Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Sự Thật đằng sau Thực Phẩm




Do Hui-Ming Toh, Auckland, Tân Tây Lan
(Nguyên văn tiếng Anh)
Quý vị có bao giờ mở tủ lạnh, lấy ra 20 dĩa mì ống, trút vào thùng rác, rồi chỉ ăn một dĩa thôi? Thế còn việc đốn 55 bộ vuông Anh (5 thước vuông) rừng mưa nhiệt đới để ăn một bữa trưa, hoặc đổ bỏ 2500 ga-lông (9463 lít) nước xuống cống? Dĩ nhiên quý vị sẽ không làm vậy. Tuy nhiên, chỉ cần ăn nửa ký thịt là đã gây nên việc này. Ăn thịt là cách sử dụng năng lượng không hữu hiệu, phá hoại tài nguyên và môi trường, tạo thống khổ cho thú vật, và đem đến hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Cho nên, nếu ý tưởng nướng thịt con chó của mình để ăn chung với khoai tán làm quý vị khó chịu, vậy tại sao phải nướng thịt của bất cứ loài thú hiền từ nào khác?
Hồ Chứa Nước Thải:
Circle Four Farm (Nông trại Tuần hoàn Bốn), một nhà sản xuất thịt heo có cơ sở tại Utah, là chủ trì của một hồ chứa nước thải ba triệu ga-long. Nếu như nước thải này đổ vào sông hồ như đã xảy ra ở North Carolina năm 1995 thì kết quả có thể thê thảm cho môi trường.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết: "Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường". Báo cáo đưa ra bằng chứng rằng việc chăn nuôi súc vật đang tăng trưởng nhanh chóng là mối đe dọa hàng đầu cho khí hậu, rừng rậm và đời sống hoang dã. Nông súc sản xuất gấp 130 lần phân phế thải nhiều hơn toàn thể dân số Hoa Kỳ, và số lượng phân này làm ô nhiễm nước, phá hủy đất đai và ô nhiễm không khí. Thêm vào đó, khí thoát ra từ thân thể và phân thú vật tạo ra hơn 1 phần 3 tổng số khí methan, hâm nóng toàn cầu 20 lần nhanh hơn thán khí. Người ăn thịt chịu trách nhiệm 100% cho sự sản xuất những chất ô uế, khoảng 86.000 cân Anh (39.009 kg) mỗi giây. Nhưng, nếu bỏ thịt, chúng ta sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những việc này.
Thêm vào đó, sự ăn thịt làm giảm số tài nguyên không thể hồi phục. Mỗi cân Anh thịt bò (0,45 kg) cần dùng 2500 ga-lông (9463 lít) nước, nhưng ngược lại, chỉ mất 29 ga-lông (110 lít) nước để sản xuất một cân Anh cà chua, và 139 ga-lông (526 lít) nước cho 1 cân Anh bánh mì nguyên chất. Một nửa số nước, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, hầu hết số lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Trong khi chúng ta đang làm những việc này, 1 tỷ người đang bị nạn đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật của các nước Tây phương. Tuy nhiên, nạn đói trên thế giới sẽ được xóa bỏ, nếu những nguồn tài nguyên hiếm quí của chúng ta được sử dụng hữu hiệu, bằng cách chuyển đất đai trồng thóc lúa nuôi súc vật sang việc nuôi nhân loại.

Nạn nhân Đói kém Somali:
Các nạn nhân đói kém của Somali xếp hàng để lãnh thức ăn bố thí. Sản xuất một cân thịt bò đòi hỏi 4,8 cân gạo và các nhà phê bình hệ thống nông nghiệp hiên đại của chúng ta nói rằng sự lan tràn của chế độ ăn thịt làm nạn đói thế giới trầm trọng thêm.
Quý vị có biết rằng 130 triệu thú vật bị giết mỗi năm tại Tân Tây Lan? Hầu hết các súc vật được nuôi trong nông xưởng chăn nuôi, là hệ thống nỗ lực đạt sản lượng tối đa với mức phí tổn tối thiểu. Kết quả là, súc vật phải chịu sự thống khổ mãnh liệt, về tinh thần và thể xác, mỗi giây trong cuộc sống. Chúng bị ép vào những phòng dơ bẩn không cửa sổ, sẽ không bao giờ nuôi con, không được chạy tự do trên đất, hay làm bất cứ việc gì tự nhiên đối với chúng. Chúng thậm chí sẽ không cảm giác được ánh nắng mặt trời trên lưng, hoặc thở không khí trong lành, cho đến ngày bị đưa lên xe vận tải đến lò sát sinh. Hơn 90 triệu thú vật tại Tân Tây Lan phải chịu hoàn cảnh này, và nhiều thú vật vẫn còn tỉnh khi bị cắt cổ, để cho chảy máu đến chết.

Một lối thực hành độc ác mà các nông gia hay làm, là để gà bị đói trong 14 ngày, kích động cơ thể chúng đẻ nhiều trứng hơn, để cho con người tiêu thụ. Và, bởi vì gà trống vô dụng trong công nghệ thịt, mỗi năm hàng trăm triệu gà trống bị nghiền nát khi vẫn còn sống, hoặc bị bỏ vào túi rác cho ngạt thở chết. Thêm vào đó, tại lò sát sinh, gà bị cắt cổ, và bị nhúng vào nước sôi để nhổ lông trong khi vẫn còn sống.
Thậm chí ngày nay, để đánh dấu bò, nông gia ấn sắt nóng đỏ vào da thịt bò, trong khi chúng rống lên vì đau đớn. Kết quả là, chúng bị phỏng nặng, và dịch hoàn của bê con bị xé ra khỏi hạ bộ, không có thuốc giảm đau. Thêm vào đó, những vùng đất để súc vật ăn cỏ tràn ngập những chất hóa học trong không khí và khí độc này tạo nên bệnh đường phổi kinh niên, khiến chúng hít thở rất đau đớn.
Bò dùng lấy sữa liên tục bị bắt sinh con, và bò con bị bắt mang đi, để con người có thể uống sữa lẽ ra dành cho bò con. Bò mẹ bị gắn vào máy mỗi ngày vài lần, và với những vận dụng di truyền học, kích thích tố cực mạnh, và sự vắt sữa tập trung, chúng bị bắt buộc sản xuất gấp 10 lần số lượng sữa bình thường, khiến bầu vú bị sưng đau vô cùng. Khoảng 50% số bò lấy sữa bị tình trạng này.
Súc vật tại các nông xưởng chăn nuôi ngày nay không được pháp luật bảo vệ khỏi sự độc ác mà được kể là bất hợp pháp nếu đối xử với súc vật nuôi trong nhà: bị bỏ lơ, cắt xẻo thân thể, bị lạm dụng tính di truyền, và dùng thuốc, tạo nên sự đau đớn kinh niên và tàn tật, và, bị giết hại một cách khủng khiếp. Robert Louis Stevenson, nhà văn và nhà thơ đã phát biểu: "Chúng ta ăn thịt những thú vật có ý thích, tình cảm và bộ phận cơ thể giống như chính mình". Tuy nhiên, những nông súc cũng thông minh không kém, hoặc cũng có thể cảm nhận sự đau đớn như chó mèo mà chúng ta yêu mến và làm bầu bạn.
Điều này đã được chứng minh qua những bài tường trình thường có về những con bò nhảy qua hàng rào 6 bộ Anh (1,8 mét) để trốn thoát khỏi lò sát sinh, đi 7 dặm để tìm bê con, và bơi qua sông tìm tự do. Heo cũng là loài vật rất hiểu biết, theo sự khám phá của tiến sĩ Donald Broom, cố vấn khoa học cho chánh quyền Anh Quốc - "[Loài heo] có khả năng ý thức rất cao, hơn cả chó và chắc chắn là hơn đứa trẻ 3 tuổi".
Bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để cứu hành tinh và giảm bớt sự đau khổ cho cả con người và thú vật, là ăn chay. Lối dinh dưỡng không thịt có nhiều đường phức hợp (complex carbohydrate), chất đạm, chất sợi, ô-mê-ga 3, sinh tố và khoáng chất sẽ cung cấp sự dinh dưỡng tốt nhất, tạo nền tảng cho thói quen ăn uống mang lại sức khỏe tốt cả đời. Những bằng chứng trong quyển sách "Nghiên cứu Trung Quốc" của giáo sư T. Colin Campbell đã đề cập: "Trong 10 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ nghe rằng chất đạm từ thú vật là một trong những chất dinh dưỡng độc hại nhất... tỷ lệ bệnh tật sẽ tăng nhanh đáng kể khi thậm chí chỉ có một chút chất đạm súc vật trong thức ăn". Những nghiên cứu đã cho thấy trẻ em ăn chay có chỉ số thông minh cao hơn các trẻ em cùng lớp, và người ăn chay trung bình sống thọ hơn người ăn thịt từ 6 đến 10 năm. Thêm vào đó, người ăn chay có tỷ lệ 50% ít bị bệnh tim và ung thư hơn người ăn thịt, và người ăn thịt có cơ hội bị mập 9 lần nhiều hơn người ăn chay. Thức ăn chay cho chúng ta tất cả sự dinh dưỡng cần thiết, trừ những chất mỡ bão hòa (saturated fat), mỡ trong máu (cholesterol), và các chất ô nhiễm.
Nhiều người tranh luận rằng thực vật cũng có sự sống. Điều này đúng, nhưng thực vật chỉ có 10% ý thức, trong khi súc vật có ý thức tương đương với loài người. Vì thực vật không thể di động, cảm giác đau đớn chỉ là dư thừa. Vì vậy, thực vật hoàn toàn khác với động vật về mặt thể chất. Nếu chúng ta cắt một cành lá từ thân cây, nó sẽ nảy nở và mọc thêm. Ngược lại, thú vật không muốn bị cắt tỉa. Có thể nào cắt bỏ một chân con bò rồi mong rằng nó sẽ mọc thêm bốn chân nữa chăng?
Chăn nuôi súc vật để lấy thịt đang hủy hoại địa cầu. Môi trường, tài nguyên, và sức khỏe chúng ta đang suy giảm, và mặc dù hầu hết mọi người không đồng ý việc giết hại, con người đã phát triển thói quen ảnh hưởng bởi xã hội ăn thịt mà không biết rõ những gì đang xảy ra cho những thú vật chúng ta đang ăn. Có câu nói rằng: "Một cuộc viếng thăm lò sát sanh sẽ khiến bạn ăn chay suốt đời. Bởi vì chính chúng ta đã tạo nên sự rên la trong đau đớn và sợ hãi của thú vật". Vì vậy, nếu quý vị có khi nào quyết định nướng thịt một con thú hiền lành... hãy nhớ quý vị đang ăn thịt một con vật tương tự như thú nuôi trong nhà của mình. Nhưng sự khác biệt duy nhất là con vật này bị hành hạ khổ sở.

Có nhiều hình ảnh làm kinh động trên những trang mạng sau đây:http://www.goveg.com/photos.asp
http://www.viva.org.uk/photogallery/galleryindex.htm
Xin vui lòng tìm trên bản đồ thế giới để xem sự ảnh hưởng của gia súc đối với môi trường qua nối kết sau đây:
http://www.virtualcentre.org/en/library/key_pub/longshad/a0701e/A0701E09a.pdf


Rừng rậm - Lá phổi xanh
của Trái Đất
Đốt rừng hủy hoại
môi trường sinh thái tự nhiên
Quang cảnh tiêu điều và cằn cỗi này
là kết quả của chỉ vài cái bánh mì kẹp thịt!

* Tác giả là một học sinh 17 tuổi đang học năm cuối trung học. Đây là một bài luận văn cô đã được điểm xuất sắc hạng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét