Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

* GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TRUYỀN THỐNG VÀ


   TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Bài 5

* MÀU SẮC THUẦN NHẤT CỦA TỔ CHỨC GĐPTVN:
Cho dù thuộc Phân Ban, thuộc Giáo chỉ hay thuộc Tăng đoàn, trên cơ bản, GĐPTVN trong và ngoài nước đều giống nhau về hình thức cũng như nội dung và chủ hướng; đều cùng tôn thờ một đức Phật, tin và sống đúng theo tiêu chí của một đoàn sinh.
I. TRANG PHỤC (theo phân ban)
Từ khi chánh thức với danh xưng GĐPTVN, trang phục của đoàn sinh như sau: SẮC PHỤC
Sắc phục Gia đình Phật tử có ba màu: màu lam, xanh dương đậm và màu trắng
1. Đoàn phục:
A.   Huynh trưởng  Nam và Thanh Thiếu Nam:

-  Áo sơ mi lam tay cụt, cổ (bâu) lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
-  Quần sọt (Short) màu xanh dương đậm hai túi sau có sống túi và có nắp. 
-  Mũ (tứ ân).
-  Vớ (tất) dài màu lam, dưới đầu gối cho Huynh trưởng. Vớ ngắn màu lam cho Đoàn sinh.
     B. Huynh trưởng Nữ và Thanh Thiếu Nữ:
-  Áo sơ mi lam tay dài, cổ lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
-  Quần tây dài màu xanh dương đậm (không mặc quần Jean), nón Tứ ân.

a/ Nam Oanh Vũ:
-  Áo sơ mi lam tay cụt, cổ lật, có cầu vai, sống lưng, quần sọt màu xanh dương đậm, hai túi sau, có dây đeo phía sau lưng hình chữ X, nón Tứ ân.
b/ Nữ Oanh vũ:
-  Áo sơ mi lam cổ lá sen, tay phồng cụt, váy màu xanh dương đậm, có dây đeo phía sau lưng hình chữ H, nón tai bèo màu lam.
 2. Lễ phục:
a/ Huynh trưởng  Nam và Thanh Thiếu Nam:
-  Áo sơ mi lam tay dài, cổ (bâu) cồn, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng.
-  Quần tây dài màu xanh dương đậm , hai túi sau có nắp. Mũ (nón) Tứ ân. Riêng Huynh trưởng có cà vạt xanh theo màu quần.
      b/ Huynh trưởng Nữ và Thanh Thiếu Nữ:
-  Áo dài lam quần trắng, nón lá.

 ÐỒNG PHỤC (theo GĐPT truyền thống)
A. Nam Phật Tử và Thiếu Nam : Sơ-mi lam tay cụt, hai túi và cầu vai. Quần sọt xanh nước biển, hai túi sau. Nón lá hay mũ Phật tử (tuỳ theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
B. Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ : Áo dài lam, quần trắng (khi đi trại nên có Trại phục)
C. Nam Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt, có cầu vai. Quần sọt màu xanh nước biển, hai túi sau, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành màu xanh nước biển chóp tròn ( tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn ).
D. Nữ Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt phồng. Váy màu xanh nước biển. Mũ hay nón ( tùy theo địa phương, nhưng cốt cho đồng nhất trong một Ðoàn ).
Ðồng phục và Huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội của Gia Ðình, trong những buổi cắm trại và buổi họp.

II. XƯNG HÔ
Chỉ có hai từ duy nhất là Anh (chị) và em. Cho dù  là bác gia trưởng, anh huynh trưởng ở BHD trung ương lão thành - một đoàn sinh, nhỏ gọi người lớn là Anh (chị) và xưng là em; Trong gia quyến thế tục tôn xưng là ông, bà... nhưng vào đoàn thể áo lam chỉ gọi bằng anh để chứng tỏ tính bình đẳng và sự thân thiện.
c/ Tin phật
Từ các anh chị trong BHD đến Oanh vũ đều một lòng tin và hướng về Phật
d/ Chương trình học tập và huấn luyện cả ba miền trong mỗi đơn vị, đều thống nhất, gồm ba bậc :
 - Ngành Đồng
- Ngành Thiếu
- Ngành Thanh
Nội dung huấn luyện gồm:
- Phật Pháp
- Hoạt Động Thanh Niên.
- Hoạt Động Xã Hội.
- Văn Nghệ
.
e/ Biểu tượng:
 Huy hiệu của GIA ĐÌNH PHẬT TỬ là Hoa Sen Trắng tám cánh (năm cánh trên và ba cánh dưới) trên nền tròn màu xanh lá mạ.
f/ Đặc tính chung
Trong nội quy của GĐPTVN ghi rõ:
    ĐIỀU LUẬT
A. Điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu niên:
1.     Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2.     Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3.     Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4.     Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5.     Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

 B. Điều luật của Đoàn sinh ngành Đồng:
   1. Em tưởng nhớ Phật.
   2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
   3. Em thương người và vật.

Với điều luật rõ ràng như thế, nói lên tôn chỉ huấn luyện đoàn sinh thành một Phật tử chân chánh, không mang màu sắc chính trị, không hạn chế tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị trong xã hội, ngược lại với tác phong của một người được huấn luyện đào tạo trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng phục vụ xã hội trong những ngành nghề mà một đoàn sinh có thể, theo khả năng chuyên môn của mình. Sở trường nghiệp vụ trong xã hội hỗ trợ thêm nhân cách đạo đức ắt hẳn sẽ là một công dân tốt cho xã hội. Phải chăng, đó là tầm quan trọng của GDPT và thế hệ trẻ trong một xã hội sa đọa đạo đức hiện nay? Về tình cảm, đối với quyến thuộc biết tôn kính yêu thương, đối với mọi loài biết tôn trọng sự sống, biết tôn trọng sự chân thật, hỷ xã và trong sáng.
Như ta đã biết, GĐPTVN khai mào vào năm 1930, thì trước đó 10 năm, tại Bỉ, Kyto giáo, một tôn giáo bạn cũng đã khai sinh một đoàn thể trẻ với tên gọi Thanh Sinh Công, đến Việt Nam năm 1937 mà tiền thân gọi là Việt Sinh Công. Ngày 20-4-1964, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhóm họp tại Đà Lạt và quỵết định chấp nhận TSC là phong trào hoạt động tông đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên, học sinh. Cũng từ ngày này, phong trào TSC được công nhận là một phong trào Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt của Giáo Hội Việt Nam. Sự kết hợp giữa Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công.Tại Đại Hội toàn quốc năm 1963 được tổ chức tại Đồi Lasan Mossard, Thủ Đức, hai tổ chức Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công kết hợp lại với nhau và lấy một tên chung là Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam với một ban cố vấn gồm Linh Mục Phêrô Đỗ Long Bộ làm Tổng Tuyên Úy và Sư Huynh Gagelin Mai Tâm làm Tổng Cố Vấn.
TÔN CHỈ
Tôn chỉ của phong trào TSC là Kitô-hoá môi trường học đường, đem tinh thần phúc âm vào đời sống SVHS, tức là xây dựng một thế hệ trẻ biết yêu Chân-Thiện-Mỹ vì Thiên Chúa.
ĐƯỜNG LỐI HOẠT ĐỘNG
TSC theo phương pháp “xem-xét-làm”, suy gẫm phúc âm và kiểm điểm đời sống theo đường lối sau:
- Phục tùng và cộng tác với hàng giáo phẩm,
- Luôn luôn liên kết với Chúa Kitô,
- Hoạt động nhằm vào tầng lớp SVHS, với quyết tâm làm cho tầng lớp này chuyển mình theo chiều hướng Phúc Âm,
- Mọi hoạt động TSC đều phải tổ chức trên bình diện môi trường,
- Phải luôn luôn có mặt trong mọi cơ cấu, mọi hình thức sinh hoạt có liên quan tới giới SVHS hầu có thể đóng vai trò “men trong bột” của mình,
- Hoạt động với và cho giới học sinh, sinh viên theo phương pháp của phong trào.
10 ĐIỀU TÂM NIỆM :
1. Thanh Sinh Công không thuộc về mình
2. Thanh Sinh Công thuộc về Chúa Ki-tô.
3. Thanh Sinh Công sống trong ơn nghĩa Chúa.
4. Thanh Sinh Công tin ở tình bạn chân thật.
5. Thanh Sinh Công chiến đấu để gìn giữ tâm hồn trong sạch.
6. Thanh Sinh Công có tinh thần trinh phục.
7. Thanh Sinh Công ý thức trách nhiệm của mình
8. Thanh Sinh Công biết vui vẻ làm việc.
9. Thanh Sinh Công có tinh thần nghèo khó.
10. Thanh Sinh Công biết lo cho Giáo Hội

Như vậy, tôn giáo lớn như Phật giáo VN và Kyto giáo đã quan tâm đến thế hệ sinh viên học sinh, điều hướng tuổi trẻ đến chân thiện mỹ,cái giống nhau là đào tạo đoàn sinh hướng đến tổ chức tôn giáo và sống đúng lý tưởng tôn giáo của mình và có trách nhiệm với giáo hội; tuy nhiên cơ cấu tổ chức của TSC chặt chẽ hơn, đoàn sinh luôn phải là "men trong bột" trong mọi tầng lớp sinh viên học sinh.Phong trào TSC trước 1975 có 4.500 đoàn sinh, sau 1975 hiện có 6 đoàn với 200 đoàn viên. TSC là một trong 16 đoàn của Kyto VN được phép sinh hoạt hợp pháp.
Ngoài hai đoàn thể trẻ của Phật giáo và Kyto giáo, còn có một tổ chức quốc tế, đó là Hướng Đạo, trước 1975, Hướng Đạo thâm nhập vào cả giới tu sĩ trẻ với danh xưng Tráng đoàn Asoka, nhưng sinh hoạt không hữu hiệu, chẳng bao lâu tan rã.và song song đó, hiện nay, đội thiếu niên Tiền phong và đoàn Thanh niên Cọng sản HCM cũng sinh hoạt hướng đến xã hội, đào tạo cán bộ đảng viên trong tương lai. Với mục đích và tinh thần truyền thống của GĐPT VN trong quá khứ cũng như hiện tại, đều thống nhất chương trình huấn luyện và xây dựng con người. Tuy do biến động tâm lý chính trị, gia đình áo lam có mọc nhánh, nhưng vẫn không biến tướng và hoại thể. Danh xưng GĐPT truyền thống trước đây, gây ngộ nhận không ít, cứ ngỡ đó là đoàn thể áo lam thuộc GHPGVNTN nằm trong Tổng vụ Thanh niên, vì GHPGVNTN tự nhận là GH truyền thừa trên 2000 năm, thực chất, GĐPTVN ra đời trước khi ra đời GHPGVNTN khá lâu; năm 1930 và 1964, cách nhau 34 năm, vì là tổ chức của Phật giáo lúc bấy giờ, GĐPTVN buộc phải nằm trong hệ thống tổ chức hành chánh của Phật giáo đương thời.GĐPT truyền thống có nghĩa mang tính chất truyền thống xuyên suốt, nhất quán từ ngày có mặt đến ngày nay, cho dù đó là Phân ban, Giáo chỉ hay Tăng đoàn cũng đều mang tính Truyền thống của đoàn thể áo lam với niềm tin Phật pháp kiên cố và trang bị tinh thần Bi-Trí-Dung tuyệt vời. Vì thế, không lẽ gì bị màu sắc chính trị có thể chia rẽ lương tâm của người con Phật -
       Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.

Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Để thực hiện đúng điều luật đã học, đoàn sinh Tình Lam phải có trí tuệ, buông xả mọi biên kiến để trong sạch từ lời nói đến việc làm mới mong đoàn thể áo lam được tồn tại như sự tồn tại vững chắc trên 60 năm qua. Một cội cổ thụ lâu năm, buộc vỏ thân cây phải rạn nứt, một tổ chức mọc nhánh đa dạng nhưng nhựa sống vẫn là một tính chất thuần túy thì không thể gọi là suy hoại; như vậy GĐPT truyền thống cũng là truyền thống của mọi tổ chức GĐPT hiện nay. GĐPT Phân Ban-GDPT giáo chỉ- GĐPT Tăng đoàn đều là GĐPT truyền thống vì trong người đã mang tố chất truyền thống từ đức tin đến tổ chức và tôn chỉ như nhau.
GĐPT TT và TT GĐPT đều là một, danh xưng không thể làm biến thái sắc màu tình Lam con Phật.

MINH MẪN
30/7/2015
(kết thúc)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét