HỆ PHÁI KHẤT SĨ QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Sáng 25/02/2014 nhằm
ngày 26 tháng giêng năm Giáp Ngọ, tại Pháp Viện Minh Đăng Quang - Tổ Đình hệ
phái Khất sĩ diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề:" HỆ PHÁI KHẤT SĨ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP" -
DoViện nghiên cứu Tôn
giáo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam
Hệ phái Khất sĩ
đồng tổ chức; Trưởng
ban Tổ chức :
HT TS Thích Trí Quảng-Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam;
HT TS Thích Giác Toàn -
Đại diện Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ
TS. Nguyễn Quốc Tuấn-
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
Hơn 100 Tham luận tham
dự qua 4 chủ đề:
-Tổ Sư Minh Đăng Quang:
Cuộc đời và Đạo nghiệp
- Tư tưởng Phật học của
Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chân Lý
- Hệ phái Khất sĩ: Quá
trình hình thành và phát triển
- Hệ phái Khất sĩ và sự nghiệp xây dựng GHPGVN
hiện nay.
Sau lễ khai mạc, hội
trường A và B, trong một ngày, trên 24 bản Tham luận do các giáo sư Tiến sĩ, học
giả, nhà nghiên cứu đã được trình bày khá cặn kẽ.
Trong chương trình Đại
lễ tưởng niệm 60 năm ngày Tổ sư minh Đăng Quang vắng bóng, ngoài cuộc Hội thảo
khoa học về Hệ phái Khất sĩ trên đây, những ngày kế tiếp:
- 26/02 Lễ cầu nguyện của Phật giáo Nam Tông
và Phật giáo Hoa Tông;
- Ngày 27/02 lễ cầu nguyện, tưởng niệm của chư
Tôn Giáo phẩm HĐCM, HĐTS, các Ban Ngành Viện trung ương,BTS GHPGVN TP.HCM, các
tỉnh Thành, quận, huyện và các cơ quan chức năng, các Tôn giáo bạn cử hành lễ
tưởng niệm.
- Ngày 28/02 chư Tăng Hệ
phái Khất sĩ đi khất thực truyền thống và tọa đàm Chơn lý
- và ngày 1/03/2014
ngày cuối cùng dành cho Chư Tăng ni, Phật tử Hệ phái cử hành lễ tưởng niệm Tổ
sư.
Kể từ ngày Tổ sư vắng
bóng, sau 60 năm, đây là buổi lễ đầu
tiên được tổ chức khá quy mô và chu đáo đối với Hệ phái Khất sĩ, nói lên tính
năng động, linh hoạt của một hệ phái thành viên trong ngôi nhà GHPGVN. Đây là
tiền đề sơ khởi cho cuộc khảo cứu sâu rộng hơn về sau đối với một Hệ phái mà
các nhà nghiên cứu chưa có dịp quan tâm.
Một Hệ phái Phật giáo nội
sinh dung hợp cả hai tư tưởng của Phật giáo Nam và Bắc Truyền, mang tính bình
dân nhưng sâu sắc, đã Việt hóa trong kinh văn, đơn giản trong nghi lễ, mộc mạc
trong đời sống du Tăng và Triết luận trong Chơn Lý; Đồng thời sớm thích nghi để
hòa nhập chung trong ngôi nhà Phật giáo.
Hệ phái Khất sĩ ngày
nay đóng góp không nhỏ trong tổ chức, có mặt trong giáo dục cấp cao, nhưng chưa
tìm một lối thoát khả dĩ để Hệ phái phát triển sâu rộng trong nhân dân. Hy vọng
Hệ phái sẽ tiếp tục là viên gạch kết nối các hệ phái Phật giáo hiện nay đồng thời
xác định giá trị hiện hữu trong quá trình hội nhập và phát triển trên nhiều mặt
trong xã hội và trong Giáo hội.
MINH MẪN 25/02/2014
- (26 tháng giêng năm Nhâm Ngọ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét