Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.”
“Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục
đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến
một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức
là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái
quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho
thành người quân tử.
Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có
một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với
ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ :
thuyết
Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều
hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
Trong cuộc sống thực dụng ngày nay đẩy xã hội đến tình
trạng phân cực giữa giàu và nghèo, giữa thặng dư và thiếu hụt trên toàn cầu trong
các quốc gia. Ví dụ châu Phi và các châu lục phồn thịnh. Tiêu thụ quá đáng nguồn
lợi thiên nhiên đưa đến suy thoái tài nguyên tinh cầu…Một cựu Linh mục người
Brazil là Leonardo Boff đã nhận thức được cuộc khủng hoảng thái
quá và bất cập hiện nay sẽ đưa đến khủng hoảng toàn cầu nên đã kêu gọi trở lại
học thuyết “Trung dung” của Tử Tư.
Tóm lại “Trung dung” là dung hòa giữa hai thái cực, từ
nhân cách đến thái độ sống đem đến đức nhân
quân tử.
Với đạo Phật, “Trung đạo” lần đầu khi nhận thấy cơ thể
suy nhược theo cách sống khổ hạnh của những thầy mà Thái tử Tất Đạt Đa cầu pháp.Xét
thấy như thế không thể có cơ thể khỏe mạnh để tiến tu, ngài bỏ khổ hạnh để theo
cuộc sống bình thường. Không hưởng thụ dục lạc, không khổ hạnh thái quá, ví như
dây đàn không căng quá cũng không dùn quá. Tinh thần Trung đạo sơ khởi gần với
tinh thần “Trung dung” của Tư Tư.
Đến thời ngài Long Thọ ( vào thế kỷ trước hoặc sau công
nguyên) ngài cùng ngài Vô Trước được xem như cha đẻ truyền thống Đại thừa. Riêng
Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri
kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư
Lợi. Tánh Không của ngài Long Thọ là tinh túy của “Trung đạo” siêu việt, không
còn mang dư hương của “Trung dung”. Học thuyết Trung quán không có một đối cực
trong mọi phân cực. Trung đạo vượt ra khỏi có và không của thế giới hiện tướng.
Thuyết đương thời chủ trương “tịch diệt” và “vĩnh cửu”đều bị học thuyết “Trung
quán” phủ bác. Tinh thần Bát Nhã Ba La Mật được Long Thọ khai mở bằng tinh thần
“bát bất”:
Bất
sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất
Phỏng dịch:
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng còn cũng chẳng mất
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Với luận cứ như thế, đã giải tỏa được thế lúng túng hiện
tướng vật thể, nhân loại giữa có và không; nghĩa là bảo tất cả đều không, do nhân
duyên tá hợp mà có; cũng có học thuyết bảo vạn vật có tùy từng giai đoạn mà hiện
thể như không khí (H2O) có lúc biến thành mây, rồi thành nước, nước bốc hơi thành
mây…đó là giữa những quy ước và chân lý tuyệt đối.
Mọi hiện tượng do duyên khởi mà thành, nhưng thật tướng
vẫn là tánh không, do vậy trên giáo lý
luôn nói đến duyên khởi và tánh không để khỏi lọt vào thế định ước.
Trong cuộc sống, áp dụng đúnh tính “trung đạo” hay “Trung
quán” một cách nhuần nhuyễn không mấy dễ.Ví du: Thời kỳ Phật giáo miền Nam
tranh đấu, câu nói nổi tiếng của một danh Tăng: “tôi nguyện đem thân thể này
trang trãi cho Phật pháp, nếu chết thì như cái chết của chân lý trước bạo lực
chứ không chết vì bạo lực này kém bạo lực khác";Đây không phải là giải pháp
dung hóa của luật đối kháng mà chỉ là dạng đối kháng mềm. Tình hình chính trị
Miền Nam trước 1975 lên đến cao trào bức bách, nhu cầu thành lập lực lượng (thành
phần) thứ ba cũng chỉ là giải pháp “trung lập” đối phó tình thế đương thời.
Tinh thần nhị nguyên đôi khi xử dụng cực đoan. Hoặc là
bạn hoặc là thù, không có thể đứng cửa giữa; nghĩa là không A là B chứ không thể
khác. “tinh thần Trung dung” có thể A+B như một thành phần thứ ba để dung hóa.
Thật ra “Trung dung” chỉ là giải pháp đối phó. Với đạo Phật, Long Thọ bảo: “không
sanh cũng không diệt, không còn cũng chẳng mất,không một cũng không hai, chẳng đến
cũng chẳng đi” Như Lai là ý như vậy. Vượt thoát mọi định chế, mọi quy ước do óc
nhị nguyên đời thường giao định, đó là tính “Trung đạo” của nhà Phật vượt ngoài
lưỡng thế cực đoan.
MINH MẪN 27/6/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét