ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HỌP BÁO:
Đỗ Dzũng/Người Việt
LONG BEACH (NV) - Dù bận rộn với nhiều hoạt động, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn dành cho giới truyền thông một cuộc họp báo kéo dài 30 phút tại khách sạn Westin Hotel, Long Beach, sáng Thứ Sáu, nói về phương cách đạt được “bình tâm trong thời điểm khó khăn” hiện nay.
Sau phần giới thiệu rất ngắn ngủi, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi không phải là người đặc biệt. Tôi cũng chỉ là con người giống như quý vị. Để có được bình tâm trong tâm hồn, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay, tôi luôn tâm niệm ba điều.”
“Thứ nhất, chúng ta phải làm cho con người và cộng đồng vững mạnh, để có thể làm nhiều điều tốt cho nhân loại,” vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng nói. “Nếu chúng ta không làm được điều này, thì cơ thể chúng ta sẽ bị 'nhiễm độc tới trong máu.' Tôi tin tất cả chúng ta có cùng cơ hội như nhau để làm được chuyện này.”
Điều thứ nhì Đức Đạt Lai Lạt Ma tâm niệm là “sống trong hòa bình.”
“Tôi là một người tu hành theo Phật Giáo. Nhưng tôi nghĩ những người anh em Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, cũng như các tôn giáo khác, đóng góp rất nhiều trong đời sống chúng ta. Tất cả chúng ta đều có tiềm năng đóng góp cho xã hội,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Chia rẽ tôn giáo không phải là điều mới mẻ, nhưng hãy nhìn Ấn Độ. Dù có nhiều tôn giáo khác nhau, họ vẫn sống chung được trong một quốc gia lớn. Khi nhắc đến chuyện này, tôi nghĩ, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau để sống chung hòa bình với nhau.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tiếp: “Điều thứ ba là tôi muốn lưu ý là trách nhiệm của giới truyền thông. Quý vị phải có 'cái mũi dài như mũi con voi,' không những để 'ngửi' những gì phía trước mà cả phía sau mình nữa.”
“Chỉ có thế thôi,” vị lãnh tụ kết luận.
Trong phần hỏi đáp, một phóng viên đặt câu hỏi: “Đa số độc giả muốn đọc những tin giật gân liên quan đến tội ác. Làm sao chúng ta có thể cân bằng được trong việc đưa tin?”
“Con người luôn tò mò tin tức loại này, nhưng quý vị phải đưa tin làm sao để mọi người thấy nguồn gốc của tội ác và làm sao giảm thiểu được nó,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. “Khi đưa tin tức loại này, chúng ta phải ngụ ý cho độc giả căn nguyên của nó.”
“Trong thế giới có nhiều thay đổi chóng mặt như ngày nay, làm sao bình tâm được?” Một người đặt câu hỏi.
“Phải tạo ra một hệ thống 'miễn nhiễm,'” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Một vấn đề nhỏ thôi, có thể làm tinh thần chúng ta chao đảo. Phải có đạo đức được tôi luyện qua giáo dục. Ngoài ra, cuộc sống mà không có sự thông cảm thì tinh thần không thể sảng khoái được.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm: “Đôi khi chúng ta bị bạo động trong phim ảnh, trong các trò chơi điện tử, thấm vào một cách vô thức. Chỉ có giáo dục, nhất là đạo đức, mới có thể giúp chúng ta không bị ảnh hưởng. Tôi hy vọng trong vài năm nữa, chúng ta tìm ra được phương cách tốt hơn.”
Về các vụ phản đối ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết chính quyền nên điều tra tận gốc nguyên nhân.
“Quý vị biết đó, Trung Quốc vẫn đang kiểm soát Tây Tạng, nhiều người vẫn lo sợ, vẫn bị đàn áp. Một số bị tra tấn đến chết,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Nên nhớ, Tây Tạng có nền văn hóa riêng, có ngôn ngữ riêng. Mới đây, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc có đề nghị một số thay đổi. Đó là dấu hiệu của hy vọng.”
Phóng viên một đài truyền hình người Nam Hàn hỏi: “Với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay, nếu được mời, ngài có đến thăm Bắc Hàn không?”
Với một nụ cười hóm hỉnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp: “Nếu đó là một lời mời chân thành, tại sao lại không chấp nhận.”
“Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra,” vị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng kết luận.
Trước buổi họp báo, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện Thượng Viện California, trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết “tôn vinh công đức lớn lao của ngài.”
Bản nghị quyết do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và được Thượng Viện đồng thuận thông qua.
Vị dân cử đại diện Địa Hạt 34, bao gồm vùng Little Saigon ở Orange County, nói: “Rất mừng là ngài có mặt tại miền Nam California. Với sự ngưỡng mộ trước công đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bao lâu nay, tôi rất xúc động và hãnh diện được gặp ngài hôm nay. Ngài là biểu tượng cho đạo đức cao cả, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bền bỉ, cho quyền tự do của người dân Tây Tạng và nền hòa bình cho mọi người trên thế giới.”
“Hồi còn trẻ, tôi có đọc một cuốn sách của ngài và rất tâm đắc,” vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ nói. “Và bây giờ tôi là một thượng nghị sĩ của California. Tôi rất trân trọng lời chỉ giáo của ngài.”
Thị trưởng thành phố Long Beach, ông Bob Foster, cũng có mặt, và nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng: “Đây là lần thứ ba ngài đến Long Beach. Tôi không những coi ngài là một người bạn, mà còn là niềm hy vọng cho chúng tôi. Sự hiện diện của ngài hôm nay thật ý nghĩa cho thành phố.”
Trong phần đáp lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma khoác lên cổ hai vị dân cử này mỗi người một cái khăn màu trắng, và nói lời cảm ơn.
Được biết, ngày hôm sau, Thứ Bảy, 21 Tháng Tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi nói chuyện với công chúng tại Long Beach Arena.
Theo thông cáo báo chí do ban tổ chức cung cấp, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay, là vị lạt ma thứ 14 của Tây Tạng, sinh ngày 6 Tháng Bảy, 1935 trong một gia đình nông dân tại một ngôi làng nhỏ ở Taktser trong khu vực Amdo, phía Đông Bắc Tây Tạng. Khi mới được 2 tuổi, vị lạt ma tương lai được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thubten Gyatso, công nhận là sự hiện thân của mình.
Năm 1950, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, và sau cuộc nổi dậy giành độc lập không thành công năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc đó mới 19 tuổi, phải lánh nạn ra nước ngoài.
Kể từ năm 1960, vị lạt ma này sống và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsla, Ấn Độ, cho đến ngày nay, và tiếp tục đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng.
Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng giải Nobel Hòa Bình và năm 2007 được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng “US Congressional Gold Medal.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại cuộc họp báo ở khách sạn Westin Hotel, Long Beach. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
“Thứ nhất, chúng ta phải làm cho con người và cộng đồng vững mạnh, để có thể làm nhiều điều tốt cho nhân loại,” vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng nói. “Nếu chúng ta không làm được điều này, thì cơ thể chúng ta sẽ bị 'nhiễm độc tới trong máu.' Tôi tin tất cả chúng ta có cùng cơ hội như nhau để làm được chuyện này.”
Điều thứ nhì Đức Đạt Lai Lạt Ma tâm niệm là “sống trong hòa bình.”
“Tôi là một người tu hành theo Phật Giáo. Nhưng tôi nghĩ những người anh em Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, cũng như các tôn giáo khác, đóng góp rất nhiều trong đời sống chúng ta. Tất cả chúng ta đều có tiềm năng đóng góp cho xã hội,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Chia rẽ tôn giáo không phải là điều mới mẻ, nhưng hãy nhìn Ấn Độ. Dù có nhiều tôn giáo khác nhau, họ vẫn sống chung được trong một quốc gia lớn. Khi nhắc đến chuyện này, tôi nghĩ, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau để sống chung hòa bình với nhau.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tiếp: “Điều thứ ba là tôi muốn lưu ý là trách nhiệm của giới truyền thông. Quý vị phải có 'cái mũi dài như mũi con voi,' không những để 'ngửi' những gì phía trước mà cả phía sau mình nữa.”
“Chỉ có thế thôi,” vị lãnh tụ kết luận.
Trong phần hỏi đáp, một phóng viên đặt câu hỏi: “Đa số độc giả muốn đọc những tin giật gân liên quan đến tội ác. Làm sao chúng ta có thể cân bằng được trong việc đưa tin?”
“Con người luôn tò mò tin tức loại này, nhưng quý vị phải đưa tin làm sao để mọi người thấy nguồn gốc của tội ác và làm sao giảm thiểu được nó,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. “Khi đưa tin tức loại này, chúng ta phải ngụ ý cho độc giả căn nguyên của nó.”
“Trong thế giới có nhiều thay đổi chóng mặt như ngày nay, làm sao bình tâm được?” Một người đặt câu hỏi.
“Phải tạo ra một hệ thống 'miễn nhiễm,'” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Một vấn đề nhỏ thôi, có thể làm tinh thần chúng ta chao đảo. Phải có đạo đức được tôi luyện qua giáo dục. Ngoài ra, cuộc sống mà không có sự thông cảm thì tinh thần không thể sảng khoái được.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm: “Đôi khi chúng ta bị bạo động trong phim ảnh, trong các trò chơi điện tử, thấm vào một cách vô thức. Chỉ có giáo dục, nhất là đạo đức, mới có thể giúp chúng ta không bị ảnh hưởng. Tôi hy vọng trong vài năm nữa, chúng ta tìm ra được phương cách tốt hơn.”
Về các vụ phản đối ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết chính quyền nên điều tra tận gốc nguyên nhân.
“Quý vị biết đó, Trung Quốc vẫn đang kiểm soát Tây Tạng, nhiều người vẫn lo sợ, vẫn bị đàn áp. Một số bị tra tấn đến chết,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Nên nhớ, Tây Tạng có nền văn hóa riêng, có ngôn ngữ riêng. Mới đây, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc có đề nghị một số thay đổi. Đó là dấu hiệu của hy vọng.”
Phóng viên một đài truyền hình người Nam Hàn hỏi: “Với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay, nếu được mời, ngài có đến thăm Bắc Hàn không?”
Với một nụ cười hóm hỉnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp: “Nếu đó là một lời mời chân thành, tại sao lại không chấp nhận.”
“Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra,” vị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng kết luận.
Trước buổi họp báo, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện Thượng Viện California, trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết “tôn vinh công đức lớn lao của ngài.”
Bản nghị quyết do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và được Thượng Viện đồng thuận thông qua.
Vị dân cử đại diện Địa Hạt 34, bao gồm vùng Little Saigon ở Orange County, nói: “Rất mừng là ngài có mặt tại miền Nam California. Với sự ngưỡng mộ trước công đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bao lâu nay, tôi rất xúc động và hãnh diện được gặp ngài hôm nay. Ngài là biểu tượng cho đạo đức cao cả, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bền bỉ, cho quyền tự do của người dân Tây Tạng và nền hòa bình cho mọi người trên thế giới.”
“Hồi còn trẻ, tôi có đọc một cuốn sách của ngài và rất tâm đắc,” vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ nói. “Và bây giờ tôi là một thượng nghị sĩ của California. Tôi rất trân trọng lời chỉ giáo của ngài.”
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết “tôn vinh công đức lớn lao của ngài.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Trong phần đáp lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma khoác lên cổ hai vị dân cử này mỗi người một cái khăn màu trắng, và nói lời cảm ơn.
Được biết, ngày hôm sau, Thứ Bảy, 21 Tháng Tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi nói chuyện với công chúng tại Long Beach Arena.
Theo thông cáo báo chí do ban tổ chức cung cấp, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay, là vị lạt ma thứ 14 của Tây Tạng, sinh ngày 6 Tháng Bảy, 1935 trong một gia đình nông dân tại một ngôi làng nhỏ ở Taktser trong khu vực Amdo, phía Đông Bắc Tây Tạng. Khi mới được 2 tuổi, vị lạt ma tương lai được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thubten Gyatso, công nhận là sự hiện thân của mình.
Năm 1950, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, và sau cuộc nổi dậy giành độc lập không thành công năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc đó mới 19 tuổi, phải lánh nạn ra nước ngoài.
Kể từ năm 1960, vị lạt ma này sống và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsla, Ấn Độ, cho đến ngày nay, và tiếp tục đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng.
Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng giải Nobel Hòa Bình và năm 2007 được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng “US Congressional Gold Medal.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét