Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

HƯỚNG TÂM THỨC CHÚNG TA CHO THIỀN TẬP

Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

dalai lama

Một vị tu sĩ tên là Shrona đang cố gắng đề thiền quán, nhưng tâm ý ông thì hoặc là quá căng thẳng hoặc là quá giải đải.  Ông hỏi Đức Phật để được dạy bảo.   Đức Phật hỏi, “Khi con là ở nhà, con đã có đánh đàn một cách tuyệt diệu chứ?”
“Bạch Thế Tôn, thực sự như thế.”
“Âm thinh có hay ho khi con căng dây quá thẳng hay khi con để dây đàn quá chùng không?”
“Không như thế.  Con phải căng dây  đàn vừa phải.”
“Cũng giống như ở đây.  Để thiền quán con phải có làm cho ôn hòa sự căng thẳng và sự giải đải trong tâm thức của con.”

■ THÁNH NGỮ CỦA PALTRUL RINPOCHE

Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thức là quang minh và tỉnh giác. Chúng ta cũng tìm kiếm một sự ổn định cho việc có thể tập trung sự nhất tâm trên đối tượng.  Đây là hai phẩm chất của tâm thức mà chúng ta cần:  sáng sủa nhiệt thành và ổn định không dao động.
Những gì ngăn cản sự phát sinh hai điều này?  Phóng dật– tâm ý quá lỏng lẻo, quá xao lãng – ngăn cản việc phát triển sự trong sáng , và trạo cử - tâm ý quá căng thẳng, quá kich thích – ngăn cản việc liên tục tập trung trên đối tượng.
PHÓNG DẬT (lỏng lẻo, uể oải, bơ phờ)
Phóng dật có những hình thức thô, vi tế, và rất vi tế. Trong phóng dật thô, đối tượng hoàn toàn không rõ ràng, và tâm thức cảm thấy chìm đắm, hay trì nặng xuống.  Trong phóng dật vi tế, chúng ta duy trì trên đối tượng, nhưng tâm thức thiếu sự trong sáng.  Trong phóng dật rất vi tế, tính mãnh liệt chỉ hơi thiếu, tâm ý thể hiện hơi lõng lẽo.
Phóng dật xãy ra khi tâm thức bị rút lui bên trong tiến trình phát triển thiền quán.  Điều này không phải hôn trầm, mà là sự nặng nề và không làm việc của tâm thức và thân thể đối với mê mờ và là điều có thể xãy ra ngay cả khi chú trọng đến một đối tượng ngoại tại.  Trong sự hôn trầm của thân thể, đấy là sự nặng nề, và tâm thức chúng ta là nặng nề, bị vướng trong tăm tối.  Nghe có vẻ như thuận tiện cho việc nghĩ ngơi, đúng không?  Đùa thôi nhé.
TRẠO CỬ (kích thích,náo động, sôi nổi)
Trạo cử là một thể trạng rung động của tâm thức, hầu hết thường qua sự hấp dẫn đến một đối tượng ngoại tại của tham dục.  Nó cũng có thể bất cứ sự tán tâm nào của ý thức, cho dù đối tượng mới là đạo đức, chẳng hạn như từ thiện; không đạo đức như tham dục; hay trung tính như may vá.   Có những hình thức thô và vi tế của trạo cử.  Trong thô trạo cử, chúng ta quên đối tượng thiền quán của chúng ta và lạc vào trong những tư tưởng khác.  Mặc dù trong trạo cử thô, đối tượng không mất, một góc của tâm thức chúng ta liên hệ trong tư tưởng di chuyển nhanh, như nước chảy dưới mặt đóng băng của con sông.
Giữa những buổi thiền quán, điều quan trọng là phải điều tiết những giác quan của chúng ta, ăn một khối lượng trung bình thức ăn, và  duy trì sự quán sát thân thể và tâm thức.  Trái lại, những điều này có thể hoạt động như những nguyên nhân của phóng dật và trạo cử.  Ngủ quá nhiều thông thường đưa đến phóng dật, trái lại những dự đoán không thực tế về những khoái lạc của đời sống có khuynh hướng đưa đến trạo cử.
CHIỀU DÀI CỦA NHỮNG BUỔI THIỀN TẬP
Nếu chúng ta đang gặp phải việc trở ngại để tập trung với phóng dật và trạo cử và không thể vượt qua, thay vì ngoan cố khăng khăng trong những buổi thiền tập dài lâu, hãy cố gắng những buổi tập ngắn ngủi nhưng thường xuyên.  Khi việc thực hiện của chúng ta cải thiện và những vấn nạn này giảm thiểu, hãy thực hiện những buổi thiền tập lâu hơn.
Nó sẽ hổ trợ để thiền tập ở những nơi cao ráo nếu phóng dật là vấn đề, và thực hiện vào buổi sáng.  Ngay sau khi chúng ta thức dậy, các giác quan của chúng ta chưa hoạt động, nhưng năng lực của tư tưởng đã hiện diện.  Và bởi vì cơ quan cảm giác chưa hoạt động, chúng ta sẽ có những sự xao lãng ít hơn.  Trong kinh nghiệm của riêng tôi, bình minh là khi tâm thức của tôi trong sáng nhất và bén nhạy nhất.
CHÍNH NIỆM VÀ NỘI QUÁN
Chính niệm là một kỷ thuật để giữ cho tâm thức chúng ta liên tục trên đối tượng cho sự thiền quán của chúng ta.  Nó là thuốc giải cho sự quên lãng.  Vì những người bắt đầu có khả năng này chi trong một mức độ nhỏ nhoi, chúng ta cần rèn luyện và làm tăng trưởng nó bằng việc lập đi lập lại trong việc đặt tâm thức trở lại trên đối tượng.
Thông thường, hãy kiểm soát để thấy tâm thức chúng ta có ở trên đối tượng hay không.  Bằng việc làm điều này qua nhiều lần, chúng ta sẽ đi đến chú ý một cách  lập tức khi tâm thức chúng ta đã trở nên bị xao lãng với điều gì khác.  Cuối cùng chúng ta sẽ chú ý khi tâm thức chúng ta sắp lạc khỏi đối tượng hay đề mục, và chúng ta sẽ có thể giữ nó ở đấy.  Khả năng này là chính niệm.
Kỷ năng cho việc nhận ra phóng dật hay trạo cử đang ngăn chặn tâm thức khỏi việc củng cố trong sáng và ổn định được gọi là “nội quán”.   Sự nội quán thường xuyên này về việc đối tượng trong sáng hay ổn định không được hoàn thành không phải với toàn bộ năng lực của tâm thức nhưng giống như từ phần phụ, vì thế không làm chướng ngại đến sự tập trung của tâm thức trên đối tượng.
Thật sự, để đạt được năng lực chính niệm mạnh mẽ, chúng ta cần giám sát chúng ta có đang ở trong sự tập trung trên đối tượng hay không, nhưng chức năng đặc biệt của nội quán tại thời điểm này là để thấy tâm thức có ở dưới sự ảnh hưởng của phóng dật và trạo cử hay không, chứ không chỉ xem nó có trụ trên đối tượng hay không.  Như hành giả du già Ấn Độ Thanh Biện đã nói:
Con voi của tâm thức rong ruỗi một hoang dã
Được quy định giới hạn một cách an toàn bởi sợi dây chính niệm
Đến cột trụ của một đối tượng của thiền quán
Dần dần được thuần hóa bởi cái neo của tuệ trí.
Với kinh nghiệm của chính mình, chúng ta cần nhận ra khi nào mô thức thiền quán của chúng ta trở nên quá hứng thú hay quá giải đải và quyết định sự thực tập tốt nhất để điều chỉnh nó, như được giải thích trong hai phần tới.  Khi khả năng nội quán phát triển, chúng ta sẽ cần đạt đến một cảm nhận nội tại đúng đắn về mức độ căng thẳng, giống như lên dây đàn tây ban cầm cho đến khi sự quân bình đúng mức được thấy, không quá bổng cũng không quá trầm.  Cuối cùng, như một kết quả của sự tích tập kinh nghiệm, chúng ta sẽ có thể nhận ra phóng dật hay trạo cử ngay trước khi chúng phát sinh và thực hiện những kỷ năng để ngăn ngừa chúng trổi dậy, xiết chặc hay nới lỏng mô thức tâm ý của việc quán sát đối tượng.
Thiền Quán Phản Chiếu
1-     Đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng thiền quán
2-    Sử dụng nội quán, từ lúc này đến lúc khác kiểm soát để thấy tâm thức chúng ta có trụ trên đối tượng hay không.
3-    Khi chúng ta thấy rằng sự tập trung của chúng ta bị lạc lối, hãy gợi lại đối tượng và đặt tâm thức chúng ta trở lại trên ấy thường xuyên nhất khi cần đến.
Trong cách này chúng ta sẽ phát triển những khả năng của chính niệm và nội quán.
 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Khi qua nội quán chúng ta nhận ra rằng tâm thức chúng ta đã đến dưới sự ảnh hưởng của phóng dật hay trạo cử hay chúng ta có một cảm giác rằng những điều này sắp sinh khởi, chúng ta cần áp dụng những phương pháp sửa chửa ngay lập tức.  Chỉ chú ý với những vấn đề này thì không đủ nếu không làm mất tác dụng của chúng.  Hãy nhớ rằng thất bại trong việc đưa vào thi hành những phương pháp điều chỉnh tự nó là một vấn đề, hãy chắc chắn thực hiện chúng đầy đủ.  Đừng làm sai sót giả vờ rằng cả hai vấn đề này là không quan trọng hay chúng ta không có thể ngăn chúng lại.
Phương Pháp Điều Chỉnh đối với Phóng Dật
Trong phóng dật, điều làm nên bởi sự rút lui nội tại quá mức, tâm thức trở nên quá lỏng lẻo, thiếu cường độ, sự căng thẳng yếu kém.  Sự nặng nề của tâm thức và thân thể có thể đưa đến việc trở nên lỏng lẻo, là điều có thể đưa đến việc đánh mất đối tượng quán chiếu, giống như chúng ta rơi vào trong tối tăm; điều này ngay cả có thể làm biến thành giấc ngủ.  Khi phóng dật bắt đầu xãy ra, cần thiết phải nâng cao tâm thức bằng việc làm nó căng thẳng hơn.
Nếu cần một kỷ năng xa hơn đến cường độ của tâm thức, làm sáng sủa hơn hay nâng cao đối tượng thiền quán hay chú ý cận kề hơn những chi tiết của nó; chú ý vòng cung những chân mày trên hình tượng Đức Phật nếu đấy là đối tượng của chúng ta.  Nếu điều này không thành công, thế thì trong khi duy trì thiền quán, lìa đối tượng chú ý tạm thời và nghĩ về một đề mục làm cho chúng ta vui vẻ, chẳng hạn như những phẩm chất diệu kỳ của từ ái và bi mẫn, hay cơ hội tuyệt vời mà một đời sống của con người đã ban cho sự thực hành tâm linh.  Nếu điều này cũng không có hiệu quả và chúng ta vẫn bị phóng dật thô làm khó hay hôn trầm (ngủ gục), chúng ta có thể ngay cả rời buổi thiền quán và đi tới một nơi cao hơn, hay một vị trí với một phong cảnh rộng rãi.  Những kỷ năng như vậy sẽ làm cho tâm thức xì hơi của chúng ta nâng cao và sắc bén.
Phương Pháp Điều Chỉnh đối với Trạo Cử
Trong thời gian khi tâm thức chúng ta bị kích thích và chúng ta đã cố gắng để làm thư giản sự căng thẳng của tâm thức, nhưng điều này không có hiệu quả, chúng ta cần một kỷ thuật xa hơn để rút lui sự trạo cử của tâm thức.  Tại điểm này, làm đối tượng thấp hơn hình dung nó nặng nề hơn có thể hổ trợ.  Nếu điều này không thành công , thế thì trong khi tiếp tục thiền tập, hãy rời đối tượng chú ý một cách tạm thời và nghĩ về một chủ đề làm cho chúng ta điềm đạm hơn, chẳng hạn như vô minh si ám gây ra khổ đau của vòng sinh tử luân hồi như thế nào bằng việc đặt chúng ta dưới ảnh hưởng của những cảm xúc tàn phá.  Hay chúng ta có thể phản chiếu trên điều nhất định sẽ đến của cái chết.  Cũng hữu ích để nghĩ về những bất lợi của đối tượng mà vì nó chúng ta đã lạc lối, và những tổn hại của chính sự xao lãng.  Những phản chiếu như thế sẽ làm cho tính chất căng thẳng quá đáng của tâm thức lơi lõng một ít, làm cho chúng ta có thể duy trì tâm thức trên đối tượng quán chiếu.  Khi điều ấy xãy ra, lập tức trở lại đối tượng ban đầu.  Đôi khi, tôi thấy rằng nếu thời gian thiền tập của tôi giới hạn do bởi công việc phải làm, ý nghĩa khẩn trương này sẽ thúc đẩy sự nổ lực lớn hơn trong một cách làm mạnh mẽ chính niệm.
NGƯNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Khi chúng ta đã áp dụng phương pháp điều chỉnh một cách thành công, điều quan trọng là chấm dứt việc áp dụng nó và trở lại sự chú ý hoàn toàn đến đối tượng thiền quán.  Việc sử dụng quá mức những phương pháp đối trị đến phóng dật và trạo cử khi những khuyết điểm này đã được loại trừ tự nó sẽ làm đổ vở sự ổn định mà chúng ta đang tìm kiếm để đạt đến.  Tại điểm này, điều thiết yếu để dừng lại việc áp dụng những phương pháp sửa chửa  và chỉ trụ trên đối tượng, kiểm soát từ lúc này đến lúc khác để thấy hoặc là phóng dật hay trạo cử có sắp trổi dậy hay không.
Sau này, khi chúng ta đã trở nên thiện xảo cao độ trong thiền quán và không còn bất cứ hiểm họa về việc trở nên quá lõng lẽo hay quá căng thẳng, ngay cả duy trì việc quan tâm về khả năng cần thiết để áp dụng những phương pháp điều chỉnh sẽ quấy rầy với việc phát triển nhất tâm bất loạn.  Nhưng đừng dừng lại biểu hiện cảnh giác đến những vấn nạn này quá sớm.  Tôi sẽ diễn tả trong phần tới khi điều này là thích hợp.
NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TIẾN TRÌNH ĐỐI VỚI TỊCH TĨNH BẤT ĐỘNG
Giáo huấn Đạo Phật diễn tả chiến trình độ của tiến trình đối với tịch tĩnh bất động thật sự; chúng là một bản đồ thiền quán, nói với chúng ta nơi nào chúng ta đang đứng và những gì chúng ta cần làm để tiến bộ.
TRÌNH ĐỘ 1:  ĐẶT TÂM THỨC TRÊN ĐỐI TƯỢNG
Sau khi nghe hay đọc những lời hướng dẫn về việc chúng ta thiết lập tâm thức thế nào trên một đối tượng hay đề mục thiền quán, khởi đầu chúng ta đưa tâm thức vào bên trong và cố gắng để đặt nó ở đấy, có thể rằng chúng ta sẽ không thể giữ tâm thức chúng ta trên đối tượng và sẽ khó tránh đến một dòng thác của tư tưởng, hết ý nghĩ này đến ý nghĩ khác.  Nếu như thế, chúng ta đang ở trên trình độ thứ nhất. Chúng ta có thể ngay cả có rất nhiều tư tưởng mà dường giống như sự cố gắng thiền quán làm chúng gia tăng, nhưng chúng ta chỉ chú ý đến phạm vi chưa tìm ra được nguồn gốc trước kia của tâm tưởng lang thang của chúng ta.  Chúng ta cố gắng chính niệm là nguyên nhân làm cho chúng ta chú tâm đến những gì đang xãy ra.
TRÌNH ĐỘ 2: ĐẶT MỘT CHU KỲ THÍCH HỢP
Khi chúng ta áp dụng chính niệm một cách nhiệt thành và hỏi chính mình lần này lần nữa, “Có phải tôi đang trụ trên đối tượng?”  Chúng ta trở nên có thể đặt tâm thức chính mình trên đối tượng trong một thời gian ngắn, mặc dù vẫn có sự xao lãng hơn nhưng có sự chú tâm trên đối tượng.  Đây là trình độ thứ hai, trong mỗi tư tưởng lang thang đôi khi nó ngừng lại và thỉnh thoảng nó đột nhiên khởi lên.  Những rắc rối chính trong hai trình độ đầu tiên đến từ sự giải đải (lười biếng) và thất niệm (quên lãng) đối tượng, nhưng phóng dật và trạo cử cũng ngăn cản một sự tương tục vững vàng của sự chú tâm thiền quán.  Trong hai trình độ đầu tiên chúng ta đang hoạt động ở việc đưa tâm thức chúng ta trên đối tượng, sau này chúng ta sẽ làm việc trên giữ tâm thức chúng ta ở đấy.
TRÌNH ĐỘ 3:  RÚT LUI VÀ THIẾT LẬP LẠI
Khi chúng ta dần dần đi đến việc nhận ra sự xao lãng nhanh hơn và nhanh hơn qua việc chính niệm hơn, chúng ta trở nên có thể đặt sự chú tâm của chúng ta trở lại trên đối tượng khi nó lang thang, giống như đặt một miếng vá trên áo quần.  Chính niệm bây giờ đã trưởng thành đến điểm mà chúng ta lập tức nhận ra sự xao lãng.
TRÌNH ĐỘ 4:  CẬN TRỤ
 Khi qua sự trưởng thành toàn diện của chính niệm, chúng ta có thể lập tức chống lại giải đải và thất niệm, chúng ta đi qua trình độ thứ tư, mà trong ấy chúng ta không đánh mất đối tượng trong thất niệm.  Trạo cử thô đã qua. Nhưng tâm phá hoại lì lợm, tức là những thành phần vi tế vẫn còn dai dẵng, xen vào quấy rầy tử lúc này sang lúc khác mặc dù không làm chúng ta đánh mất đối tượng.  Trên ba trình độ đầu tiên, giải đải và thất niệm là rắc rối chính, nhưng bây giờ phóng dật và trạo cử đã trở thành sự quan tâm chính.
TRÌNH ĐỘ 5:  KỶ LUẬT TÂM THỨC
Sự nội quán bây giờ trở nên mạnh mẽ hơn và qua kinh nghiệm của chính mình, chúng ta nhận ra những thuận lợi của thiền quán một cách ổn định; phóng dật thô không còn sinh khởi nữa.  Sự rút lui tâm thức từ những đối tượng bắt nguồn ở ngoài bây giờ tiến hành quá xa, vì thế điều trở nên cần thiết để áp dụng những sự chửa trị đến phóng dật vi tế và do thế nâng cao tâm thức.
TRÌNH ĐỘ 6: BÌNH LẶNG TÂM THỨC
Bằng việc áp dụng những phương thức chửa trị đến phóng dật vi tế, chúng ta đạt đến trình độ thứ sáu.  Nội quán đã phát triển toàn vẹn, và qua kinh nghiệm chính mình, chúng ta biết những lỗi lầm của sự tán tâm rãi rác đến những tư tưởng và những cảm xúc tiêu cực; phóng dật vi tế đứng ở tư thế không còn nguy hại lớn nữa.  Tuy thế, chính những phương thức đối trị cho việc vượt thắng phóng dật vi tế bằng việc nâng cao tâm thức có thể đưa đến một tâm thức quá hăng hái, và bây giờ có một hiểm họa của việc phát sinh trạo cử vi tế.
TRÌNH ĐỘ 7:  BÌNH LẶNG TÂM THỨC MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ
Bằng việc áp dụng những phương thức đối trị đến trạo cử vi tế, chúng ta đi đến trình độ thứ bảy.  Ngay khi tham dục, tán tâm, phóng dật, hôn trầm, và những thứ như thế được sản sinh trong ngay cả hình thức vi tế, chúng ta từ bỏ chúng qua  cố gắng. Bây giờ, chúng ta không cần quan tâm về việc ở dưới sự ảnh hưởng của phóng dật và trạo cử vi tế.  Nổ lực bây giờ có thể dừng phóng dật và trạo cử vì thế  chúng không thể làm tổn hại sự tập trung của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta làm những sự quấy rầy nhẹ nhàng.
TRÌNH ĐỘ 8:  THỰC HIỆN NHẤT TÂM
Bây giờ năng lực của sự cố gắng đã trưởng thành hoàn toàn do thế, với một sự gắng sức nhỏ vào lúc khởi đầu của buổi tập, toàn buổi thiền quán  sẽ được duy trì với sự trống vắng phóng dật và trạo cử, và chúng ta có thể duy trì sự thiền tập ổn định mà không có sự quấy rầy.  Sự phân tích hoặc là phóng dật hay trạo cử có sắp sinh khởi hay không là không cần nữa trong buổi tu tập.  Bây giờ một sự cố gắng như vậy có thể được bỏ qua một bên, nhưng điều này không có nghĩa là đánh mất kiễu mẫu sôi nổi rõ ràng của việc cảm nhận đối tượng.
TRÌNH ĐỘ 9: TÂM THỨC ĐƯỢC TRỤ TRONG SỰ CÂN BẰNG
Bây giờ chúng ta đã đạt được năng lực quen thuộc từ việc rèn luyện này, sự cố gắng của phương tiện chính niệm và nội quán không cần nữa, và tâm thức trụ chính nó trên đối tượng  trong sự phù hợp của chính nó; trình độ thứ chín là tự phát.  Khi tại lúc bắt đầu của một buổi tu tập chúng ta thiết lập tâm thức trên đối tượng, thiền tập một cách ổn định được kéo dài mà không bị quấy rầy qua năng lực của chính nó, không cần dựa trên ngay cả một sự cố gắng nhẹ nhàng lúc đầu đòi hỏi trên trình độ trước kia.  Chúng ta bây giờ biết không cần áp dụng những phương pháp đối trị đến bất cứ loại phóng dật hay trạo cử nào.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TỊCH TĨNH BẤT ĐỘNG
Trình độ thứ chín, mặc dù là biểu hiện tự phát, vẫn đến trước trình độ tịch tĩnh bất động (nhất tâm bất loạn).  Qua sự trau dồi xa hơn của chú tâm nhất điểm tự do khỏi những nhược điểm của phóng dật và trạo cử, sự uyển chuyển của tâm thức và thân thể được phát sinh.
Đầu tiên, não bộ chúng ta cảm thấy nặng nề, mặc dù không trong một cung cách thoãi mái.  Cũng thế, một cảm giác ting ting được cảm nhận trên đỉnh đầu, giống như cảm giác của một bàn tay ấm đặt trên đỉnh đầu sau khi nó được cạo.  Đây là một dấu hiệu của tính nhu nhuyến tinh thần mà nó xóa đi những sự bất thường của tâm tư ngăn cản sự tập trung hoàn toàn dễ dàng sắp được phát sinh.  Đấy là sự nhẹ nhàng khinh an của tinh thần được phát sinh chỉ từ thiền quán khi tâm thức trụ một cách vui vẻ trên đối tượng của nó.
Sự nhu nhuyến tinh thần này làm cho một năng lượng thuận lợi lưu chuyển khắp thân thể, sản sinh tính nhu nhuyến vật lý xóa đi tất cả những sự lúng túng và bất thường của thân thể có thể đưa đến sự mệt mõi và thiếu nhiệt tình đối với thiền quán.  Thân thể chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng như bông.  Sự nhu nhuyến vật lý này lập tức sinh ra một niềm diệu lạc nhu nhuyến vật lý, một cảm giác thoãi mái lan tỏa khắp thân thể.  Bây giờ chúng ta có thể sử dụng thân thể chúng ta trong những hành vi đạo đức phù hợp với nguyện ước của chúng ta.
Niềm an lạc vật lý này đưa đến một sự an lạc tinh thần, gọi là ‘diệu lạc nhu nhuyến tinh thần,’ làm tâm thức tràn đầy hân hoan mà vào lúc đầu hơi quá sôi nổi một tí nhưng dần dần trở nên vững vàng đều đặn hơn.  Ở tại giao điểm này chúng ta đạt được sự nhu nhuyến bất biến.  Điều này đánh dấu sự đạt được tịch tĩnh bất biến thật sự (nhất tâm bất loạn).  Trước điều này, chúng ta chỉ có một trạng thái tương tợ của tịch tĩnh bất động.
Với tịch tĩnh bất đông trọn vẹn phẩm chất, tâm thức chúng ta được năng lực tập trung tròn đầy đủ để tịnh hóa những cảm xúc tàn phá khi nó kết hợp với tuệ giác nội quán.  Khi chúng ta thâm nhập vào trong sự quân bình thiền tập, sự nhu nhuyến của tâm lý và vật lý được phát sinh một cách nhanh chóng, và nó giống như tâm thức chúng ta được tự hòa lẫn với khoảng không.  Khi chúng ta xuất thiền, thân thể chúng ta giống như mới đối với chúng ta, và những khía cạnh nhu nhuyến của tinh thần và thân thể được duy trì.  Bên ngoài thiền quán, tâm thức chúng ta vững vàng như một ngọn núi và rất trong sáng dường như chúng ta có thể đếm những hạt bụi trên bức tường, và chúng ta có ít hơn những cảm xúc chường ngại ẩn tàng, biểu hiện tự do đối với tham dục vì những khoái lạc của hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, và xúc chạm, cũng như tự do với ý định tổn hại, hôn trầm, uể oải, trạo cử, hối hận, và nghi ngờ [1].  Cũng thế, giấc ngủ dễ dàng biến thành thiền tập, mà trong ấy chúng ta có nhiều kinh nghiệm diệu kỳ.
Thiền Tập Phản Chiếu
1-    Để đối trị phóng dật, đấy là một cung cách quá lỏng lẻo của nhận thức trên đối tượng thiền quán:
▪      Đầu tiên cố gắng nhiệt thành hơn một tí cung cách mà chúng ta tập trung với đối tượng.
▪      Nếu điều ấy không thành công, hãy làm sáng sủa hay nâng cao đối tượng hay chú tâm gần hơn đến những chi tiết của tối tượng.
▪      Nếu việc này cũng không có kết quả, rời đối tượng quán chiếu và tạm thời nghĩ về những chủ đề vui vẻ, chẳng hạn như những phẩm chất tốt đẹp của từ ái và bi mẫn hay cơ hội diệu kỳ mà đời sống con người cung ứng cho việc thực tập tâm linh.
▪      Nếu điều này cũng không hiệu quả, hãy rời buổi thiền tập và đi đến một nơi cao ráo hay một nơi có khung cảnh rộng rãi.
2-    Để đối trị với trạo cử, là điều quá căng thẳng trong việc tập trung trên đối tượng:
▪      Đầu tiên cố gắng nới lỏng một tí cung cách mà chúng ta quán chiếu đối tượng.
▪      Nếu điều này không thành công, hạ thấp đối tượng trong tâm thức chúng ta và tưởng tượng nó như nặng nề hơn.
▪      Nếu điều này không có kết quả, rời đối tượng quán chiếu và tạm thời  nghĩ về một chủ đề làm chúng ta mềm mõng hơn, chẳng hạn như si mê đã đem đến khổ đau như thế nào trong vòng sinh tử luân hồi, cái chết sắp xãy ra, hay những bất lợi của đối tượng làm tâm chúng ta lang thang và những bất lợi của chính sự xao lãng.
Bằng việc học hỏi những kỷ năng này chúng ta sẽ phát triển dần dần khả năng để áp dụng chúng  khi chúng ta lưu tâm đến những vấn đề với khả năng tập trung của chúng ta trong khi thiền tập.
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are  

[1] Tương tự với năm món chướng ngại:  tham dục, sân nhuế, trạo cử, điệu hối, nghi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét