Phật Đản đã qua,
khởi đầu cho mùa an cư, nhưng dư âm mùa Đại lễ 2639 vẫn còn lưu lại khá sâu
trong tâm của người Phật tử.
Trên thế giới,
những nước có mặt Phật giáo đều long trọng tổ chức đón mừng Khánh Đản từ phụ Thích Ca Mâu Ni mà 2559
trước đó được gọi là Thái tử Sĩ Đạt Ta.
Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Myanmar,
Đài Loan, Hàn quốc, Srilanka, Hồng Kông, Mỹ... đều đón mừng đại lễ theo tập quán truyền thống và khả
năng của mỗi địa phương khác nhau; điểm chung là sự trang nghiêm, tôn kính và
sắc màu đa dạng.
Tại Singapore, Thủ
Tướng Lý Hiển Long cũng tham dự. Các báo đài đều viết bài đưa tin khá chi tiết;
tuy nhiên, một vài bài báo dùng từ chưa chuẩn xác. Thí dụ: CÚNG DƯỜNG mà gọi là BỐ THÍ-
bài báo chú thích: Tại Indonesia, các nhà sư đi nhận bố
thí ở Magelang, thay vì nói: “các nhà sư đi hóa duyên hoặc các nhà sư đi nhận của
cúng dường”.
Trang của VOA
viết:
Nhân mùa Phật đản 2560, nghĩ về con đường giải thoát
chúng sinh của Đức Phật....
Gọi là Mùa Lễ Phật Đản mà không gọi là Ngày Lễ Phật
Đản, là vì không có một ngày lễ Phật Đản nhất định chung trên toàn thế giới như
ngày Lễ Giáng Sinh của Thiên Chúa giáo hay một số tôn giáo khác, mà tùy theo
giáo hội địa phương, sẽ chọn ngày giờ thích hợp để mừng Đản sinh Đức Phật, nên
có nhiều ngày lễ khác nhau được tổ chức vào hạ tuần tháng 5 và thường kéo dài
đến đầu tháng 6 dương lịch.
Tác giả thắc mắc
là đúng nhưng chưa đúng hoàn tòan vì chưa hiểu tiến trình của mùa Đản Sanh.
Theo lịch sử Ấn Độ, đức Phật sanh ra nhằm ngày trăng tròn tháng hai lịch Hindu
Ấn Độ, trùng tháng tư âm lịch hoặc tháng 5 Tây lịch. Truyền thống Nam tông gọi là
Vesak để chỉ cho lễ Tam Hợp: Đản Sanh-Thành Đạo và nhập Niết Bàn. Rằm tháng hai
Ấn Độ nhằm mùng 8 tháng tư âm lịch theo Trung Hoa, Nhật, Đài Loan, Hàn và Việt Nam xa xưa. Nên
xưa kia chư Tổ lấy ngày mồng 8 tháng tư để kỷ niệm Đản Sanh.
Tại Đại hội Phật
giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm
1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật
đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch. Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề
nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình,
đoàn kết hữu nghị của Đức Phật. Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ
54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là
một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Những hoạt động kỷ
niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc
trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của
tháng 5 dương lịch.
Tại Việt Nam, kể từ sau đại hội Phật giáo thế giới tại Colombo, Phật giáo thống
nhất chọn ngày rằm tháng tư làm lễ chính thức. Tuy nhiên, một số tự viện theo
truyền thống cổ vẫn chọn ngày mồng 8 tháng tư âm lịch. Sau khi thành hình
GHPGVN vào năm 1981, Giáo Hội trung ương và Tỉnh Thành cử hành lễ vào ngày rằm,
các quận huyện vào ngày 14, vì thế, các chùa trong quận huyện, xã phải chọn
những ngày còn lại để tránh trùng khớp. Vì vậy gọi là mùa Phật Đản chứ không
phải Phật giáo không có ngày thống nhất như các tôn giáo khác mà tác giả bài
báo nhận xét.
Tuy có những nhận
xét và dùng từ chưa chuẩn xác, dù sao đó cũng là hiện tượng cho thấy thế giới
quan tâm đến ngày trọng đại của nhà Phật. Hy vọng, tinh thần Từ Bi và Trí tuệ
của Phật giáo sẽ thấm nhuần vào nhân loại để bớt đi bạo lực và đau khổ do con
người đem lại cho nhau.
MINH MẪN
09/6/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét