2.000 NĂM TUỔI
- Đình Toàn
- Đình Toàn
Ngài U Thein Sein, khi là Tổng thống Myanmar (thứ hai từ phải sang) nâng niu bản kinh 2.000 năm khi cổ vật này được trưng bày tại Sagaing (Myanmar). Ảnh: tư liệu - Đình Toàn chụp lại
Người VN sẽ có cơ hội hiếm hoi tiếp cận và chiêm bái một phần của bộ thủ bản Tam Tạng kinh Phật có tuổi đời 2.000 năm trong một cuộc triển lãm tại Huế ngày 26 và 27.4.2016
Những ngày gần đây, chùa Huyền Không (tại tổ 5, P.Hương Hồ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) trở nên nhộn nhịp với công việc chuẩn bị cho một cuộc triển lãm trọng đại mang tầm quốc tế, là sự kiện văn hóa Phật giáo lớn của đất nước.
Thượng tọa Pháp Tông, Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN, Trưởng hệ phái Phật giáo Nam tông tại Thừa Thiên-Huế, trụ trì chùa Huyền Không, người có công lớn trong việc đưa di sản này đến với VN, tiết lộ bộ thủ bản kinh Phật cổ xưa triển lãm lần này sẽ có những tờ (lá) là các đoạn trong Tạng kinh, Tạng vi diệu pháp, Tạng luật và các bản kinh của Mahayana, tất cả được bọc bởi một lồng kính nhỏ trưng bày phía trước tiền sảnh chùa.
Du khách, Phật tử sẽ được tận mắt chứng kiến bản kinh cổ viết tay trên lá bối (một loại cây cọ) còn gần như y nguyên nét mực, dù đã có từ 2.000 năm trước. Đây là những cổ vật được khai quật gần với thời kỳ đầu của Phật giáo nhất (năm nay là năm 2.560 Phật lịch).
Những thủ bản triển lãm là một phần trong bộ sưu tập Schoyen (tên nhà sưu tập, học giả người Na Uy) được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy và được Giáo hội Phật giáo Thái Lan đề bạt chính phủ Na Uy cho mượn để triển lãm ở Thái Lan cùng các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.
CỔ VẬT VÔ GIÁ
Nhiều người chắc hẳn chưa quên hai tượng Phật cổ, lớn nhất thế giới đã bị chính quyền Taliban đánh sập ngay năm đầu tiên của thế kỷ 21. Vụ việc đã để lại bao sự bàng hoàng, xót xa và phẫn nộ cho cả thế giới.
Cũng chính gần vùng đất có hai tượng Phật bị đánh sập ấy người ta tìm thấy được những bản kinh cổ viết trên lá bối. Kinh được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan, về sau cổ vật ấy thuộc bộ sưu tập Schoyen lưu giữ tại Na Uy.
Các tác phẩm về Phật giáo trong bộ sưu tập Schoyen bao gồm các bản chép tay trên da động vật, lá bối và vỏ cây bạch dương. Khi tìm thấy, các di vật hầu hết đã vỡ vụn. Người ta đã mất rất nhiều thời gian, tiền của và tâm huyết để ghép những mảnh vỡ nhỏ xíu ấy lại thành những đoạn kinh hoàn chỉnh trên những chiếc lá bối.
Cho đến trước cuối năm 2015 khi triển lãm lần đầu tại Ấn Độ, chưa lần nào cổ vật vô giá này được đưa ra ngoài Na Uy.
Ngày 7.4 vừa qua, trong cuộc đi “tiền trạm” đến Thừa Thiên - Huế để chuẩn bị cho cuộc triển lãm, ông Siam Saenkhat, viên chức gốc Thái Lan làm việc cho chính phủ Na Uy, người được giao trọng trách làm việc với các nước để thực hiện các cuộc triển lãm đã dành cho Báo Thanh Niên cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh bản kinh cổ 2.000 năm tuổi.
Ngày 7.4 vừa qua, trong cuộc đi “tiền trạm” đến Thừa Thiên - Huế để chuẩn bị cho cuộc triển lãm, ông Siam Saenkhat, viên chức gốc Thái Lan làm việc cho chính phủ Na Uy, người được giao trọng trách làm việc với các nước để thực hiện các cuộc triển lãm đã dành cho Báo Thanh Niên cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh bản kinh cổ 2.000 năm tuổi.
Ông cho biết: “Cực kỳ khó khăn để đưa những bản kinh cổ này ra được khỏi Afghanistan. Người ta đã phải ngụy trang dưới những bức tranh, đưa lên các đoàn thú thồ hàng để đến Anh quốc rồi về Na Uy.
Khi những bản kinh cổ đó được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại thì phía Afghanistan kiện Na Uy bởi họ cho rằng những bản kinh và di sản đó vốn ở Afghanistan, nên thuộc về họ.
Vụ việc sau đó được Liên Hiệp Quốc cho ý kiến và xử lý rằng, các cổ vật này ở Afghanistan không an toàn vì đất nước này luôn trong chiến tranh. Khi nào hết chiến tranh thì tính tiếp, còn bây giờ Na Uy mới là nước có đủ điều kiện lưu giữ, hơn nữa Na Uy cũng là quốc gia thường được các giải Nobel vì hòa bình”.
Ông cho biết việc mượn cổ vật này để triển lãm đã được chính phủ Thái Lan tính đến từ 5 năm trước, nhưng không có một công ty bảo hiểm nào dám đứng ra bảo lãnh. Sau khi Giáo hội Phật giáo Thái Lan đứng ra đảm trách để mượn cổ vật như là công việc của Phật giáo thì vấn đề được giải quyết.
“Chúng ta đã từng nghe về những cuốn sách cổ được tìm thấy, nhưng xa xưa lắm cũng chỉ nghìn năm nhưng đây là bản kinh Phật thật sự có niên đại những 2.000 năm. Đây là một bảo vật vô giá; một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước” - thượng tọa Pháp Tông bộc bạch.
Bộ thủ bản thuộc Tam tạng kinh Phật cách đây 2.000 năm -
Ảnh: Ông Siam Saenkhat cung cấp
Ảnh: Ông Siam Saenkhat cung cấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét