp TrờiNhìn kiachỉ hình hiện rakhông người không tachỉ hình được thấykhông ai đang thấy
Nghe kìachỉ tiếng trong lờikhông ta không ngườichỉ tiếng được nghekhông ai đang nghe
Chữ vàng trên giấy, lời Phật năm xưa, khởi từ bi dậy, chỉ qua kia bờThương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa bay khắp trời
Ngồi đâycảm nhận hơi thởhơi vào hơi rachỉ là hơi thởkhông ai đang thở
Tâm kiàkhắp cảnh là tâmkhắp tâm là cảnhkhắp trời gương sángkhắp trời là tâm.
(thơ Phan Tấn Hải)
Anh bạn Trần Chí Phúc phổ thành nhạc, và hát nháp như sau:
AUDIO CA KHÚC: Hoa Bay Khắp Trời
*
Tôi không biết rằng mình có sẽ in được CD nhạc và tập nhạc hay không, vì có mời ai hát cũng là tốn tiền, có ghi âm ở studio nào rồi cũng phải tốn kém. Nhưng ít ra, là phải làm cho đủ 10 bài thơ, để phổ thành nhạc. Trong đó, tất nhiên sẽ phải có một bài thơ ngợi ca Đức Quan Thế Âm… Chỉ hy vọng, từ từ các pháp sẽ thành tựu.
Nguyên Giác
|
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
TÔN KÍNH và CÚNG DƯỜNG ĐỨC PHẬT
* GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TRUYỀN THỐNG VÀ
TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
PHẬT TỬ
Bài 5
*
MÀU SẮC THUẦN NHẤT CỦA TỔ CHỨC GĐPTVN:
Cho dù thuộc Phân Ban,
thuộc Giáo chỉ hay thuộc Tăng đoàn, trên cơ bản, GĐPTVN trong và ngoài nước đều
giống nhau về hình thức cũng như nội dung và chủ hướng; đều cùng tôn thờ một đức
Phật, tin và sống đúng theo tiêu chí của một đoàn sinh.
I.
TRANG PHỤC (theo phân
ban)
Từ khi chánh thức với danh xưng GĐPTVN,
trang phục của đoàn sinh như sau: SẮC
PHỤC
Sắc phục Gia đình Phật tử
có ba màu: màu lam, xanh dương đậm và màu trắng
1. Đoàn phục:
A.
Huynh
trưởng Nam và Thanh
Thiếu Nam :
- Áo sơ mi lam tay cụt, cổ (bâu) lật, hai túi có nắp và sống
túi, có cầu vai, sống lưng.
- Quần sọt (Short) màu xanh dương đậm hai túi sau có sống túi và có nắp.
- Mũ (tứ ân).
- Vớ (tất) dài màu lam, dưới đầu gối cho Huynh trưởng. Vớ ngắn màu lam cho Đoàn sinh.
- Quần sọt (Short) màu xanh dương đậm hai túi sau có sống túi và có nắp.
- Mũ (tứ ân).
- Vớ (tất) dài màu lam, dưới đầu gối cho Huynh trưởng. Vớ ngắn màu lam cho Đoàn sinh.
B. Huynh trưởng Nữ
và Thanh Thiếu Nữ:
- Áo sơ mi lam tay dài, cổ lật, hai túi có nắp và sống
túi, có cầu vai, sống lưng.
- Quần tây dài màu xanh dương đậm (không mặc quần Jean), nón Tứ ân.
- Quần tây dài màu xanh dương đậm (không mặc quần Jean), nón Tứ ân.
a/
Nam
Oanh Vũ:
- Áo sơ mi lam tay cụt,
cổ lật, có cầu vai, sống lưng, quần sọt màu xanh dương đậm, hai túi sau, có dây
đeo phía sau lưng hình chữ X, nón Tứ ân.
b/ Nữ Oanh vũ:
- Áo sơ mi lam cổ lá
sen, tay phồng cụt, váy màu xanh dương đậm, có dây đeo phía sau lưng hình chữ
H, nón tai bèo màu lam.
2. Lễ phục:
a/
Huynh trưởng Nam và
Thanh Thiếu Nam :
- Áo sơ mi lam tay dài, cổ (bâu) cồn, hai túi có nắp và sống
túi, có cầu vai, sống lưng.
- Quần tây dài màu xanh dương đậm , hai túi sau có nắp. Mũ (nón) Tứ ân. Riêng Huynh trưởng có cà vạt xanh theo màu quần.
- Quần tây dài màu xanh dương đậm , hai túi sau có nắp. Mũ (nón) Tứ ân. Riêng Huynh trưởng có cà vạt xanh theo màu quần.
b/ Huynh trưởng
Nữ và Thanh Thiếu Nữ:
- Áo dài lam quần trắng, nón lá.
- Áo dài lam quần trắng, nón lá.
ÐỒNG
PHỤC (theo GĐPT truyền thống)
A. Nam Phật Tử và Thiếu Nam : Sơ-mi lam tay cụt, hai túi và cầu vai. Quần
sọt xanh nước biển, hai túi sau. Nón lá hay mũ Phật tử
(tuỳ theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
B. Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ : Áo dài lam, quần trắng (khi đi trại nên có
Trại phục)
C. Nam Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt, có cầu vai. Quần sọt màu
xanh nước biển, hai túi sau, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành màu xanh
nước biển chóp tròn ( tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn ).
D. Nữ Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt phồng. Váy màu xanh nước
biển. Mũ hay nón ( tùy theo địa phương, nhưng cốt cho đồng nhất trong một Ðoàn
).
Ðồng
phục và Huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội của Gia Ðình,
trong những buổi cắm trại và buổi họp.
II.
XƯNG HÔ
Chỉ có hai từ duy nhất
là Anh (chị) và em. Cho dù là bác gia
trưởng, anh huynh trưởng ở BHD trung ương lão thành - một đoàn sinh, nhỏ gọi
người lớn là Anh (chị) và xưng là em; Trong gia quyến thế tục tôn xưng là ông,
bà... nhưng vào đoàn thể áo lam chỉ gọi bằng anh để chứng tỏ tính bình đẳng và
sự thân thiện.
c/ Tin phật
Từ các anh chị trong BHD đến Oanh vũ đều một lòng
tin và hướng về Phật
d/ Chương
trình học tập và huấn luyện cả ba miền trong mỗi đơn vị, đều thống nhất, gồm
ba bậc :
- Ngành Đồng
- Ngành Thiếu
- Ngành Thanh
- Ngành Thiếu
- Ngành Thanh
Nội dung huấn luyện gồm:
- Phật Pháp
- Hoạt Động Thanh Niên.
- Hoạt Động Xã Hội.
- Văn Nghệ.
- Hoạt Động Thanh Niên.
- Hoạt Động Xã Hội.
- Văn Nghệ.
e/ Biểu tượng:
Huy hiệu của GIA ĐÌNH PHẬT TỬ là Hoa Sen Trắng tám cánh
(năm cánh trên và ba cánh dưới) trên nền tròn màu xanh lá mạ.
f/ Đặc tính
chung
Trong nội quy của GĐPTVN ghi rõ:
ĐIỀU LUẬT
A. Điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu niên:
A. Điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu niên:
1. Phật
tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật
tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật
tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật
tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật
tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Điều luật của Đoàn sinh ngành Đồng:
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
Với điều
luật rõ ràng như thế, nói lên tôn chỉ huấn luyện đoàn sinh thành một Phật tử
chân chánh, không mang màu sắc chính trị, không hạn chế tuổi tác, nghề nghiệp,
địa vị trong xã hội, ngược lại với tác phong của một người được huấn luyện đào
tạo trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng phục vụ xã hội trong những
ngành nghề mà một đoàn sinh có thể, theo khả năng chuyên môn của mình. Sở trường
nghiệp vụ trong xã hội hỗ trợ thêm nhân cách đạo đức ắt hẳn sẽ là một công dân
tốt cho xã hội. Phải chăng, đó là tầm quan trọng của GDPT
và thế hệ trẻ trong một xã hội sa đọa đạo đức hiện nay? Về tình cảm, đối với
quyến thuộc biết tôn kính yêu thương, đối với mọi loài biết tôn trọng sự sống,
biết tôn trọng sự chân thật, hỷ xã và trong sáng.
Như ta đã biết, GĐPTVN
khai mào vào năm 1930, thì trước đó 10 năm, tại Bỉ, Kyto giáo, một tôn giáo bạn
cũng đã khai sinh một đoàn thể trẻ với tên gọi Thanh Sinh Công, đến Việt Nam
năm 1937 mà tiền thân gọi là Việt Sinh Công. Ngày 20-4-1964, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
đã nhóm họp tại Đà Lạt và quỵết định chấp nhận TSC là phong trào hoạt động tông
đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên, học sinh. Cũng từ ngày này, phong
trào TSC được công nhận là một phong trào Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt của
Giáo Hội Việt Nam. Sự kết hợp giữa Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công.Tại
Đại Hội toàn quốc năm 1963 được tổ chức tại Đồi Lasan Mossard, Thủ Đức, hai tổ
chức Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công kết hợp lại với nhau và lấy một tên chung
là Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam với một ban cố vấn gồm Linh Mục Phêrô Đỗ
Long Bộ làm Tổng Tuyên Úy và Sư Huynh Gagelin Mai Tâm làm Tổng Cố Vấn.
TÔN
CHỈ
Tôn chỉ của phong trào TSC là Kitô-hoá môi trường học đường, đem tinh thần phúc âm vào đời sống SVHS, tức là xây dựng một thế hệ trẻ biết yêu Chân-Thiện-Mỹ vì Thiên Chúa.
Tôn chỉ của phong trào TSC là Kitô-hoá môi trường học đường, đem tinh thần phúc âm vào đời sống SVHS, tức là xây dựng một thế hệ trẻ biết yêu Chân-Thiện-Mỹ vì Thiên Chúa.
ĐƯỜNG
LỐI HOẠT ĐỘNG
TSC theo phương pháp “xem-xét-làm”, suy gẫm phúc âm và kiểm điểm đời sống theo đường lối sau:
- Phục tùng và cộng tác với hàng giáo phẩm,
- Luôn luôn liên kết với Chúa Kitô,
- Hoạt động nhằm vào tầng lớp SVHS, với quyết tâm làm cho tầng lớp này chuyển mình theo chiều hướng Phúc Âm,
- Mọi hoạt động TSC đều phải tổ chức trên bình diện môi trường,
- Phải luôn luôn có mặt trong mọi cơ cấu, mọi hình thức sinh hoạt có liên quan tới giới SVHS hầu có thể đóng vai trò “men trong bột” của mình,
- Hoạt động với và cho giới học sinh, sinh viên theo phương pháp của phong trào.
TSC theo phương pháp “xem-xét-làm”, suy gẫm phúc âm và kiểm điểm đời sống theo đường lối sau:
- Phục tùng và cộng tác với hàng giáo phẩm,
- Luôn luôn liên kết với Chúa Kitô,
- Hoạt động nhằm vào tầng lớp SVHS, với quyết tâm làm cho tầng lớp này chuyển mình theo chiều hướng Phúc Âm,
- Mọi hoạt động TSC đều phải tổ chức trên bình diện môi trường,
- Phải luôn luôn có mặt trong mọi cơ cấu, mọi hình thức sinh hoạt có liên quan tới giới SVHS hầu có thể đóng vai trò “men trong bột” của mình,
- Hoạt động với và cho giới học sinh, sinh viên theo phương pháp của phong trào.
10 ĐIỀU TÂM NIỆM :
1. Thanh Sinh Công
không thuộc về mình
2. Thanh Sinh Công thuộc về Chúa Ki-tô.
3. Thanh Sinh Công sống trong ơn nghĩa Chúa.
4. Thanh Sinh Công tin ở tình bạn chân thật.
5. Thanh Sinh Công chiến đấu để gìn giữ tâm hồn trong sạch.
6. Thanh Sinh Công có tinh thần trinh phục.
7. Thanh Sinh Công ý thức trách nhiệm của mình
8. Thanh Sinh Công biết vui vẻ làm việc.
9. Thanh Sinh Công có tinh thần nghèo khó.
10. Thanh Sinh Công biết lo cho Giáo Hội
2. Thanh Sinh Công thuộc về Chúa Ki-tô.
3. Thanh Sinh Công sống trong ơn nghĩa Chúa.
4. Thanh Sinh Công tin ở tình bạn chân thật.
5. Thanh Sinh Công chiến đấu để gìn giữ tâm hồn trong sạch.
6. Thanh Sinh Công có tinh thần trinh phục.
7. Thanh Sinh Công ý thức trách nhiệm của mình
8. Thanh Sinh Công biết vui vẻ làm việc.
9. Thanh Sinh Công có tinh thần nghèo khó.
10. Thanh Sinh Công biết lo cho Giáo Hội
Như vậy, tôn giáo lớn như Phật giáo VN và Kyto giáo đã
quan tâm đến thế hệ sinh viên học sinh, điều hướng tuổi trẻ đến chân thiện mỹ,cái
giống nhau là đào tạo đoàn sinh hướng đến tổ chức tôn giáo và sống đúng lý tưởng
tôn giáo của mình và có trách nhiệm với giáo
hội; tuy nhiên cơ cấu tổ
chức của TSC chặt chẽ hơn, đoàn sinh luôn phải là "men trong bột"
trong mọi tầng lớp sinh viên học sinh.Phong trào TSC trước 1975 có 4.500 đoàn sinh, sau 1975 hiện có 6 đoàn với 200 đoàn viên. TSC là một
trong 16 đoàn của Kyto VN được phép sinh hoạt hợp pháp.
Ngoài hai đoàn thể trẻ của Phật
giáo và Kyto giáo, còn có một tổ chức quốc tế, đó là Hướng Đạo, trước 1975, Hướng
Đạo thâm nhập vào cả giới tu sĩ trẻ với danh xưng Tráng đoàn Asoka, nhưng sinh hoạt không hữu hiệu, chẳng bao lâu tan
rã.và song song đó, hiện nay, đội thiếu niên Tiền phong và đoàn Thanh niên Cọng
sản HCM cũng sinh hoạt hướng đến xã hội, đào tạo cán bộ đảng viên trong tương
lai. Với mục đích và tinh thần truyền thống của GĐPT VN trong quá khứ cũng như
hiện tại, đều thống nhất chương trình huấn luyện và xây dựng con người. Tuy do
biến động tâm lý chính trị, gia đình áo lam có mọc nhánh, nhưng vẫn không biến
tướng và hoại thể. Danh xưng GĐPT truyền thống trước đây, gây ngộ nhận không
ít, cứ ngỡ đó là đoàn thể áo lam thuộc GHPGVNTN nằm trong Tổng vụ Thanh niên,
vì GHPGVNTN tự nhận là GH truyền thừa trên 2000 năm, thực chất, GĐPTVN ra đời
trước khi ra đời GHPGVNTN khá lâu; năm 1930 và 1964, cách nhau 34 năm, vì là tổ
chức của Phật giáo lúc bấy giờ, GĐPTVN buộc phải nằm trong hệ thống tổ chức
hành chánh của Phật giáo đương thời.GĐPT truyền thống có nghĩa mang tính chất
truyền thống xuyên suốt, nhất quán từ ngày có mặt đến ngày nay, cho dù đó là
Phân ban, Giáo chỉ hay Tăng đoàn cũng đều mang tính Truyền thống của đoàn thể
áo lam với niềm tin Phật pháp kiên cố và trang bị tinh thần Bi-Trí-Dung tuyệt vời.
Vì thế, không lẽ gì bị màu sắc chính trị có thể chia rẽ lương tâm của người con
Phật
-
Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
Phật
tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
Phật tử sống
hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
Để thực hiện đúng điều luật đã học, đoàn sinh Tình Lam phải có trí tuệ,
buông xả mọi biên kiến để trong sạch từ lời nói đến việc làm mới mong đoàn thể
áo lam được tồn tại như sự tồn tại vững chắc trên 60 năm qua. Một
cội cổ thụ lâu năm, buộc vỏ thân cây phải rạn nứt, một tổ chức mọc nhánh đa dạng
nhưng nhựa sống vẫn là một tính chất thuần túy thì không thể gọi là suy hoại;
như vậy GĐPT truyền thống cũng là truyền thống của mọi tổ chức GĐPT hiện nay.
GĐPT Phân Ban-GDPT giáo chỉ- GĐPT Tăng đoàn đều là GĐPT truyền thống vì trong
người đã mang tố chất truyền thống từ đức tin đến tổ chức và tôn chỉ như nhau.
GĐPT TT và TT GĐPT đều là một, danh xưng không thể làm biến thái sắc màu
tình Lam con Phật.
MINH
MẪN
30/7/2015
(kết
thúc)
Làng bát quái và con cháu của Khổng Minh Gia Cát Lượng.
Nhìn từ trên cao, thôn Gia Cát có bố cục hình bát quái (Ảnh: NTDTV)
Thôn Gia Cát là một ngôi làng có bố cục hình bát quái. Được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất kỳ thôn”, Gia Cát nổi bật với bố cục tinh xảo, giống như một thiên đường giữa chốn trần gian.
Người ta nói rằng nếu không được người trong thôn dẫn đường, bạn sẽ chỉ có thể đi vào mà không bao giờ ra được. Tại đây, bạn sẽ gặp các đường phố, ngõ ngách quanh co và thâm sâu của “bát trận đồ”.
Buổi tối ở làng bát quái, bạn có thể ra ao thả đèn Khổng Minh, ngâm “Giới Tử Thư” để tu thân dưỡng tính, và nghỉ lại một đêm để cảm nhận cuộc sống chậm rãi của cổ thôn.
Bố cục tuyệt xảo.
Với từng ngôi nhà của mỗi hộ dân trong thôn Gia Cát, mặt trước đối nhau, mặt sau dựa vào nhau, còn ngõ ngách thì ngang dọc giống như một mê cung. Có câu chuyện kể về Gia Cát Đại Sư, cháu trai đời thứ 28 của Khổng Minh Gia Cát Lượng, rằng sau khi gia hộ định cư tại Cao Long, ông đã vận dụng kiến thức âm dương kham dư học (phong thủy) mà mình tự tìm hiểu, dựa theo ý tưởng cửu cung bát quái, để thiết kế toàn bộ bố cục của thôn một cách tỉ mỉ. Ông lấy Chung Trì làm trung tâm, tiếp đó, tám con hẻm nhỏ hướng ra ngoài bức xạ, hình thành nội bát quái. Điều kỳ diệu là trong thôn có 8 ngọn núi nhỏ bao quanh, cấu thành ngoại bát quái.
Hồ thái cực ở thôn Gia Cát (Ảnh đăng trên NTDTV)
Nhà cửa trong thôn phân bố ở tám con hẻm; tuy trải qua thời gian mấy trăm năm, nhiều đời hưng vượng, nhà cửa càng ngày càng mọc lên san sát, nhưng bố cục tổng thể của cửu cung vẫn không hề thay đổi. Gia Cát độc đáo với bố cục bát quái và được gọi là đệ nhất thôn trang của Trung Quốc. Đi đến kỳ thôn này, nếu bạn nhắm mắt vào và chỉ vào bất kỳ hướng nào, đó cũng đều là một căn nhà đã hơn trăm năm tuổi. Nói về ví trí và địa hình của thôn Gia Cát, bên ngoài có tám ngọn núi, hình thành ngoại bát quái, còn bên trong lấy Chung Trì làm trung tâm, hình thành nội bát quái.
Nét độc đáo
Từ những câu chuyện cũ được người dân bản địa kể lại, có thể thấy bố cục bát quái có tính năng phòng vệ mạnh mẽ. Trong thời gian chiến tranh Bắc phạt năm 1925, bộ đội của Tiêu Kính Quang thuộc quân cách mạng quốc gia phía Nam và bộ đội quân phiệt của Tôn Truyền Phương chiến đấu ác liệt trong ba ngày ở gần thôn Gia Cát, vậy mà không một viên đạn nào lọt vào trong thôn, toàn bộ thôn trang vẫn nguyên vẹn và không tổn hại gì.
Vào thời kỳ chiến tranh, một đội quân Nhật đi qua con đường lớn ở đồi Cao Long bên ngoài thôn, nhưng không hề phát hiện ra kỳ thôn này. Nét độc đáo cũng nằm ở kiến trúc của mỗi nhà, mỗi hộ trong thôn: mặt ngoài đối nhau, mặt sau dựa vào nhau, lại thêm các đường hẻm ngang dọc, giống như đường thông nhưng lại là đường cụt. Khi người ngoài tự ý vào thôn, nếu như không có người quen thuộc dẫn đường, họ sẽ chỉ vào trong mà không thể ra được. Đã từng có kẻ trộm lẻn vào thôn, nhưng vì không thể tìm thấy lối ra nên đành giơ tay chịu trói.
Ba điểm kỳ lạ
Thôn bát quái Gia Cát quả thực là đệ nhất kỳ thôn của Trung Quốc đại lục. Gia Cát có ít nhất ba điểm kỳ lạ: Trước hết, phần lớn người dân trong thôn đều là đời sau của Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị quân sư tài năng của nước Thục cách đây hơn 1.700 năm. Nói cách khác, hầu hết người trong thôn đều mang họ Gia Cát, hoặc là phụ nữ được gả vào gia tộc Gia Cát, chỉ còn lại một số ít không phải là thành viên của dòng họ này. Theo thống kê, hậu nhân của Gia Cát Lượng hiện đang ở Trung Quốc là khoảng 16.000 người, nhưng chỉ riêng một thôn Gia Cát đã tụ họp một phần tư, tức khoảng 4.000 người, vậy nên Gia Cát được gọi là Trung Quốc đệ nhất, nghĩa là ngôi làng bậc nhất ở Trung Quốc.
Điểm kỳ lạ thứ hai nằm ở bố cục tinh xảo huyền diệu của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, toàn bộ thôn hiện ra hình bát quái, với bố cục nhà cửa, đường phố, và hướng đi trùng khớp với cửu cung bát quái trận của Gia Cát Lượng mà lịch sử vẫn ghi chép.
(Ảnh đăng trên NTDTV)
Thứ ba, Gia Cát là nơi bảo tồn nguyên vẹn rất nhiều văn vật và kiến trúc cổ của ba đời Nguyên – Minh – Thanh. Dẫu triều đại thay đổi, xã hội rối ren, chiến tranh liên miên trong hơn 700 năm qua, và dẫu có bao nhiều danh lầu cổ tự, viên lâm đài các, hoặc thành tro bụi trong chiến hỏa, hoặc bị hủy hoại do thiên tai, nhưng thôn trang này lại giống như thiên đường chốn nhân gian, xa rời chiến hỏa, tránh được thiên tai, thoát được nhân họa.
Phong tục
Các hậu nhân của tướng Gia Cát Lượng sống tập trung trong trấn Gia Cát, lâu ngày hình thành lối sống và phương thức sinh hoạt khác với những người bên ngoài. Họ có cách sống đơn giản mà thú vị tuyệt vời. Đi dạo trong thôn, nếu để ý kỹ sẽ thấy cửa nhà của hai gia đình đối diện trong ngõ hẻm không hề đối nhau, mà là mở sai khác, không nhà nào ngoại lệ. Người bản địa gọi cách làm này là “môn không đăng, hộ không đối”.
Theo các hậu duệ Gia Cát, kiểu bố cục kiến trúc này có lợi cho quan hệ láng giềng. Nếu như “môn đăng hộ đối”, người nhà hai gia đình ra vào mỗi ngày, qua lại quá nhiều sẽ khó tránh khỏi mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn xảy ra mà vẫn phải đối mặt mỗi ngày, tích oán càng nặng, thì càng khó giải quyết. Nếu như “môn không đăng hộ không đối”, vấn đề cũng được giải quyết dễ dàng. Không nghi ngờ nữa, đây chính là cách “dắt mũi trâu” yên ổn đoàn kết. Chỉ có hậu nhân của Gia Cát Lượng mới nghĩ ra được cách đơn giản mà hiệu quả như vậy.
Hình vẽ Thái cực đồ trên một bức tường trong thôn Gia Cát
Ngoài ra, người dân trong Gia Cát trấn chủ yếu vận dụng kiến trúc tứ hợp viện, nghĩa là bốn mặt đóng kín, chính giữa để một khoảng không gian. Lối đi phía trước căn nhà thường cao hơn lối đi phía sau, mỗi khi trời nổi cơn giông, hầu hết toàn bộ nước mưa đều tập trung vào vườn nhà mình. Các hậu nhân Gia Cát gọi cách làm này là “nước tốt không chảy ra ngoài” (phì thủy bất ngoại lưu).
Vẻ đẹp của thôn bát quái Gia Cát quả đúng là kỳ mỹ! Bước ung dung trên đường phố, phong cách kiến trúc mang màu sắc cổ xưa ấy làm người ta say mê trước nét đẹp thẩm mỹ tuyệt vời. Những chiếc cổng vào được chạm khắc hoa văn, những viên gạch lát Tô Châu màu tro trên nền trắng của bức tường, kết hợp với mái hiên và cửa gỗ tương xứng – tất cả tạo nên một không gian đẹp mắt, hài hòa. Không ít nhà có cả vườn hoa, núi đá giả, hoa đỏ, cỏ xanh, và những lối đi quanh co. Bước chậm rãi trong thôn trang mang màu sắc văn hóa cổ xưa, thưởng thức kiến trúc cổ, điêu khắc gỗ, thư pháp-hội họa thành kiệt tác nghệ thuật hợp nhất, bạn sẽ có cảm giác như vừa bước vào một bức tranh 3D tuyệt đẹp.
Thiền Ngôn với những hình ảnh đẹp
- Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.
Viên Minh
- Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, dù kiến tánh hay chưa kiến tánh thì luật nhân quả vẫn là sự vận hành chung cho muôn loài vạn vật không trừ một ai. Người làm đúng là đúng, người làm sai là sai, người làm tốt là tốt, người làm xấu là xấu, luật nhân quả không dành riêng cho người nào cả. Còn việc đúng sai tốt xấu thì cứ để luật nhân quả cân nhắc phán xét, chúng ta không nên dựa vào hiểu biết về nhân quả hạn hẹp của mình để đánh giá hành động của người khác.
Viên Minh
- Tin vui cho tất cả mọi người: có thể tự giải phóng mình khỏi sự hành hạ của tâm trí. Cách đơn giản nhất như sau: Hãy bắt đầu nghe tiếng nói trong đầu mình như bạn vẫn thường có thể nghe. Hãy đặc biệt chú ý tới bất kỳ hình mẫu ý nghĩ lặp lại nào, những thứ âm thanh này có lẽ đã lặp đi lặp lại trong đầu nhiều năm rồi. Quá trình như vậy chính là chứng kiến người suy nghĩ.
- Không gian và thời gian chung cuộc là ảo tưởng của tâm trí. Chúng chứa cốt lõi chân lý là hai thuộc tính bản chất của cái Một: vô hạn và vĩnh hang.
Eckhart Tolle
Eckhart Tolle
Sumedho
Ai trải qua sự thật về khổ thì người ấy thấy ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã trên cõi thế gian, nhờ chấp nhận sự thật này mà người ấy thanh tịnh trong sáng, và ai thanh tịnh trong sáng thì giác ngộ giải thoát, thấy rõ thực tánh chân đế và Niết-bàn.
-Thấy pháp và chia sẻ pháp với những người hữu duyên hình như là sứ mạng rất tự nhiên và đương nhiên của bất kỳ ai nhận ra lẽ sống trong nguyên lý "tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha". Thấy pháp thì một mặt chịu ơn sâu của Tánh Biết, mặt khác lại mang nghĩa nặng của Đất Trời - khó mà có thể đáp đền.
Viên Minh
Viên Minh
Trong một nội tâm đầy chánh niệm, tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đồng giá trị. Không có gì khác biệt giữa hai thực tại này hết. Cái nào cũng là Ðang Là, xuất hiện rồi biến mất. Hạnh phúc vẫn là Hạnh phúc, Ðau khổ cũng cứ là Ðau khổ. Chúng là cái Chúng Là. Chúng vô ngã và chỉ có vậy. Chúng ta đừng để mình phải đau khổ vì chúng. Chỉ việc đón nhận, nhìn mặt và hiểu biết chúng. Tất cả cái gì có mặt đều phải có lúc biến mất. Tất cả đều vô ngã!
Sumedho
Sumedho
- Trong thực tánh chân đế không có khái niệm toàn hảo và bất toàn. Nhưng khi có sự mong mỏi đạt đếnmột lý tưởng toàn hảo thì mới có khái niệm bất toàn đối nghịch với ý niệm toàn hảo mà sinh ra chấp thủ nhị nguyên. Khi nói câu này thầy chỉ muốn nhắc rang nếu muốn cầu toàn trong ảo vọng một cách nhị nguyên như vậy thì tốt hơn là nên trở về nhận ra tính bất nhị ngay trong thế giới vô thường, bất toại và vô ngã này. Giác ngộ chính là thấy ra mọi hiện tượng thế gian đều không hoàn hảo như lý tưởng cầu toàn, do đó buông xuống cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để cầu toàn, mới giác ngộ ra thực tánh chân đế như nó đang là vượt ngoài khái niệm toàn hảo và bất toàn.
Viên Minh
Về bản chất, vô trí là nơi phát sinh mọi sự sáng tạo. Đa số những người có bằng cấp cao lại ít sáng tạo không phải vì họ không biết cách suy nghĩ, mà vì họ không biết cách dừng suy nghĩ.
- Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.
Tánh biết thấy pháp là việc tự nhiên nên nó không cần dụng ý dụng công, chỉ có "người muốn biết" mới có dụng ý và phải dụng công. "Người muốn biết" chính là cái ta ảo tưởng, khi nó xen vào tánh biết thì cái biết trở nên chủ quan và trì trệ, khó thấy được pháp như nó đang là.
- Một cách rất đơn giản để tránh xa tâm trí là đưa sự tập trung chú ý của bạn hướng vào thân thể. Cảm giác về thân thể bên trong của bạn là vô hình dạng, vô giới hạn và không dò được.
Eckhart Tolle
- Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.
- Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để mọi sự tự nhiên.
Ajahn Chah
Tánh biết thấy pháp là việc tự nhiên nên nó không cần dụng ý dụng công, chỉ có "người muốn biết" mới có dụng ý và phải dụng công. "Người muốn biết" chính là cái ta ảo tưởng, khi nó xen vào tánh biết thì cái biết trở nên chủ quan và trì trệ, khó thấy được pháp như nó đang là.
Cứ để tâm tự nhiên mà thấy thì tánh biết tự biết điều chỉnh cái thấy cho thích nghi với mọi đối tượng của nó. Đừng cố gắng nhìn, nghe... để nắm bắt điều gì vì lúc đó khái niệm đã xen vào, mà khái niệm đi trước thì cái thấy bị trì trệ và không còn trung thực được nữa nên cái thấy không thể đồng nhất với pháp trên tính chất chỉ có duy nhất tại đây và bây giờ (thời, vị và tính) của nó. Tự nhiên, vô tâm (không trước ý) và giản dị là bí quyết mà cũng là phẩm chất của tánh biết đối với vạn pháp.
Viên Minh
Viên Minh
- Bạn “đạt tới” chứng ngộ (cứu giúp) bằng việc bạn nhận ra rằng bạn đã ở đó rồi. Bạn tìm thấy Thượng Đế vào khoảnh khắc bạn nhận ra rằng bạn không cần tìm kiếm Thượng Đế. Bạn không thể làm được điều này trong tương lai. Bạn làm nó Bây giờ hoặc không bao giờ làm được điều đó.
Eckhart Tolle
Eckhart Tolle
- Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.
Ajahn Chah
Ajahn Chah
|
5:01 PM (1 hour ago)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)