Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia




BƯỚC THỨ NĂM 
SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI
Lòng từ bi là một tâm hồn thấm đẫm sự ngưỡng mộ biết ơn dành cho tất cả mọi sinh linh.
Nhờ có lòng từ bi này mà bạn có thể đạt được tất cả mọi mục tiêu cần tìm đến.
NAGARJUNA, trích từ cuốn Những lời khuyên quý báu.
Cùng với lòng yêu thương, lòng từ bi là một mặt của lòng vị tha. Đó là tình cảm xuất hiện từ đáy lòng khiến bạn không thể chịu được khi nhận thấy đau khổ của người khác mà không làm gì để giúp họ. Khi lòng từ bi phát triển mạnh mẽ hơn thì lòng tự nguyện muốn hiến mình vì ích lợi của tất cả mọi người khác cũng sẽ phát triển. Đây là sự phục vụ mọi người một cách không thiên vị. Trong quá trình tự nguyện này, bạn nhận thấy rằng qua việc đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, cuối cùng bạn có thể đáp ứng niềm hy vọng của tất cả mọi người trong vòng tay yêu thương của bạn. “Tôi sẽ làm bất cứ những gì tôi có thể để đạt được sự giác ngộ vì lợi ích của họ”, bạn quyết định như thế. Lòng từ bi là một nền tảng vững chắc cho việc đạt được sự giác ngộ cao nhất nhằm trợ giúp tất cả mọi sinh linh.
Lòng từ bi bao la là căn nguyên của hành động vị tha là tác nhân tạo ra những hành động cao đẹp đến phi thường trên thế gian; chẳng có nguồn trợ giúp và nguồn hanh phúc nào to lớn hơn lòng từ bi cao cả. Khi bạn có được lòng từ bi, bạn sẽ được tự do thoát khỏi tất cả mọi khắc khoải trong lòng. Bạn hãy phát triển lòng từ bi và bạn trở thành một người bạn của tất cả mọi sinh linh.
LÒNG TỪ BI LÀ HẠT GIỐNG, NƯỚC VÀ VỤ MÙA
Lòng từ bi được xem là hạt mầm tạo ra một mùa gặt bội thu,
Được xem là nguồn nước cho sự phát triển,
Và là trạng thái chín muồi của mọi niềm vui sướng.
Thế nên, tôi luôn tôn sùng lòng từ bi
CHANDRAKIRTI
Lòng từ bi là yếu tố quyết định trong toàn bộ bài luyện tập tâm linh ngay ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Nó giống như hạt mầm để đưa bạn đến với sự giác ngộ cuối cùng. Bạn cần có nước, đất và chất dinh dưỡng để có thể tạo nên một vụ mùa – gạo, bắp, lúa mì hay lúa mạch. Một hạt bắp chỉ có thể tạo ra một cây bắp và không thể tạo ra một cây lúa mì, thế nên nó là tác nhân phi thường tạo ra bắp. Tương tự như thế, một động cơ thúc đẩy lòng từ bi là một tác nhân phi thường đưa đến sự giác ngộ cuối cùng và thế nên nó trở thành nền tảng cơ bản cho bài luyện tập tâm linh, giống như một hạt mầm. Đó là ở giai đoạn đầu.
Ở giai đoạn giữa, khi bạn đưa lòng vị tha vào bài luyện tập của mình, bạn phát hiện rằng thật không dễ chút nào trong việc trợ giúp ngay cả chỉ một sinh linh nào đó vượt qua được một đau khổ nào đó, để làm được việc này bạn cần phải có sự nỗ lực liên tục. Bạn có thể trở nên mệt mỏi và nản lòng, nhưng nếu bạn liên tục phát triển lòng từ bi, bạn sẽ không đánh mất lòng vị tha mà bạn đã phát triển được trước đó. Nếu bạn giữ được lòng từ bi của mình trong khi bạn đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn thì nghị lực của bạn cũng tự nhiên phát triển vững mạnh. Đây chính là tầm quan trọng của lòng từ bi trong giai đoạn giữa; nó giống như nước nuôi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn bạn, đưa bạn đến với sự giác ngộ hoàn toàn.
Sự giác ngộ hoàn toàn có nghĩa là trong bạn liên tục xuất hiện lòng từ bi bao là; thế nên bạn sẽ không còn là một người đơn độc, mà bạn sẽ liên tục tham gia thực hiện tất cả những gì có thể vì ích lợi của mọi sinh linh. Đây chính là tầm quan trọng của lòng từ bi ở giai đoạn cuối.
Sự quan tâm đến mọi người là sự sẵn lòng gánh vác trách nhiệm giúp đỡ họ đạt được niềm hạnh phúc của chính họ. Tại Tây Tạng, khi tôi được hơn ba mươi tuổi, biết rằng sự giác ngộ là điều có thể đạt được và sau khi đã tham gia bài luyện tập Hướng dẫn sống đời Bồ Tát của Shantideva, tôi có thể cảm nhận được phát triển mạnh mẽ, tôi cũng phát triển được thái độ tự tin trong khi thể hiện lòng vị tha của mình mỗi khi có dịp. Kể từ đó trở đi tôi liên tục tiến bộ hướng đến mục tiêu giác ngộ.
MỞ RỘNG PHẠM VI QUAN TÂM ĐẾN MỌI NGƯỜI
Bạn trau dồi lòng từ bi dành cho ai? Câu trả lời là “Dành cho tất cả mọi người” bởi vì tất cả mọi người đều đang chịu một số hình thức đau khổ nào đó. Trong các bài thiền định trước đây bạn đã phát triển lòng thương mến dành cho mọi người. Trước tiên bạn ý thức rõ rằng bạn và họ, tất cả đều mong muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ; sau đó bạn biết rằng trong vô số những kiếp trước của tất cả mọi người đã từng là những người bạn tốt nhất của mình, họ giúp đỡ bạn một cách tự nguyện và vui vẻ; cuối cùng bạn nhận thấy rằng sự thực là tất cả mọi người đều cung cấp cho bạn những dịch vụ thiết yếu, những nhu cầu thiết yếu nhằm giúp đỡ bạn, dù rằng họ có chủ định hay không. Nếu bạn không có được sự đồng cảm này thì khi bạn cố gắng tìm hiểu đau khổ của người khác qua đau khổ của chính mình, khi đó có thể thậm chí bạn còn cảm thấy hài lòng khi nhận nghĩ về đau khổ của kẻ thù của mình.
Cách đây nhiều thế kỷ, một vị thầy tăng tỏ ra vui vẻ khi nghe nói rằng một vị thầy tăng  khác mà ông ta không thích đã kết hôn, điều này vi phạm vào các lời thề nguyền của giới tăng lữ. Vị thầy tăng vui vẻ này pha trà và mời một vài người bạn khác của mình đến, ông ta nói với họ rằng “Tôi có một tin vui để nói với các bạn đây. Người ta nói rằng vị tăng đó đã cưới vợ rồi”. Khi người thầy của vị tăng này bước vào và biết được điều gì đã xảy ra, ông ta nói “Kẻ ngôi lê đôi mách này đã tích lũy thêm nghiệp chướng tiêu cực khi tỏ ra thích thú vì việc một thầy tăng khác đã vi phạm lời thề nhiều hơn so với mình”. Theo lời Tsongkhapa  nói:
Khi một người không giúp ích gì cho bạn cũng chẳng hề gây hại cho bạn đang chịu đau khổ, bạn thường tỏ ra dửng dưng với anh ta. Thái độ này là do bạn nghĩ rằng mình chẳng có quan hệ gì với anh ta cả.
Tuy nhiên, khi bạn trông thấy một người bạn của mình đang chịu đau khổ, khi đó bạn cảm thấy khó có thể chịu được và mức độ khó chịu này sẽ gia tăng tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa bạn và người đó. Thế nên, điều quan trọng là bạn cần phải phát huy một ý thức mạnh mẽ về tình cảm yêu thương trìu mến dành cho tất cả mọi người.
Bất luận họ giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì điều cốt lõi là bạn cần phải nghĩ về những người dường như chẳng hề chịu đau khổ gì cả nhưng thực ra thì họ đang thực hiện những hành vi có khả năng dẫn đến những đau khổ cho họ về sau. Bạn cần mở rộng ý thức này và trải rộng lòng từ bi của mình đến với những người đã từng có những hành vi sai lạc trong quá khứ, đã từng trau dồi nghiệp chướng tiêu cực trong quá khứ. Mặc dù tác động của nghiệp chướng của họ vẫn chưa được thể hiện ngay lúc này nhưng rồi đây nghiệp chướng của họ sẽ gây ra những đau khổ cho họ trong tương lai về sau, chẳng hạn như họ sẽ mắc phải chứng ung thư hoặc một đau khổ nào đó đại loại như thế.
Các bước thiền định
Vì bạn dễ dàng phát huy lòng từ bi dành cho bạn bè của mình hơn, thế nên bạn hãy khởi đầu cùng một người bạn thân nhất của mình.
1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Bạn hãy tìm hiểu phân tích về những đau khổ mà anh ta đang phải gánh chịu mãi cho đến khi trong bạn có cảm xúc mạnh mẽ rằng “Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta có thể được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ” và cảm xúc này vẫn đọng lại trong bạn mà không cần bạn phải tập trung suy nghĩ gì cả. Khi cảm xúc này suy yếu, bạn hãy suy nghĩ nhiều hơn về việc anh ta đang chịu đau khổ như thế nào và khi suy nghĩ này cấu thành lòng thương xót trong bạn và giúp bạn có được mong ước sao cho anh ta thoát khỏi đau khổ, khi đó bạn hãy cố gắng duy trì nó. Bài tập này được gọi là bài luyện tập luân phiên giữa Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải. Bạn hãy liên tục vận dụng hai bước này, phân tích và duy trì, luân phiên vận dụng chúng mãi cho đến khi vảm xúc cảm thông xuất hiện mạnh mẽ trong tâm hồn bạn.
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó bạn luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến với từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Bạn hãy mở rộng phạm vi thiền định của mình đến mức bạn không còn bị giới hạn ở mức độ chỉ mong ước cho một vài người được giải thoát khỏi một số đau khổ hoặc chỉ mong ước rằng tất cả mọi người  được giải thoát khỏi một số đau khổ đó mà thôi. Lòng mong ước vì lợi ích của mọi người không mang tính cục bộ thiên vị - đó là lòng mong ước chân thành rằng mọi và mỗi người đều được giải phóng thoát ra khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân dẫn đến đau khổ.
KỸ THUẬT THIỀN ĐỊNH NGẮN GỌN
Cũng sẽ rất hữu ích nếu bạn hình dung một con vật bơ vơ – một sinh linh có khả năng bị giới hạn và không có người bảo vệ che chở - trong hoàn cảnh thiếu thốn cơ cực. Bạn hãy hình dung con vật đó đang đứng trước mặt mình và bạn suy nghĩ về những gì có thể xảy ra khi mình ở trong hoàn cảnh của nó. Bạn suy nghĩ rằng:
Nếu mình ở trong địa vị của con vật đáng thương này thì liệu mình có thể chịu được hay không?
Bạn hãy cố gắng cảm nhận mọi suy nghĩ của tất cả mọi sinh linh. Bài Thiền định hình dung này sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn nâng cao và mở rộng lòng từ bi của mình.
LÒNG TỪ BI SÂU SẮC
Khi bạn đã có được một số tiến bộ, bạn hãy nâng cao sức mạnh của lòng từ bi bằng cách chuyển từ “Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân đau khổ!” sang “Mong ước sao cho anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!”
1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Rồi bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai vời những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Khi bạn cảm nhận được tác động mạnh mẽ của niềm mong ước cao độ này, bạn hãy chuyển sang mức độ cao nhất của lòng từ bi, đây chính là quyết tâm “Mình sẽ giúp đỡ người này được tự do thoát khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ!”
1. Bạn hãy hình dung  một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Rồi bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai vời những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó bạn luân phiên vận dụng bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Qua quá trình thiền định này, lòng từ bi đúng nghĩa sẽ thực sự xuất hiện. Đây không phải là lòng từ bi bị pha lẫn lòng lưu luyến thì khi chúng ta gặp một rắc rối này nho nhỏ nào đó chúng ta lập tức trở nên tức giận. Lòng từ bi đúng nghĩa là một ý thức cao độ rằng tất cả mọi sinh linh đều cần phải  được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CHẾ TỨC GIẬN
Khi người khác tỏ thái độ hèn hạ và thô tục với bạn, bạn khó có thể giữ vững được lòng trắc ẩn của mình. Cảm xúc tức giận là một cảm xúc cần được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhất thiết không được che giấu. Bạn cần  thừa nhận những phản ứng của mình; đừng phủ nhận chúng. Nếu bạn  phủ nhận chúng thì lòng từ bi của bạn chỉ mang tính thiển cận hời hợt mà thôi.
Có hai loại cảm xúc tình cảm. Một loại cần phải được thể hiện ra bên ngoài, cần phải được thảo luận cụ thể. Ví dụ như cảm xúc buồn phiền. Giả nhe khi một người thân của bạn qua đời và bạn cảm thấy đau buồn. nếu thay vì che giấu chúng, bạn thể hiện chúng một cách thoải mái thì sức mạnh to lớn của nỗi đau buồn đó sẽ bị suy yếu ngay. Một loại cảm xúc khác gồm có tức giận, lòng lưu luyến và tham vọng; chẳng có giới hạn nào đối với những cảm xúc tình cảm như thế này. Ví dụ, nếu bạn thể hiện cảm xúc tức giận thì ngày mai nó có thể phát triển mạnh mẽ thêm; trong khi đó nếu bạn cố gắng kìm chế cảm xúc tức giận của mình thì nó sẽ suy yếu đi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của chính mình. Việc bạn trau cho cảm xúc tức giận những công cụ gồm có lời nói và hành động cũng chẳng khác nào việc bạn trao cho một đứa bé một đống rơm và một chiếc que diêm. Một khi được thắp sáng, cảm xúc tức giận lập tức nuốt chửng lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Giải pháp duy nhất là bạn cần phải liên tục kìm chế tức giận và để kìm chế được cảm xúc tức giận thì bạn cần phải suy nghĩ “Đâu là giá trị và ý nghĩa của cảm xúc tức giận? Đâu là giá trị của lòng khoan dung vị tha và lòng từ bi?”
Khi những ai  không xem những tình cảm ưu phiền chẳng hạn như tức giận là những cảm xúc tiêu cực cần phải được tẩy trừ thì họ cảm thấy như là chúng hoàn toàn đúng đắn. vì họ xem việc thỉnh thoảng họ nổi cáu là chuyện bình thường nên họ chẳng hề mảy may quan tâm đến việc kiểm soát cảm xúc tức giận của mình. Mặt khác, những ai xem chúng là những cảm xúc tiêu cực và có hại thì lại hoàn toàn không chấp nhận chúng.
Bạn hãy vận dụng khả năng nhận thức của mình để tự hỏi xem liệu cảm xúc tức giận có phải là cảm xúc có ích không. Nếu bạn trở nên tức giận với một người nào đó thì kết quả là cả bạn lẫn người đó đều chẳng gặt hái được kết quả nào cho tốt đẹp cả. chẳng có ích lợi nào có thể xuất hiện từ cảm xúc tức giận này. Cuối cùng, tức giận không gây hại cho người khác; nó gây hại cho chính bản thân bạn. Khi bạn tức giận thì thức ăn ngon cũng trở thành dở. Khi bạn tức giận thì thận chí bạn cũng cảm thấy khó chịu khi trông thấy gương mặt của chồng vợ mình, của con cái mình, hoặc bạn bè mình, không phải là do gương mặt của họ thay đổi mà là bởi vì có một cái gì đó sai lạc đang diễn ra trong thái độ của bạn. Khi một sự kiện không may xảy ra, bạn có thể đối mặt và kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn nếu trong bạn không xuất hiện cảm xúc tức giận. Tức giận hầu như hoàn toàn không đem lại bất kỳ một lợi ích nào cho bạn cả. Có lẽ một lời nói lỗ mãng nào đó đôi khi cần thiết trong trường hợp bạn muốn ngăn ai đó không thực hiện một hành vi xuẩn ngốc nào đó, trong trường hợp này bạn không nên để cảm xúc tức giận xuất hiện trong bạn, bạn không nên để cảm xúc tức giận trở thành động cơ thúc đẩy chính trong bạn; bạn nên vận dụng lòng yêu thương và lòng từ bi là động cơ thúc đẩy chính trong mọi hoạt động của mình. Mọi hành vi xuất nguồn từ cảm xúc tức giận đều là những hành vi vô ích; việc ý thức rõ được điều này sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn  nâng cao được quyết tâ, kìm chế được chúng.
Sẽ là một việc không dễ dàng khi bạn muốn phát huy lòng cảm thông dành cho mọi người, thế nên bạn đừng nản lòng nếu thái độ thiên vị vẫn xuất hiện trong quá trình thiền định của bạn. Một thay đổi sâu sắc như thế không thể xuất hiện chỉ trong một đêm, hoặc qua một tuần lễ, hoặc qua một tháng, hoặc thậm chí qua một năm. Tuy nhiên, bạn sẽ dần dần nhận thấy được những thay đổi diễn ra chầm chậm trong thái độ và hành vi của mình đối với từng cá nhân và toàn bộ thế gian này. Khi những phản ứng sai lạc xưa cũ xuất hiện trong bạn, bạn đừng suy nghĩ rằng điều bày cho thấy rằng mình đã thất bại trong bài thiền định này; mà bạn hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thiền định nhiều hơn nữa.
KỸ THUẬT HÌNH DUNG: CHO VÀ NHẬN
Khi bạn trông thấy một ai đó đang gặp rắc rối bởi những đau khổ, bạn cần biết rằng những đau khổ của họ là do bởi những hành vi của chính họ ( nghiệp chướng ) và rằng vì vậy nên bạn không thể trực tiếp giúp đỡ họ được. Tuy nhiên, bạn có thể tự nguyện và sẵn lòng – từ lòng chân thật của mình – nguyện cầu cho anh ta với một ý chí mạnh mẽ:
Người này đang chịu đau khổ trong nguy ngập và mặc dù anh ta muốn được hưởng niềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ, anh ta không biết làm thế nào để tẩy trừ những xấu xa và trau dồi những phẩm hạnh trong lòng mình. Mong ước sao cho mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ nơi anh ta sẽ chuyển sang cho mình để mình gánh chịu thay !
Đây được gọi là bài luyện tập nhằm gánh chịu mọi đau khổ hộ người khác trong phạm vi vận dụng lòng từ bi của mình.
Vì lẽ đó, từ sâu thẳm lòng mình bạn có thể mong ước và hình dung rằng bạn trao tặng cho người đang chịu đau khổ đó niềm hạnh phúc của bản thân mình:
Tôi sẽ trao tặng cho những người đang chịu đau khổ này, không hề mảy may hối tiếc, tất cả mọi đức hạnh mà tôi đã có được do nghiệp chướng tốt của mình và những phẩm hạnh này sẽ giúp ích nhiều cho họ.
Đây được gọi là bài luyện tập nhằm trao tặng niềm hạnh phúc của chính mình trong phạm vi vận dụng lòng yêu thương.
Mặc dù sự hình dung này không thực sự đem lại các kết quả như thế, nhưng nó thực sự làm gia tăng mạnh mẽ quyết tâm và nghị lực trong bạn, đồng thời cũng tạo nên một không khí hòa bình tĩnh tại trong bạn. Hai bài luyện tập này được thực hiện kết hợp cùng quá trình tập trung quan sát hơi thở của chính mình – hít vào những đau khổ của người khác và thở ra niềm hạnh phúc của chính mình để trao tặng cho họ.
KỸ THUẬT HÌNH DUNG: VẬN DỤNG NHỮNG RỦI RO BẤT HẠNH
Tương tự như thế, khi bạn chịu đau khổ từ một bất hạnh nào đó, bạn hãy hình dung:
Mong ước sao cho bất hạnh này sẽ gánh chịu thay cho mọi bất hạnh khác của tất cả mọi người.
Bài luyện tập này sẽ giúp cho đau khổ của bạn không trở nên tồi tệ thêm do bạn phiền muộn về nó và sẽ giúp bạn củng cố thêm dũng khí của mình. Cũng rất hữu ích nếu bạn suy nghĩ rằng:
Mong ước sao cho đau khổ mà mình đang gánh chịu sẽ giúp bạn luôn giữ được nụ cười trên môi của mình. Việc lo lắng sẽ chẳng đem lại lợi ích gì, không đúng vậy sao?
Gần đây xuất hiện một trận động đất khá mạnh ở Dharmsala trong khi tôi đang tham gia bài thiền định hàng ngày nhằm trau dồi phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi. Mặc dù trận động đất đó có khả năng gây hại cho tính mạng của tôi, nhưng tôi vẫn không hề sợ hãi, đó là do bởi khi ấy tôi đang tập trung chiêm nghiệm về những bất hạnh của mọi người. Nhưng tôi phải thú nhận rằng chỉ cách đó vài tuần lễ, trong khi bay ngang khu vực diễn ra chiến tranh giữa Bombay và Nam Phi thì tôi nhận thấy rằng lòng bàn tay mình đẫm mồ hôi. Thế nên tôi đã nghĩ rằng nếu nghiệp chướng của tôi là phải chết thì tôi không còn cách nào thoát chết khi ấy, nếu không thế thì sáng hôm sau tôi sẽ có mặt tại Nam Phi. Khi suy nghĩ như thế thì tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn. Điểm khác biệt ở đây chính là quan điểm của tôi. Nếu bạn có thể làm được một điều gì đó để giải quyết một rắc rối nào đó, bạn hãy thực hiện ngay; nếu bạn không thể thì việc bạn lo lắng cũng chẳng đem lại ích lợi gì.
Theo đoạn kinh Phật giáo Tây Tạng nói về việc trau dồi luyện tập lòng vị tha, khi bạn vui vẻ, bạn đừng để mình trở nên quá hứng khởi vì niềm vui đó và khi bạn đau khổ, bạn đừng để mình trở nên quá đau buồn vì đau khổ đó. Chúng ta thường có những lúc vui buồn nhưng theo cách này thì bạn có thể duy trì được sức mạnh nội qua của mình, không cho phép những bất hạnh phiền nhiễu đến sự tĩnh tại trong tâm hồn mình – không quá vui cũng không quá buồn, luôn tĩnh tại.
KHI NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG BẠN
Khi người khác cố ý muốn lợi dụng bạn vì một mục tiêu nào đó của họ, trong hoàn cảnh như thế, trước tiên bạn cần phải hiểu rằng mọi người cũng là loài người và họ có quyền được hưởng niềm hạnh phúc. Với lòng ngưỡng mộ và lòng từ bi dành cho họ, bạn có thể hành xử tùy theo hoàn cảnh mà họ tạo ra. Điều này có nghĩa là bạn có quyền phản ứng mạnh mẽ nếu cần thiết nhưng bạn đừng bao giờ đánh mất lòng từ bi trong tim mình. Thực ra, lòng từ bi là cách duy nhất có thể giúp ích cho bạn trong những hoàn cảnh như thế, vì tức giận trong trường hợp này chỉ đóng vai trò là rào cản gây trở ngại cho những hành vi tích cực và đồng thời tạo thêm nhiều rắc rối hơn nữa. Thoạt tiên bạn khó có thể duy trì được lòng từ bi dành cho một người nào đó đang thể hiện khả năng gây hại cho bạn, nhưng nếu bạn cố gắng lặp đi lặp lại, bạn sẽ tìm được cách hành xử hợp lý mà không đánh mất lòng từ bi và lòng yêu thương trong tim mình.

Cũng giống như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vậy. Đôi khi con cái cũng tỏ ra bướng bĩnh và ngỗ nghịch và để ngăn cản thái độ đó của con cái mình, người cha hoặc người mẹ  hành xử - tùy theo từng hoàn cảnh – bằng những lời nói cứng rắn hoặc có thể xử phạt đứa trẻ nhưng trong khi hành xử như thế thì họ vẫn không đánh mất lòng yêu thương của mình dành cho đứa trẻ đó. Đó chính là cách hành xử hợp lý nhất trong trường hợp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét