TU SĨ MIẾN ĐIỆN PHẢI THEO ĐÚNG PHẬT PHÁP ĐỂ CHẤM DỨT ĐỔ MÁU
Trọng Nghĩa
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17/09/2013 đã lên tiếng kêu gọi các tu sĩ Phật giáo ở Miến Điện, là phải tôn trọng các nguyên tắc của đạo Phật để chấm dứt tình trạng đổ máu tại nước này. Cho đến nay, nhiều nhà sư Miến Điện bị coi là những kẻ kích động bạo lực gây chết người chống lại thiểu số Hồi giáo. (Hình bên: Đức Đạt Lai Lạt Ma dự hội nghị nhân quyền tại Praha - Reuters /Y. Nakao)Phát biểu trước báo giới tại Praha, nhà lãnh đạo Phật giáo tuyên bố: «Với các tu sĩ Miến Điện đang trong cơn tức giận đối với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, tôi yêu cầu: xin ghi nhớ thế nào là đức tin Phật giáo». Đức Đạt Lai Lạt Ma đang có mặt tại thủ đô Cộng hòa Séc nhân một hội nghị về nhân quyền.
Tại Miến Điện, bạo động bùng lên trở lại ở bang Rakhine (miền tây) từ năm ngoái 2012 đến nay là làm cho khoảng 200 người thiệt mạng, chủ yếu là người thuộc sắc dân Rohingya không được công nhận quốc tịch Miến Điện. Loạn lác cũng đã đẩy khoảng 140.000 người khác vào tình trạng vô gia cư.
Miến Điện có khoảng 800.000 người Rohingya theo Hồi giáo, tập trung ở khu vực miền tây. Họ được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp dữ dội nhất trên thế giới.
Tệ nạn bạo động nhắm vào nhóm thiểu số theo đạo Hồi ở Miến Điện đã nghiêm trọng hơn với một số tu sĩ Phật giáo cũng như các Phật tử cực đoan, không ngần ngại phát động phong trào bài Hồi giáo trên toàn đất nước.
Ngay cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, cũng tránh đề cập đến xung đột tôn giáo tại Miến Điện. Tuy nhiên, vào tuần trước bà đã cho rằng một mình bà không tài nào ngăn chặn được tệ nạn này, mà cần phải có sự góp sức của toàn xẫ hội, thông qua việc xây dựng một Nhà nước Pháp quyền.
Chủ nhật 15/09 vừa qua, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng tại Praha, bất chấp việc hành động này có thể chọc giận Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh của Miến Điện.
Trọng Nghĩa
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17/09/2013 đã lên tiếng kêu gọi các tu sĩ Phật giáo ở Miến Điện, là phải tôn trọng các nguyên tắc của đạo Phật để chấm dứt tình trạng đổ máu tại nước này. Cho đến nay, nhiều nhà sư Miến Điện bị coi là những kẻ kích động bạo lực gây chết người chống lại thiểu số Hồi giáo. (Hình bên: Đức Đạt Lai Lạt Ma dự hội nghị nhân quyền tại Praha - Reuters /Y. Nakao)Phát biểu trước báo giới tại Praha, nhà lãnh đạo Phật giáo tuyên bố: «Với các tu sĩ Miến Điện đang trong cơn tức giận đối với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, tôi yêu cầu: xin ghi nhớ thế nào là đức tin Phật giáo». Đức Đạt Lai Lạt Ma đang có mặt tại thủ đô Cộng hòa Séc nhân một hội nghị về nhân quyền.
Tại Miến Điện, bạo động bùng lên trở lại ở bang Rakhine (miền tây) từ năm ngoái 2012 đến nay là làm cho khoảng 200 người thiệt mạng, chủ yếu là người thuộc sắc dân Rohingya không được công nhận quốc tịch Miến Điện. Loạn lác cũng đã đẩy khoảng 140.000 người khác vào tình trạng vô gia cư.
Miến Điện có khoảng 800.000 người Rohingya theo Hồi giáo, tập trung ở khu vực miền tây. Họ được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp dữ dội nhất trên thế giới.
Tệ nạn bạo động nhắm vào nhóm thiểu số theo đạo Hồi ở Miến Điện đã nghiêm trọng hơn với một số tu sĩ Phật giáo cũng như các Phật tử cực đoan, không ngần ngại phát động phong trào bài Hồi giáo trên toàn đất nước.
Ngay cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, cũng tránh đề cập đến xung đột tôn giáo tại Miến Điện. Tuy nhiên, vào tuần trước bà đã cho rằng một mình bà không tài nào ngăn chặn được tệ nạn này, mà cần phải có sự góp sức của toàn xẫ hội, thông qua việc xây dựng một Nhà nước Pháp quyền.
Chủ nhật 15/09 vừa qua, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng tại Praha, bất chấp việc hành động này có thể chọc giận Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh của Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét