Bộ kinh in khổ đẹp,
trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật
Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh
độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
Một số kinh trích từ
Nam tạng mà Phật tử Bắc truyền chưa quen thuộc, thế mà tác giả kết hợp nhuần
nhuyển từng phần đoạn một cách song suốt tương liên. Ví dụ các kinh về Đạo đức
trong phần Tiểu sử Đức Phật, trích một
đoạn của"vị Tằng hữu Pháp thuộc kinh Trung bộ 123" nối với "kinh
tập kệ 679-694" nói về đạo sĩ A
Tư Đà đoán tướng mệnh Thái tử rồi đến
"kinh Tăng chi I,162-163" nói lên chí nguyện và nhàm chán cuộc sống hưởng thụ của Thái tử; để rồi từ
bỏ xuất gia trong một phần của "kinh tập, kệ 405-424" đến Tầm sư học đạo trong kinh "trung bộ
I,163". 6 năm khổ hạnh thuộc
"kinh Sư tử hống trong Trung bộ I.80"...cứ như thế, trích đoạn từ
kinh Trung bộ, đến kinh Đại Bát niết Bàn thuộc Trường bộ 16, Tăng chi bộ, kinh
Tương Ưng I, Tương Ưng III làm thành một tiểu sử toàn diện về cuộc đời Đức Phật
từ sơ sanh đến nhập Niết Bàn một giòng chảy liên lũy, khít khao, hài hòa như một
tuyên ngôn "nhân văn" về con người lịch sử hy hữu mà ba ngàn năm qua
chưa có một khuôn mẫu trùng lắp.
Về hệ thống hóa tư tưởng
kinh văn, tác giả chia làm năm nhóm thuộc các chủ đề vừa nêu, nói lên sự mạch lạc
toàn bô tư tưởng nằm rãi rác trong kinh tạng của Phật giáo Nguyên Thủy và Phật
giáo Phát triển, đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tâm linh, giáo dục tư tưởng để
cân bằng xã hội đang có hội chứng stress.
Những ai đang chìm ngập
trong tội lỗi và khổ đau, lối thoát duy nhất không thể là vật chất, cũng không
là tín ngưỡng nhân gian hay các loại hình giải trí tầm thường mà hãy trở về
chính mình qua các đồ hình dẫn dắt từ kinh tạng Phật giáo.
Trong phần lời nói đầu,
tác giả viết: "Nếu mỗi bài kinh là một
toa thuốc tâm linh, có thể trị lành các chứng bệnh khổ đau, thì các bài kinh
trong tuyển tập nầy sẽ là nguồn dược chất tâm linh phong phú và quý giá, góp phần
xây dựng một thế giới Cực Lạc, bây giờ và tại đây, bằng chính sự thực tập và
chuyển hóa ở mỗi người”
Đúng vậy, giá trị giáo
điển của Đức Phật đã được thử thách,
trãi nghiệm và thể nghiệm ba ngàn năm qua đủ chứng minh hiệu quả và tính chân
thật tự thân trong mỗi hành giả xuất gia và tín giả tại gia; nhưng rất tiếc, những
lộ đồ đó rãi rác làm cho hành giả khó nắm bắt theo trình tự hợp với căn cơ của
mình. Tác giả cố gắng xâu kết theo trình tự, cung ứng cho mỗi người một cái
nhìn để cảm nhận, thâm nhập đi đến hành trì.
Tác giả tiếp: "Mỗi ngày dành trung bình 40-60 phút ngồi thiền
và đọc tụng bộ kinh nầy, người đọc tụng sẽ mở rộng tầm nhìn,nâng cao nhận thức,
thâm nhập kinh tạng, tăng trưởng phước
báu, nhờ đó,giải quyết được các vấn nạn khổ đau của kiếp người, sống an lạc và
có ý nghĩa hơn".
Đúng, thâm nhập kinh tạng-trí
tuệ như hải cho những ai chuyên tâm đọc tụng, hành trì, nhưng liệu công lao to
lớn của tác giả có đáp ứng được thói quen đọc tụng kinh văn xưa cũ mà lâu nay
Phật tử đã quen. Nếu tinh ý, sẽ thấy bộ
"kinh PHẬT cho người tại gia" mang tinh văn chương bác học dành cho học
giả hơn là lối văn bình dị lâu nay trong các kinh điển Bắc truyền mà giới bình
dân thường dễ truyền tụng.Cũng như Kinh
Pháp Hoa do HT Trí Quang diễn dịch cũng khó cho quần chúng trì tụng như từng
trì tụng kinh Pháp Hoa của HT Trí Tịnh phiên dịch. Hoặc giả, có lẽ người Phật tử chưa quen trì tụng lối văn mới?
cho dù không thể trì tụng thì cũng có thể đọc, nghiền ngẵm vẫn đem lại nhiều lợi
ích kèm theo thiền định.
Dẫu sao, tác giả đã
đóng góp công sức quá đồ sộ so với tuổi tác và thời gian du học về, cả về mặt
trước tác, phiên dịch, báo chí, tổ chức, làm văn hóa... mà hiện nay trong số
cùng thế hệ chưa ai làm được.
Chúng ta nên cẩn trọng
công lao và tâm huyết của tác giả qua bộ
kinh Phật cho người tại gia khi dồn lòng thành với những lời Phật dạy qua 63
bài kinh trên đây.
XÁM XÍ.. BỌN CHỐNG PHÁ PHẬT GIÁO..
Trả lờiXóa