- TT Thích Nhựt Từ
- Trên thực tế có nhiều người chán nản trước nỗi khổ niềm đau, họ ngã quỵ, càng nỗ lực càng bế tắc. Nhu cầu tâm linh, nhu cầu cảm xúc, nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự tương thân… xuất hiện. Tôn giáo có mặt để phục vụ cho những giá trị này.
Hình ảnh thứ nhất: NHƯ LAI CÓ MẶT TRÊN CUỘC ĐỜI ĐỂ DỰNG LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ NGÃ XUỐNG
Hình ảnh thứ hai: NHƯ LAI CÓ MẶT TRÊN CUỘC ĐỜI ĐỂ LẬT NGỬA NHỮNG GÌ ĐÃ ÚP XUỐNG
Người Phật tử không nên và không được trốn chạy khỏi nỗi khổ niềm đau. Trên thực tế có nhiều người chán nản trước nỗi khổ niềm đau, họ ngã quỵ, càng nỗ lực càng bế tắc. Nhu cầu tâm linh, nhu cầu cảm xúc, nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự tương thân… xuất hiện. Tôn giáo có mặt để phục vụ cho những giá trị này. Yếu tố dựa để trấn an cũng chỉ là một phản ứng hóa chất. An lạc có mặt trong sự tĩnh tại của tâm. Khám phá giá trị tâm linh là một trong những cách thức để biến ước mơ trở thành hiện thực. Hãy nhận dạng ra những bế tắc mà mình đang gặp, vạch mặt chỉ tên nỗi khổ niềm đau mà mình đang có.
Như Lai có mặt trên cuộc đời cung ứng cách thức an lạc thông qua những phương pháp “vạch mặt chỉ tên” nỗi khổ niềm đau. Trong các mối quan hệ của con người, nếu có sự ách tắc với một người nào, ta thường bỏ lơi nó, không gặp mặt nó bằng cách biến mất khỏi chỗ A mà người này đang có mặt. Cách tiếp xúc và sống chung với người mà quan niệm, cách thức đối đãi, lời ăn tiếng nói của họ hoàn toàn để lại sự khó chịu cho ta. Khi đó, một là ta tới phía trước để đối đầu, hai là ta sẽ vĩnh viễn chào với cảm giác ngột ngạt khó chịu. Đối đầu không đúng cách sẽ mang lại nỗi khổ niềm đau. Chạy trốn không đúng cách lại càng làm cho nỗi khổ niềm đau gia tăng gấp bội. Hãy lật ngửa nó để nhìn thấy và giải quyết ngay gốc rễ.
Hình ảnh thứ ba: NHƯ LAI CÓ MẶT TRÊN CUỘC ĐỜI ĐỂ ĐEM ÁNH SÁNG VÀO BÓNG TỐI
Bản chất của ánh sáng và bóng tối đối lập hoàn toàn với nhau. Ánh sáng có thì bóng tối mất và ngược lại. Hình ảnh đem ánh sáng vào trong bóng tối có ý nghĩa rất lớn là soi sáng, giá trị của sáng nằm ở nhận thức, chứ không nằm ở niềm tin. Giá trị soi sáng khởi lên bằng tuệ giác của con người thông qua nhận thức sáng suốt. Do đó muốn an lạc một cách lâu dài, chúng ta không chỉ đơn thuần hy vọng với những ước mơ, vì Như Lai đã nói: “Những điều mơ ước không thành tựu là một nỗi khổ”. Mơ ước càng nhiều thì khổ đau càng lớn. Trèo cao té đau, dĩ nhiên trèo thấp dưới gai góc thì té đau cũng không kém. Vì thế người Phật tử phải tìm ra hướng giải quyết bằng sự soi sáng của tâm linh. Niệm vấn đề gì đó đến tận gốc rễ của nó, không nửa vời, làm chưa hết rồi bỏ.
Hình ảnh thứ nhất: NHƯ LAI CÓ MẶT TRÊN CUỘC ĐỜI ĐỂ DỰNG LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ NGÃ XUỐNG
Triết lý đạo Phật không bao giờ đề cao vai trò độc tôn của một con người mà đề cao đến tinh thần tập thể. Với học thuyết hóa tâm, một người chỉ có hai bàn tay, nhưng kinh điển Đại Thừa đã tạo ra biểu tượng ngàn bàn tay. Ngàn bàn tay cùng nhau xây dựng công trình thì đó sẽ là công trình chung, công trình của một cộng đồng, một quốc gia, một xã hội, một thế giới. Ngôi chùa Phật giáo được gọi là ngôi chùa làng chứ không phải là chùa của các vị sư, sư cô và do đó tất cả mọi Tăng Ni Phật tử mỗi người đều có trách nhiệm bảo hộ, nuôi dưỡng để nó trở thành trung tâm văn hóa và đời sống tinh thần của những người có nhu cầu. Đó là yếu tố của sự xây dựng.
Dựng lại những gì bị ngã xuống đòi hỏi đến tinh thần thái độ rất lớn, bàn tay là chưa đủ, hóa thân của tập thể cũng chưa đủ, vì nếu các bàn tay đó luýnh huýnh, không có quan điểm, chủ trương, lập trường, khuynh hướng cụ thể, sẽ tạo ra sự rối loạn. Do đó học thuyết hóa của Phật giáo không dừng lại ở tinh thần tập thể mà quan trọng hơn là sự có mặt của tuệ giác, trí huệ nhận thức sáng suốt, sự hiểu biết, sự rộng lượng. Nó được hóa thân bằng ngàn con mắt khác nhau. Một mắt sẽ quán xuyến không đủ, một cái nhìn có thể gây hạn hẹp, quan điểm một người có thể trở thành cái gì đó rất độc tài. Cho nên nó phải là một chất xám tập thể và cao hơn, nó phải là tuệ giác cộng đồng, tuệ giác của tất cả mọi người.
Như Lai đã tạo ra một cộng đồng gồm bốn thành phần Thiện nam, Tín nữ, Xuất gia nam, Xuất gia nữ. Bốn thành phần này đóng bốn vai trò khác nhau. Giới tính nam và nữ có những khác biệt căn bản. Có những vai trò người nam làm hiệu quả hơn người nữ và ngược lại, hoặc có những vai trò người xuất gia làm thành công hơn người tại gia và ngược lại. Ấn Độ là đất nước mà thân thể của nó chỉ có một vai, vai đó của người nam. Người nữ thuộc bộ phận bị bỏ rơi, không có vai trò vị trí xã hội. Sinh hoạt của họ chỉ gắn liền với ngôi nhà, gắn liền với chồng con, trong sự phục vụ họ gắn liền với người giàu. Những điều đó đã làm cho xã hội Ấn Độ phát triển một cách không đồng đều. Sự xây dựng mà Như Lai mang lại cho cuộc đời này đã tạo ra sự an lạc. Đó là việc nhìn thấy được những đóng góp chung của tuệ giác từ các cá thể khác nhau. Chính vì thế, Như Lai đã giới thiệu thêm hình ảnh mới của một vị tâm linh mang tính người nữ. Vai trò xã hội lúc bấy giờ đã được bình đẳng hóa. Vai trò tâm linh, khả năng chứng đắc Giác Ngộ, những gì người nam làm được, người nữ cũng làm được. Xây dựng trên tinh thần và đạo lý như vậy là việc vô cùng khó, đặc biệt trong bối cảnh mà người nữ được quan niệm chỉ có hai chức năng phục vụ và sản xuất: sản xuất con cái, phục vụ chồng con. Người phụ nữ phải chịu rất nhiều nỗi khổ niềm đau từ nền tảng văn hóa sai lầm đó. Như Lai ra đời dựng lại những gì ngã xuống từ sự bất bình đẳng của nhân loại. Hình ảnh đó đòi hỏi chúng ta phải giải mã đúng.
Dựng lại những gì bị ngã xuống đòi hỏi đến tinh thần thái độ rất lớn, bàn tay là chưa đủ, hóa thân của tập thể cũng chưa đủ, vì nếu các bàn tay đó luýnh huýnh, không có quan điểm, chủ trương, lập trường, khuynh hướng cụ thể, sẽ tạo ra sự rối loạn. Do đó học thuyết hóa của Phật giáo không dừng lại ở tinh thần tập thể mà quan trọng hơn là sự có mặt của tuệ giác, trí huệ nhận thức sáng suốt, sự hiểu biết, sự rộng lượng. Nó được hóa thân bằng ngàn con mắt khác nhau. Một mắt sẽ quán xuyến không đủ, một cái nhìn có thể gây hạn hẹp, quan điểm một người có thể trở thành cái gì đó rất độc tài. Cho nên nó phải là một chất xám tập thể và cao hơn, nó phải là tuệ giác cộng đồng, tuệ giác của tất cả mọi người.
Như Lai đã tạo ra một cộng đồng gồm bốn thành phần Thiện nam, Tín nữ, Xuất gia nam, Xuất gia nữ. Bốn thành phần này đóng bốn vai trò khác nhau. Giới tính nam và nữ có những khác biệt căn bản. Có những vai trò người nam làm hiệu quả hơn người nữ và ngược lại, hoặc có những vai trò người xuất gia làm thành công hơn người tại gia và ngược lại. Ấn Độ là đất nước mà thân thể của nó chỉ có một vai, vai đó của người nam. Người nữ thuộc bộ phận bị bỏ rơi, không có vai trò vị trí xã hội. Sinh hoạt của họ chỉ gắn liền với ngôi nhà, gắn liền với chồng con, trong sự phục vụ họ gắn liền với người giàu. Những điều đó đã làm cho xã hội Ấn Độ phát triển một cách không đồng đều. Sự xây dựng mà Như Lai mang lại cho cuộc đời này đã tạo ra sự an lạc. Đó là việc nhìn thấy được những đóng góp chung của tuệ giác từ các cá thể khác nhau. Chính vì thế, Như Lai đã giới thiệu thêm hình ảnh mới của một vị tâm linh mang tính người nữ. Vai trò xã hội lúc bấy giờ đã được bình đẳng hóa. Vai trò tâm linh, khả năng chứng đắc Giác Ngộ, những gì người nam làm được, người nữ cũng làm được. Xây dựng trên tinh thần và đạo lý như vậy là việc vô cùng khó, đặc biệt trong bối cảnh mà người nữ được quan niệm chỉ có hai chức năng phục vụ và sản xuất: sản xuất con cái, phục vụ chồng con. Người phụ nữ phải chịu rất nhiều nỗi khổ niềm đau từ nền tảng văn hóa sai lầm đó. Như Lai ra đời dựng lại những gì ngã xuống từ sự bất bình đẳng của nhân loại. Hình ảnh đó đòi hỏi chúng ta phải giải mã đúng.
Người Phật tử không nên và không được trốn chạy khỏi nỗi khổ niềm đau. Trên thực tế có nhiều người chán nản trước nỗi khổ niềm đau, họ ngã quỵ, càng nỗ lực càng bế tắc. Nhu cầu tâm linh, nhu cầu cảm xúc, nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự tương thân… xuất hiện. Tôn giáo có mặt để phục vụ cho những giá trị này. Yếu tố dựa để trấn an cũng chỉ là một phản ứng hóa chất. An lạc có mặt trong sự tĩnh tại của tâm. Khám phá giá trị tâm linh là một trong những cách thức để biến ước mơ trở thành hiện thực. Hãy nhận dạng ra những bế tắc mà mình đang gặp, vạch mặt chỉ tên nỗi khổ niềm đau mà mình đang có.
Như Lai có mặt trên cuộc đời cung ứng cách thức an lạc thông qua những phương pháp “vạch mặt chỉ tên” nỗi khổ niềm đau. Trong các mối quan hệ của con người, nếu có sự ách tắc với một người nào, ta thường bỏ lơi nó, không gặp mặt nó bằng cách biến mất khỏi chỗ A mà người này đang có mặt. Cách tiếp xúc và sống chung với người mà quan niệm, cách thức đối đãi, lời ăn tiếng nói của họ hoàn toàn để lại sự khó chịu cho ta. Khi đó, một là ta tới phía trước để đối đầu, hai là ta sẽ vĩnh viễn chào với cảm giác ngột ngạt khó chịu. Đối đầu không đúng cách sẽ mang lại nỗi khổ niềm đau. Chạy trốn không đúng cách lại càng làm cho nỗi khổ niềm đau gia tăng gấp bội. Hãy lật ngửa nó để nhìn thấy và giải quyết ngay gốc rễ.
Hình ảnh thứ ba: NHƯ LAI CÓ MẶT TRÊN CUỘC ĐỜI ĐỂ ĐEM ÁNH SÁNG VÀO BÓNG TỐI
Bản chất của ánh sáng và bóng tối đối lập hoàn toàn với nhau. Ánh sáng có thì bóng tối mất và ngược lại. Hình ảnh đem ánh sáng vào trong bóng tối có ý nghĩa rất lớn là soi sáng, giá trị của sáng nằm ở nhận thức, chứ không nằm ở niềm tin. Giá trị soi sáng khởi lên bằng tuệ giác của con người thông qua nhận thức sáng suốt. Do đó muốn an lạc một cách lâu dài, chúng ta không chỉ đơn thuần hy vọng với những ước mơ, vì Như Lai đã nói: “Những điều mơ ước không thành tựu là một nỗi khổ”. Mơ ước càng nhiều thì khổ đau càng lớn. Trèo cao té đau, dĩ nhiên trèo thấp dưới gai góc thì té đau cũng không kém. Vì thế người Phật tử phải tìm ra hướng giải quyết bằng sự soi sáng của tâm linh. Niệm vấn đề gì đó đến tận gốc rễ của nó, không nửa vời, làm chưa hết rồi bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét