LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC THÍCH CA TRONG ĐÊM NHẬP DIỆT
1- CÓ ÍT HAM MUỐN:
Chư tăng cần biết rằng người nhiều ham muốn tìm cách đạt được nhiều thứ, do đó những phiền não của họ nhiều. Những người ít ham muốn không tìm kiếm và không khao khát nên họ không có vấn nạn nầy. Chưa nói đến sự kiện ít ham muốn thoát khỏi sự tâng bốc không ngay thẳng vì muốn lấy lòng người khác, họ cũng không bị những giác quan thôi thúc. Người ít ham muốn thì bình an, không lo không sợ, bất kỳ hoàn cảnh nào cũng biết đủ thì không bao giờ thiếu. Những người ít ham muốn thì có Niết Bàn.
2- BẰNG LÒNG:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn rơi rụng những phiền não, các ông cần tuân thủ sự bằng lòng. Trạng thái của bằng lòng là chỗ ở của thịnh vượng và hạnh phúc, bình an và thanh tĩnh. Người bằng lòng có thể ngủ trên đất và còn xem nó là tiện nghi; người không bằng lòng luôn luôn bị giam giữ trong tham muốn dục lạc, họ đáng cho những người bằng lòng thương xót.
3- HƯỞNG THỤ SỰ YÊN TĨNH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn tìm kiếm bình an và hạnh phúc của yên tĩnh và không đấu tranh, các ông cần bỏ sự ồn ào và sống không bừa bãi ở một nơi vắng người. Người yên tĩnh được chư thiên tôn vinh. Bởi thế các ông cần bỏ nhóm của các ông cũng như các nhóm khác, ở một mình nơi vắng vẻ và nghĩ đến sự nhổ bật gốc khổ. Những ràng buộc và bám giữ thế gian làm chìm đắm các ông vô số khổ sở, như một con voi già bị chìm trong bùn tự mình không thể thoát ra.
4- CHUYÊN CẦN:
Nếu các ông nổ lực chuyên cần thì không có gì là khó. Như một con suối nhỏ vẫn có thể xuyên thủng đá nếu nó liên tục chảy. Nếu tâm của hành giả chán nản và bỏ dở cũng như cọ xát cây để lấy lửa dừng trước khi hơi nóng sanh ra- lửa không có được theo cách ấy.
5- CHÁNH NIỆM BỀN BỈ:
Nếu các ông tìm kiếm một người bạn đồng hành tốt, một người bảo vệ và giúp đỡ tốt thì không gì so sánh được với chánh niệm bền bỉ. Các ông cần tập trung tư tưởng và giữ cho tĩnh giác. Người mất tĩnh giác thì mất công đức. Nếu thần lực tĩnh giác của người ta mạnh mẽ việc nầy giống như ra chiến tuyến mà mặc áo giáp - bấy giờ người ta không sợ gì cả.
6- TRAU DỒI TẬP TRUNG THIỀN ĐỊNH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông tập trung tâm thức, nó sẽ ở trong một trạng thái vững chắc an định và các ông sẽ có thể biết những đặc tính khởi sanh và diệt mất của những hiện tượng trong thế giới. Thế nên các ông cần cương quyết trau giồi và học tập những tập trung (định). Nếu các ông đạt được tập trung, tâm thức các ông sẽ không phóng dật. Như người chủ gia đình đắp một cái đập để nước, vì nước của trí huệ, nên trau dồi tốt đẹp tập trung thiền định để ngăn cho khỏi rò rỉ.
7- TRAU DỒI TRÍ HUỆ:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông có trí huệ, các ông sẽ không có tham luyến, hãy luôn luôn khảo sát chính mình và chớ để bất kỳ lơ đễnh nào. Bấy giờ các ông có khả năng đạt đến giải thoát khỏi chấp ngã và chấp pháp.Trí tuệ chân thật là một con tàu an toàn để̉ vượt qua biển cả già, bệnh, chết.
Nó cũng là ngọn đèn sáng trong bóng tối của vô minh, thuốc tốt cho mọi bệnh, là cái rìu bén đế đốn ngã những cây phiền não. Bởi thế các ông cần sử dụng trí huệ của học hỏi, suy nghĩ và áp dụng và tự làm nó tăng trưởng. Nếu có người bừng sáng với trí huệ, đây là một người mắt sáng dù đó là con mắt xác thịt.
8- KHÔNG DẤN THÂN VÀO SỰ NÓI CHUYỆN VÔ ÍCH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông buông thả vào những loại nói chuyện vô ích, tâm các ông sẽ bị quấy nhiễu. Dù các ông bỏ xã hội, các ông vẫn không đạt giải thoát. Bởi thế các ông
cần bỏ ngay sự nói chuyện vô ích chỉ quấy nhiễu tâm các ông.
Nếu các ông muốn đạt đến an lạc, các ông nên dập tắt phiền não do nói chuyện vô ích.
" Chư tăng cần luôn luôn nhất tâm tìm ra con đường giải thoát. Mọi sự trong thế giới: động và bất động là những sắc tướng không bền đang tan rã. Hãy dừng lại bây giờ và chớ nói gì nữa. Thời đã đến, ta sắp nhập diệt. Đây là giáo huấn cuối cùng của ta".
Đây là bài thuyết pháp sau cùng lúc nửa đêm ngày rằm tháng hai, Ngài không nói gì nữa và nhập diệt.
1- CÓ ÍT HAM MUỐN:
Chư tăng cần biết rằng người nhiều ham muốn tìm cách đạt được nhiều thứ, do đó những phiền não của họ nhiều. Những người ít ham muốn không tìm kiếm và không khao khát nên họ không có vấn nạn nầy. Chưa nói đến sự kiện ít ham muốn thoát khỏi sự tâng bốc không ngay thẳng vì muốn lấy lòng người khác, họ cũng không bị những giác quan thôi thúc. Người ít ham muốn thì bình an, không lo không sợ, bất kỳ hoàn cảnh nào cũng biết đủ thì không bao giờ thiếu. Những người ít ham muốn thì có Niết Bàn.
2- BẰNG LÒNG:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn rơi rụng những phiền não, các ông cần tuân thủ sự bằng lòng. Trạng thái của bằng lòng là chỗ ở của thịnh vượng và hạnh phúc, bình an và thanh tĩnh. Người bằng lòng có thể ngủ trên đất và còn xem nó là tiện nghi; người không bằng lòng luôn luôn bị giam giữ trong tham muốn dục lạc, họ đáng cho những người bằng lòng thương xót.
3- HƯỞNG THỤ SỰ YÊN TĨNH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn tìm kiếm bình an và hạnh phúc của yên tĩnh và không đấu tranh, các ông cần bỏ sự ồn ào và sống không bừa bãi ở một nơi vắng người. Người yên tĩnh được chư thiên tôn vinh. Bởi thế các ông cần bỏ nhóm của các ông cũng như các nhóm khác, ở một mình nơi vắng vẻ và nghĩ đến sự nhổ bật gốc khổ. Những ràng buộc và bám giữ thế gian làm chìm đắm các ông vô số khổ sở, như một con voi già bị chìm trong bùn tự mình không thể thoát ra.
4- CHUYÊN CẦN:
Nếu các ông nổ lực chuyên cần thì không có gì là khó. Như một con suối nhỏ vẫn có thể xuyên thủng đá nếu nó liên tục chảy. Nếu tâm của hành giả chán nản và bỏ dở cũng như cọ xát cây để lấy lửa dừng trước khi hơi nóng sanh ra- lửa không có được theo cách ấy.
5- CHÁNH NIỆM BỀN BỈ:
Nếu các ông tìm kiếm một người bạn đồng hành tốt, một người bảo vệ và giúp đỡ tốt thì không gì so sánh được với chánh niệm bền bỉ. Các ông cần tập trung tư tưởng và giữ cho tĩnh giác. Người mất tĩnh giác thì mất công đức. Nếu thần lực tĩnh giác của người ta mạnh mẽ việc nầy giống như ra chiến tuyến mà mặc áo giáp - bấy giờ người ta không sợ gì cả.
6- TRAU DỒI TẬP TRUNG THIỀN ĐỊNH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông tập trung tâm thức, nó sẽ ở trong một trạng thái vững chắc an định và các ông sẽ có thể biết những đặc tính khởi sanh và diệt mất của những hiện tượng trong thế giới. Thế nên các ông cần cương quyết trau giồi và học tập những tập trung (định). Nếu các ông đạt được tập trung, tâm thức các ông sẽ không phóng dật. Như người chủ gia đình đắp một cái đập để nước, vì nước của trí huệ, nên trau dồi tốt đẹp tập trung thiền định để ngăn cho khỏi rò rỉ.
7- TRAU DỒI TRÍ HUỆ:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông có trí huệ, các ông sẽ không có tham luyến, hãy luôn luôn khảo sát chính mình và chớ để bất kỳ lơ đễnh nào. Bấy giờ các ông có khả năng đạt đến giải thoát khỏi chấp ngã và chấp pháp.Trí tuệ chân thật là một con tàu an toàn để̉ vượt qua biển cả già, bệnh, chết.
Nó cũng là ngọn đèn sáng trong bóng tối của vô minh, thuốc tốt cho mọi bệnh, là cái rìu bén đế đốn ngã những cây phiền não. Bởi thế các ông cần sử dụng trí huệ của học hỏi, suy nghĩ và áp dụng và tự làm nó tăng trưởng. Nếu có người bừng sáng với trí huệ, đây là một người mắt sáng dù đó là con mắt xác thịt.
8- KHÔNG DẤN THÂN VÀO SỰ NÓI CHUYỆN VÔ ÍCH:
Hỡi các vị tăng, nếu các ông buông thả vào những loại nói chuyện vô ích, tâm các ông sẽ bị quấy nhiễu. Dù các ông bỏ xã hội, các ông vẫn không đạt giải thoát. Bởi thế các ông
cần bỏ ngay sự nói chuyện vô ích chỉ quấy nhiễu tâm các ông.
Nếu các ông muốn đạt đến an lạc, các ông nên dập tắt phiền não do nói chuyện vô ích.
" Chư tăng cần luôn luôn nhất tâm tìm ra con đường giải thoát. Mọi sự trong thế giới: động và bất động là những sắc tướng không bền đang tan rã. Hãy dừng lại bây giờ và chớ nói gì nữa. Thời đã đến, ta sắp nhập diệt. Đây là giáo huấn cuối cùng của ta".
Đây là bài thuyết pháp sau cùng lúc nửa đêm ngày rằm tháng hai, Ngài không nói gì nữa và nhập diệt.
Lời dạy của bậc giác ngộ thật là chân lý để mọi người noi theo.
Trả lờiXóa