Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

TÌM ĐẾN SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG 
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia



BƯỚC THỨ BẢY: 
TÌM ĐẾN SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA
Mục tiêu vị tha là tìm kiếm sự giác ngộ tối cao vì lợi ích của mọi người
MAITREYA, trích từ cuốn Tinh hoa của sự sáng suốt.
Một khi bạn đã phát huy được một thái độ vị tha đặc biệt rằng chính bản thân bạn phải là người đem lại lợi ích cho mọi người bằng cách giải phóng họ thoát khỏi mọi đau khổ và đưa họ đến với niềm hạnh phúc, khi đó bạn phải tự đánh giá xem liệu bạn có khả năng hoàn tất mục tiêu này hay không trong hoàn cảnh hiện tại của mình. Có lẽ ắt hẳn là bạn sẽ xác định là bạn không thể. Thế thì, bạn làm thế nào để có thể theo đuổi mục tiêu này được?
Việc giúp đỡ mọi người không bị giới hạn trong phạm vi là cung cấp thức ăn cho họ, cung cấp nơi trú ngụ cho họ và vân vân mà gồm cả việc xua tan được những căn nguyên cấu thành đau khổ của họ và tạo ra những căn nguyên cấu thành niềm hạnh phúc cho họ. Khi nói về việc làm thế nào để đem lại những ích lợi như thế cho mọi người, theo quan điểm Phật giáo thì: mọi đau khổ và hạnh phúc của một người luôn luôn phải được tạo ra bởi người khác và rằng chính bản thân người đó phải tìm hiểu và tham gia luyện tập nhằm tạo ra niềm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Chẳng hạn như trong xã hội này, ngoài việc trao thức ăn, quần áo và nơi trú ngụ, chúng ta còn cố gắng giáo dục mọi người, nhờ đó mà họ có thể xoay xở tự chăm sóc đời sống của chính họ, thế nên trong bài luyện tập về lòng vị tha thì phương cách hiệu quả nhất để giúp đỡ mọi người là: bạn nên hướng dẫn cho họ hiểu được rằng họ nên tham gia bài luyện tập nào và họ nên tẩy trừ thái độ cư xử tiêu cực nào trong họ.
Để hướng dẫn việc này cho mọi người, trước tiên chúng ta phải biết được tâm tính và những bận tâm của họ và đương nhiên chúng ta cũng cần biết rõ về tất cả các bài luyện tập hữu ích này. Điều này có nghĩa là bạn cần phải quyết định rằng, để đem đến ích lợi ích cho mọi người một cách hoàn toàn thì điều quan trọng là bạn cần phải đạt được sự giác ngộ cuối cùng.
Khi bạn có được quan điểm như thế này, vì lợi ích của mọi sinh linh, bạn tìm cách đạt được sự giác ngộ, đến lúc này bạn đã có được một mục tiêu vị tha cần thiết để có thể tìm đến được sự giác ngộ.
QUYẾT TÂM ĐẠT ĐƯỢC SỰ GIÁC NGỘ
Một thái độ vị tha cao độ mà bạn cam đoan tìm kiếm trạng thái Phật vì ích lợi của mọi người được dựng lên dựa vào quyết tâm mạnh mẽ của một tâm hồn cao thượng, đảm đương trách nhiệm đem đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Điều đó xuất nguồn từ lòng từ bi và lòng yêu thương đúng nghĩa trong con tim bạn, khiến bạn không thể chịu được khi nhìn thấy những đau khổ của mọi người. Trong bước cuối cùng này, bước thứ bảy này, bạn sẽ khởi đầu bằng cách ôn lại những bước trước đây.
Thiền định
Qua quá trình luyện tập trước đây, giờ đây bạn có thể ghi nhớ được các bước trước đây một cách ngắn gọn với một tình cảm mạnh mẽ.
Bước cơ bản: Sự bình đẳng
1. Từ góc nhìn của họ, bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ, tất cả họ đều muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ.
2. Từ góc nhìn của chính bạn, mỗi người trong số họ đã từng là những người bạn của bạn, sẽ tiếp tục là những người bạn của bạn; tương tự như thế đối với kẻ thù và những người xa lạ với bạn.
3. Vì thế, dù ở góc nhìn nào thì chúng ta cũng không nên cực đoan xem một người nào đó luôn luôn là kẻ thù, hoặc luôn luôn là bạn bè, hoặc luôn luôn là những người xa lạ. Bạn không nên đánh giá một người nào đó là luôn luôn tốt hoặc luôn luôn xấu, hay cả khi hành vi tức thời của người đó là tốt hoặc xấu, là có lợi hoặc gây hại cho bạn. Chẳng có lý do gì để bạn tỏ ra tôn trọng người này và không tôn trọng người khác. Dù rằng ngay trong tức thời một người nào đó là bạn bè hoặc kẻ thù của bạn – có lợi hoặc có hại với bạn – thì việc bạn quan sát nhìn nhận mọi người qua lăng kính là “kẻ thù” hoặc “bạn bè” cũng là điều sai lạc.
Bước thứ nhất: Xem mọi người là những người bạn
1. Bạn hãy nghĩ mà xem, nếu có sự tái sinh, thì sự tồn tại tuần hoàn của bạn cho thấy rằng sự hiện sinh của bạn hoàn toàn không có điểm khởi đầu.
2. Bạn hãy suy nghĩ xem, khi bạn được sinh ra là một con non từ một con vật hay một con người, hoặc là một quả trứng từ một chú chim, một con cá, hoặc một con nhện, thì khi đó chắc chắn bạn luôn cần đến một người mẹ. Và bởi vì bạn có vô số những sự hiện sinh khác nhau, nên ắt hẳn bạn cần đến vô số những bà mẹ khác nhau trong suốt những kiếp sống của mình. Ngụ ý của việc này là, mỗi sinh linh đều này đều có một bà mẹ của riêng mình tại một lúc nào đó.
3. Bạn cần phải nhìn nhận rằng những lần bạn được sinh ra đời là vô số và thế nên con số những người mẹ của bạn cũng trở thành vô số.
4. Khi bạn suy nghĩ về những việc này, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi sinh linh trong kiếp sống hiện tại của mình đều là những người mẹ của bạn trong vô số những kiếp trước. bạn đừng chối bỏ những bước này; mục tiêu ở đây không phải là buộc bạn chấp nhận lối lý luận thiển cận như thế này, mà là nhằm giúp bạn có được một khái niệm tương đối về sự tái sinh. Bạn hãy thử xem và rồi ban sẽ thấy rằng điều này thật hữu ích biết bao.
• Bạn hãy suy nghĩ về một người bạn thân nhất của mình và xác định rằng người bạn này là một người bạn rất hữu ích, tại một lúc nào đó trong suốt quá trình liên tiến qua vô số những kiếp sống trước đây. Bạn hãy giữ hình ảnh của người bạn này trong tâm trí mình mãi cho đến khi bạn cảm nhận được sự thay đổi về quan điểm của mình.
• Sau đó bạn dần dần nghĩ về những người bạn khác, không gần gũi thân thiết với bạn như thế, từng người một, theo cùng một cách như thế và rồi bạn sẽ nhận thấy rằng họ là những người rất thân thiết gần gũi của bạn trong vô số những kiếp sống qua. Và bạn sẽ tốn nhiều ngày để làm được điều này – thậm chí có thể là nhiều tuần lễ.
• Sau đó bạn chuyển sang nghĩ về một người xa lạ - một người nào đó không giúp ích cho bạn cũng chẳng gây hại cho bạn trong kiếp sống này. Bạn sẽ nhận thấy rằng người này trong suốt những kiếp sống đã qua cũng đã từng là những người thân thiết gần gũi của mình, giúp đỡ mình, nuôi nấng mình, là người bạn thân nhất của mình.
• Dần dần bạn mở rộng nhận thức này đến tất cả những người xa lạ - những người bạn nhìn thấy tại trạm xe buýt, những người đang đi trên đường, những người trong cửa hiệu.
• Khi bạn đã đạt được một mức độ thuần thục nào đó trong việc xem những người bạn và những người xa lạ là những người đã từng nuôi dưỡng chăm sóc mình và bạn có thể cảm nhận được những thay đổi tích cực trong tâm hồn mình, khi ấy bạn hãy suy nghĩ về những người đã từng gây hại cho bạn hoặc bạn bè của bạn. Bạn hãy khởi đầu bằng những người thù địch nho nhỏ của mình, chẳng hạn như những người đã từng nói xấu hoặc lăng mạ bạn. Nếu bạn suy nghĩ quá sớm về những người thù địch lớn của mình, những người mà bạn thực sự căm thù cao độ, thì những cảm xúc tiêu cực trong bạn sẽ lập tức cản đường bạn khiến bạn không thể tiếp tục tham gia bài thiền định này được nữa.
• Khi bạn cảm nhận được những thay đổi tích cực trong suy nghĩ của mình dành cho những người thù địch nho nhỏ của mình, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực đó một lúc, rồi bạn chầm chậm nghĩ về những người thù địch to lớn hơn.
Bước thứ hai: Đánh giá cao lòng tốt
1. Bạn hãy hình dung hình ảnh về mẹ mình, hoặc một người nào đó chính thức nuôi dưỡng mình, xuất hiện trước mặt mình.
2. Bạn hãy nghĩ rằng:
Người này đã là mẹ mình trong nhiều lần đã qua trong nhiều kiếp trước. Thậm chí chỉ trong kiếp này thôi thì bà cũng đã ban cho mình một cơ thể giúp mình có được một cuộc sống tốt đẹp và qua cơ thể đó mình mới có thể phát triển được tâm hồn. Bà đã mang mình trong bụng của bà suốt chín tháng trời, trong suốt khoảng thời gian đó bà không thể sống cuộc sống bình thường như bà muốn mà phải liên tục chăm sóc quan tâm đến chiếc bào thai nặng nề trong cơ thể của mình, trong suốt khoảng thời gian đó bà gặp nhiều khó khăn trong vận động thể chất và liên tục bảo vệ mình. Dù rằng những cử động của mình khi ấy khiến bà đau đớn nhưng bà vẫn vui lòng chấp nhận điều đó, bà vẫn vui lòng chấp nhận điều đó, bà vẫn liên tục nghĩ về sức khỏe của đứa con trong bụng mình mà không hề quan tâm gì đến những khó chịu và đau đớn về thể xác của mình. Tấm lòng yêu thương của bà thật bao là vô bờ bến.
Bạn hãy chiêm nghiệm về điều này trong một lúc lâu để những suy nghĩ này tràn ngập trong tâm hồn bạn.
3. Bạn hãy nâng cao lòng ngưỡng mộ kính yêu của mình dành cho mẹ bằng cách chiêm nghiệm nhiều về những việc này:
Trong khi sinh nở, bà đã chịu rất nhiều đau đớn và sau đó bà vẫn không ngừng quan tâm đến sức khỏe của bạn, bà luôn băn khoăn về việc sức khỏe của bạn đang tiến triển ra sao, bà luôn đánh giá cao đứa con thân yêu của mình hơn bất kỳ thứ gì khác, kể cả chính thân xác của bà. Sau đó, bà ra sức nuôi dưỡng bạn mãi cho đến khi bà không còn khả năng nữa.
Bà dọn sạch phân của bạn và hút những chất dơ bẩn từ mũi của bạn. Bà cho bạn bú sữa của mình và không hề phàn nàn gì khi bạn cắn mạnh núm vú của bà khiến bà đau. Thậm chí khi bà cảm thấy khó chịu bực mình vì nhiều điều thì tình thương của bà dành cho bạn vẫn luôn bao la bờ bến và tràn ngập trong tâm hồn bà. Việc này không chỉ diễn ra trong một ngày, một tuần, một tháng mà diễn ra hết năm này đến năm nọ, trong khi đó đối với hầu hết mọi người thì việc chăm sóc một đứa bé trong một hoặc hai giờ đồng hồ là một việc khá phiền phức.
Nếu bạn đang vận dụng hình ảnh của một người khác chứ không phải mẹ mình, bạn hãy nhớ lại tất cả những khi mà bà ấy hoặc ông ấy đã thể hiện tình yêu thương vô bờ đối với bạn.
4. Bạn cần ý thức rằng bạn phụ thuộc vào mẹ mình như thế nào:
• Nếu bà bỏ rơi bạn thậm chí trong một hoặc hai giờ đồng hồ, bạn có thể chết. Qua lòng tốt được thể hiện trong việc nuôi dưỡng bạn với loại thức ăn và mọi phương tiện vật chất tốt nhất trong khả năng của bà, đời sống quý báu của bạn cùng với thể xác này mới có thể  tồn tại và nhờ đó mà những phát triển trong tâm hồn bạn mới được duy trì.
Bạn cần đánh giá cao lòng tốt mà bạn nhận được từ mẹ mình. Khi bạn cân nhắc cẩn thận về lòng tốt của bà theo những cách này, khi đó chẳng có lý do gì có thể khiến bạn không xúc động.
5. Bạn hãy nâng cao mức động ngưỡng mộ của mình dành cho những kiếp trước:
• Bà ấy không chỉ tỏ ra tốt bụng với bạn trong kiếp này mà còn cả trong những kiếp khác khi bạn đươc sinh ra là một con người hay một con vật, bởi vì hầu hết mọi loài động vật khi còn nhỏ đều được nuôi dưỡng theo cùng một cách như thế.
6. Sau khi đã thấu hiểu được lòng tốt mà mẹ mình đã dành cho mình trong kiếp sống này, bạn hãy mở rộng cảm xúc này đến với những người bạn. Bạn hãy nghĩ về việc họ đã là mẹ của mình hoặc đã từng là những người bạn tốt nhất của mình trong những kiếp trước, họ đã ra sức bảo vệ bạn với lòng tốt tuyệt vời, giống như cách mà mẹ bạn đã thể hiện với bạn. Bạn cần chiêm nghiệm cẩn thận và chầm chậm về lòng tốt của họ, bạn cần khởi đầu bằng người bạn thân nhất, rồi đến những người bạn ít thân hơn, giống như cách bên trên:
• Người này đã từng có nhiều lúc là mẹ của mình trong nhiều kiếp trước. Thậm chí trong kiếp này, bà ấy đã nuôi dưỡng mình trong bụng của bà giúp mình có được một thể chất khỏe mạnh như ngày nay và nhờ đó mà tâm hồn mình mới có thể phát triển. Bà đã mang mình trong bụng suốt chín tháng trời, trong suốt thời gian đó bà luôn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thể chất nhưng bà vẫn chỉ quan tâm đến tình trạng sức khỏe của đứa nhỏ trong bụng mình mà thôi. Thậm chí ngay cả khi những cử động của mình khiến bà đau đớn bà vẫn luôn tỏ ra vui vẻ và vẫn luôn nghĩ về sức khỏe của mình chứ không hề tỏ ra tức giận hay phiền lòng vì những đau đớn mà mình gây ra cho bà. Tình yêu thương mà bà dành cho mình thật tuyệt vời biết bao.
Bạn  cần duy trì những suy nghĩ và tình cảm này một lúc lâu để chúng thấm nhuần trong tâm hồn bạn. Sau đó, bạn phát huy mạnh mẽ sự cảm phục của mình dành cho họ qua việc suy nghĩ chi tiết về những việc sau:
• Trong khi sinh nở, bà đã chịu rất nhiều đau đớn và sau đó bà vẫn không ngừng quan tâm đến sức khỏe của bạn, bà luôn băn khoăn về việc sức khỏe của bạn đang tiến triển ra sao, bà luôn đánh giá cao đứa con thân yêu của mình hơn bất kỳ thứ gì khác, kể cả chính thân xác của bà. Sau đó, bà ra sức nuôi dưỡng bạn mãi cho đến khi bà không còn khả năng nữa.
• Bà dọn sạch phân của bạn và hút những chất dơ bẩn từ mũi của bạn. Bà cho bạn bú sữa của mình và không hề phàn nàn gì khi bạn cắn mạnh núm vú của bà khiến bà đau. Thậm chí khi bà cảm thấy khó chịu bực mình vì nhiều điều thì tình thương của bà dành cho bạn vẫn luôn bao la bờ bến và tràn ngập trong tâm hồn bà. Việc này không chỉ diễn ra trong một ngày, một tuần, một tháng mà diễn ra hết năm này đến năm nọ, trong khi đó đối với hầu hết mọi người thì việc chăm sóc một đứa bé trong một hoặc hai giờ đồng hồ là một việc khá phiền phức.
Bạn cần ý thức rõ bạn phụ thuộc vào mẹ mình như thế nào:
• Nếu bà bỏ rơi bạn trong một hoặc hai giờ đồng hồ, bạn có thể chết. Qua lòng tốt được thể hiện trong việc nuôi dưỡng bạn với loại thức ăn và mọi phương tiện vật chất tốt nhất trong khả năng của bà, đời sống quý báu của bạn cùng với thể xác này mới có thể tồn tại và nhờ đó mà những phát triển trong tâm hồn bạn mới được duy trì.
Bạn hãy nâng cao mức động ngưỡng mộ của mình dành cho những kiếp trước:
• Bà ấy không chỉ tỏ ra tốt bụng với bạn trong kiếp này mà còn cả trong những kiếp khác khi bạn được sinh ra là một con người hay một con vật, bởi vì hầu hết mọi loàn động vật khi còn nhỏ đều được nuôi dưỡng theo cùng một cách như thế.
Bạn hãy giữ lại những cảm xúc tình cảm này  và thể hiện thái độ tôn trọng ngưỡng mộ và biết ơn dành cho người đó.
7. Khi bạn đã cảm nhận được sức mạnh tác động của quá trình chiêm nghiệm sâu sắc này, bạn bắt đầu suy nghĩ về những người bạn tiếp theo, suy nghĩ theo cùng một cách như thế, chầm chậm suy nghĩ về tất cả những người bạn của mình.
Bước thứ ba: Đáp trả lòng tốt
1. Bạn hãy suy nghĩ về việc này:
Nếu mẹ mình ( hoặc người bạn tốt nhất của mình ) trong kiếp sống này bị mù lòa và không có được trạng thái tâm hồn tốt nhất, bà ấy đang đi dọc theo vách đá nguy hiểm mà chẳng ai dẫn đường; sẽ thật kinh khủng nếu mình; đứa con của chính bà; không hề quan tâm đến bà và không thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ bà.
2. Bạn hãy mở rộng suy nghĩ của mình sang các trường hợp khác:
Tất cả mọi sinh linh trong mọi không gian và thời gian đều đã từng là mẹ của mình, ra sức bảo vệ mình với lòng tốt vô bờ của họ; họ không biết nên từ bỏ những gì và nên phát huy những gì trong thái độ hành xử  của họ nhằm tạo ra niềm hạnh phúc cho chính họ. Không hề có một định hướng tinh thần nào cả, họ đang đi dọc theo những bờ đá nguy hiểm của những đau khổ trong quá trình tuần hoàn luân hồi này. Thật khủng khiếp khi biết rằng mỗi bước đi của họ lại đưa họ đến gần hơn với những đau khổ trong khi đó mình lại chẳng nghĩ gì đến lợi ích của họ ngoại trừ nghĩ đến sự tự do của chính mình.
Bạn cần suy nghĩ một lúc lâu để cảm nhận được hoàn cảnh hiểm nghèo của họ. bạn hãy tự cho phép chính mình quan tâm đến hoàn cảnh của tất cả mọi người quanh mình. Nếu điều này có vẻ mơ hồ với bạn, bạn hãy suy nghĩ về một số đối tượng nào đó trong một số hoàn cảnh bi thảm nào đó và sau đó bạn mở rộng tình cảm của mình đến với tất cả mọi người. Sự thành công trong việc trau dồi phát huy những bước trước đây nói về sự quan tâm dành cho mọi người sẽ giúp bạn gặp thuận lợi trong bước này.
3. Bạn cần tự hướng suy nghĩ của bạn đến với ích lợi của mọi người. Vì họ đã chăm sóc bạn trong kiếp này và những kiếp khác, vì họ là những người bạn  thân nhất của bạn, hoặc là họ đã và đang cung cấp cho bạn những dịch vụ thiết yếu, thế nên bạn cần phải giải quyết tâm giúp đỡ họ theo bất kỳ một phương cách mà bạn cho là thích hợp nhất.:
Mình sẽ làm bất kỳ điều gì mình có thể cho những người này – những người bạn thân nhất đã chăm sóc nuôi dưỡng mình – họ đang chịu đau khổ.
Bước thứ tư:  Học cách yêu thương
Phần một
1. Bạn hãy hình dung một người bạn và suy nghĩ về những đau khổ về thể chất và tinh thần mà anh ta đang phải chịu đựng, về những đau khổ mà anh ta trong việc nhận thức sai lạc rằng những trải nghiệm hài lòng dễ chịu luôn có bản chất cuối cùng là hạnh phúc và về những đau khổ của anh ta trong việc bị mắc kẹt trong quá trình luân hồi giữa cái chết và tái sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta và chính bản thân bạn cũng thế.
2. Bạn hãy mở rộng suy nghĩ này đến nhiều người bạn khác nữa, từng người một.
3. Bạn hãy mở rộng suy nghĩ này xa hơn nữa đến với những người xa lạ, từng người một.
4. Bạn hãy hình dung một người mà bạn xếp vào loại kẻ thù của mình và suy nghĩ về những đau khổ về thể xác và tinh thần mà anh ta trong việc nhận thức sai lạc rằng những trải nghiệm hài lòng dễ chịu luôn có bản chất cuối cùng là hạnh phúc và về những đau khổ của anh ta trong việc bị mắc kẹt trong quá trình luân hồi giữa cái chết và sự tái sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta và chính bản thân bạn cũng thế.
5. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ này đến với tất cả những ai đã từng gây hại cho bạn  và những ai đã giúp đỡ bạn.
Phần hai
1. Bạn cần ý thức về trải nghiệm tự nhiên của “cái tôi”, chẳng hạn như “Tôi muốn thứ này”, “Tôi không muốn thứ đó”.
2. Bạn cần hiểu được rằng cái tôi của bạn, theo lẽ tự nhiên, luôn muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ. Điều này quá rõ ràng và được thể hiện ngay khi bạn vừa mới chào đời.
3. Dựa trên mong muốn tự nhiên này, bạn có quyền được niềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ.
4. Hơn nữa, vì bạn có mong muốn này và quyền, tất cả  mọi người khác cũng thế, họ cũng có cùng một mong muốn và quyền như thế.
5. Bạn cần chiêm nghiệm về sự khác biệt giữa chính bản thân bạn và tất cả mọi người khác là: bạn chỉ là một cá nhân suy nhất trong khi đó thì mọi người khác lại chiếm số đông vô hạn.
6. Bạn hãy đặt ra câu hỏi này: Tôi nên vận dụng mọi người để đạt được niềm hạnh phúc cho cá nhân mình, hay là tôi nên giúp đỡ mọi người đạt được niềm hạnh phúc cho họ?
7. Bạn hãy hình dung hình ảnh chính bạn đang đứng bên tay phải của bạn, bạn hãy quan sát chính bản thân mình, quan sát cái tôi của mình, cái tôi này luôn kiêu hãnh, không bao giờ nghĩ về lợi ích của người khác, chỉ quan tâm đến chính nó, sẵn sàng làm hầu như bất cứ điều gì để thỏa mãn chính nó.
8. Bạn hãy hình dung bên tay trái bạn là những người cơ cực, nghèo khổ, bất hạnh và đau khổ.
9. Bây giờ bạn hãy hình dung bạn đang đứng giữa số đông những người này. Bạn hãy nghĩ mà xem, tất cả mọi người quanh bạn đều muốn có được niềm hạnh phúc và muốn tống khứ mọi đau khổ đi; theo cách này, hoàn toàn bình đẳng với nhau. Và tất cả bọn họ đều có quyền đạt được mục tiêu này.
10. Đồng thời bạn cũng nghĩ xem:
Người có động cơ thúc đẩy vị kỷ bên tay phải bạn chỉ là một cá nhân duy nhất, trong khi đó những người khác lại rất đông, thậm chí là không thể đếm xuể. Bên nào quan trọng hơn? Cá nhân vị kỷ, ngu muội này, hay là số đông những người cơ cực nghèo khổ kia? Tôi nghĩ rằng câu trả lời ở đây đã quá rõ ràng.
11. Bạn hãy chiêm nghiệm về việc này: Nếu tôi, là một cá nhân duy nhất, chỉ biết chăm lo cho lợi ích cá nhân mà quên đi số đông còn lại, thì điều đó trái với lòng nhân đạo. Thực thế, việc hy sinh một trăm đô-la vì một đô-la là một việc làm cực kỳ xuẩn ngốc, nhưng ngược lại, việc hy sinh một đô-la vì một trăm đô-la lại là một việc làm rất không ngoan sáng suốt.
12. Khi suy nghĩ theo cách này, bạn hãy quyết định rằng:
Mình sẽ vận dụng sinh lực của mình vì số đông mọi người chứ không vì một cá nhân vị kỷ như thế. Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều được xem là quan trọng như nhau và đều cần được bảo vệ tránh xa những đau đớn mất mát như nhau; thế nên tất cả mọi sinh linh đều cần được bảo vệ tránh xa những đau khổ như nhau.
Phần ba
1. Bạn hãy bắt đầu bằng cách hình dung người bạn tốt nhất của mình, bạn hãy suy nghĩ rằng:
Người này muốn được hưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta được chìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi!
Bạn hãy chiêm nghiệm về điều này trong một khoảng thời gian dài mãi cho đến khi bạn có được lòng thương dành cho người bạn tốt nhất này theo cách một người mẹ yêu thương đứa con bé nhỏ của mình vậy. Dù rằng việc này xem ra khá dễ dàng khi bạn khởi đầu với những người bạn tốt nhất, nhưng bạn hãy cứ thong thả, chầm chậm và cảm nhận được cảm xúc yêu thương này xuất hiện trong lòng mình.
2. Bạn tiếp tục chiêm nghiệm như thế với tất cả những người bạn còn lại của mình, từng người một, mãi cho đến khi mong ước sao cho tất cả mọi người được hạnh phúc bắt đầu nhuộm đầy tâm hồn bạn:
Người này muốn được hưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta được chìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.
Nếu tình cảm của bạn dành cho họ không đủ mạnh như tình cảm mà bạn dành cho người bạn tốt nhất của mình, bạn hãy quay trở lại với những bước đầu tiên; bạn hãy chiêm nghiệm về sự giống nhau giữa tất cả những người bạn của mình, tất cả bọn họ đều đã từng là những người bạn tốt nhất của bạn trong vô số những kiếp trước – họ cũng đã từng tỏ ra tốt bụng với bạn, tất cả bọn họ đều xứng đáng để ban đáp trả lại lòng tốt của họ.
3. Bạn hãy hình dung một người xa lạ đang đứng trước mặt mình, bạn hãy suy nghĩ một cách sâu sắc rằng:
Người này muốn được hưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ  thật tuyệt biết bao nếu anh ta chìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.
Bạn cần đảm bảo rằng quá trình thiền định của mình không dừng lại ở mức độ ngôn ngữ; bản chất của ngôn ngữ là sự biến đổi liên tục.
4. Bạn hãy tiếp tục thiền định như thế với những người xa lạ khác mãi cho đến khi mong ước này tỏa khắp trong lòng bạn.
5. Bạn hãy hình dung những kẻ thù nho nhỏ của mình, bạn hãy chiêm nghiệm như sau:
Người này muốn được hưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ  thật tuyệt biết bao nếu anh ta chìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.
Bạn liên tục tham gia bài luyện tập này mãi cho đến khi bạn thực sự có được cùng một niềm mong ước chân thành này dành cho tất cả mọi người, bạn bè, người xa lạ và kể cả kẻ thù của mình.
Phần bốn
1. Bạn hãy bắt đầu với hình ảnh về người bạn tốt nhất của mình, bạn hãy suy nghĩ rằng:
Mình sẽ làm bất kỳ những gì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọi niềm hạnh phúc trên thế gian này!
Sau đó bạn cảm nhận sức mạnh to lớn của ý tưởng này đang lan tỏa trong lòng bạn.
2. Bạn hãy mở rộng suy nghĩ này đến với tất cả những người bạn còn lại của mình, mong muốn sao cho họ đạt được niềm hạnh phúc, mãi đến lúc suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều được bình đẳng như nhau.
Mình sẽ làm bất kỳ những gì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọi niềm hạnh phúc trên thế gian này!
3. Bạn hãy hình dung một người xa lạ đang đứng trước mặt bạn, bạn suy nghĩ theo cách này”
Mình sẽ làm bất kỳ những gì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọi niềm hạnh phúc trên thế gian này!
4. Bạn hãy tiếp tục suy nghĩ theo cách đó đối với nhiều người xa lạ khác, mong muốn sao cho họ đạt được niềm hạnh phúc, mãi đến lúc suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều bình đẳng như nhau.
5. Bạn hình dung một người mà bạn xếp vào loại kẻ thù của mình đang đứng trước mặt mình đang đứng trước mặt mình, bạn suy nghĩ như sau:
Mình sẽ làm bất kỳ những gì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọi niềm hạnh phúc trên thế gian này!
Bạn tiếp tục suy nghĩ sâu sắc mãi cho đến khi suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều bình đẳng như nhau – bạn bè, người xa lạ và kể cả kẻ thù.
Bước thứ năm: Sức mạnh của lòng từ bi
Phần một
1. Bạn hãy hình dung một người bạn của bạn đang chịu đau đớn và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Bạn hãy tìm hiểu phân tích về những đau khổ mà anh ta đang phải gánh chịu mãi cho đến khi trong bạn có cảm xúc mạnh mẽ rằng: “Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta có thể được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ” và cảm xúc này vẫn đọng lại trong bạn mà không cần bạn phải tập trung suy nghĩ gì cả. Khi cảm xúc này suy yếu, bạn hãy suy nghĩ nhiều hơn về việc anh ta đang chịu đau khổ như thế nào và khi suy nghĩ này cấu thành lòng thương xót trong bạn và giúp bạn có được mong ước sao cho anh ta thoát khỏi đau khổ, khi đó bạn hãy cố gắng duy trì nó. Bài tập này được gọi là bài luyện tập luân phiên giữa Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải. Bạn hãy liên tục vận dụng hai bước này, phân tích và duy trì, luân phiên vận dụng chúng mãi cho đến khi cảm xúc cảm thông xuất hiện mạnh mẽ trong tâm hồn bạn.
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do bởi những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Phần hai
1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Rồi bạn vận dụng luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do bởi những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!
Sau đó luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Phần ba
1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. “Mình sẽ giúp đỡ người này được tự do thoát khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ!”
Rồi bạn vận dụng luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.
2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do bởi những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:
Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. “Mình sẽ giúp đỡ người này được tự do thoát khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ!”
Sau đó luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải
3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.
Bước thứ bảy: Tìm đến sự giác ngộ vị tha
Sau khi đã ôn lại sáu bước trước đây, bạn đã sẵn sàng cho bước cuối cùng này với quyết tâm tìm kiếm sự giác ngộ nhằm giúp đỡ tất cả mọi người.
1. Bạn hãy phân tích thử xem trong hoàn cảnh hiện tại liệu bạn có thể mang lại ích lợi cho tất cả mọi người bằng cách giải phóng họ thoát khỏi mọi đau khổ và đưa họ đến với niềm hạnh phúc được không.
2. Bạn hãy suy nghĩ rằng: Ngoài việc trao tặng cho họ thức ăn, quần áo và nơi trú ngụ, bạn cũng cần phải giáo dục họ nhờ đó họ có thể tự chăm sóc chính bản thân mình được. Việc hướng dẫn những gì cần tẩy trừ là yếu tố cốt lõi và thế nên chúng ta cần  phải tìm hiểu khuynh hướng và những bận tâm của họ và đồng thởi giúp họ hiểu được lợi ích của những bài luyện tập tâm hồn này.
3. Bạn cần ý thức được rằng mặc dù bạn có thể giúp đỡ mọi người nhưng phạm vi giúp đỡ của bạn vẫn bị giới hạn rất nhiều, bạn vẫn  không thể giúp đỡ họ ở mức độ rộng lớn phổ quát hơn.
4. Bạn cần kết luận rằng: Vì thế nên bạn nhất thiết phải đạt được sự giác ngộ, qua sự giác ngộ này bạn có thể đẩy lùi mọi chướng ngại trên đường đi và giúp bạn có được sự sáng suốt hoàn toàn luôn ý thức rõ về bản chất của tất cả mọi đối tượng.
5. Bạn cần xác định rằng để đem đến ích lợi cho mọi người một cách trọn vẹn, bạn chắc chắn sẽ phải đạt được giác ngộ.
Khi mọi hoạt động thuộc thể chất, lời nói và tâm hồn của bạn đều được bạn vận dụng hướng về mục tiêu vì ích lợi của mọi người, khi đó bạn có thể phát huy được lòng yêu thương sâu sắc và sự quyết tâm hiến mình vì ích lợi của mọi người.
SỨC MẠNH CỦA LÒNG VỊ THA
Có đức hạnh nào có thể sánh bằng lòng vị tha?
Có người bạn nào tốt hơn lòng vị tha?
_SHANTIDEVA,  trích từ cuốn Hướng dẫn sống đời Bồ Tát
Vì năm nhân tố cấu thành môi trường – không khí, đất, nước, lửa và gió – không bị giới hạn nên những sinh linh đã tìm đến được với sự giác ngộ cũng là vô hạn. Sức mạnh của các vị Bồ Tát chính là lòng vị tha vô bờ luôn sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giải phóng mọi sinh linh – không tồn tại ranh giới phân biệt giữa bạn bè và kẻ thù, giữa quốc gia này với quốc gia khác – thoát khỏi mọi hình thức đau khổ. Để có thể giúp đỡ mọi sinh linh trong phạm vi rộng lớn như thế, họ luôn sẵn sàng – từ sâu thẳm lòng mình – tham gia luyện tập tâm hồn nhằm đạt đến sự hoàn toàn bất luận việc này khiến họ tiêu tốn bao nhiêu thời gian, hết niên kỷ này đến niên kỷ khác, với nỗ lực phi thường đẩy lùi mọi nản lòng thoái chí. Vì tấm lòng của họ bao la đến thế, họ luôn tập trung trau dồi nghiệp chướng tích cực thậm chí ngay cả khi họ đang ngủ.
Theo lời Nagarjuna nói trong cuốn Những lời khuyên quý báu:
Qua lòng yêu thương và lòng từ bi của họ
Lòng vị tha của họ xuất hiện mạnh mẽ với mục tiêu
Đưa vô số các sinh linh thoát ra khỏi mọi đau khổ
Và giúp họ đến được trạng thái Phật
Vì vậy thậm chí ngay cả khi đang ngủ
Sau khi đã hạ quyết tâm cao độ
Họ kiên định trước sau như một –
Mặc dù có thể họ không thận trọng –
Họ liên tục trau dồi phẩm hạnh đến vô hạn
Nên vì con số sinh linh trong vũ trụ là vô hạn.
Thế nên mọi người cần biết rằng vì động cơ
thúc đẩy là vô hạn
Nên trạng thái Phật vô hạn không phải là một cái gì đó khó có thể đạt được.
Lòng vị tha của họ vẫn luôn tồn tại đến vô hạn trong thế gian này;
Vì ích lợi của mọi sinh linh
Họ tìm kiếm những phẩm chất vô hạn của sự giác ngộ.
Và thể hiện lòng từ bi mọi lúc mọi nơi.
Do đó sự giác ngộ là vô hạn,
Họ đã đạt được sự giác ngộ
Với bốn nhân tố vô hạn này
Trong một khoảng thời gian ngắn!
Qua việc hướng mọi hành vi của mình đến với mục tiêu giúp đỡ tất cả mọi người, không chỉ là giúp đỡ bạn bè hay người thân của mình mà là giúp đỡ từng người một trên toàn thế gian này, tác động từ những hành vi tích cực của bạn sẽ được truyền dẫn đến với tất cả mọi sinh linh. Theo cách này, lòng yêu thương là một nhân tố không thể thiếu và là động cơ đưa bạn đến với sự giác ngộ hoàn toàn. Mặc dù thoạt tiên có thể bạn sẽ đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của trạng thái Phật, mọi thay đổi tâm linh sẽ trở thành hiện thực khi bạn nghĩ về tác động tích cực của lòng yêu thương, lòng từ bi và quyết tâm vị tha hướng tới sự giác ngộ. Chúng sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đi của mình và bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sức mạnh vô thương của chúng.
KỸ THUẬT NGẮN GỌN
Niềm mong ước chân thành về sự phát triển linh của mình và mọi người chính là một hình thức thiền định, Jagarjuna, một học giả nổi tiếng ở Ấn Độ và châu Á đã thảo ra các lời ao ước về sự thịnh vượng của chính bản thân bạn và mọi người, sự thịnh vượng về sức khỏe, nguồn hạnh phúc và các phẩm chất tinh thần. Đó là:
Qua giá trị của những hành vi đạo đức
Mà tôi đã thực hiện trước đây và sẽ thực hiện
Mong ước sao mọi sinh linh đều hướng tới
Sự giác ngộ ở mức độ cao nhất
Mong ước sao mọi sinh linh đều có được
mọi phẩm chất cần thiết,
Thoát ra khỏi mọi giới hạn
Tự do trong mọi hoạt động
Và được ấm no trong đời sống
Mong ước sao mọi sinh linh
Đều có được những viên đá quý trong tay mình,
Và mong ước sao mọi vật phẩm chất thiết yếu
trong đời sống này
Mãi mãi vẫn tồn tại để nuôi sống mọi người
Mong ước sao mọi người trong mọi kiếp sống
Được sinh ra trong hoàn cảnh thuận lợi.
Mong ước sao mọi sinh linh đều có được
Sự sáng suốt và phẩm hạnh
Mong ước sao mọi sinh linh đều có được
Thể xác lành lặn, sức khỏe dồi dào,
Diện mạo tươi đẹp, tránh xa mọi bệnh tật,
Sức mạnh và tuổi thọ
Mong ước sao mọi người đều có được khả năng xưa tan mọi đau khổ
Và tự do thoát khỏi mọi đau đớn,
Có khả năng tham gia rèn luyện tâm hồn,
Và được hướng dẫn tất cả những bài luyện tập tâm hồn quý báu.
Mong ước sao họ được nhuốm đầy lòng yêu thương,
lòng từ bi, niềm vui sướng
Không mang theo những tình cảm đau khổ,
Có được nghị lực, phẩm hạnh, quyết tâm,
Chuyên tâm và sáng suốt
Có được phẩm hạnh và sự sáng suốt
Mong ước sao họ có được những phẩm chất đẹp đẽ,
Và mong ước sao họ có thể đến được
Với sự phát triển tâm hồn ở mức độ hoàn toàn
Mong ước sao bản thân tôi cũng được tô điểm
Bởi tất cả mọi phẩm chất tốt đẹp,
Được tự do thoát khỏi mọi sai khuyết,
Và có được lòng yêu thương bao là dành cho tất cả mọi sinh linh
Mong ước sao mọi sinh linh khác
ở mọi thế giới khác
Những ai đang ưu phiền vì những lo sợ
Được ung dung tự tại
Dù đó là người tôi không quen không biết.
Khi nhìn thấy, suy nghĩ đến, hoặc nghe nói đến tên tôi,
Mong ước sao họ có được niềm vui trong lòng,
Tránh xa mọi u mê,
Hướng tới sự giác ngộ hoàn toàn,
Và có được khả năng thấu đáo bản chất của mọi đối tượng
Trong suốt những kiếp sống vô hạn của họ.
Mong ước sao tôi có thể liên tục đem đến
Ích lợi và niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Mong ước sao tôi có thể liên tục
Giúp mọi sinh linh
Trong mọi thế giới
Tránh xa tất cả những hành vi sai lạc
Mong ước sao tôi luôn là nguồn tạo niềm vui
Cho tất cả mọi sinh linh
Và không hề gặp trở ngại nào
Giống như đất, lửa, gió và cây cỏ
Mong ước sao tôi luôn yêu quý mọi người như chính bản thân mình.
Và mong ước sao mọi người cũng yêu quý tôi như chính bản thân họ.
Mong ước sao mọi hành vi sai lạc
Đều biến mất trong tôi và cả trong họ
Khi nào mọi sinh linh ở mọi nơi còn chịu đau khổ
Mong ước sao tôi vẫn còn tồn tại trên thế gian
Để đem lại ích lợi cho mọi người
Dù rằng tôi đã đạt được trạng thái giác ngộ cao nhất.
Sau đó Nagarjuna nói về giá trị của việc ấp ủ những mong ước này trong tim:
Nếu giá trị của niềm mong ước này
Có giới hạn, thì nó sẽ chẳng bao giờ thích hợp
Với thế giới vô thủy vô chung
Như cát ở sông Ganges
Người giác ngộ nói thế,
Và lý luận là:
Giá trị vô hạn của niềm mong ước giúp ích
cho thế giới vô hạn
Cũng mang tính vô hạn giống như con số những sinh linh
Khi thực sự ấp ủ niềm mong ước này trong tim mình, bạn sẽ hiến mình vì mục tiêu cao quý nhất vì ích lợi của tất cả mọi người.
HÀNH ĐỘNG VỚI LÒNG YÊU THƯƠNG
Không nghĩ đến việc được báo đáp
Luôn giúp đỡ mọi người
NAGARJUNA,  trích từ cuốn Những lời khuyên quý báu
Với động cơ thúc đẩy của lòng vị tha thì mọi hành vi của bạn đều giúp bạn tích lũy được đức hạnh – sức mạnh vô biên của lòng tốt. Về việc cho tặng, hay còn gọi là lòng từ thiện, Nagarjuna đã nói:
Trong tương lai chẳng có người bạn nào tốt hơn
Việc cho tặng – ban phát quà tặng
Cho các tu viện, giới tăng lữ, người nghèo và bạn bè
Hiểu rõ rằng vật chất chỉ là phù du.
Việc cho tặng với lòng vị tha đồng nghĩa với việc đào luyện nhân đức trong lòng với một thái độ khoan dung độ lượng mà không hề mong chờ sự đáp đền. Bạn hãy nghĩ về lòng khoan dung và tất cả những ích lợi của nó mà xem. Mặc dù lòng khoan dung có thể cũng xuất hiện ở những người mong đợi những ích lợi vị kỷ, chẳng hạn như có những người dâng cúng cho nhà chùa nhằm được nổi tiếng, nhưng trong lòng khoan dung đúng nghĩa hoàn toàn không tồn tại bất kỳ một dấu vết nào của sự vị kỷ. Lòng khoan dung, đức độ lượng, cũng giống như một người bạn của chính mình và của mọi người trong tương lai.
Đời sống hiện tại chỉ mang tính tạm thời, tất cả mọi vật chất trần gian rồi đây cũng sẽ bị bỏ lại, nhưng nếu bạn trao tặng nó, bạn có thể tích lũy được nghiệp chướng tích cực. Theo lời Nagarjuna nói:
Bạn đang tồn tại giữa những nguyên nhân cấu thành cái chết
Giống như ngọn một ngọn đèn trong gió
Khi cái chết xuất hiện thì bạn sẽ chẳng đi được đến đâu cả,
Mọi vật chất trần gian sẽ trở thành vô nghĩa
Nhưng nếu bạn dâng hiến chúng cho việc rèn luyện tâm hồn
Bạn sẽ tích lũy được nghiệp chướng tốt.
Nếu bạn vận dụng của cải vật chất vì những mục tiêu tích cực thì nghiệp chướng tốt sẽ là kết quả tất yếu xuất hiện trong tương lai. Nhưng nếu bạn khăng khăng bám chặt lấy của cải vì thói vị kỷ và lòng lưu luyến thì chính hành vi đó dẫn đến việc trong kiếp sau bạn sẽ sống đời nghèo túng:
Nếu bạn không phân phát của cải vật chất
Mà bạn đã có được cho những người nghèo túng,
Thì chính hành vi vị kỷ và lòng lưu luyến đó
Sẽ đưa bạn đến với kiếp sống nghèo khổ trong tương lai
Những người mà bạn phân phát dâng tặng của cải cũng giống như những người thợ đem lại nghiệp chướng tốt đẹp cho các kiếp sau của bạn:
Trong thế gian này họ không đem lại
Lợi ích cho bạn vì đây là đây là một cuộc hành trình
với chi  phí trả sau
Nhưng những người ăn mày nhỏ bé kia, không hề bị mua chuộc, sẽ đem đến ích lợi cho bạn trong kiếp sau
Những gì bạn ban phát cho họ sẽ được nhân lên một trăm lần.
Tương tự như thế, lòng khoan dung độ lượng cũng sẽ giúp bạn được thịnh vượng trong những kiếp sau.
Thế nên, trong khi tìm kiếm ích lợi cho bản thân bạn hãy hiến mình nhằm giuso đỡ người khác:
Khi bạn định nghĩ về việc mình nên làm gì
Để đem lại ích lợi cho chính mình,
Bạn nên suy nghĩ về những gì mình nên làm
Để giúp đỡ cho mọi người
Bạn phân tích từng tình huống để xác định xem mình sẽ giúp ích cho họ những gì. Thậm chí ngay cả thuốc độc cũng được xem là một nguồn giải quyết vấn đề trong một số trường hợp nào đó:
Thậm chí  việc trao tặng thuốc độc
Cũng có thể giúp ích cho người khác,
Có khi việc trao tặng loại thức ăn ngon nhất
Lại gây hại cho người khác.
Đức Phật nói rằng nếu có thể giúp ích cho người khác
Bạn hãy giúp họ dù rằng điều đó có thể đem lại bất tiện tạm thời cho họ.
LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ
Lòng yêu thương và lòng từ bi cần phải là nền tảng cơ bản cho vấn đề chính trị. Chúng giúp cho nhà chính trị được mọi người quý mến mà không cần đòi hỏi anh ta hoặc cô ta phải tỏ ra mềm yếu nhu nhược.
Các nhà lãnh đạo có bản tính độ lượng
Luôn được mọi người quý mến,
Giống như hương vị được gia tăng
Nhờ bởi bột bạch đậu khấu và tiêu
Thông điệp ở đây là các chính trị gia nên luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình:
Hãy luôn luôn tỏ rõ tâm hồn cao thượng
Và sống vui cùng những hành vi cao quý
Từ những hành vi cao quý này mà
Tất cả mọi kết quả xuất hiện đều cao đẹp
Nagarjuna  kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị nên liên tục hỗ trợ cộng đồng:
Hãy luôn tỏ lòng quan tâm
Đến người bệnh, kẻ mồ côi, người lâm vào cảnh nghèo khổ
Cùng với những phiền muộn, ti tiện và đói nghèo
Và đặc biệt hãy sẵn lòng chăm sóc họ
Hãy quan tâm đến mọi người nhiều hơn nữa
Những ai bị ngược đãi, mất mùa,
Những ai bị hành hạ, những ai mắc bệnh truyền nhiễm,
Và những ai đang sống trong khi vực bị xâm lăng.
Hãy giúp cho người mù, người bệnh, người hèn
Người đơn côi, người cơ cực,
Và người tàn tật đều có được
Thức ăn và nước uống mà không hề bị gián đoạn
Để đẩy lùi mọi đau khổ của mọi sinh linh –
Người già, người trẻ và người ốm yếu –
Bạn cần kiến thiết phương cách mà bạn điều phối
Bác sĩ và y tá trong toàn đất nước của mình.
Với thái độ đằm thắm
Hãy cho kẻ ăn mày quần áo đẹp
Đồ trang sức, dầu thơm,
Lẵng hoa và niềm vui sướng
Các tù nhân cần được đối đãi bằng lòng  yêu thương, thậm chí ngay cả khi người đó bị trừng phạt:
Giống như khi trẻ con bị trừng phạt
Vì chúng vẫn còn non nớt thơ dại
Nên sự trừng phạt cần phải luôn đi kèm với lòng từ bi,
Chứ không phải đi kèm với lòng căm thù hay vụ lợi.
Thậm chí đối với những ai đã trưởng thành,
Sự câu thúc, ràng buộc, trừng phạt và vân vân
Cũng cần phải được thấm đẫm lòng từ bi,
Và quan tâm chăm sóc chân thành
Qua lòng từ bi bạn nên
Luôn phát huy một thái độ vị tha
Thậm chí đối với những ai
Đã tham gia những hành vi sai lạc tồi tệ
Đặc biệt cần thể hiện lòng từ bi
Với những người có hành vi sai lạc ở mức độ cao,
Chẳng hạn như tội sát nhân
Giúp họ tìm đến với sự cao thượng
Hãy trả tự do cho những tù nhân yếu ớt
Sau một hoặc năm ngày giam giữ
Đừng bao giờ nghĩ rằng
Họ không cần phải được trả tự do trong mọi hoàn cảnh
Khi tù nhân không được trả tự do
Họ cần phải được đối xử công bằng
Được cắt tóc, tắm gội, ăn uống
Được uống thuốc và được ăn mặc tử tế
Khi bạn đã thấu hiểu được thông suốt
Bạn sẽ không còn đày ải, hành hạ, hay giết chết họ.
CÁC HÌNH THỨC CHO TẶNG
Bạn cần phải cho tặng cùng với thái độ rộng lượng qua hành vi và lời nói nhã nhặn được thúc đẩy bởi đức độ lượng của mình. Việc cho tặng với thái độ vị tha đòi hỏi bạn cần phải đẩy lùi mọi suy nghĩ bủn xỉn trong lòng, chỉ quan tâm đến việc giúp đỡ mọi người thoát khỏi hoàn cảnh nghèo túng, không quan tâm đến sự đền đáp ở mọi hình thức. Nếu bạn làm từ thiện chỉ để tìm kiếm ích lợi trong tương lai, thì việc làm này cũng chẳng khác gì việc bạn cho người khác vay nợ. Việc rèn luyện lòng vị tha độ lượng đòi hỏi bạn phải phát triển thái độ tự nguyện cho tặng tất cả mọi tài sản của mình
Có ba hình thức cho tặng:
1. Cho tặng các tài sản vật chất chẳng hạn như tiền bạc, quần áo và thức ăn; mang quà tặng cho người nghèo và người bệnh, tham gia quyên góp ủng hộ cho việc giáo dục và chăm sóc y tế cho mọi người.
2. Tham gia hướng dẫn các bài luyện tập tâm hồn, trực tiếp tham gia chăm sóc sức khỏe cho mọi người, khuyến khích mọi người phát huy thái độ cư xử hợp đạo lý.
3. Trao tặng sự bảo vệ giúp mọi người tránh khỏi việc bị cướp bóc, bị đàn áp, bị tấn công bởi thú dữ, bởi bão lụt, bởi hỏa hoạn và vân vân; gồm cả việc bảo vệ động vật.
Thiền định
1. Bạn hãy hình dung nhiều người cơ cực nghèo túng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, họ đang đứng trước mặt bạn
2. Bạn hãy hình dung nhiều loại thức ăn, quần áo, nơi trú ngụ và vân vân mà họ đang cần đến, bạn trao những thứ này cho họ.

Nếu bạn tham gia bài luyện tập thiền định này liên tục, tâm hồn bạn sẽ được nhuốm đầy lòng vị tha và đức độ lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét