Tâm Minh Lê Đình Thám
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG
NHÂN QUẢ
Trong thực tế, không có sự vật gì tự nhiên sinh và sự vật nào cũng cần có đủ điều kiện mới sinh được, điều kiện ấy là nhân và sự vật sinh ra là quả. Muốn có cơm thì phải có gạo, có nước, có nồi nấu cơm, có bếp lửa, có than củi và có những dụng cụ nhen lửa, phải có nhân công nhóm bếp, nhen lửa, nấu nước cho sôi, và nấu cơm theo đúng kỹ thuật thì mới ngon cơm. Nếu chỉ có một mình gạo hay một mình nước, nếu không có nhân công nấu cơm thì không thành cơm được. Tất cả những gạo, nước, nồi, bếp, than củi và nhân công đều là những điều kiện cần thiết để sinh ra cơm, những điều kiện ấy, là những nguyên nhân kết hợp sinh ra cái quả là cơm.
Theo kinh nghiệm hàng ngày, xét biết những điều kiện gì, sinh ra những kết quả như thế nào, người ta đạt được một số kết quả theo ý muốn, như muốn lúa tốt thì phải bón phân, muốn khỏi rét thì phải mặc áo ấm, v.v. Người ta càng học hỏi, nhận xét, tìm hiểu nhân quả rõ ràng bao nhiêu, thì càng có thể tạo được những sự vật cần thiết cho đời sống bấy nhiêu. Người ta càng nghiên cứu nhân quả của một sự vật tỉ mỉ bao nhiêu, thì càng đạt được kết quả mỹ mãn bấy nhiêu. Như trong việc nấu cơm, người có nhiều kinh nghiệm thì tùy ý muốn nấu cơm thế nào cũng được, ngược lại, người ít kinh nghiệm thì có khi muốn nấu cơm khô, thành cơm nhão v.v.
Song xét nhân quả như thế nào, cũng chỉ là xét những nhân quả trực tiếp nhất mà thôi, nếu nghiên cứu rộng ra, đến nguyên nhân của gạo, của nước, của nồi, của lửa, v.v. rồi nghiên cứu rộng ra nữa, đến những nguyên nhân của các nguyên nhân ấy, thì còn có thể hiểu sâu hơn đạo lý về nhân quả, đi đến bản tính trùng trùng duyên khởi của tất cả sự vật. Như thế, đạo lý nhân quả không phải đơn giản, như nhiều người nghĩ, ngược lại đạo lý ấy là cơ sở của đạo lý Phật giáo, bao trùm cả nhân quả của thân thể, của tự tâm, của hoàn cảnh, bao trùm cả các phép thế gian và xuất thế gian. Như muốn thân thể được khỏe mạnh, thì cần giữ vệ sinh và tập thể dục, muốn tự tâm hiền lành, thì cần phải hằng ngày suy nghĩ đến lợi ích của người khác, muốn cho nhân dân trong một nước được hạnh phúc, thì phải cần kiệm xây dựng nước nhà. Về thế gian, thì nhân quả là những nghiệp báo trong đường luân hồi, về xuất thế gian, thì phải tu đạo giải thoát, phải tu các hạnh: Từ, bi, hỷ, xả, phổ độ chúng sinh, thì mới thành Phật đạo.
Vì phạm vi của nhân quả rất rộng, nên trong đạo Phật có nhiều cách phân tích nhân quả khác nhau, do đặc biệt chú ý về phương diện này hay phương diện khác.
Như về nhân, thì có chỗ chỉ chia là hai thứ là sinh nhânvà liễu nhân. Sinh nhân là những nguyên nhân phát sinh ra sự vật. Liễu nhân là những nguyên nhân phát hiện ra sự vật. Ví dụ: Do những điều kiện địa chất phức tạp trong lòng đất, ở một nơi nào đó, có dầu hỏa tích tụ lại thành mỏ dưới đất, thì nó không có tác dụng gì đáng kể. Chỉ khi nào các nhà địa chất tìm tòi, thăm dò, phát hiện ra mỏ dầu, thì người ta mới biết ở nơi ấy có mỏ dầu thật, đó là liễu nhân. Rồi nhờ phát hiện ra mỏ dầu như thế, người ta mới có thể khai mỏ dầu và sử dụng dầu hỏa giúp ích hàng ngày cho đời sống của con người. Như thế, tuy liễu nhân không sinh ra sự vật, nhưng nó có tác dụng quan trọng là phát hiện ra những sự vật sẵn có. Theo đạo Phật, từ một hạt bụi nhỏ, cho đến tự tâm con người, tất cả đều có pháp giới tính. Tự tâm sẵn có pháp giới tính, nhưng nếu không tu học Phật pháp, phát hiện ra pháp giới tính của tự tâm, thì vẫn phải sống rồi chết, chết rồi sống, mãi mãi trong đường luân hồi. Người lại khi phát hiện ra pháp giới tính, phát huy diệu dụng pháp giới tính mà hóa độ quần sinh, thì sẽ đầy đủ công đức mà thành Phật đạo. Nhận rõ điểm này thì biết, việc tu học Phật pháp, chỉ là liễu nhân phát hiện ra pháp giới tinh sẵn có, chứ không pháỉ sinh nhân, sinh ra pháp giới tính.
Có chỗ thì phân tích các nhân làm ba thứ là sinh nhân, tập nhân, y nhân. Sinh nhân là những nguyên nhân cần thiết để phát sinh ra sự vật như gạo, nước, lửa v.v. có thể phát sinh ra cơm. Nhưng nếu gạo một nơi, nước một nơi, thì không thể nào thành cơm được cần tập hợp các nguyên nhân đó lại, làm cho tác động lẫn nhau, thì mới có cơm, đó là tập nhân. Lại còn phải tập hợp các nguyên nhân đó trong hoàn cảnh nhất định, thì lửa mới đỏ, nước mới sôi, cơm mới chín, điều kiện hoàn cảnh này là y nhân.
Phân tích tỉ mỉ hơn, có thể còn chia ra làm năm nhân, sáu nhân, mười nhân v.v. Về duyên và quả, sự phân tích cũng có chỗ khác nhau như thế.
Để chiết trung cho dễ hiểu, đồng thời cũng có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp này, chỉ phân tích các nhân làm bốn thứ là câu hữu nhân, đẳng lưu nhân, tăng thượng nhân, và dị thục nhân.
a. Câu hữu nhân
Câu hữu nhân là những nhân cùng có một lần, kết hợp với nhau, để sinh ra quả. Nếu các nhân không kết hợp với nhau, thì tất nhiên không sinh ra được quả, mà đã không sinh được quả, thì nhân cũng không thành nhân nữa.
Tất cả sự vật đều không thể tự sinh, vì trước khi sinh ra, chính mình đã không có, làm sao mà tự sinh được. Đạo lý này bác bỏ những thuyết cho rằng, có ông tạo hóa hoặc có tính hỗn độn tự nhiên sinh ra, không cần có nguyên nhân gì. Đạo lý nào, ngược lại, không giống với pháp giới tính, vì pháp giới tính chỉ là cái tính trùng trùng duyên khởi của sự vật, như tính nóng của lửa, chớ không phải có trước sự vật, mà cũng không phải ở ngoài sự vật.
Một sự vật cũng không thể do cái khác sinh ra, vì đối với mình, mới có cái khác, khi mình chưa có, thì cái khác với mình cũng không thành, làm sao, lại có cái khác sinh ra mình được. Đạo lý nào, chỉ rõ nhân với quả đối đãi với nhau mà có, chớ không phải riêng mình tự có, và chính nơi cái quả, mới nhận được các nguyên nhân sinh ra nó, ảnh hưởng các nguyên nhân đó, vẫn tồn tại trong quả, và khi ảnh hưởng đó hết tồn tại, thì cái quả cũng phải diệt vong. Vì thế, tuy nhân và quả tuy không phải đồng nhau, nhưng cũng không khác hẳn với nhau được.
Lại, các sự vật không phải không có nhân mà tự nhiên sinh ra. Những nhân sinh ra một vật, luôn luôn là số nhiều. Một nhân không thể sinh ra được quả, vì nếu một sự vật không chịu ảnh hưởng của một sự vật khác, thì không thay đổi, mà đã không thay đổi, thì trước sau vẫn như nhau, không sinh được gì. Đạo lý nào bác cái thuyết Tạo hóa, một mình sinh ra các sự vật.
Muốn phát sinh ra một sự vật, cần phải có nhiều nhân cùng có một lần, kết hợp ảnh hưởng lẫn nhau, rồi mới sinh được. Ví dụ như cái bàn bằng gỗ, gỗ là nguyên liệu cần thiết, nhưng cứ để gỗ y nguyên như thế , thì gỗ không thành bàn được. Cần phải có nhân công, có dụng cụ, cưa, xẻ, bào, ráp….rồi mới thành cái bàn. Chính nơi kết quả là cái bàn gỗ, chúng ta có thể nhận được tác dụng của các nguyên nhân, như thứ gỗ gì làm ra bàn, dụng cụ gì đã tác động đến gỗ và sự khéo vụng của ông thợ đã sử dụng các dụng cụ ấy, để tạo thành cái bàn. Nếu chỉ có gỗ, chỉ có dụng cụ hay chỉ có nhân công thì không thể tạo thành cái bàn được. Các nhân: Gỗ, dụng cụ, nhân công, cùng có một lần, kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành ra kết quả là cái bàn, thì gọi là câu hữu nhân.
b. Đẳng lưu nhân
Lại muốn cho có quả, các nhân cần phải liên tục kết hợp ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian nhất định, vì chỉ có cưa xẻ mà không bào không ráp, thì cũng không thành cái bàn được. Tác dụng của mỗi nhân lại còn phải tiếp tục tồn tại nơi cái quả, thì cái quả mới khỏi diệt vong, vì nếu gỗ bị mục nát hoặc những bộ phận ráp thành cái bàn rã rời mỗi nơi một cái, thì cũng không thành cái bàn được. Sự tiếp tục tồn tại của tác dụng các nhân, cũng là nguyên nhân tạo thành ra quả, đó là đẳng lưu nhân
c. Tăng thượng nhân
Ngoài những câu hữu nhân, đẳng lưu nhân, lại còn có những nhân, tuy không phải là tối cần thiết, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của quả, đó là tăng thượng nhân. Ví dụ như có hạt thóc, có nhân công gieo xuống đất, có nước, có ánh sáng mặt trời… thì cây lúa có thể mọc lên và thành bông lúa với một số hạt nhất định. Nhưng nếu cày bừa kỹ, tưới nước đủ, làm cỏ tốt, bỏ phân nhiều, thì bông lúa sẽ có nhiều hạt hơn, việc cày bừa kỹ, tưới nước đủ, làm cỏ tốt, bón phân nhiều là tăng thượng nhân tốt của bông lúa..... Ngược lại, cũng có những tăng thượng nhân xấu như bão lụt, úng… làm cho kết quả của sự trồng lúa kém đi hoặc mất hẳn. Vì thế, muốn có kết quả mỹ mãn, cần phải tăng cường những tăng thượng nhân tốt và chống lại những tăng thưọng nhân xấu.
d. Dị thục nhân
Các nhân trên kia, cái thì có trước, cái thì có sau, cái thì tiếp tục trong một thời gian dài, cái thì tiếp tục trong thời gian ngắn, nhưng cũng có tác động kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau để tạo thành cái quả, có phần khác với các nhân trước kia. Sự kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian dài và cuối cùng tạo thành kết quả, đó là tác dụng của dị thục nhân.
Dị thục nhân có ba nghĩa là: Khác thời gian mà thành thục, khác phẩm loại mà thành thục và biến ra khác mà thành thục. Khác thời gian, là như trồng lúa ba bốn tháng trước, rồi mới gặt lúa. Khác phẩm loại, là như do nhân công, cày bừa, gieo cấy mà hạt lúa thành ra cây lúa, rồi cây lúa lại sinh ra bông lúa. Biến ra khác mà thành thục, là như các thứ phân bón, không phải là thóc, mà lại biến ra thóc. Tất cả các nhân đó kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian nhất định,, rồi mới có tác dụng tạo thành kết quả mong muốn, nên gọi là dị thục nhân.
Nhưng, các nhân có trực tiếp sinh ra quả không? Như trên đã nói, một nhân quyết định, không sinh được quả và mỗi nhân riêng biệt, đều không sinh ra được quả. Nếu các nhân trực tiếp sinh ra quả, thì đó là một điều phi lý, vì mỗi nhân đã không sinh ra được quả, như hạt ngô không sinh ra được cây lúa, thì làm sao nhiều hạt ngô, lại có thể sinh ra cây lúa được. Các nhân riêng biệt, đã không sinh ra được quả, thì vì duyên cớ gì, khi có những điều kiện nhất định kết hợp với nhau, thì lại có kết quả giống nhau? Đó là vì, tuy các nhân không trực tiếp sinh ra quả, tuy khi quả sinh ra, phần lớn các nhân đều thuộc về quá khứ, đều đã thay đổi, nhưng tác dụng của các nhân đó, đã tạo điều kiện cho các quả sinh ra. Việc các nhân tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho cái quả sinh ra như thế, thì gọi là duyên.
Có người giải thích rằng, nguyên nhân chính lá nhân, nguyên nhân phụ là duyên, giải thích như vậy, không được rốt ráo, vì tất cả các nhân đều không trực tiếp sinh ra quả.
Duyên có rất nhiều nghĩa, khi các sự vật tác động, kết hợp, chi phối, nương tựa, ảnh hưởng, đối đãi lẫn nhau, thì đều gọi là duyên cả. Nay phân tích các duyên làm bốn thứ như sau:
- Nhân duyên:
Là cái duyên của các câu hữu nhân và dị thục nhân.
- Đẳng vô gián duyên:
Là cái duyên của đẳng lưu nhân.
- Sở duyên duyên:
Là cái duyên của hoàn cảnh, do cái này có mà cái kia có, vậy một phần thuộc về câu hữu nhân, một phần thuộc về dị thục nhân.
- Tăng thượng duyên:
Là cái duyên của các tăng thượng nhân tốt và xấu.
Do những duyên như thế, nên các nhân gián tiếp tạo thành ra quả.
Các duyên tạo ra quả như thế, thì gọi là duyên sinh hay duyên khởi. Nếu nghiên cứu rộng thêm, thì thấy rằng, muôn sự muôn vật trong mười phương, ba đời, đều trực tiếp hoặc gián tiếp duyên khởi lẫn nhau, sự duyên khởi dây chuyền, của một sự vật đối với tất cả sự vật, thì gọi là pháp giới duyên khởi, hoặc pháp giới trùng trùng duyên khởi. Vì mọi sự vật, đều do pháp giới trùng trùng duyên khởi, nên sự phát sinh, phát triển và diệt vong của một sự vật rất phức tạp, nó cắt nghĩa, tại sao những sự vật đồng loại, thường không hoàn toàn giống nhau, đồng thời, nó cũng đòi hỏi người đời phải đi sâu thêm, mở rộng nhận xét thêm mãi về tính duyên khởi của các sự vật, để gạt bỏ những duyên xấu, bồi dưỡng những duyên tốt, thì mới được kết quả theo ý muốn.
Về quả, nay cũng phải phân tích, làm bốn thứ như sau:
- Sĩ dụng quả: Là tác dụng của các nhân, mỗi nhân đều có tác dụng, nên mỗi nhân đều có sĩ dụng quả riêng biệt, ví dụ đối với cái bàn, gỗ có sĩ dụng quả của gỗ, dụng cụ có sĩ dụng quả của dụng cụ, nhân công có sĩ dụng quả của nhân công. Các sĩ dụng quả riêng biệt ấy, kết hợp lại, tạo thành cái bàn, đều có thể nhận định được nơi cái bàn khi cái bàn còn tồn tại.
- Đẳng lưu quả: Là cái kết quả của sự tiếp tục tồn tại, trong một thời gian nhất định, của các tác dụng các nguyên nhân
- Tăng thượng quả: là kết quả làm cho tốt hơn hoặc xấu hơn, của các tăng thượng duyên.
- Dị thục quả: là kết quả tổng hợp hiện tại, do các duyên tạo thành.
Bốn thứ quả ấy, bao gồm được tất cả các quả, vì ly hệ quả của các vị Bồ-tát và các vị Thanh Văn, Duyên Giác là dị thục quả, còn ly hệ quả của các đức Như Lai là tăng thượng quả.
Đạo lý nhân quả không đơn giản, cần phải suy xét chính chắn nơi hiện thật của sự vật, thì mới đi đến kết luận gần đúng đắn.
Kinh nghiệm của loài người về nhân quả khá nhiều, cần học hỏi chính chắn những kinh nghiệm ấy, phân tích tỉ mỉ theo đạo lý duyên khởi, thì việc làm mới đạt được kết quả mong muốn. Người sản xuất cần nghiên cứu nhân quả của công việc mình, gạt bỏ những tăng thượng duyên xấu, bồi dưỡng những tăng thượng duyên tốt, thì kết quả của công việc mới được dồi dào. Đối với sự hiểu biết của con người cũng vậy, muốn hiểu biết môn gì thì phải học môn ấy, không thể học toán mà biết làm văn được, lại trong lúc học, cần phải suy nghĩ, tìm tòi, chỗ nào không rõ, phải hỏi thầy, hỏi bạn, thì kết quả của sự học tập mới được vững vàng sâu sắc và sự áp dụng việc học trong đời sống hằng ngày mới có kết quả tốt. Chẳng những sức khoẻ và học thức của một người, đều có nhân, có quả, mà xã hội loài người, trên một thế giới hay trong một nước, cũng có nhân quả của nó. Học hỏi nghiên cứu và đi sâu vào nhân quả xã hội loài người, thì có thể tạo ra những điều kiện chuyển biến những xã hội bất công xấu xa, thành những xã hội công bằng tốt đẹp.
Các vị tu hành được túc mạng thông, nhớ lại các đời trước và phân tích theo đạo lý nhân quả, có thể nhận thức rõ ràng những nguyên nhân làm cho chúng sinh phải nổi chìm mãi mãi trong đường luân hồi, chết nơi này, rồi lại sinh ra nơi khác. Việc đi lên hay đi xuống trong đường luân hồi là do kết quả chung của những hoạt động về ý nghĩ về lời nói hoặc về thân thể. Những hoạt động ấy, thì gọi là nghiệp nhân, kết quả của hoạt động ấy, thì gọi là quả báo. Cần biết rõ về nghiệp báo, luôn luôn tạo những nghiệp nhân tốt, thì nhất định khỏi sa đoạ.
Chẳng những thế gian có nhân quả, mà xuất thế gian cũng có nhân quả. Xuất thế gian là giải thoát ra khỏi nhân hồi. Muốn được giải thoát thì tất phải diệt trừ những nguyên nhân làm cho có sống, có chết, nói một cách khác thì phải tu tập những nhân giải thoát, rồi mới được những quả giải thoát.
Nói tóm lại, phàm muốn được một kết quả gì, dù là thế gian hay xuất thế gian, đều nên học hỏi nghiên cứu nhận rõ nguyên nhân của nó, cố gắng tập hợp đầy đủ những nguyên nhân ấy, gạt bỏ những tăng thượng duyên xấu, bồi dưỡng những tăng thượng duyên tốt, thì mới chắc đạt được kết quả mong muốn.
Trong thực tế, không có sự vật gì tự nhiên sinh và sự vật nào cũng cần có đủ điều kiện mới sinh được, điều kiện ấy là nhân và sự vật sinh ra là quả. Muốn có cơm thì phải có gạo, có nước, có nồi nấu cơm, có bếp lửa, có than củi và có những dụng cụ nhen lửa, phải có nhân công nhóm bếp, nhen lửa, nấu nước cho sôi, và nấu cơm theo đúng kỹ thuật thì mới ngon cơm. Nếu chỉ có một mình gạo hay một mình nước, nếu không có nhân công nấu cơm thì không thành cơm được. Tất cả những gạo, nước, nồi, bếp, than củi và nhân công đều là những điều kiện cần thiết để sinh ra cơm, những điều kiện ấy, là những nguyên nhân kết hợp sinh ra cái quả là cơm.
Theo kinh nghiệm hàng ngày, xét biết những điều kiện gì, sinh ra những kết quả như thế nào, người ta đạt được một số kết quả theo ý muốn, như muốn lúa tốt thì phải bón phân, muốn khỏi rét thì phải mặc áo ấm, v.v. Người ta càng học hỏi, nhận xét, tìm hiểu nhân quả rõ ràng bao nhiêu, thì càng có thể tạo được những sự vật cần thiết cho đời sống bấy nhiêu. Người ta càng nghiên cứu nhân quả của một sự vật tỉ mỉ bao nhiêu, thì càng đạt được kết quả mỹ mãn bấy nhiêu. Như trong việc nấu cơm, người có nhiều kinh nghiệm thì tùy ý muốn nấu cơm thế nào cũng được, ngược lại, người ít kinh nghiệm thì có khi muốn nấu cơm khô, thành cơm nhão v.v.
Song xét nhân quả như thế nào, cũng chỉ là xét những nhân quả trực tiếp nhất mà thôi, nếu nghiên cứu rộng ra, đến nguyên nhân của gạo, của nước, của nồi, của lửa, v.v. rồi nghiên cứu rộng ra nữa, đến những nguyên nhân của các nguyên nhân ấy, thì còn có thể hiểu sâu hơn đạo lý về nhân quả, đi đến bản tính trùng trùng duyên khởi của tất cả sự vật. Như thế, đạo lý nhân quả không phải đơn giản, như nhiều người nghĩ, ngược lại đạo lý ấy là cơ sở của đạo lý Phật giáo, bao trùm cả nhân quả của thân thể, của tự tâm, của hoàn cảnh, bao trùm cả các phép thế gian và xuất thế gian. Như muốn thân thể được khỏe mạnh, thì cần giữ vệ sinh và tập thể dục, muốn tự tâm hiền lành, thì cần phải hằng ngày suy nghĩ đến lợi ích của người khác, muốn cho nhân dân trong một nước được hạnh phúc, thì phải cần kiệm xây dựng nước nhà. Về thế gian, thì nhân quả là những nghiệp báo trong đường luân hồi, về xuất thế gian, thì phải tu đạo giải thoát, phải tu các hạnh: Từ, bi, hỷ, xả, phổ độ chúng sinh, thì mới thành Phật đạo.
Vì phạm vi của nhân quả rất rộng, nên trong đạo Phật có nhiều cách phân tích nhân quả khác nhau, do đặc biệt chú ý về phương diện này hay phương diện khác.
Như về nhân, thì có chỗ chỉ chia là hai thứ là sinh nhânvà liễu nhân. Sinh nhân là những nguyên nhân phát sinh ra sự vật. Liễu nhân là những nguyên nhân phát hiện ra sự vật. Ví dụ: Do những điều kiện địa chất phức tạp trong lòng đất, ở một nơi nào đó, có dầu hỏa tích tụ lại thành mỏ dưới đất, thì nó không có tác dụng gì đáng kể. Chỉ khi nào các nhà địa chất tìm tòi, thăm dò, phát hiện ra mỏ dầu, thì người ta mới biết ở nơi ấy có mỏ dầu thật, đó là liễu nhân. Rồi nhờ phát hiện ra mỏ dầu như thế, người ta mới có thể khai mỏ dầu và sử dụng dầu hỏa giúp ích hàng ngày cho đời sống của con người. Như thế, tuy liễu nhân không sinh ra sự vật, nhưng nó có tác dụng quan trọng là phát hiện ra những sự vật sẵn có. Theo đạo Phật, từ một hạt bụi nhỏ, cho đến tự tâm con người, tất cả đều có pháp giới tính. Tự tâm sẵn có pháp giới tính, nhưng nếu không tu học Phật pháp, phát hiện ra pháp giới tính của tự tâm, thì vẫn phải sống rồi chết, chết rồi sống, mãi mãi trong đường luân hồi. Người lại khi phát hiện ra pháp giới tính, phát huy diệu dụng pháp giới tính mà hóa độ quần sinh, thì sẽ đầy đủ công đức mà thành Phật đạo. Nhận rõ điểm này thì biết, việc tu học Phật pháp, chỉ là liễu nhân phát hiện ra pháp giới tinh sẵn có, chứ không pháỉ sinh nhân, sinh ra pháp giới tính.
Có chỗ thì phân tích các nhân làm ba thứ là sinh nhân, tập nhân, y nhân. Sinh nhân là những nguyên nhân cần thiết để phát sinh ra sự vật như gạo, nước, lửa v.v. có thể phát sinh ra cơm. Nhưng nếu gạo một nơi, nước một nơi, thì không thể nào thành cơm được cần tập hợp các nguyên nhân đó lại, làm cho tác động lẫn nhau, thì mới có cơm, đó là tập nhân. Lại còn phải tập hợp các nguyên nhân đó trong hoàn cảnh nhất định, thì lửa mới đỏ, nước mới sôi, cơm mới chín, điều kiện hoàn cảnh này là y nhân.
Phân tích tỉ mỉ hơn, có thể còn chia ra làm năm nhân, sáu nhân, mười nhân v.v. Về duyên và quả, sự phân tích cũng có chỗ khác nhau như thế.
Để chiết trung cho dễ hiểu, đồng thời cũng có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp này, chỉ phân tích các nhân làm bốn thứ là câu hữu nhân, đẳng lưu nhân, tăng thượng nhân, và dị thục nhân.
a. Câu hữu nhân
Câu hữu nhân là những nhân cùng có một lần, kết hợp với nhau, để sinh ra quả. Nếu các nhân không kết hợp với nhau, thì tất nhiên không sinh ra được quả, mà đã không sinh được quả, thì nhân cũng không thành nhân nữa.
Tất cả sự vật đều không thể tự sinh, vì trước khi sinh ra, chính mình đã không có, làm sao mà tự sinh được. Đạo lý này bác bỏ những thuyết cho rằng, có ông tạo hóa hoặc có tính hỗn độn tự nhiên sinh ra, không cần có nguyên nhân gì. Đạo lý nào, ngược lại, không giống với pháp giới tính, vì pháp giới tính chỉ là cái tính trùng trùng duyên khởi của sự vật, như tính nóng của lửa, chớ không phải có trước sự vật, mà cũng không phải ở ngoài sự vật.
Một sự vật cũng không thể do cái khác sinh ra, vì đối với mình, mới có cái khác, khi mình chưa có, thì cái khác với mình cũng không thành, làm sao, lại có cái khác sinh ra mình được. Đạo lý nào, chỉ rõ nhân với quả đối đãi với nhau mà có, chớ không phải riêng mình tự có, và chính nơi cái quả, mới nhận được các nguyên nhân sinh ra nó, ảnh hưởng các nguyên nhân đó, vẫn tồn tại trong quả, và khi ảnh hưởng đó hết tồn tại, thì cái quả cũng phải diệt vong. Vì thế, tuy nhân và quả tuy không phải đồng nhau, nhưng cũng không khác hẳn với nhau được.
Lại, các sự vật không phải không có nhân mà tự nhiên sinh ra. Những nhân sinh ra một vật, luôn luôn là số nhiều. Một nhân không thể sinh ra được quả, vì nếu một sự vật không chịu ảnh hưởng của một sự vật khác, thì không thay đổi, mà đã không thay đổi, thì trước sau vẫn như nhau, không sinh được gì. Đạo lý nào bác cái thuyết Tạo hóa, một mình sinh ra các sự vật.
Muốn phát sinh ra một sự vật, cần phải có nhiều nhân cùng có một lần, kết hợp ảnh hưởng lẫn nhau, rồi mới sinh được. Ví dụ như cái bàn bằng gỗ, gỗ là nguyên liệu cần thiết, nhưng cứ để gỗ y nguyên như thế , thì gỗ không thành bàn được. Cần phải có nhân công, có dụng cụ, cưa, xẻ, bào, ráp….rồi mới thành cái bàn. Chính nơi kết quả là cái bàn gỗ, chúng ta có thể nhận được tác dụng của các nguyên nhân, như thứ gỗ gì làm ra bàn, dụng cụ gì đã tác động đến gỗ và sự khéo vụng của ông thợ đã sử dụng các dụng cụ ấy, để tạo thành cái bàn. Nếu chỉ có gỗ, chỉ có dụng cụ hay chỉ có nhân công thì không thể tạo thành cái bàn được. Các nhân: Gỗ, dụng cụ, nhân công, cùng có một lần, kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành ra kết quả là cái bàn, thì gọi là câu hữu nhân.
b. Đẳng lưu nhân
Lại muốn cho có quả, các nhân cần phải liên tục kết hợp ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian nhất định, vì chỉ có cưa xẻ mà không bào không ráp, thì cũng không thành cái bàn được. Tác dụng của mỗi nhân lại còn phải tiếp tục tồn tại nơi cái quả, thì cái quả mới khỏi diệt vong, vì nếu gỗ bị mục nát hoặc những bộ phận ráp thành cái bàn rã rời mỗi nơi một cái, thì cũng không thành cái bàn được. Sự tiếp tục tồn tại của tác dụng các nhân, cũng là nguyên nhân tạo thành ra quả, đó là đẳng lưu nhân
c. Tăng thượng nhân
Ngoài những câu hữu nhân, đẳng lưu nhân, lại còn có những nhân, tuy không phải là tối cần thiết, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của quả, đó là tăng thượng nhân. Ví dụ như có hạt thóc, có nhân công gieo xuống đất, có nước, có ánh sáng mặt trời… thì cây lúa có thể mọc lên và thành bông lúa với một số hạt nhất định. Nhưng nếu cày bừa kỹ, tưới nước đủ, làm cỏ tốt, bỏ phân nhiều, thì bông lúa sẽ có nhiều hạt hơn, việc cày bừa kỹ, tưới nước đủ, làm cỏ tốt, bón phân nhiều là tăng thượng nhân tốt của bông lúa..... Ngược lại, cũng có những tăng thượng nhân xấu như bão lụt, úng… làm cho kết quả của sự trồng lúa kém đi hoặc mất hẳn. Vì thế, muốn có kết quả mỹ mãn, cần phải tăng cường những tăng thượng nhân tốt và chống lại những tăng thưọng nhân xấu.
d. Dị thục nhân
Các nhân trên kia, cái thì có trước, cái thì có sau, cái thì tiếp tục trong một thời gian dài, cái thì tiếp tục trong thời gian ngắn, nhưng cũng có tác động kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau để tạo thành cái quả, có phần khác với các nhân trước kia. Sự kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian dài và cuối cùng tạo thành kết quả, đó là tác dụng của dị thục nhân.
Dị thục nhân có ba nghĩa là: Khác thời gian mà thành thục, khác phẩm loại mà thành thục và biến ra khác mà thành thục. Khác thời gian, là như trồng lúa ba bốn tháng trước, rồi mới gặt lúa. Khác phẩm loại, là như do nhân công, cày bừa, gieo cấy mà hạt lúa thành ra cây lúa, rồi cây lúa lại sinh ra bông lúa. Biến ra khác mà thành thục, là như các thứ phân bón, không phải là thóc, mà lại biến ra thóc. Tất cả các nhân đó kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, trong một thời gian nhất định,, rồi mới có tác dụng tạo thành kết quả mong muốn, nên gọi là dị thục nhân.
Nhưng, các nhân có trực tiếp sinh ra quả không? Như trên đã nói, một nhân quyết định, không sinh được quả và mỗi nhân riêng biệt, đều không sinh ra được quả. Nếu các nhân trực tiếp sinh ra quả, thì đó là một điều phi lý, vì mỗi nhân đã không sinh ra được quả, như hạt ngô không sinh ra được cây lúa, thì làm sao nhiều hạt ngô, lại có thể sinh ra cây lúa được. Các nhân riêng biệt, đã không sinh ra được quả, thì vì duyên cớ gì, khi có những điều kiện nhất định kết hợp với nhau, thì lại có kết quả giống nhau? Đó là vì, tuy các nhân không trực tiếp sinh ra quả, tuy khi quả sinh ra, phần lớn các nhân đều thuộc về quá khứ, đều đã thay đổi, nhưng tác dụng của các nhân đó, đã tạo điều kiện cho các quả sinh ra. Việc các nhân tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho cái quả sinh ra như thế, thì gọi là duyên.
Có người giải thích rằng, nguyên nhân chính lá nhân, nguyên nhân phụ là duyên, giải thích như vậy, không được rốt ráo, vì tất cả các nhân đều không trực tiếp sinh ra quả.
Duyên có rất nhiều nghĩa, khi các sự vật tác động, kết hợp, chi phối, nương tựa, ảnh hưởng, đối đãi lẫn nhau, thì đều gọi là duyên cả. Nay phân tích các duyên làm bốn thứ như sau:
- Nhân duyên:
Là cái duyên của các câu hữu nhân và dị thục nhân.
- Đẳng vô gián duyên:
Là cái duyên của đẳng lưu nhân.
- Sở duyên duyên:
Là cái duyên của hoàn cảnh, do cái này có mà cái kia có, vậy một phần thuộc về câu hữu nhân, một phần thuộc về dị thục nhân.
- Tăng thượng duyên:
Là cái duyên của các tăng thượng nhân tốt và xấu.
Do những duyên như thế, nên các nhân gián tiếp tạo thành ra quả.
Các duyên tạo ra quả như thế, thì gọi là duyên sinh hay duyên khởi. Nếu nghiên cứu rộng thêm, thì thấy rằng, muôn sự muôn vật trong mười phương, ba đời, đều trực tiếp hoặc gián tiếp duyên khởi lẫn nhau, sự duyên khởi dây chuyền, của một sự vật đối với tất cả sự vật, thì gọi là pháp giới duyên khởi, hoặc pháp giới trùng trùng duyên khởi. Vì mọi sự vật, đều do pháp giới trùng trùng duyên khởi, nên sự phát sinh, phát triển và diệt vong của một sự vật rất phức tạp, nó cắt nghĩa, tại sao những sự vật đồng loại, thường không hoàn toàn giống nhau, đồng thời, nó cũng đòi hỏi người đời phải đi sâu thêm, mở rộng nhận xét thêm mãi về tính duyên khởi của các sự vật, để gạt bỏ những duyên xấu, bồi dưỡng những duyên tốt, thì mới được kết quả theo ý muốn.
Về quả, nay cũng phải phân tích, làm bốn thứ như sau:
- Sĩ dụng quả: Là tác dụng của các nhân, mỗi nhân đều có tác dụng, nên mỗi nhân đều có sĩ dụng quả riêng biệt, ví dụ đối với cái bàn, gỗ có sĩ dụng quả của gỗ, dụng cụ có sĩ dụng quả của dụng cụ, nhân công có sĩ dụng quả của nhân công. Các sĩ dụng quả riêng biệt ấy, kết hợp lại, tạo thành cái bàn, đều có thể nhận định được nơi cái bàn khi cái bàn còn tồn tại.
- Đẳng lưu quả: Là cái kết quả của sự tiếp tục tồn tại, trong một thời gian nhất định, của các tác dụng các nguyên nhân
- Tăng thượng quả: là kết quả làm cho tốt hơn hoặc xấu hơn, của các tăng thượng duyên.
- Dị thục quả: là kết quả tổng hợp hiện tại, do các duyên tạo thành.
Bốn thứ quả ấy, bao gồm được tất cả các quả, vì ly hệ quả của các vị Bồ-tát và các vị Thanh Văn, Duyên Giác là dị thục quả, còn ly hệ quả của các đức Như Lai là tăng thượng quả.
Đạo lý nhân quả không đơn giản, cần phải suy xét chính chắn nơi hiện thật của sự vật, thì mới đi đến kết luận gần đúng đắn.
Kinh nghiệm của loài người về nhân quả khá nhiều, cần học hỏi chính chắn những kinh nghiệm ấy, phân tích tỉ mỉ theo đạo lý duyên khởi, thì việc làm mới đạt được kết quả mong muốn. Người sản xuất cần nghiên cứu nhân quả của công việc mình, gạt bỏ những tăng thượng duyên xấu, bồi dưỡng những tăng thượng duyên tốt, thì kết quả của công việc mới được dồi dào. Đối với sự hiểu biết của con người cũng vậy, muốn hiểu biết môn gì thì phải học môn ấy, không thể học toán mà biết làm văn được, lại trong lúc học, cần phải suy nghĩ, tìm tòi, chỗ nào không rõ, phải hỏi thầy, hỏi bạn, thì kết quả của sự học tập mới được vững vàng sâu sắc và sự áp dụng việc học trong đời sống hằng ngày mới có kết quả tốt. Chẳng những sức khoẻ và học thức của một người, đều có nhân, có quả, mà xã hội loài người, trên một thế giới hay trong một nước, cũng có nhân quả của nó. Học hỏi nghiên cứu và đi sâu vào nhân quả xã hội loài người, thì có thể tạo ra những điều kiện chuyển biến những xã hội bất công xấu xa, thành những xã hội công bằng tốt đẹp.
Các vị tu hành được túc mạng thông, nhớ lại các đời trước và phân tích theo đạo lý nhân quả, có thể nhận thức rõ ràng những nguyên nhân làm cho chúng sinh phải nổi chìm mãi mãi trong đường luân hồi, chết nơi này, rồi lại sinh ra nơi khác. Việc đi lên hay đi xuống trong đường luân hồi là do kết quả chung của những hoạt động về ý nghĩ về lời nói hoặc về thân thể. Những hoạt động ấy, thì gọi là nghiệp nhân, kết quả của hoạt động ấy, thì gọi là quả báo. Cần biết rõ về nghiệp báo, luôn luôn tạo những nghiệp nhân tốt, thì nhất định khỏi sa đoạ.
Chẳng những thế gian có nhân quả, mà xuất thế gian cũng có nhân quả. Xuất thế gian là giải thoát ra khỏi nhân hồi. Muốn được giải thoát thì tất phải diệt trừ những nguyên nhân làm cho có sống, có chết, nói một cách khác thì phải tu tập những nhân giải thoát, rồi mới được những quả giải thoát.
Nói tóm lại, phàm muốn được một kết quả gì, dù là thế gian hay xuất thế gian, đều nên học hỏi nghiên cứu nhận rõ nguyên nhân của nó, cố gắng tập hợp đầy đủ những nguyên nhân ấy, gạt bỏ những tăng thượng duyên xấu, bồi dưỡng những tăng thượng duyên tốt, thì mới chắc đạt được kết quả mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét