BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia
Tôi đã gặp người thầy đầu tiên của mình về lĩnh vực Phật giáo Tây Tạng vào cuối năm 1962 tại New Yersey. Ông ta là một người Mông Cổ xuất thân từ vùng Astrakhan, đó là nơi dòng sông Volga đổ vào biển Caspian, Ngài Geshe Wangyal, cũng giống như nhiều vị thầy tu khác, đến Tây Tạng để học Đại học và ở đó suốt ba mươi năm.Khi đến Hoa Kỳ, Geshe Wangyal bắt đầu giảng dạy về Phật giáo Tây Tạng cho những ai muốn tìm hiểu về nó, ông thiết lập một tu viện và một trung tâm nghiên cứu đồng thời mời bốn vị thầy tu người Tây Tạng khác tham gia với ông trong công việc này vào năm 1960. Họ đã giảng dạy Phật giáo Tây Tạng cho nhiều người Mỹ, trong đó có cả tôi.
Cuộc di cư với quy mô lớn vào năm 1959, cũng tại thời điểm đó Dalai Lama di cư đến Ấn Độ, đã dẫn đến sự thành lập các trường Phật giáo Tây Tạng dành cho những người tị nạn và các thầy tu tại Ấn Độ, Sikkim và Nepal. Cuối cùng, các tu viện chính của tất cả mọi dòng tu của Phật giáo Tây Tạng đều được tái thiết, mặc dù không được hoàn toàn như xưa, ở Ấn Độ và Nepal. Các nhóm khác dựng lên các học viện giáo dục Tôn giáo mới ngoài quyền kiểm soát của các tu viện.
Tại Tây Tạng, các bậc thầy Tây Tạng – cả trong dòng tu lẫn ngoài dòng tu – tìm cách thích nghi với các phương pháp nghiên cứu trước đây và ứng dụng vào hoàn cảnh mới. Ngày nay, sau những thành công dù chậm chạp nhưng vững chãi ở hàng ngàn các trung tâm khác nhau trên thế giới, chúng tôi đã thiết lập được những trung tâm, những học viện nghiên cứu về truyền thống Tây Tạng bên ngoài quốc gia này. Cộng đồng người Do Thái đã giúp ích rất nhiều trong việc phổ biến truyền thống Tây Tạng tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới được bao quanh bởi các lực lượng chống phá sự phát triển của các truyền thống và tín ngưỡng như thế này: mọi người bị cuốn theo xu hướng bóc lột lợi dụng lẫn nhau, lòng tham và thú tính; chủ nghĩa thực dụng; chạy theo những ham muốn trần tục, phân chia giữa người giàu và kẻ nghèo; những lời giải thích lừa bịp về những rinh vi trong đời sống nhân loại; nạn béo phì do ăn uống quá độ; người ta chạy theo tiếng gọi của lợi nhuận một cách mù quáng cứ như thể đó là mục tiêu cuối cùng của nhân loại vậy…
Người Tây Tạng dù sống ở đâu vẫn luôn cố gắng duy trì truyền thống của mình. Chúng ta không thể phủ nhận những điều tốt đẹp trong truyền thống cao quý này. Ví dụ, chúng ta đều đánh giá cao các loại thuốc men cổ truyền của Tây Tạng. Tài năng của hàng trăm thầy thuốc trong suốt một ngàn năm qua ở Tây Tạng đã đem đến cho chúng ta sự hiểu biết về các loại thảo dược và các phương pháp chữa trị vô cùng hiệu quả. Khi chúng ta quan sát các quốc gia khác trên thế giới, tại đó tính hiện đại đã đẩy lùi và biến mất, chúng ta nhận thấy được sự quý báu trong việc bảo tồn những hiểu biết của người xưa tại các xứ sở như Tây Tạng và Trung Quốc.
Rừng cần phải được duy trì qua việc cắt bỏ và tái tạo lại nhằm bảo tồn sự đa dạng của các loài thực vật và động vật có ích cho toàn thế giới, nhưng những cố gắng nỗ lực đó xem ra đang phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau; người Tây Tạng đang phải đối mặt với nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và điều này sẽ khiến các sản vật quý hiếm của họ dần dần biến mất. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp là một vấn đề cả thế giới cần phải giải quyết và thật khó có thể tìm ra được các giải pháp thích hợp. Một sự thật ngày nay mà tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ, đó là tình yêu trong nhân loại bị biến mất theo từng ngày và chúng ta ý thức rõ rằng điều này sẽ dần dần đưa chúng ta đến tình trạng tự hủy diệt chính mình.
Trên toàn thế giới, tình yêu phải xuất hiện để đẩy lùi tội ác, kiến thức phải xuất hiện để đẩy lùi sự ngu dốt, niềm tin cần xuất hiện để đẩy lùi những tuyệt vọng và thói quen chấp nhận một cách bị động, các cuộc đàm phán thương lượng cần xuất hiện để đẩy lùi tình trạng cáo buộc lẫn nhau, lòng tốt phải xuất hiện để thay thế cho những thấp hèn ti tiện. Chỉ có một nỗ lực với quyết tâm cao độ trong một khoảng thời gian dài mới có thể chế ngự được sức mạnh ngu dốt và tham lam đã bám chặt rễ trong nhân loại trong suốt lịch sử đã qua.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách này, cuốn sách nói về tình yêu thương của nhân loại, trong cuốn sách này Đức giáo chủ Dalai Lama cho chúng ta biết được các kỹ thuật thuộc truyền thống lâu đời của Tây Tạng trong việc chuyển hóa tâm hồn và con tim của nhân loại, tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ góp phần vào những gì chúng ta thực sự cần có – đó là lòng yêu thương và lòng từ bi trong mỗi con người.
Tiến sĩ Jeffrey Hopkins
Giáo sư viện nghiên cứu Tây Tạng
Đại học Virginia.
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia
Kim chỉ nam của cuộc sống, giúp bạn tìm được niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc.
LỜI TỰA
Tôi đã gặp người thầy đầu tiên của mình về lĩnh vực Phật giáo Tây Tạng vào cuối năm 1962 tại New Yersey. Ông ta là một người Mông Cổ xuất thân từ vùng Astrakhan, đó là nơi dòng sông Volga đổ vào biển Caspian, Ngài Geshe Wangyal, cũng giống như nhiều vị thầy tu khác, đến Tây Tạng để học Đại học và ở đó suốt ba mươi năm.Khi đến Hoa Kỳ, Geshe Wangyal bắt đầu giảng dạy về Phật giáo Tây Tạng cho những ai muốn tìm hiểu về nó, ông thiết lập một tu viện và một trung tâm nghiên cứu đồng thời mời bốn vị thầy tu người Tây Tạng khác tham gia với ông trong công việc này vào năm 1960. Họ đã giảng dạy Phật giáo Tây Tạng cho nhiều người Mỹ, trong đó có cả tôi.
Cuộc di cư với quy mô lớn vào năm 1959, cũng tại thời điểm đó Dalai Lama di cư đến Ấn Độ, đã dẫn đến sự thành lập các trường Phật giáo Tây Tạng dành cho những người tị nạn và các thầy tu tại Ấn Độ, Sikkim và Nepal. Cuối cùng, các tu viện chính của tất cả mọi dòng tu của Phật giáo Tây Tạng đều được tái thiết, mặc dù không được hoàn toàn như xưa, ở Ấn Độ và Nepal. Các nhóm khác dựng lên các học viện giáo dục Tôn giáo mới ngoài quyền kiểm soát của các tu viện.
Tại Tây Tạng, các bậc thầy Tây Tạng – cả trong dòng tu lẫn ngoài dòng tu – tìm cách thích nghi với các phương pháp nghiên cứu trước đây và ứng dụng vào hoàn cảnh mới. Ngày nay, sau những thành công dù chậm chạp nhưng vững chãi ở hàng ngàn các trung tâm khác nhau trên thế giới, chúng tôi đã thiết lập được những trung tâm, những học viện nghiên cứu về truyền thống Tây Tạng bên ngoài quốc gia này. Cộng đồng người Do Thái đã giúp ích rất nhiều trong việc phổ biến truyền thống Tây Tạng tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới được bao quanh bởi các lực lượng chống phá sự phát triển của các truyền thống và tín ngưỡng như thế này: mọi người bị cuốn theo xu hướng bóc lột lợi dụng lẫn nhau, lòng tham và thú tính; chủ nghĩa thực dụng; chạy theo những ham muốn trần tục, phân chia giữa người giàu và kẻ nghèo; những lời giải thích lừa bịp về những rinh vi trong đời sống nhân loại; nạn béo phì do ăn uống quá độ; người ta chạy theo tiếng gọi của lợi nhuận một cách mù quáng cứ như thể đó là mục tiêu cuối cùng của nhân loại vậy…
Người Tây Tạng dù sống ở đâu vẫn luôn cố gắng duy trì truyền thống của mình. Chúng ta không thể phủ nhận những điều tốt đẹp trong truyền thống cao quý này. Ví dụ, chúng ta đều đánh giá cao các loại thuốc men cổ truyền của Tây Tạng. Tài năng của hàng trăm thầy thuốc trong suốt một ngàn năm qua ở Tây Tạng đã đem đến cho chúng ta sự hiểu biết về các loại thảo dược và các phương pháp chữa trị vô cùng hiệu quả. Khi chúng ta quan sát các quốc gia khác trên thế giới, tại đó tính hiện đại đã đẩy lùi và biến mất, chúng ta nhận thấy được sự quý báu trong việc bảo tồn những hiểu biết của người xưa tại các xứ sở như Tây Tạng và Trung Quốc.
Rừng cần phải được duy trì qua việc cắt bỏ và tái tạo lại nhằm bảo tồn sự đa dạng của các loài thực vật và động vật có ích cho toàn thế giới, nhưng những cố gắng nỗ lực đó xem ra đang phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau; người Tây Tạng đang phải đối mặt với nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và điều này sẽ khiến các sản vật quý hiếm của họ dần dần biến mất. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp là một vấn đề cả thế giới cần phải giải quyết và thật khó có thể tìm ra được các giải pháp thích hợp. Một sự thật ngày nay mà tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ, đó là tình yêu trong nhân loại bị biến mất theo từng ngày và chúng ta ý thức rõ rằng điều này sẽ dần dần đưa chúng ta đến tình trạng tự hủy diệt chính mình.
Trên toàn thế giới, tình yêu phải xuất hiện để đẩy lùi tội ác, kiến thức phải xuất hiện để đẩy lùi sự ngu dốt, niềm tin cần xuất hiện để đẩy lùi những tuyệt vọng và thói quen chấp nhận một cách bị động, các cuộc đàm phán thương lượng cần xuất hiện để đẩy lùi tình trạng cáo buộc lẫn nhau, lòng tốt phải xuất hiện để thay thế cho những thấp hèn ti tiện. Chỉ có một nỗ lực với quyết tâm cao độ trong một khoảng thời gian dài mới có thể chế ngự được sức mạnh ngu dốt và tham lam đã bám chặt rễ trong nhân loại trong suốt lịch sử đã qua.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách này, cuốn sách nói về tình yêu thương của nhân loại, trong cuốn sách này Đức giáo chủ Dalai Lama cho chúng ta biết được các kỹ thuật thuộc truyền thống lâu đời của Tây Tạng trong việc chuyển hóa tâm hồn và con tim của nhân loại, tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ góp phần vào những gì chúng ta thực sự cần có – đó là lòng yêu thương và lòng từ bi trong mỗi con người.
Tiến sĩ Jeffrey Hopkins
Giáo sư viện nghiên cứu Tây Tạng
Đại học Virginia.