Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Sau 1975, tất cả trường đại học, trung tiểu học tư
thục đều bị quốc hữu hóa, việc giáo dục toàn bộ nằm trong tay Bộ Giáo Dục đào
tạo của nhà nước, dĩ nhiên không tránh khỏi những lỗ hổng to lớn trong chương
trình và kế hoạch giáo dục. Mãi đến năm 2001 trở về sau, một số trường tư được
mở do đầu tư hoặc điều hành bởi nước ngoài như: Châu Á, châu Úc, châu Âu. Riêng
các tôn giáo, vẫn chưa chính thức tổ chức, điều hành một trường học nào.
Trước 1975, có Đại học Minh Đức, Đại học Đà Lạt của Công
giáo, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo, Đại học Cần Thơ của Hòa Hảo, thậm chí kể
cả Cao Đài. Sau khi chính sách cải cách cởi mở của nhà nước, Phật giáo được mở
Học viện Vạn Hạnh, 1984, cơ sở là chi nhánh cũ của Đại học Vạn Hạnh nằm ở đường
Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Công giáo cũng được triển khai một số học viện, Đại
chủng viện ở các Tỉnh Thành.
Công giáo có “Lối tiếp cận đối thoại với chính quyền
đang đem lại kết quả”. Theo Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, “Đại học Công giáo đầu tiên của Việt Nam không còn là một ảo tưởng nữa.
Nó sắp trở thành một thực tại. Tổng Giám mục Sài Gòn, cơ cấu có thể sẵn sàng
trong vòng một năm tới. Nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, dấu của một sự trở lại quyền tự do giáo dục, mà
chính quyền cộng sản đã từ chối trong 60 năm qua”.
Như thế, Công giáo đã sẵn sàng vào cuộc, đó là tín
hiệu đáng mừng đóng góp cho nền giáo dục vào thế hệ trẻ Việt Nam của một
trong những tôn giáo hiện diện. Nhưng đối với Phật giáo, hiện nay vẫn chưa có một
dự án khả thi cho một viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975. Hiện nay Phật giáo có
ba Học viện: Sài gòn- Huế- Hà Nội, nghe đâu dự án sẽ có thêm Học Viện miền Tây
cho các sư K’hmer Nam Tông. Đó cũng chỉ là Học viện giáo dục nội điển. Việc
giáo dục của một Đại học mang tầm vóc quốc gia và giá trị học hàm tương đương
quốc tế hiện nay, đối với Phật giáo cũng chưa hình thành một dự án toàn triệt,
mặc dù học trình tại Học viện Vạn Hạnh có một phần ngoại điển do các giáo sư,
giảng viên các trường Đại học đảm nhiệm. Cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam đang
được xây dựng tại Bình Chánh cũng chỉ là một Học viện, đang còn tranh cãi về
danh xưng thay cho Vạn Hạnh hiện nay. Như vậy, trong các tôn giáo tại Việt Nam,
Công giáo là một tôn giáo có dự án và đã được chấp thuận, sắp hình thành một
Đại học đầu tiên sau gần 40 năm bị loại khỏi chương trình giáo dục.
Nếu Công giáo thực hiện được thượng tầng cơ sở giáo
dục thì theo thống kê của phía Công giáo, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở
miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi
viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát
thuốc; cũng lần lượt sẽ được phục hoạt. Riêng Phật giáo, trên 30 năm tổ chức
Giáo hội PGVN, một thời gian dài mò mẫm cho một lối đi tương thích với cơ chế
mới, nền giáo dục cũng đã bị chậm lại, chỉ có Học viện Vạn Hạnh là đào tạo được
một số ít Tăng Ni sinh có trình độ giúp sức cho giáo dục và Hoằng pháp hiện
nay.
Theo cơ chế giáo dục mở hiện nay, các quốc gia tham dự
vào nền giáo dục chuyên ngành được đánh giá cao về giá trị học hàm tương đương
Quốc tế, thiết nghĩ những tôn giáo có bề dày lịch sử giáo dục, chắc chắn cũng
sẽ đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục Việt Nam, định hướng cho tuổi trẻ một
hướng đi vừa kiến thức thế học, vừa có nền tảng đạo đức tôn giáo hầu xây dựng
và ổn định xã hội hiện nay đang trống vắng và báo động nhiều mặt về nền tảng
đạo đức xã hội.
MINH MẪN
23/7/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét