Qua thời gian dịch bệnh hoành hành, trên thế giới, tinh thần tương trợ của các nước lớn đến với những quốc gia khó khăn là đáng khích lệ. Dĩ nhiên bản thân của quốc gia đó cũng khốn khổ không ít.
Việt Nam tình trạng lây nhiễm so với Mỹ, Ấn và một số
nước, tuy không đáng kể, nhưng với tỷ lệ dân số và lây nhiễm vẫn là việc đáng
lo ngại. Thế nhưng, Việt Nam cũng đã hỗ trợ, nhất là GHPGVN đã đóng góp cho các
quốc gia Phật giáo Nam truyền khi mà truyền thống đi khất thực đã bị chấm dứt;
các sư phải tự nấu ăn tại chùa không một phật tử nào đến phụ trợ.
Giáo hội cũng kêu gọi Tăng ni sinh từng du học tại Ấn
tiếp tay phần nào cho chư Tăng tại bản địa đang gặp rất nhiều khó khăn. GHPG Việt
Nam cho biết, dự kiến gửi tặng cho Ấn 20 máy tạo ô-xy áp lực cao trị giá khoảng
1,2 tỷ đồng. Thời gian tiếp nhận ủng hộ từ ngày 3-5 đến 19-5-2021…
***
“Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ban
hành công văn số 141/HĐTS-VP1 về việc đóng góp Quỹ vắc xin phòng, chống dịch
Covid -19.
Theo công văn, với tinh thần từ bi của Đạo Phật,
truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị chư tôn đức là thành viên Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng góp ít nhất 50 triệu đồng trở lên
để ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đối với thành viên,
thành viên dự khuyết Hội đồng Trị sự đóng góp ít nhất là 20 triệu đồng.”
***
“Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” thể hiện qua nhiều
việc làm ý nghĩa cần hưởng ứng; tuy nhiên, chư Tăng hiện nay ở những vùng sâu,
vùng giáp giới biên địa khó khăn lắm bề, ngày thường làm rẫy thuê, mót cà phê…
cùng với đồng bào thiểu số, sống chung với họ để giáo hóa, họ nghèo lấy gì cúng
dường. Mùa dịch không ai đến với ai, đóng cốc tu tập, miếng đậu phụ trở thành
cao lương không dám mơ ước; nước muối với rau rừng cùng kệ kinh hàng bữa!
Chùa Trúc Lâm Tỉnh Bình Phước tọa lạc gần thị tứ, đôi
lúc yểm trợ cho Tăng ni, đồng bào khó khăn khi chùa biết được.Dẫu sao, các chùa
ngay Tỉnh thành vẫn ít khó khăn hơn, do vậy, công văn141/HĐTS-VP1 kêu gọi và chỉ
định số tiền phải đóng góp để ủng hộ quỷ phòng chống dịch bệnh Covid – 19 là niềm
trăn trở không ít cho tu sĩ sống trong vùng thiếu thốn, ngược lại, nếu Giáo hội
có văn thư đến những nơi bất hạnh đó để vấn an thăm hỏi cuộc sốngTăng ni, lại
là niềm mơ ước hiếm hoi chưa từng có.
Tăng ni chưa bao giờ nhận được trợ giúp từ trên, nhưng luôn phải đóng góp khi
trên kêu gọi. Chư Tăng Thành phố đóng góp từ nguồn thu nhập của bá tánh, đồng
tiền của tu sĩ vùng quê xa xôi từ mồ hôi nước mắt trên ruộng rẫy làm thuê, hưởng
ứng lời kêu gọi của Giáo hội là cả vấn đề héo hon gan ruột. Cái ăn không có, có
đâu hưởng ứng! nói thế không phải họ không có tinh thần tương trợ.
Những sinh viên nghèo từ Tỉnh Tiền giang,đã huy động
7 tấn phẩm vật đưa về Thành phố yểm trợ cho vùng cách ly tại quận Gò Vấp bất kể
nắng mưa.Không những mùa dịch, thiên tai hàng năm, người dân luôn tự nguyện
chung tay hỗ trợ. Thường ngày rất nhiều tấm lòng nhân ái thể hiện qua bếp ăn
tình thương, giúp đỡ bệnh nhân nghèo, làm nhà, xây cầu, có người hy sinh căn
nhà ba tấm để người vô gia cư tá túc, mua xe cứu thương chuyển bệnh nhân miễn
phí…dưới mọi hình thức tương trợ.Đó là truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”của dân ta. Thế thì nhà nước
hay Giáo hội chung tay hỗ trợ cho các quốc gia lâm nạn trong lúc mình cũng gặp
khó khăn là chuyện dễ hiểu.
Nhà nước kêu gọi ủng hộ đóng góp quỷ vắc xin mà
không quy định lượng giá (tuy trong nước có nhiều đại gia). Giáo hội chỉ định số
tiền mà Tăng ni không phải ai cũng có. Tăng ni tha thiết với tinh thần tương trợ
nhưng khả năng tài chánh khó nói cho cấp Trung ương thấu lòng.
Cầu mong dịch bệnh qua nhanh cho dân trở lại cuộc sống
bình thường; kinh tế nước nhà phục hồi sau cơn bệnh nặng. Quý Phật tử có tâm
cũng bớt lo âu cho cuộc sống Tăng ni. Dầu an lành hay thiên tai dịch bệnh, xã hội
luôn xuất hiện nhiều hình thái tương trợ mà không dễ quốc gia nào cũng có những
người dân như vậy.
NAM MÔ TIÊU TAI GIÁNG KIẾT TƯỜNG BỒ TÁT
MINH MẪN
17/6/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét