- Trần Trúc Lâm dịch
Lời Mở Đầu
101 Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories): đã được ấn hành lần đầu vào năm 1939 bởi Rider and Company, Luân Đôn, và David McKay Company, Philadelphia. Những mẫu chuyện này đã được chuyển sang Anh ngữ từ một cuốn sách gọi là Shaseki-shu (Collection of Stone and Sand: Góp nhặt Cát Đá), viết vào cuối thế kỷ 13 bởi một Thiền sư Nhật tên là Muju (Vô Trú), và những giai thoại của các vị Thiền tăng lượm lặt từ nhiều sách đã ấn hành tại Nhật vào khoảng đầu thế kỷ 20. Những câu chuyện này kể lại sự chứng ngộ của các vị Thiền sư Trung hoa và Nhật bản. Các ngài đã giảng dạy Thiền hơn 500 năm qua.
1. MỘT CỐC TRÀ
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót. Vị giáo sư nhìn cốc nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: "Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!"
"Thì cũng như chiếc cốc này" Nan-In thong thả nói, "ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?"
2. TÌM THẤY VIÊN NGỌC TRÊN ĐƯỜNG BÙN
Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang. Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sồ và muốn vào hỏi mua một đôi.
Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm. Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự.
"Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"
"Để bần tăng giúp cho," Gudo nói. "Đây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nửa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"
"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Để đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."
Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.
"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng. "Bần tăng là Gudo từ Đông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.
Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.
"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."
Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.
"Đại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.
"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.
Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.
"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.
"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.
"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.
"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.
"Xin cho con theo Đại sư suốt đời," gã tuyên bố.
Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.
3. THẬT VẬY SAO?
Thiền sư
Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có
một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng
một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai
ai là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là
Hakuin.
Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".
Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh.
Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.
Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".
4. VÂNG LỜI
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.
"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Đợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.
Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.
Bankei mỉm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.
"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện được hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.
"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "Ông đang tuân theo lời ta".
Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".
Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh.
Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.
Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".
4. VÂNG LỜI
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.
"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Đợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.
Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.
Bankei mỉm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.
"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện được hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.
"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "Ông đang tuân theo lời ta".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét