Văn Công Hưng
Một cấu trúc đá cao nhất châu Á mọc lên uy nghi giữa nền trời xanh của BiểnẢ Rập. Nằm ở phía tây nam Mumbai trên cao nguyên Essel gần Gorai và bao phủ một diện tích khoảng 15,5 ha, chùa Global Vipassana là một kỳ quan kiến trúc thế kỷ XXI.
Được bao quanh bởi các địa điểm di sản Phật giáo cổ xưa quan trọng như Kanheri, Mahakali và những nơi khác, ngôi chùa đứng gần Sopara, thành phố cảng xưa thuộc Shurparak (hay Supparaka) - nơi đã từng lưu những dấu chân của các thánh đệ tử của Đức Phật, nhắc nhở chúng ta về những di sản phong phú của Phật giáo ở Mumbai.
Lấy cảm hứng từ bậc thầy Thiền Minh Sát vĩ đại Acharya Goenka, tượng đài vinh quang này tượng trưng cho sự tôn kính sâu sắc của nhân loại đối vớiTam bảo. Đây cũng là một biểu hiện của lòng biết ơn chân thành của Ấn Độ đối với Hoàng đế A Dục và các bậc thầy Phật giáo bắt đầu từ ngài Moggaliputta Tissa cho đến các bậc thầy Vipassana ngày nay của Miến Điệnnhư Ledi Sayadaw, Saya Thetgyi và Sayagi U Ba Khin trong việc bảo vệ, giữ gìn và truyền bá giáo lý của Đức Phật ở Ấn Độ và nước ngoài.
Để đánh giá cao sự đóng góp của Miến Điện trong việc bảo vệ kỹ thuật thiềnVipassana trong sự thuần khiết nguyên sơ của nó, chùa Global Vipassana được xây dựng theo lối kiến trúc của chùa Shwedegon nổi tiếng của Yangon, nơi xá-lợi tóc của Đức Phật được tôn trí.
Từ “Pagoda” - có nghĩa là một ngôi chùa Phật giáo - phát âm sai trong tiếng Bồ Đào Nha của từ “Dagoba”. Từ “Dagoba” trong tiếng Sinhala lấy từ ngôn ngữ Pali “Dhatugabbha” có nghĩa là một ngôi thất nhỏ lưu giữ xá-lợi của Đức Phật.
Chùa Global Vipassana là nơi lưu giữ xá-lợi xương của Đức Phật.
Một số trong các xá-lợi này đã được tìm thấy bởi cơ quan khảo cổ của chính phủ Anh trong đống đổ nát của một ngôi tháp ở Bhattiprolu tại miền nam Ấn Độ trước Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau đó xá-lợi đã được lưu giữ trong Bảo tàng London và được trả lại cho Hội Đại Bồ Đề của Ấn Độ sau chiến tranh.
Hội đã trao tặng cho ngài Acharya Goenka để tôn trí trong chùa Global Vipassana vì lợi ích của vô số các Phật tử đến đây công phu hành thiền. Một phần xá-lợi trong chùa đã được nhận được từ thủ tướng của Sri Lanka.
Mái vòm chính của chùa Global Vipassana được khánh thành vào ngày 29-10-2006. Cùng ngày đó, xá-lợi xương của Đức Phật cũng được tôn trí trong chùa, trên đỉnh của mái vòm đầu tiên phía trên bánh xe pháp.
Hạng mục xây dựng cuối cùng của chùa Global Vipassana được hoàn thành vào tháng 11-2008. Lễ khánh thành chính thức ngôi chùa được diễn ra vào 8-2-2009 với sự hiện diện của Tổng thống Ấn Độ, các chức sắc, khách quan, chư Tăng và hàng ngàn Phật tử.
Mất gần 11 năm và 3,87 triệu ngày công để hoàn thành tượng đài khổng lồ này, được bắt đầu vào 10-1997 tính từ lễ đặt đá khởi công. Công việc xâydựng đã được thực hiện dưới sự yểm trợ rộng rãi từ nhiều góc độ khác nhau về đất đai, tiền bạc và nguyên vật liệu.
Kiến trúc ngôi chùa
Chùa Global Vipassana là một cấu trúc bằng đá rỗng ba tầng to lớn thếp một lớp sơn vàng Thái sáng loáng. Đây là ngôi chùa mái vòm có ít cột lớn nhất thế giới được thiết kế đặc biệt dành cho việc tu tập thiền định. Vìlý do này, chùa được gọi là chùa Vipassana.
Với quan điểm tạo sự tiện lợi cho những người muốn hành thiền, xá-lợi được tôn trí ở trung tâm của ngôi chùa và một sân khấu hình vòng được tạo ra ởtrung tâm của chính điện tại tầng trệt nhằm tạo cho việc thiền định cũng như việc nghe những bài thuyết pháp có thể được thực hiện xung quanh sân khấu.
Chùa có sức chứa hơn 8.000 người hành thiền cùng một thời điểm. Trong khi đó, nỗ lực nhằm cải thiện thiết kế âm thanh của chùa theo cách mà sự nhiễu loạn tiếng vang có thể được hạ thấp ở mức tối thiểu.
Chùa thể hiện sự xuất sắc của kiến trúc Ấn Độ cổ đại kết hợp với công nghệ xây dựng hiện đại. Nhiều tổ chức nghiên cứu, bao gồm IIT Mumbai, đã được tham khảo ý kiến cho mục đích này. Công trình kiến trúc này cao 96.12 mét với nền móng được thiết kế theo hình bát giác. Nhìn bên ngoài chùa có hình dạng của một chiếc chuông hình tròn hướng tới đỉnh nhọn được trang trí bằng pha lê được bao phủ bởi một chiếc ô thép và một Dhammadhvaja (cờ Pháp) ở trên cùng.
Một kỳ quan kiến trúc của thế kỷ XXI
Nội thất của chùa có ba mái vòm nằm lên nhau. Mái vòm đầu tiên nằm tại tầngtrệt có chiều cao 26,3 mét và 85,15 mét đường kính với tổng diện tích được trải thảm 65.000 m2.
Mái vòm thứ hai tôn trí xá-lợi với 32,081 mét chiều cao và 32 mét đường kính. Mái vòm thứ ba là mái vòm trên cùng có chiều cao 22,19 mét và 8,13 mét đường kính. Kích thước này lớn gấp hai lần kích thước của cấu trúc lớn nhất trước đây, Gol Gumbaz (39,64 mét đường kính) ở Bijapur thuộc bang Karnataka miền nam Ấn Độ.
Lối đi quanh chùa rộng 21,34 mét. Có thể chịu được tải trọng khoảng 8 đến 10.000 người đi qua cùng một lúc.
Nền móng được xây dựng bằng đá bazan đen. Độ sâu trung bình của móng là 9,14 mét. Mái vòm bên trong và bên ngoài của chùa được tạo thành từ đá Jodhpur nổi tiếng, trọng lượng 2,5 triệu tấn và được mang đến từ Rajasthan cách đó khoảng 1.200 km. Những viên đá được cắt thủ công khéo léo và được cố định vào các rãnh sử dụng một hệ thống lồng vào nhau và được trát vữa vôi.
Kế hoạch ban đầu là xây dựng chùa bằng cốt thép cac-bon nhẹ. Nhưng bởi vì mục đích của công trình là xây dựng một cấu trúc có thể kéo dài một ngàn năm trở lên nên người ta quyết định sử dụng hệ thống nền đá lồng vào nhau và vữa vôi để đảm bảo sức mạnh và tuổi thọ của kết cấu.
Kiến trúc sư và chuyên gia tư vấn ngôi chùa ông Chandubhai Sompura đã đề nghị và chứng minh kỹ thuật này với sự giúp đỡ của một mô hình làm bằng những thanh xà phòng. Đá ở đây được cắt theo cách mà mỗi hòn đá có rãnh được cắt cả theo chiều ngang và chiều dọc để nó có thể giữ và nắm bắt những viên đá khác bằng cả hai hướng.
Hệ thống lồng vào nhau độc đáo này tuyệt vời đến nỗi nó có thể giữ những viên đá lớn mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Tảng đá quan trọng mô tả bánh xe Pháp treo lơ lửng trên đầu ở độ cao 27,43 mét và nặng gần 4 tấn. Bên cạnh chùa chính còn có hai ngôi chùa nhỏ cao là 18,29 mét được xây dựng ở hai bên nằm ở phía bắc và phía nam.
Ngôi chùa ở phía Bắc có một thiền đường dùng để giảng dạy thiền Anapana cho công chúng trong khi ngôi chùa phía Nam có 108 thiền thất nhỏ. Một trụ cột A Dục với bánh xe pháp tương tự với hình dạng và kích thước với trụ cột ban đầu ở Sarnath đã được xây dựng ở phía đông của chùa Global Vipassana.
Lối vào phía tây của chùa là bản sao của Cánh cổng Myanmar tại Trung tâm Vipassana Dhammagiri ở Igatpuri với hai pho tượng sư tử ởtrên cả hai mặt. Một trung tâm thông tin và một hiệu sách đang được xây dựng gần cổng này. Cầu thang ở phía bên này đi thẳng lên đến lối đi quanh chùa. Leo lên cầu thang có thể thấy hai cái bệ trên mỗi mặt có mộtcái chuông rất lớn từ Myanmar trọng lượng 11 tấn được đặt bên phía bên tay trái và một bộ chiêng bên phía tay phải.
Cơ sở vật chất của nhà chùa
Khuôn viên nhà chùa còn sở hữu một trung tâm thiền gọi là “Dhammapattana” ở phía tây nam tại tầng trệt nơi các khóa học kéo dài 10 ngày được tiến hành thường xuyên kể từ tháng 10 năm 2007. Trung tâm được trang bị đầy đủ với 100 phòng máy lạnh và một thiền đường. Gần đây, một trung tâm nghiên cứu dành cho các nghiên cứu về ngôn ngữ Pali và giáo lý của Đức Phật đã được thành lập gần nó. Một bức tượng Phật 60 tấn bằng đá cẩm thạch trắng nằm gần trung tâm nghiên cứu mang đến một cảnh quan phù hợp với toàn bộ khu vực này.
Từ phía bắc đến phía nam và qua phía tây là khu nhà hình chữ C hai tầng với các cơ sở dịch vụ. Ở tầng đầu tiên người ta có thể phát hiện ra nhiều sự thật về thiền Vipassana và cuộc đời và giáo lý đầy thú vị của Đức Phật trong một phòng trưng bày triển lãm tuyệt vời với 123 bức tranh.
Ngoài ra còn có một trung tâm nghe nhìn và một phòng trưng bày tiếp giáp với một nhà sách và cửa hàng lưu niệm. Bên cạnh đó, có một thư viện và hai khán phòng đang được xây dựng. Cơ sở dịch vụ như phòng khách, văn phòng và khu ẩm thực nằm ở tầng trệt. Một nhà khách ba tầng đang được xây dựng bên ngoài khuôn viên chùa theo hướng tây bắc.
Văn Công Hưng (Theo The Buddhist Channel)
Kiến trúc trạm trổ tinh vi
Bên trong ngôi chùa trong một buổi lễ
Bản đồ truyền bá Phật Giáo
Phật giáo được truyền đi ba hướng: một hướng đi về phía Nam Ấn, truyền qua Tích Lan, đảo Java, Indonesia, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Campuchia, và Việt Nam. Phật giáo truyền theo hướng nàybằng ngôn ngữ Pali và được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Một hướng khác đi về phía Bắc Ấn qua A Phú Hãn (Afghanistan) đến Trung Hoa. Từ Trung Hoa, Phật giáo truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản, và về sau mới qua Việt Nam. Và một hướng thứ ba cũng từ Bắc Ấn truyền sang Nepal vào Tây Tạng. Phật giáo truyền theo hai hướng sau này bằngngôn ngữ Sanskrit (Phạn ngữ) hoặc được chuyển ngữ qua tiếng bản địa và được gọi là Phật giáo Bắc Truyền. (Ghi chú của BBT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét