- Trích cuốn ĐÔI DÉP - TRIẾT LÝ VỀ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN của thầy Thích Nhật Từ (thuộc Chương 1: Hạnh phúc gia đình)
Lắng nghe là nhu cầu phát sinh khi một trong hai người bắt đầu phát ra ngôn ngữ nói về nhu cầu cảm xúc nhưng người kia không quan tâm. Do đó sự lắng nghe chính là năng lực trị liệu giúp nỗi đau lắng dịu phần nào. Chúng ta hãy học hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Thế Âm khi người thân thương muốn truyền thông. Quát tháo, hay chặn đứng tất cả cơ hội phát ngôn, thậm chí hiểu lầm mà không cho người kia cơ hội giãi bày thì dần dần những ức chế tâm lý này làm đời sống tình yêu bị đốt cháy.
Lắng nghe cần song hành với quan sát để đi vào chi tiết của vấn đề, những tâm tư, suy nghĩ mà tìm ra giải pháp. Nếu chỉ lắng nghe một cách đơn thuần qua loa, chắc chắn người còn lại sẽ cảm thấy hụt hẫng dần dần rơi vào trạng thái lặng câm. Nói mà có người biết lắng nghe sẽ dẫn đến xóa bỏ hiểu lầm, khai thông được trạng thái cô đơn của người đang có nhu cầu truyền đạt thông tin tình cảm. Nói tạo phản ứng nghe, lúc đó nhu cầu trao đổi tâm tình và kéo theo sự gắn bó.
Trong đời sống vợ chồng, nếu không hề có sự trao đổi, mạnh ai nấy làm, tiền ai nấy giữ, không quan tâm để ý đến nhau thì trước sau gì đổ vỡ hạnh phúc là điều đương nhiên xảy ra. Tuy nhiên, trao đổi đó cũng phải đặt trên sự chia sẻ.
Bản chất của sự chia sẻ đòi hỏi nhiều yếu tố. Trước tiên là thời gian dành cho nhau. Nhiều cặp vợ chồng trẻ gặp khủng hoảng trong hạnh phúc hôn nhân bởi vì những đứa con thơ đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc làm cho cả hai không còn thời gian dành cho nhau nữa. Rốt cuộc tình yêu nồng thắm trở nên nguội lạnh. Do đó, tình yêu khi được quan tâm chia sẻ thì phải hướng đến những nhu cầu cần giải quyết và dành cho nhau không gian để tình yêu được duy trì và được nuôi lớn.
Chia sẻ cũng cần có chừng mực nhất định. Vợ chăm sóc chồng như đứa con trai dễ gây cho chồng cảm giác tự ti rằng mình mất hết nam tính lẫn cương vị trụ cột gia đình. Ức chế tâm lý này sẽ phá vỡ tình yêu mặc dù được chăm sóc rất kỹ. Cho nên trong thương yêu chăm sóc cũng cần có khoảng cách nhất định của đời sống riêng tư thuận theo luật pháp, đạo đức mà vẫn giữ được bản chất riêng. Còn nếu cả hai vợ chồng hòa với nhau làm một như lý thuyết thì điều kiện kéo dài tình yêu hạnh phúc đó không được bao lâu.
Lắng nghe là nhu cầu phát sinh khi một trong hai người bắt đầu phát ra ngôn ngữ nói về nhu cầu cảm xúc nhưng người kia không quan tâm. Do đó sự lắng nghe chính là năng lực trị liệu giúp nỗi đau lắng dịu phần nào. Chúng ta hãy học hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Thế Âm khi người thân thương muốn truyền thông. Quát tháo, hay chặn đứng tất cả cơ hội phát ngôn, thậm chí hiểu lầm mà không cho người kia cơ hội giãi bày thì dần dần những ức chế tâm lý này làm đời sống tình yêu bị đốt cháy.
Lắng nghe cần song hành với quan sát để đi vào chi tiết của vấn đề, những tâm tư, suy nghĩ mà tìm ra giải pháp. Nếu chỉ lắng nghe một cách đơn thuần qua loa, chắc chắn người còn lại sẽ cảm thấy hụt hẫng dần dần rơi vào trạng thái lặng câm. Nói mà có người biết lắng nghe sẽ dẫn đến xóa bỏ hiểu lầm, khai thông được trạng thái cô đơn của người đang có nhu cầu truyền đạt thông tin tình cảm. Nói tạo phản ứng nghe, lúc đó nhu cầu trao đổi tâm tình và kéo theo sự gắn bó.
Trong đời sống vợ chồng, nếu không hề có sự trao đổi, mạnh ai nấy làm, tiền ai nấy giữ, không quan tâm để ý đến nhau thì trước sau gì đổ vỡ hạnh phúc là điều đương nhiên xảy ra. Tuy nhiên, trao đổi đó cũng phải đặt trên sự chia sẻ.
Bản chất của sự chia sẻ đòi hỏi nhiều yếu tố. Trước tiên là thời gian dành cho nhau. Nhiều cặp vợ chồng trẻ gặp khủng hoảng trong hạnh phúc hôn nhân bởi vì những đứa con thơ đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc làm cho cả hai không còn thời gian dành cho nhau nữa. Rốt cuộc tình yêu nồng thắm trở nên nguội lạnh. Do đó, tình yêu khi được quan tâm chia sẻ thì phải hướng đến những nhu cầu cần giải quyết và dành cho nhau không gian để tình yêu được duy trì và được nuôi lớn.
Chia sẻ cũng cần có chừng mực nhất định. Vợ chăm sóc chồng như đứa con trai dễ gây cho chồng cảm giác tự ti rằng mình mất hết nam tính lẫn cương vị trụ cột gia đình. Ức chế tâm lý này sẽ phá vỡ tình yêu mặc dù được chăm sóc rất kỹ. Cho nên trong thương yêu chăm sóc cũng cần có khoảng cách nhất định của đời sống riêng tư thuận theo luật pháp, đạo đức mà vẫn giữ được bản chất riêng. Còn nếu cả hai vợ chồng hòa với nhau làm một như lý thuyết thì điều kiện kéo dài tình yêu hạnh phúc đó không được bao lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét