KÊU GỌI HẠNH PHÚC VÀ HOÀ BÌNH
Ở GLASTONBURY, VƯƠNG QUỐC ANH
Tịnh Thủy biên dịch
Glastonbury (United Kingdom) (AFP) - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xuất hiện lần đầu tiên tại Glastonbury, Anh Quốc vào ngày Chủ nhật 28-6-2015. Ngài đã dành một giờ đồng hồ trong mưa để nói với khán giả đến tham dự Liên Hoan Âm Nhạc Glastonbury về việc làm thế nào để thế giới có thể là một nơi hạnh phúc hơn.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng kêu gọi một "nền giáo dục toàn diện" hơn từ mẫu giáo đến đại học, trong đó "sẽ mang lại một cảm giác chăm sóc" và giúp "thúc đẩy tình yêu thương nhân loại"
Mọi người đều có quyền có được một cuộc sống hạnh phúc," ngài nói với hàng trăm người tập trung tại Greenfield, một khu vực yên tĩnh cách xa sự cuồng nhiệt của sàn diễn âm nhạc.
Vị tu sĩ Phật giáo lớn tuổi đã ca ngợi "đầy niềm vui" của những người vui chơi hiện diện, và đã cảm nhận tinh thần khi dùng một cái áo thun mang tên Glastonbury đội trên đầu của mình chống lại những cơn mưa.
Ngài đã được đám đông khán giả chúc mừng “Happy Birthday” lần thứ 80, và ngài đã bày tỏ mong muốn mọi người phải "suy nghĩ nghiêm túc về việc làm thế nào để tạo ra một thế giới hạnh phúc, một thế kỷ 21 hạnh phúc - đó là món quà tốt nhất đối với tôi".
Vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình bày tỏ sự lo lắng với tình trạng bạo lực đang diễn ra tại Syria, Iraq, Nigeria và các nơi khác, (ngài) nói rằng đó là "việc của chúng ta tạo ra" và cảnh báo: "Con người giết hại con người là điều tồi tệ".
Về đến phi trường Heathrow của London vào ngày thứ Bảy, ngài đã bày tỏ sự kinh hoàng về các cuộc tấn công tại Tunisia, Kuwait và Pháp từ các ngày qua . "Tôi nghĩ rằng tất cả các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới đều thực sự có nguồn gốc từ sự thực hành tình yêu thương, sự tha thứ, và bao dung. Yếu tố cơ bản đó hiện đang trở thành nguồn gốc của bạo lực, điều đó là không thể tưởng tượng được" ("All major world religious traditions are actually I think the source of the practice of love, forgiveness, tolerance. That very factor is now becoming the source of violence, it's unthinkable,") ngài nói.
Trung Quốc chỉ trích ban tổ chức lễ hội âm nhạc Glastonbury đã mời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện, (họ) nói cho rằng đó là "các hoạt động ly khai”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài ủng hộ “một nền tự trị có ý nghĩa" cho Tây Tạng thay vì hoàn toàn độc lập, nhưng Bắc Kinh thường xuyên tố cáo các quan chức (ở các nơi) tiếp đón ngài.
Ngài cũng sẽ nói chuyện với những người ủng hộ vào Thứ Hai tại thị trấn căn cứ quân sự miền Nam nước Anh - Aldershot, trong đó có một cộng đồng Phật giáo lớn gốc Nepal đã từng phục vụ trong quân đội Anh và nay đã nghỉ hưu.
Một cuộc biểu tình nhỏ được lên kế hoạch bởi các thành viên của cộng đồng quốc tế Shugden, một nhánh của Phật giáo Tây Tạng, thờ kính một vị thần mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không công nhận từ năm 1996.(xem cước chú bên dưới)
<object style="width:100%;height:100%" data="//www.youtube.com/v/ HMVBErwjYpw?rel=0&amp; modestbranding=1&amp; wmode=transparent" type="application/x-shockwave- flash"><param name="movie" value="//www.youtube.com/v/ HMVBErwjYpw?rel=0&amp; modestbranding=1&amp; wmode=transparent"/>& amp;lt;param name="allowFullScreen" value="true"/>< param name="wmode" value="transparent"/>& amp;lt;param name="allowscriptaccess" value="always"/>& lt;embed style="width:100%;height:100%" type="application/x-shockwave- flash" allowFullScreen="true" wmode="transparent" allowscriptaccess="always" src="//www.youtube.com/v/ HMVBErwjYpw?rel=0&amp; modestbranding=1&amp; wmode=transparent"/>& amp;lt;/object>
(Nguồn: Dalai Lama urges happiness and peace at Glastonbury)Cước chú của người dịch:
Dorje
Shugden là một vị Hộ pháp trong Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là đối với
Tông phái Gelug. Ngài Dorje Shugden được xem là tái sinh của nhà sư
Dragpa Gyaltsen ở Tu viện Drepung thuôc dòng Gelugpa, một nhà sư cùng
thời đại với Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5. Tuy nhiên, khi khảo sát lại
một số hồ sơ quá khứ, và kể cả kinh nghiệm tu tập bản thân, Đức Đạt Lai
Lạt Ma yêu cầu từ bỏ việc thờ Ngài Shugden vì cho đây là một vị "ác
linh" -- đặc biệt, hồn linh này trong khi bảo vệ phái Gelug [trong cõi
vô hình] đã kình chống các tông pháp Phật giáo khác. Từ đó, một số tín
đồ phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma.