Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nhung hinh anh ve thanh dia Phat Giao Bagan ( Mien Dien ).

.Nhung hinh anh ve thanh dia Phat Giao Bagan ( Mien Dien ).      
           Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Pagan.
alt
Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.
alt
Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến.
alt
Thành phố Bagan đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của vương quốc Pagan.
alt
Vương triều Pagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết thành phố Bagan tráng lệ.
alt
Tầng lớp thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bagan. Theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Pagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật.
alt
Trong thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả kim, y học và pháp luật.
alt
Sự tồn tại của kinh đô Bagan chấm dứt vào năm 1287, khi đội quân Mông Cổ đánh chiếm thành phố. Cư dân Bagan ly tán đi khắp nơi, chỉ còn lại một nhóm nhỏ ở lại.
alt
Sau biến cố này, Bagan vẫn là điểm hành hương của các tín đồ Phật giáo. Một số công trình đền đài ấn tượng vẫn tiếp tục được xây dựng.
alt
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 là giai đoạn thoái trào của Bagan, với việc xây dựng “nhỏ giọt” các công trình mới, với số lượng trên dưới 200 trong thời gian này.
alt
Chỉ còn một phần nhỏ chùa tháp được bảo trợ để duy trì hoạt động phục vụ người hành hương, hàng nghìn công trình còn lại đã bị bỏ hoang và hủy hoại theo năm tháng.
alt
Trong số 10.000 chùa tháp từng tồn tại trong lịch sử ở Bagan, ngày nay chỉ còn lại khoảng 2.200 công trình được gìn giữ khá nguyên vẹn. Bên cạnh đó là hàng nghìn phế tích của những ngôi đền, chùa đã sụp đổ.
alt
Chùa Ananda là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Bagan. Công trình được xây dựng vào năm 1105, biểu thị trí tuệ vô thượng vô biên của Phật. Chùa được làm bằng đá, có kiến trúc theo hình thập tự, ở trung tâm là khối lập phương và trên mỗi phía là tượng Phật đứng. Khối kiến trúc vươn lên với tận cùng là các đỉnh nhọn, vuốt thon búp măng, gọi là shikhara.
alt
Đền Shwesandaw trông xa giống như một kim tự tháp, có 4 mặt, 5 tầng và một stupa (tháp hình quả chuông úp) trên đỉnh. Tương truyền, ngôi đền này được xây dựng bởi vua Anawrahta năm 1057 để lưu giữ một trong 8 sợi tóc của Phật Thích ca được đem về từ Ấn Độ.
alt
Đền Thatbyinnyu được xây dựng vào giữa thế kỷ 12 là ngôi đền cao nhất ở Bagan và có thể được nhìn thấy tại mọi điểm ở vùng đất này.
alt
Ở Bagan từng có những ngôi chùa được phủ vàng và những kiến trúc hoàng gia tráng lệ. Đáng tiếc rằng các cấu trúc bằng gỗ đã bị hủy hoại cùng thời gian và những mái chúa vàng không tồn tại nổi trước các hoạt động cướp bóc.
alt
Những công trình kiến trúc còn sót lại ở Bagan chính là hiện thân của một lối kiến trúc đã mất hẳn trong lịch sử.
alt
Nhìn chung, các công trình chùa tháp ở Bagan có cấu trúc khá đồng nhất với phần trên cùng hình tháp tròn đặt trên ba tầng tháp vuông. Trong nhiều ngôi chùa còn lưu lại các tác phẩm điêu khắc giá trị mang chủ đề Phật giáo. Có thể nói mỗi một ngôi đền, chùa ở Bagan đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
alt
Vào thời điểm hiện tại, do số lượng đền chùa ở Bagan quá lớn nên rất nhiều công trình không được thường xuyên chăm sóc, đã bị hủy hoại và hư hỏng nhiều.
___oOo___

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

LỄ TƯỞNG NIỆM TÔN SƯ MINH ĐĂNG QUANG VẮNG BÓNG


 27/2/2014  - ngày thứ ba, tại tổ đình Pháp Viện Minh Đăng Quang tổ chức lễ Tưởng niệm Tổ Minh Đăng Quang 60 năm vắng bóng, dành cho chư Tôn đức Giáo phẩm HĐCM,HĐTS, các ban ngành, Viện trung ương, BTS GHPGVN TP HCM và các Tỉnh thành, quận huyện cử hành lễ cầu nguyện, Tưởng niệm và chứng minh trai lễ, vào buổi sáng,  buổi chiều dành cho Quý cơ quan chức năng, các Tôn giáo bạn.
Mặc dù lượng số chư Tôn đức tham dự so với  trên 1.400 chư Tăng Nam Tông ngày hôm trước, có ít hơn, nhưng vẫn xấp xỉ ngàn vị. Ngoài chư Tôn giáo phẩm từ trung ương đến các quận huyện, còn có cả HT Phật giáo Srilanka tham dự chứng minh trong trai lễ.
HT Phó Pháp Chủ T. Đức Nghiệp đại diện trung ương Giáo hội đọc bài tưởng niệm sau khi HT T. Giác Toàn, đồng trưởng BTC lược thuật về cuộc đời hành đạo của đức Tôn sư.
Hầu hết, các đại biểu nhiều hệ phái khác nhau, đồng quý kính về công hạnh của Tổ sư, đã ca ngợi tán thán một hiền nhân Thánh đức phục hồi sinh khí của Phật giáo vào thời đại nhiễu nhương của đất nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một hệ phái thuần Việt, dễ đi sâu vào lòng người bằng những thi cú bình dân giản dị mà vẫn lột tả đúng tinh thần chân lý của Đạo Phật.
Chư Tôn đức hầu hết Phật giáo Bắc tông đã đồng khẩu dị âm thành kính chú nguyện trước ngôi Tam bảo. Một không khí tràn đầy hoan hỷ và tôn kính.
Trai tăng đã được BTC chu đáo cúng dường vào đúng trai ngọ dâng lên chư tôn giáo phẩm và toàn nhị bộ Tăng ni trong ngày hôm nay. Bên ngoài, lượng số tín đồ vẫn như những ngày trước, được BTC thiết đãi các món ăn tự chọn.
Tuy phân làm nhiều ngày để thiết đãi và tưởng niệm mà mặt bàn rộng lớn của Pháp viện vẫn ngập tràn người tham dự mỗi ngày, đủ nói lên sự thành công của BTC, lần đầu tiên sau 60 năm Tôn sư vắng bóng, đó là uy tín và tiềm lực của một hệ phái ngỡ chừng thầm lặng bấy lâu.
Có thể đây là tiền lệ cho những đại lễ về sau biến thành một truyền thống của hệ phái Khất sĩ Việt Nam.

                                                                                             MINH MẪN

                                                                                              27/02/2014

















Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

* PHẬT GIÁO NAM TÔNG DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM

Sáng 26/02/2014, dự lễ tưởng niệm Đức tôn sư Minh Đăng Quang 60 năm vắng bóng, trên một ngàn chư Tăng Nam tông gồm 700 sư Khmer và 300 sư Nam tông Kinh đến tham dự. Ngoài ra trên 50 nữ tu và Phật tử Nam tông cũng có mặt.
Đặc biệt có sự hiện diện của HT Viên Minh, HT Minh Đức Triều Tâm Ảnh, HT T. Thiện Tâm, HT.T Bửu Chánh; HT Giác Nhường, cùng chư tôn giáo phẩm hệ phái Khmer...
Phần thủ tục hành chánh, HT T. Giác Toàn hồi tưởng lại lịch sử của Tổ sư và những năm hoằng đạo, trao lại sự kế thừa cho các cao đệ, lược qua nghi cách sinh hoạt của chư Tăng hệ phái Khất Sĩ. HT phó Pháp chủ Nam tông Khmer tặng quà lưu niệm và đọc cảm từ tưởng niệm; HT T. Thiện Tâm đại diện Phật giáo Nam tông Kinh cũng nói đôi lời tưởng niệm. Tất cả đồng loạt niệm hồng danh Phật và chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer cũng như chư sư người Kinh đăng lâm đại điện niệm hương, đọc kinh cầu nguyện.

Sau đó là buổi cúng dường trai Tăng trang nghiêm trọng thể được chư tôn đức chứng minh thọ dụng.
Tuy khuôn viên Pháp viện Minh Đăng Quang rộng lớn, nhưng trên 10 ngàn người có mặt đã thu hẹp tổ đình uy nghi của hệ phái Khất Sĩ ngoài dự đoán. Mọi tiện nghi vật thực cung ứng thật hoàn hảo. Tất cả diễn ra trong trật tự nơi một cơ sở còn đang xây dựng dở dang. Sinh khí hòa hợp hoan hỷ hiện rõ trên mọi khuôn mặt những người tham dự.
Tiếp theo chương trình trong ngày là khóa lễ tưởng niệm của Phật giáo Hoa tông vào lúc 16 giờ.
5 ngày liên tục cho chương trình tưởng niệm với lượng người đông đảo đã nói lên khả năng chu đáo của chư tôn đức lãnh đạo hệ phái Khất sĩ và sự đoàn kết của các giáo đoàn dưới ngôi nhà chung của Tổ sư Minh Đăng Quang.
                                                                                       MINH MẪN                                                                                        26/02/2014



 http://youtu.be/jhmqSZqavIU                      

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

HỘI THẢO KHOA HỌC:

HỆ PHÁI KHẤT SĨ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP


Sáng 25/02/2014 nhằm ngày 26 tháng giêng năm Giáp Ngọ, tại Pháp Viện Minh Đăng Quang - Tổ Đình hệ phái Khất sĩ diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề:" HỆ PHÁI KHẤT SĨ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP" -
DoViện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
Hệ phái Khất sĩ
đồng tổ chức; Trưởng ban Tổ chức :
 HT TS Thích Trí Quảng-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
HT TS Thích Giác Toàn - Đại diện Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ
TS. Nguyễn Quốc Tuấn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
Hơn 100 Tham luận tham dự qua 4 chủ đề:
-Tổ Sư Minh Đăng Quang: Cuộc đời và Đạo nghiệp
- Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chân Lý
- Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành và phát triển
-  Hệ phái Khất sĩ và sự nghiệp xây dựng GHPGVN hiện nay.
Sau lễ khai mạc, hội trường A và B, trong một ngày, trên 24 bản Tham luận do các giáo sư Tiến sĩ, học giả, nhà nghiên cứu đã được trình bày khá cặn kẽ.
Trong chương trình Đại lễ tưởng niệm 60 năm ngày Tổ sư minh Đăng Quang vắng bóng, ngoài cuộc Hội thảo khoa học về Hệ phái Khất sĩ trên đây, những ngày kế tiếp:
 - 26/02 Lễ cầu nguyện của Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Hoa Tông;
-  Ngày 27/02 lễ cầu nguyện, tưởng niệm của chư Tôn Giáo phẩm HĐCM, HĐTS, các Ban Ngành Viện trung ương,BTS GHPGVN TP.HCM, các tỉnh Thành, quận, huyện và các cơ quan chức năng, các Tôn giáo bạn cử hành lễ tưởng niệm.
- Ngày 28/02 chư Tăng Hệ phái Khất sĩ đi khất thực truyền thống và tọa đàm Chơn lý
- và ngày 1/03/2014 ngày cuối cùng dành cho Chư Tăng ni, Phật tử Hệ phái cử hành lễ tưởng niệm Tổ sư.
Kể từ ngày Tổ sư vắng bóng, sau 60 năm, đây là  buổi lễ đầu tiên được tổ chức khá quy mô và chu đáo đối với Hệ phái Khất sĩ, nói lên tính năng động, linh hoạt của một hệ phái thành viên trong ngôi nhà GHPGVN. Đây là tiền đề sơ khởi cho cuộc khảo cứu sâu rộng hơn về sau đối với một Hệ phái mà các nhà nghiên cứu chưa có dịp quan tâm.
Một Hệ phái Phật giáo nội sinh dung hợp cả hai tư tưởng của Phật giáo Nam và Bắc Truyền, mang tính bình dân nhưng sâu sắc, đã Việt hóa trong kinh văn, đơn giản trong nghi lễ, mộc mạc trong đời sống du Tăng và Triết luận trong Chơn Lý; Đồng thời sớm thích nghi để hòa nhập chung trong ngôi nhà Phật giáo.
Hệ phái Khất sĩ ngày nay đóng góp không nhỏ trong tổ chức, có mặt trong giáo dục cấp cao, nhưng chưa tìm một lối thoát khả dĩ để Hệ phái phát triển sâu rộng trong nhân dân. Hy vọng Hệ phái sẽ tiếp tục là viên gạch kết nối các hệ phái Phật giáo hiện nay đồng thời xác định giá trị hiện hữu trong quá trình hội nhập và phát triển trên nhiều mặt trong xã hội và trong Giáo hội.

                                                                      MINH MẪN                                                                                            25/02/2014 - (26 tháng giêng năm Nhâm Ngọ)









Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

* DĨ HUYỄN ĐỘ CHƠN


Trong năm có nhiều lễ hội, lễ hội quan trọng nhất trong năm mà toàn dân tham gia là vào mùa Xuân, nhất là phía Bắc.
Mỗi năm, lễ hội mỗi tăng vẻ sắc màu sung mãn, kể cả sung mãn về tục lệ lỗi thời mang nhiều sắc màu mê tín theo tập quán dân gian.
Lễ hội mang sắc thái văn hóa thể hiện dân trí của một địa phương, một quốc độ hoặc một tín ngưỡng.
Năm nay, chùa Hương quá tải đến độ xung đột đưa đến đâm giết nhau. Chùa Bái Đính không cần vào cửa cho dù miễn phí, bỏ 10 ngàn đồng là có chiếc thang để leo tường vào trong, hoặc nam phụ lão ấu đều chui lọt người vào song sắt, khe rào. Quần chúng không cần vào trong chánh điện lễ bái cầu nguyện, chỉ cần vịn tay vào cửa chùa, pho tượng, lư hương, chà đồng tiền vào pháp khí hoặc nhét tiền lẻ vào đâu đó trên vai, trên cổ, kẽ tay, bàn chân... không còn chỗ nhét thì dán ngay trên thân tượng. Xem như thế là đã được chư Phật, chư Thần chứng giám, làm xong nghĩa vụ tín ngưỡng!
Chưa hết, mồng tám cúng sao giải hạn, đua nhau viết tên kẹp tiền thảy vào bàn tiếp sớ mà những ai vào trước không có đường thoái lui ra ngoài cho người đến sau. Cũng có cò lảng vảng bên ngoài nhận viết sớ và chuyển sớ vào trong. Cò bày vẽ người bao nhiêu tuổi làm bấy nhiêu lá sớ, mỗi lá sớ chi từ 10 ngàn đến 50 ngàn đồng. Rồi vàng mã thế mạng, nhang đèn ngập tràn ngột ngạt; người tiếp nhang chưa kịp nhổ bỏ nắm nhang vừa cắm vào thì bó nhang khác chen vào lư đồng nằm giữa sân, gió thổi lửa cháy bắt ngọn ngập tràn.
Bên ngoài cổng chùa người hành khất ngồi nằm la liệt. Quán ăn thức uống, thịt rừng treo lủng lẳng; kẻ móc túi cũng không rỗi tay làm việc. Tiếng la lối khóc lóc tìm trẻ lạc, tiếng cự cãi dẫm đạp phải nhau, xô bồ như chợ trời của cánh cửu vạn vùng cửa khẩu!
Phía Nam tương đối ít xẩy ra cảnh trên, nhưng hành khất và sư giả  không thiếu mặt nơi các chùa lớn. Kẻ bán nhang đèn muối bọt, người chào mời mua chim phóng sanh, vé số, lịch tử vi, xem sao giải hạn... tạo nên cảnh nhộn nhịp lẫn hỗn độn khác thường. Cây cảnh cũng trơ cành trụi lá vì thói quen xin cái lộc của cửa chùa.
Hầu hết các chùa lớn, quần chúng đến cúng sao dâng sớ phải tràn ra ngoài sân, nếu chùa hẹp thì ngồi ngay ngoài đường, an ninh khu phố phải giữ trật tự dưới cơn mưa Xuân.
Quen nếp cúng sao giải hạn, một số Phật tử đến các Tịnh xá Khất Sĩ, chùa Nguyên Thủy, xem tuổi cần đốt bao nhiêu ngọn đèn, xin sớ cầu an, xem sao xấu phải mặc áo màu gì khi đi giao dịch. Dĩ nhiên những nơi đây không thể đáp ứng nhu cầu như một số chùa Bắc Tông; các Sư chỉ dẫn cách sống theo chân lý nhà Phật, tự hoán chuyển nghiệp thân chứ không có Thần Phật nào nhận của cúng dường tu thế cho đương sự, vì thế, những chùa như vậy không mấy đông đúc.
Tập quán cúng sao giải hạn không phải của Phật giáo, nó thâm nhập từ tín ngưỡng dân gian mà ảnh hưởng từ văn hóa Tàu. Lúc đầu, một số chùa mượn tập quán nầy để duy trì Phật tử hầu hướng dẫn họ vào đạo; nhưng tập quán lan truyền ngày càng mạnh đến độ các sư không kịp chuyển hóa họ mà đã bị quần chúng mê tín chuyển hóa các Sư, buộc một số chùa phải theo đó mà đáp ứng tín ngưỡng quần chúng mới có đất sống. Núi Bà Đen, núi Sam cũng được một số lớn người dân lên vay tiền Bà về làm ăn, cúng xiêm y cho bà, mặc áo cho Tượng Quán Âm như tượng thờ các Bà. Giáo hội cũng khó mà chỉnh đốn những Phật tử như thế, các sư lại càng không nhúng tay vào sửa sai cho họ. Rất nhiều tập tục ảnh hưởng từ Thần giáo như Bình Vôi, ông Táo, Thần Tài thổ địa, xin xăm bói quẻ chứ không riêng cúng sao giải hạn đốt hình nhân thế mạng. Chính vì thế mà giáo lý trong sáng mang tính Nhân Văn của Phật giáo bị chìm ngập trong mớ hỗn độn tà tín loạn tâm.
Một người đến phỏng vấn Sư Nam Tông về hủ tục nầy, Sư đáp: “Phật giáo không có hình thái đó, hãy hỏi quý thầy Bắc tông”. Hỏi một thầy chuyên cung ứng lễ chay cho các nhu cầu trên, thầy đáp: “Phật giáo cũng không có những hình thái đó, nhưng vì phương tiện DĨ HUYỂN ĐỘ CHƠN”. Lại hỏi, dùng phương tiện như vậy đến khi nào mới Dĩ chơn hủy huyễn? Dĩ nhiên không ai đưa ra một thời gian nhất định, nhưng nhất định trình độ tu học của Phật tử do các sư hướng dẫn chưa thấu đạt thì DĨ HUYỂN ĐỘ CHƠN ngàn năm vẫn còn và còn phát sanh thêm nhiều hình thái mới lạ do trí tưởng tượng cuồng nhiệt của lòng mê tín bày ra.

MINH MẪN

24/02/2014

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU

by  H. H. The 14th Dalai Lama
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên


“MỖI NGÀY, KHI THỨC DẬY, QUÝ VỊ HÃY SUY TƯỞNG:
HÔM NAY TÔI THẬT MAY MẮN ĐƯỢC THỨC DẬY, 
TÔI CÒN SỐNG, TÔI ĐÃ CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU,
 
TÔI SẼ KHÔNG LÃNG PHÍ NÓ,
 
TÔI SẼ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NĂNG LỰC CỦA TÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.
ĐỂ MỞ RỘNG TRÁI TIM TÔI TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC, 
ĐỂ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÌ LỢI LẠC CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH,
 
TÔI SẼ CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG TỐT LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC,
 
TÔI SẼ KHÔNG GIẬN DỮ 
 
HAY NGHĨ XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC.
 
TÔI SẼ LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT TRONG KHẢ NĂNG CỦA TÔI.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

A PRECIOUS HUMAN LIFE
 "Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to have woken up, I am alive, I have a precious human life, I am not going to waste it, I am going to use all my energies to develop myself. To expand my heart out to others, to achieve enlightenment for the benefit of all beings, I am going to have kind thoughts towards other, I am not going to get angry, or think badly about others. I am going to benefit others as much as I can." 
by  H. H. The 14th Dalai Lama 
http://www.balancedweightmanagement.com/Daili%20Lama-PRECIOUS%20LIFE.jpg

Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA CUỘC ĐỜI
 
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm. Trong quãng thời gian đó, với cuộc đời của chúng ta, ta phải cố gắng làm những điều tốt lành và ích lợi. Nếu quý vị góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, quý vị sẽ tìm thấy mục đích chân thực, ý nghĩa thực sự của cuộc đời.” 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
THE TRUE MEANING OF LIFE
 "We are visitors on this planet. We are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with our lives. If you contribute to other people's happiness, you will find the true goal, the true meaning of life." 
by H.H. The 14 th Dalai Lama