Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

ĐỘNG CƠ THIỆN LÀNH

VÀ CÁC GIAI TẦNG CỦA THIỀN

Phúc Cường trích dịch - Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
New York, Hoa Kỳ, ngày 09 Tháng 7 2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đến New York vào ngày mùng 8 sau khi phải chờ đợi một chặng  bay bị hoãn và kéo dài từ Los Angeles. Một trong những buổi gặp gỡ quan trọng vào buổi sáng là với những người bạn cũ Dan Goleman và Tara. Họ đã tới giới thiệu lên ngài cuốn sách mới vừa phát hành, “Động cơ thiện lành: Tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới của chúng ta”, để tôn vinh lễ sinh nhật lần thứ 80 của quý ngài. Cuốn sách tiết lộ thông điệp rộng lớn, quan kiến dài hạn của ngài giúp tạo một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là tầm nhìn mà mỗi cá nhân có thể khai triển ở bất cứ nơi đâu và bất cứ điều gì họ làm dựa trên cơ sở của tính nhân loại phổ biến.
dalai lama at new york 1
Dan và Tara Goleman giới thiệu lên Đức Đạt Lai Lạt Ma
trang web về cuốn sách mới trong buổi gặp gỡ
tại thành phố New York vào ngày 09 tháng bảy năm 2015.
Ảnh/Jeremy Russell
"Đây là thông điệp của quý ngài," Goleman nói khi ông cúng dường ngài một bản copy cuốn sách, "Một số người đã đọc sách và ngạc nhiên trước việc bởi tại sao từ bi tâm lại có uy lực mạnh mẽ đến như vậy."
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn và lấy dẫn chứng về các vụ nổ súng gần đây tại một nhà thờ ở Charleston, nếu chỉ đơn giản là cầu nguyện hay chỉ trích này kia là không đủ.
"Chúng ta cần tìm một cách tiếp cận mới giúp mang lại bình an nội tâm. Như tôi thường chia sẻ, nước Mỹ là lãnh đạo của "thế giới tự do" và công nghệ tiên tiến, ngày nay nước Mỹ cũng cần đi tiên phong về lĩnh vực giáo dục và rèn luyện các giá trị tinh thần."
Tiếp đến bà Tara Goleman giới thiệu trang web “Động cơ thiện lành”,http://www.joinaforce4good.org/, trong đó bao gồm tất cả nội dung cuốn sách, và cho phép mọi người chia sẻ những câu chuyện và hành động nhân ái của mình. Trang chủ trang web chia sẻ: "Hãy giúp chúng tôi thắp sáng thế giới này- một việc làm thiện lành tại một thời điểm." Đức Đạt Lai Lạt Ma rất hài lòng, ngài hài ước rằng những tia sáng tỏa chiếu từ các hình ảnh của thế giới giống như một ngàn cánh tay của đức Avalokiteshvara  Thiên thủ Thiên nhãn. Gặp gỡ những tình nguyện viên đã giành thời gian và kỹ năng xây dựng trang web, ngài cảm ơn việc làm của họ, "Không vì mục đích tiền bạc hay bất kỳ một mảy ý nghĩ vì bản thân, mà bởi dựa trên tâm từ bi là nền tảng của sự an bình."
dalai lama at new york 2
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào 14 ngàn thính chúng
tham dự buổi chia sẻ giáo pháp khi quý ngài
bước ra khán đài Trung tâm Javits tại thành phố New York,
NY, USA, ngày 9 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor
Tại Trung tâm Javits, hơn 14 ngàn thành viên của cộng đồng Tây Tạng Bắc Mỹ đã cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài bước ra khán đài, phía dưới một bên là hàng các Tự viện trưởng, các Lạt-ma an tọa, còn một bên là Lobsang Sangay Sikyong, Người dẫn chương trình Penpa Tsering và một số cựu thành viên của Kashag. Hình nền trang hoàng phía sau khán đài là một thangka lớn hình Đức Phật và 17 Đạo sư của truyền thống Nalanda, đức Bạch Độ Phật Mẫu và đức Avalokiteshvara Thiên thủ Thiên nhãn."Tôi đã được thỉnh cầu truyền trao giáo pháp “Các giai tầng của Thiền", "Ngài bắt đầu," tuy tôi thường bắt đầu với việc giới thiệu khái lược về Phật giáo căn bản. Mọi người có thể cho rằng Phật Pháp hưng thịnh tại Tây Tạng, nhưng sự hiểu biết của đại chúng về giáo pháp không sâu sắc. Nếu quý vị có nền tảng hiểu biết thì sự thực hành sẽ dễ dàng hơn. Ngày nay, ngay cả các nhà khoa học, những người không phải là Phật tử cũng quan tâm tới những luận giải như lý duyên khởi, một lý luận vô cùng hữu ích cho sự hiểu biết về thực tại.
"Bộ Trung “Các giai đoạn của Thiền” được trước tác bởi Đạo sư Kamalashila, ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8 theo sự hướng đạo của Đạo sư Shantarakshita. Vào thời điểm đó, tại Samye có nhiều quan điểm khác nhau, trong số đó có một số thiền sư Trung Quốc giữ quan điểm cho rằng nghiên cứu giáo pháp không đóng vai trò quan trọng cho sự tiến bộ tâm linh. Đạo sư Kamalashila đã tham gia các buổi tranh biện và nội dung của những cuộc tranh biện được ghi chép lại theo chiếu lệnh của Vua Trisong Deutsan. Các tư liệu này đã góp phần là cơ sở cho bộ kinh văn “Các giai tầng của Thiền", một bộ kinh văn toàn diện với những luận giải phong phú về Thiền định và thiền quán.”
Tiếp tới chư Tăng trì tụng Mangala Sutta bằng tiếng Pali, trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc và, cuối cùng là tiếng Tạng.
dalai lama at new york 3
Khán đài Trung tâm Javits, nơi Đức Dalai Lama truyền trao
giáo pháp tại thành phố New York vào ngày 09 tháng 7, 2015.
Ảnh/ Sonam Zoksang
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, rằng Đức Phật đã thị hiện trên cõi nhân gian trong hình tướng của một phàm nhân, một vị hoàng tử, người đã chứng kiến những thống  khổ của đời sống, nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã dấn thân vào sự thực hành cuộc đời của một hành khất. Ngài đã thực hành khổ hạnh sáu năm, bao gồm các cách thức định tâm phổ biến thời bấy giờ nhưng cuối cùng ngài đi tới kết luận những phương pháp đó không mang lại sự giải thoát cho bản thân.
Theo giáo pháp Đại Thừa, Đức Phật đã ba lần chuyển Pháp luân. Lần thứ nhất, ngài truyền trao giáo pháp Tứ Diệu Đế là nền tảng của tất cả truyền thống Phật giáo. Lần thứ hai ngài truyền trao các giáo pháp về Trí tuệ Bát nhã và lần thứ ba là những giáo pháp về bản chất của tâm và tự tính Phật.
Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng ngài đã thọ khẩu truyền giáo pháp này từ Sakya Khenpo, Sangye Tenzin. Khenpo nhận từ một hành giả tại tỉnh Kham, nhưng ngài chưa được biết hành giả nhận giáo pháp từ ai. Đây được biết tới là một trong những kinh văn Phật giáo đầu tiên được trước tác ở Tây Tạng theo lời thỉnh cầu của Trisong Deutsan, vị vua thứ hai trong ba vị vua Phật giáo của miền đất Tuyết. Tác phẩm được trước tác bởi đạo sư Kamalashila, một đệ tử theo truyền thống đạo sư Long Thọ. Ngài cũng dạy rằng thiền là sự thực hành phổ biến trong các truyền thống Phật giáo và cả truyền thống tâm linh ngoài Phật giáo. Thiền được sử dụng ở đây với ý nghĩa chủ động làm cho dòng tâm thức quen thuộc với một đối tượng nào đó.
Khi ngài bắt đầu truyền khẩu, ngài đã dạy, sẽ không đầy đủ nếu chỉ trì tụng Chân ngôn Manis thật nhiều.
"Chúng ta cần phải thấu hiểu những nhân và duyên dẫn tới giác ngộ. Có nghĩa là khai triển thức tỉnh Bồ đề tâm, nguồn cội của tâm đại từ bi và khai triển trí tuệ tính không,  năng lực tận trừ những phiền não - căn nguyên của tâm chấp thủ vào sự tồn tại cố hữu của pháp.
"Nếu quả vị Phật không phụ thuộc vào những nhân và duyên thì tất cả mọi người có thể có dễ dàng chứng đạt được, nhưng bởi vì quả vị Phật phụ thuộc vào những nhân và duyên nên sẽ thật không dễ dàng.”
dalai lama at new york 4
Một số trong hơn 14 ngàn thính chúng lắng nghe giáo pháp từ
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Trung tâm Javits tại thành phố York,
NY, USA, ngày 9 tháng 7, 2015. Ảnh/ Sonam Zoksang
Trở lại sau giờ nghỉ trưa, Ngài cho phép thính chúng đặt câu hỏi nhưng không có ai. Ngài tiếp tục tụng đọc lời kinh văn. Ngài dạy rằng vậy vấn đề đâu là những nhân và duyên dẫn tới sự giác ngộ. Đạo sư Kamalashila viết rằng ngài  sẽ luận giải, nhưng lại khiêm cung so sánh mình với một người mù loài, bởi vậy ngài nương vào chính những huấn từ của đức Thế tôn.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc tới đến ba phương diện của pháp, bao gồm rõ ràng, ẩn tàng và hoàn toàn ẩn tàng. Ngài dạy rằng khoa học đề cập tới ở phương diện hiện tượng rõ ràng trong phạm vi thực nghiệm có thể nhận thức được bằng các giác quan. Hiểu biết về hiện tượng phương diện ẩn tàng có thể tiếp cận trên nền tảng lý trí , nhưng đối với phương diện hoàn toàn ẩn tàng thì chỉ có thể được thấu hiểu trên nền tảng của sự thực chứng. Ngài lấy dẫn dụ về việc gặp gỡ, lắng nghe và thấu hiểu những lời của một người như sự hiểu biết hiện tượng ở phương diện rõ ràng. Thấu hiểu về những cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của ai đó, ta có thể suy luận nhiều thêm về họ và những ngôn từ của họ. Tuy nhiên, nếu muốn thấu hiểu tốc độ hay cách thức vận hành dòng tư tưởng của một người, ta phải dựa vào sự thực chứng của họ. Minh chứng nguồn gốc của sự chứng thực có tầm quan trọng đặc biệt.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục tụng đọc rất nhanh lời bộ kinh, các đề mục rèn luyện tâm, từ bi tâm, khai triển tâm bình đẳng và nhận dạng bản chất của khổ đau. Ngài tụng đọc một luận giải ngắn gọn về trí tuệ trước khi thiền định và thiền quán. Ngài dạy ngày mai vào buổi sáng sớm ngài sẽ chuẩn bị đàn lễ quán đỉnh Trường thọ. Trước đó ngài sẽ tiếp tục tụng đọc lời kinh văn còn lại, và sau lễ quán đỉnh, hiệp hội của người Tạng ở Bắc Mỹ và cộng đồng Phật giáo Himalaya, Mông Cổ và Nga sẽ cúng dường lên Ngài  một buổi lễ cầu nguyện Trường thọ.

Phúc Cường trích dịchNguồn: Dalailama.com/news
2015-07-09-NYC-G09Một bích chương lớn được treo trên các đường phố, thông báo Chương trình đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.2015-07-09-NYC-G08Bên trong Trung tâm Javits2015-07-09-NYC-G01Tăng sĩ và Cư sĩ Tây Tạng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma đến Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center)tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL2015-07-09-NYC-G022015-07-09-NYC-G15Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào hơn 14.000 khán giả tham dự buổi Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.Photo / Sonam Zoksang2015-07-09-NYC-G06Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.2015-07-09-NYC-G032015-07-09-NYC-G04Thông dịch viên cho các thứ tiếng Anh, Mông Cổ, Nga và Trung Quốc, phục vụ cho buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét