Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

PHẬT GIÁO VÀ DÂN CHỦ


  • 25.12.2008 | Dalai Lama

  • 1- Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của một tổ chức có thẩm quyền mới có thể quản lý xã hội loài người. Tuy thế, bởi vì người ta có một khao khát bẩm sinh vì tự do, những sự thúc đẩy của giải thoát và áp bức đã tiếp tục xung đột suốt trong chiều dài của lịch sử. Ngày nay, nó rõ ràng điều nào đang thắng thế. Sự nổi bật của những động lực nhân loại, lật đổ những chế độc tài của tả phái và hữu phái, đã cho thấy hiển nhiên rằng loài người có thể không chịu đựng cũng không có trách nhiệm thích đáng dưới những chế độ bạo ngược chuyên chế.
    2- Mặc dù không có một xã hội Phật giáo nào của chúng tôi đã phát triển bất cứ điều gì như dân chủ trong những hệ thống chính quyền của họ, một cách cá nhân chúng tôi có một sự hứng thú tuyệt vời cho chế độ dân chủ thế tục. Khi Tây Tạng vẫn còn tự do, chúng tôi đã nuôi dưỡng sự cô lập tự nhiên của chúng tôi, với một suy nghĩ sai lầm rằng chúng tôi có thể duy trì lâu dài hòa bình và bảo đảm an toàn chúng tôi bằng cách ấy. Thế cho nên, chúng tôi đã ít chú ý đến những sự thay đổi xảy ra của thế giới bên ngoài. Chúng tôi hiếm hoi chú tâm đến việc khi Ấn Độ, một trong những lân bang gần nhất của chúng tôi đã giành được độc lập một cách hòa bình, đã trở nên một nền dân chủ rộng lớn nhất trên thế giới. Sau này, chúng tôi đã học bằng một cách vất vả rằng trên phạm vi quốc tế cũng như tại chính quê hương mình, tự do là những gì được chia xẻ và hưởng thụ với những người khác, không phải giữ riêng cho mình.
    3- Mặc dù những người Tây Tạng ngoài quê hương Tuyết Sơn đã bị biến thành thân phận những người tị nạn, chúng tôi có tự do để thực thi những quyền của mình. Nhưng anh chị em của chúng tôi ở Tây Tạng, mặc dù đang ở ngay tại quê hương của họ nhưng không có ngay cả quyền để sống. Vì thế, những ai trong chúng tôi lưu vong có một trách nhiệm để suy tư và dự tính cho một tương lai của Tây Tạng. Vì thế, trải qua bao năm, chúng tôi đã cố gắng qua nhiều ý nghĩa khác nhau để đạt đến một kiểu mẫu dân chủ chân thực. Sư quen thuộc của tất cả những người Tây Tạng lưu vong với từ ngữ 'dân chủ' đã chứng tỏ điều này.
    4- Từ lâu chúng tôi hướng tới việc tìm kiếm đến thời gian khi mà chúng tôi có thể nghĩ ra một hệ thống chính trị, thích hợp với cả những truyền thống của chúng tôi và sự đòi hỏi của thế giới hiện đại. Nền dân chủ bất bạo động và hòa bình như nền tảng của nó. Chúng tôi mới gần đây đã bắt tay vào những thay đổi mà sẽ tiến xa hơn với dân chủ và củng cố chính quyền lưu vong. Vì nhiều lý do, cá nhân chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẽ không là quốc trưởng, hay đóng một bất cứ một vai trò nào trong chính quyền khi Tây Tạng trở thành một xứ sở độc lập. Quốc trưởng tương lai của chính quyền Tây Tạng phải là ai đấy được bầu lên bởi đại đa số dân chúng. Có nhiều thuận lợi cho một bước như thế và nó sẽ có thể cho phép chúng tôi trở nên một nền dân chủ thật sự và hoàn toàn. Chúng tôi hy vọng rằng những chuyển biến này sẽ cho phép nhân dân Tây Tạng có một lời nói rõ ràng trong quyết định về tương lai quê hương của họ.
    5- Sự dân chủ hóa Tây Tạng đã đến với những người Tây Tạng trên toàn thế giới. Chúng tôi tin tưởng rằng những thế hệ tương lai sẽ quan tâm đến những thay đổi này cùng với những thành công quan trọng nhất của kinh nghiệm chúng tôi khi lưu vong. Giống y hệt sự truyền bá đạo Phật đến Tây Tạng đã gắn bó với xứ sở chúng tôi, tôi tin tưởng rằng sự dân chủ hóa xã hội chúng tôi sẽ tăng thêm sức sống cho nhân dân Tây Tạng và cho phép sự lưu tâm xây dựng thể chế của chúng tôi phản ánh sự cần thiết và khát vọng chân thành của họ.
    6- Ý tưởng rằng con người có thể sống với nhau một cách tự do như những cá thể, bình đẳng trên nguyên tắc chính yếu và vì thế chịu trách nhiệm với nhau, một cách căn bản nhất trí với khuynh hướng của Đạo Phật. Như những Phật tử, chúng tôi những người Tây Tạng kính trọng đời sống con người như quà tặng quý báu nhất và xem triết lý và giáo huấn Đạo Phật như một con đường tiến đến sự tự do tối thượng. Một mục tiêu để đạt đến giống như nhau bởi những người nam và nữ.
    7- Đức Phật thấy rằng mục tiêu chính yếu của đời sống là hạnh phúc. Ngài cũng thấy rằng trong khi si mê ám tối vô minh trói buộc chúng sinh trong khổ đau thất vọng vô cùng tận, tuệ trí sáng suốt là giải thoát. Nền dân chủ hiện đại đặt trên nguyên tắc chính yếu rằng tất cả loài người là căn bản bình đẳng, rằng mỗi chúng ta có một quyền bình đẳng đến cuộc sống, tự do, và hạnh phúc. Đạo Phật cũng nhìn nhận rằng nhân loại được quyền tự trọng với chân giá trị của mình, rằng tất cả mọi thành viên của gia đình nhân loại có quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm đến tự do, không chỉ trong những hình thức của tự do chính trị, nhưng cũng trong những trình độ căn bản của tự do với sợ hải và mong cầu. Bất kể cho dù chúng ta giàu hay nghèo, có học vấn hay không học vấn, thuộc quốc gia này hay quốc gia nọ, theo tôn giáo này hay tôn giáo kia, tôn trọng ý tưởng này hay nọ, mỗi chúng ta chỉ là một con người như bất cứ người nào khác. Không chỉ tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc và tìm cách để tránh khỏi khổ đau, mà mỗi chúng ta có quyền bình đẳng để theo đuổi những mục tiêu này.
    8- Thể chế mà Đức Phật thành lập là Tăng già hay cộng đồng tu sĩ, nó đã thực hiện chức năng trên quy tắc dân chủ rộng rãi. Trong tình huynh đệ này, những cá nhân thì bình đẳng, bất kể tầng lớp hay đẳng cấp xã hội mà họ xuất thân. Chỉ có một sự khác biệt không đáng kể trong địa vị tùy thuộc trên sự thâm niên của giới lạp (tuổi đạo). Tự do cá nhân, biểu chứng bằng sự giải thoát hay giác ngộ, là sự tập trung chính yếu của toàn bộ cộng đồng và được đạt đến bằng sự phát triển trau dồi tâm tính qua thiền tập. Mặc dù thế, quan hệ hằng ngày được chỉ đạo trên căn bản của sự độ lượng, quan tâm, và tế nhị hòa nhã đối với nhau. Bằng sự theo đuổi đời sống xuất gia, tu sĩ không lệ thuộc với sự lưu tâm đến tài sản. Tuy thế, họ không sống trong sự cô lập hoàn toàn. Truyền thống của họ về trì bình khất thực chỉ phục vụ để tăng cường năng lực của sự tỉnh thức chính họ trên sự tương duyên tùy thuộc với những người khác. Trong những quyết định của cộng đồng được tiến hành bằng sự bỏ phiếu bầu cử và những dị biệt được quyết định bằng sự đồng tâm nhất trí. Vì thế, Tăng già phục vụ như một kiểu mẫu cho một xã hội bình đẳng, chia xẻ tài nguyên và tiến trình dân chủ.
    9- Phật giáo là một giáo thuyết thực hành một cách căn bản. Đạo Phật tuyên bố về vấn đề nền tảng của khổ đau nhân loại, nó không cứ nhất định trên một giải pháp riêng lẻ. Thừa nhận rằng con người khác biệt rộng rãi về nhu cầu, khuynh hướng và năng lực của họ, nó nhận thức rằng những con đường đến hòa bình và hạnh phúc cũng nhiều như thế. Như một cộng đồng tâm linh sự nối kết của nó xuất hiện từ một cảm xúc hiệp nhất của tình anh chị em. Dù không có bất cứ một quyền lực tập trung rõ rệt Phật giáo đã trải qua hơn hai nghìn năm trăm năm. Nó đã đơm hoa kết trái trong sự khác biệt của những hình thức, trong khi nó đã đổi mới nhiều lần, qua sự học tập và thực hành, từ gốc rể của nó trong những lời giáo huấn của Đức Phật. Sự tiếp cận đa dạng này trong điều những cá nhân có trách nhiệm với chính họ, là rất phù hợp với quan điểm của một nền dân chủ.
    10- Tất cả chúng ta khao khát tự do, nhưng điều phân biệt ở con người là sự thông minh của họ. Như những con người tự do, chúng ta có thể dùng sự thông minh đặc biệt của chúng ta cố gắng để thông hiểu chính chúng ta và thế giới chúng ta. Đức Phật đã nói rõ ràng rằng những đệ tử của Ngài không nên chấp nhận ngay cả những lời dạy vì đấy là của Ngài, mà phải qua trắc nghiệm và thể nghiệm nó như người thợ kim hoàn thử nghiệm phẩm chất của vàng. Nhưng nếu bị ngăn cản sử dụng óc phán xét sáng suốt và sự sáng tạo, chúng ta mất đi một phẩm chất căn bản của một con người. Vì thế, tự do chính trị, xã hội và văn hóa là dân chủ đòi hỏi phải có giá trị và tầm quan trọng rộng lớn.
    11- Không có một hệ thống chính quyền nào toàn hảo, nhưng dân chủ là gần nhất với căn bản tự nhiên của loài người. Nó cũng là nền tảng vững vàng duy nhất mà trên đấy chỉ có một nền tự do chính trị toàn cầu có thể được xây dựng. Vì thế nó là tất cả những gì mà chúng ta cảm hứng thích thú, và rằng những ai trong chúng ta đã và đang thụ hưởng niềm hạnh phúc của dân chủ nên hành động cho tất cả mọi người cái quyền được sinh sống và hành hoạt như thế.
    12- Mặc dù chủ nghĩa cộng sản tán thành nhiều ý tưởng cao quý, kể cả vị tha chủ nghĩa, sự thực hiện của những người nắm quyền lực ấy vì mục tiêu chuyên chính vô sản như họ nói, hay những người khác có thể thấy là chuyên chế độc đoán quan điểm của họ đã chứng tỏ có nhiều thảm họa trong quá khứ. Những chính quyền này đã trải dài tận cùng quyền lực để kiểm soát những xã hội của họ và để khiến cho công dân của họ phải lao động vì những thực phẩm thông dụng. Tổ chức cứng rắn đã có thể cần thiết trước tiên để vượt thắng những chính quyền độc đoán áp bức trước đây.  Tuy thế, khi mục tiêu ấy hoàn thành, những điều nghiêm khắc như thế thì rất nhỏ bé trong việc cống hiến để xây dựng một xã hội thực sự hợp tác. Chủ nghĩa cộng sản đã thất bại hầu như hoàn toàn trên lý tưởng và thực tế trên toàn thế giới ngày nay bởi vì nó đáp ứng bằng sức mạnh, cưỡng bức và lừa dối để thúc đẩy sự tin tưởng vào nó. Một cách căn bản, loài người tự nhiên không thể chịu đựng những khổ đau mà nó sản sinh ra.
    13- Bạo lực, không kể là nó được áp dụng mạnh mẻ thế nào, chẳng bao giờ có thể khuất phục căn bản khao khát tự do của nhân loại vì tự do. Hàng trăm nghìn người tuần hành trên những thành phố Đông Âu đã chứng tỏ điều này. Họ chỉ đơn giản biểu lộ sự cần thiết của con người vì tự do và dân chủ. Sự đòi hỏi của họ không có điều gì để làm với những ý tưởng mới mẻ: họ chỉ đơn giản bày tỏ lòng chân thành khát vọng vì tự do. Thật không đủ, khi hệ thống cộng sản đã từng thừa nhận, chỉ cung cấp cho nhân dân thực phẩm, nhà ở và áo quần. Tự nhiên sâu xa hơn của chúng ta đòi hỏi rằng chúng ta phải hít thở không khí quý giá của tự do.
    14- Những cuộc cách mạng hòa bình ở Liên bang Sô viết cũ và Đông Âu đã dạy chúng ta nhiều bài học rộng lớn. Một trong những bài học ấy là giá trị của sự thật. Nhân dân bất cứ một quốc gia nào, cũng như không ai trong chúng ta thích, hay muốn bị đe dọa, lừa bịp hay gian dối bởi một cá nhân hay một hệ thống. Những hành động như vậy là phản lại căn bản thiết yếu của tâm linh nhân loại. Vì thế, những ai thực thi và dùng sức mạnh có thể đạt được những thành công xem như ngắn hạn, nhưng cuối cùng họ sẽ bị lật đổ.
    15- Sự thật là sự bảo đảm tốt nhất và nền tảng thực sự của tự do và dân chủ. Nó chẳng kể cho dù chúng ta yếu hay mạnh hoặc cho dù chúng ta có nhiều hay ít thành viên, sự thật vẫn sẽ được khai mở. Gần đây, nhiều vận động tự do thành công đã căn cứ trên thông điệp sự thật của cảm nhận căn bản nhất của loài người. Đây là một sự nhắc nhở giá trị rằng sự thật tự nó vẫn là sự thiếu sót nghiêm trọng trong nhiều đời sống chính trị của chúng ta.  Đặc biệt đối với cung cách cư xử trong quan hệ quốc tế chúng ta dành rất ít tôn trọng đến sự thật. Chắc chắn, những quốc gia yếu hơn thì bị lôi kéo và áp lực bởi những quốc gia mạnh hơn, giống như những thành phần yếu hơn trong hầu hết mọi xã hội khổ đau dưới bàn tay củ những bộ phận ảnh hưởng và quyền lực hơn. Trong quá khứ, thông điệp đơn giản của sự thật thường bị chối bỏ như không thực tế, nhưng trong những năm gần đây đã chứng tỏ rằng nó là một năng lực bao la trong tâm thức con người, và, như một kết quả, trong định hướng của lịch sử.
    16- Khi chúng ta tiến đến kết thúc thế kỷ hai mươi, chúng ta khám phá ra rằng thế giới bây giờ nhỏ hơn, và thế giới loài người trở nên gần như một cộng đồng. Chúng ta cũng đang cùng bị lôi cuốn bởi những vấn nạn nghiêm trọng mà chúng ta phải đối diện: nạn nhân mãn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, và khủng hoảng ô nhiễm môi trường điều đe dọa ngay nền tảng của sự tồn tại trên trái đất mà chúng ta cùng chia xẻ. Chúng tôi tin rằng để đối diện với thử thách thời đại của chúng ta, nhân loại sẽ phải phát triển, tăng cường một cảm giác to lớn rộng rải hơn về trách nhiệm toàn cầu. Mỗi chúng ta phải học hỏi để hành động không chỉ cho riêng chính mỗi cá nhân, gia đình, hay quốc gia, mà cho lợi ích của toàn nhân loại. Trách nhiệm toàn cầu thật sự là chìa khóa cho sự tồn tại của nhân loại. Nó là nền tảng tốt nhất cho hòa bình thế giới, sự sử dụng công bằng, vô tư và hợp lý đến tài nguyên thiên nhiên và sự quan tâm chăm sóc thích đáng đến môi trường.
    17- Sự cần thiết cấp bách này cho hợp tác chỉ có thể làm cho nhân loại mạnh thêm, bởi vì nó giúp chúng ta nhận ra rằng nền tảng bảo đảm nhất cho một trật tự thế giới mới không chỉ đơn giản là chính trị phóng khoáng hay chung chung và những đồng minh kinh tế, mà là sự thực hành chân thành của mỗi cá nhân về yêu thương và từ bi.  Những phẩm chất này là nguồn gốc căn bản của hạnh phúc nhân loại, và sự cần thiết của chúng ta đối với chúng tùy thuộc ngay chính cốt lỏi bản chất của sự tồn tại của chúng ta. Sự thực hành từ bi yêu thương không chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa lý tưởng không thực tế, mà là phương thức tác động nhất để theo đuổi những lợi ích quan trọng nhất của những người khác cũng như của chính chúng ta. Như những quốc gia hay những cá nhân, chúng ta càng tùy thuộc trên kẻ khác, nó càng thấy tầm quan trọng của chính chúng ta để bảo đảm sự cát tường cho họ.
    18- Mặc dù sự tiến bộ nhanh chóng được thực hiện bởi sự văn minh của thế kỷ, chúng tôi tin rằng nguyên nhân trực tiếp trước nhất của sự tiến thoái lưỡng nan của chúng ta hiện tại là sự nhấn mạnh thái quá của chúng ta đơn thuần trên sự phát triển vật chất. Chúng ta trở nên quá mãi mê trong mưu cầu của nó rằng, ngay cả không biết nó, chúng ta đã lãng quên nuôi dưỡng những điều căn bản cần thiết nhất của con người về yêu thương, tử tế, ân cần , hợp tác, và bảo dưỡng. Nếu chúng ta không biết một ai đấy hay không cảm thấy liên hệ đến một cá nhân hay một nhóm đặc biệt nào đấy, chúng ta đơn giản không thấy sự cần thiết của họ. Nhưng sự phát triển của xã hội loài người là đặt căn bản toàn bộ trên sự giúp đở của con người với nhau. Một khi chúng ta đã đánh mất cơ bản nhân đạo và thiết yếu của nhân tính, mà nó là nền tảng của chúng ta, thì mục tiêu nào để theo đuổi chỉ trên sự cải thiện vật chất?
    19- Trong những tình trạng hiện tại, không ai có thể có đủ khả năng để cho rằng một ai khác đấy sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta. Mỗi cá nhân có một trách nhiệm hổ trợ hướng dẫn gia đình địa cầu của chúng ta trên chiều hướng đúng đắn và mỗi chúng ta phải gánh vác trách nhiệm ấy. Điều chúng ta hướng tới là những nhân tố thông thường của xã hội chúng ta. Nếu xã hội như một tổng thể sung túc, mỗi cá nhân, tập thể hay hội đoàn của nó tự nhiên sẽ thụ hưởng lợi ích từ nó. Chúng sẽ hạnh phúc một cách tự nhiên. Tuy thế, nếu xã hội như một tổng thể sụp đổ, thế thì chúng ta sẽ hướng về đâu để đấu tranh và đòi hỏi cho những quyền lợi của chúng ta?
    20- Vì chúng tôi thật sự tin tưởng rằng những cá nhân có thể làm nên một sự khác biệt trong xã hội. Như một tu sĩ Phật giáo, tự chúng tôi cố gắng để phát triển từ bi yêu thương – không chỉ từ quan điểm tôn giáo, nhưng cũng từ một con người của cộng đồng nhân loại. Để động viên mình trong thái độ vị tha này, thỉnh thoảng chúng tôi tìm thấy điều ấy hổ trợ để tưởng tượng chính mình, một cá nhân đơn lẻ, trong một chiều hướng và trên chiều hướng kia là một tập họp khổng lồ của tất cả những con người khác. Thế rồi chúng tôi tự hỏi mình, 'lợi ích của ai thì quan trọng hơn?'  Tuy vậy điều quan trọng chúng tôi có thể cảm thấy, đối với chúng tôi nó rõ ràng rằng chúng tôi là một, trong khi những người khác là đại đa số.

    Thủ đô Hoa Sinh Tân, HOA KỲ, tháng tư 1993
    Buddhism and Democracy
    http://www.dalailama.com/page.164.htm
    Tuệ Uyển chuyển ngữ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét