Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, October 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 12-17/08/2010
1.-SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỰ NGÃ LÀNH MẠNH VÀ TỰ NGÃ KHÔNG LÀNH MẠNH
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân – những thời khắc thay đổi [liên tục] của kinh nghiệm. Nói cách khác, những thời điểm của những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta đi theo từ thời khắc này đến thời khắc khác theo luật nhân quả hành trạng (nhân như thế nào cho quả như thế nào). Trên căn bản sự tương tục của những thời khắc này, chúng ta có thể định danh “tôi.” "Cái tôi" quy ước của thế gian này thật sự tồn tại và trong dạng thức của "cái tôi" này mà chúng ta có thể nói, “tôi đang ngồi; tôi đang ăn; tôi đang thiền tập.” "Cái tôi" quy ước, tuy thế, chỉ đơn thuần là điều gì đấy có thể được quy cho sự tương tục tinh thần của chúng ta: không có điều gì [cố hữu] có thể tìm thấy về phía "cái tôi" quy ước, bằng năng lực của chính nó, làm cho "cái tôi" tồn tại như như "cái tôi". Một "cái tôi" thật sự tồn tại với điều gì đấy có thể tìm thấy về phía chính nó, thiết lập sự tồn tại của nó, là không thể có. "Cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy hoàn toàn không hiện hữu; đó là "cái tôi" sai lầm, không có thật, "cái tôi" bị bác bỏ.
Phương Tây, trái lại, nói về cá tính (tự ngã) lành mạnh và cá tính không lành mạnh. Cá tính lành mạnh là cảm giác của một "cái tôi" căn cứ trên "cái tôi" quy ước; trong khi cá tính (tự ngã) không lành mạnh là ý nghĩa của cái “tôi’ sai lầm, không có thật. Cá tính không lành mạnh có thể hoặc là một thứ phô trương hay không phô trương. Cá tính không phô trương căn cứ trên sự tin tưởng "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy; trong khi cá tính phô trương được căn cứ hoặc là trên sự tin tưởng rằng ngay cả "cái tôi" quy ước là không tồn tại, hay trên ý nghĩa được thiết lập rất yếu đuối của "cái tôi" quy ước.
Đối với sự thực tập Phật Pháp lành mạnh, chúng ta cần một cá tính lành mạnh, vì thể chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta trải qua trong đời sống. Trên căn bản của việc lãnh lấy trách nhiệm này, chúng ta hình thành một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta (quy y Phật, Pháp, Tăng), hướng đến sự giải thoát và/hay sự giác ngộ, và đi theo một phương thức thực tập đối với những mục tiêu này căn cứ trên niềm tin vững chắc trong Phật tính của chúng ta và trên luật nhân quả nghiệp báo. Tuy thế, cho đến khi chúng ta được giải thoát như những vị a la hán, chúng ta vẫn sẽ phải bám víu cho một sự tồn tại thật sự có thể tìm thấy của một "cái tôi". Do bởi điều đó, sự thực tập Phật Pháp của chúng ta bị trộn lẫn với một cá tính không lành mạnh một cách không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta tỉnh thức về những cung cách mà trong ấy điều này xãy ra, chúng ta có thể cố gắng giảm thiểu tối đa sự tổn hại bởi sự thiền tập trên điều đó và sự áp dụng những phương pháp tạm thời. Tuy thế, công thức căn bản là sự thấu hiểu về tính không của tự ngã (cá tính).
2.- NHỮNG RẮC RỐI SINH KHỞI TỪ CÁ TÍNH (TỰ NGÃ) PHÔ TRƯƠNG QUA VIỆC ĐỒNG NHẤT VỚI SỰ TỒN TẠI THỰC SỰ CỦA "CÁI TÔI"
Một số người trở nên liên hệ với Phật Pháp do bởi một số lý do nghiệp lực mà điều ấy làm cho họ tò mò và thích thú trong Giáo Pháp, một khi sự thích thú ấy được thúc đẩy bởi một hoàn cảnh nào đấy. Nhưng, một số tiếp cận Phật Pháp vì những lý do không ổn định căn cứ trên cá tính (tự ngã) phô trương. Có ba hình thức thông thường của triệu chứng này. Suy nghĩ về chính mình như một "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy, chúng ta có thể hướng về Phật Pháp:
- Để được chấp nhận bởi một nhóm thân hữu nào đấy, bởi vì Phật giáo là phong trào và một số tài tử phim ảnh và âm nhạc là những thành viên của Phật Pháp;
- Để tìm một sự trị liệu mầu nhiệm cho một vấn để cảm xúc và thân thể mà không có giải pháp nào khác để hỗ trợ; hay
- Để thỏa mãn cho sự hấp dẫn trong những thứ lạ lùng.
Một cách tổng quát, để tránh những hiểm họa có thể đến từ việc trở nên liên hệ với Phật Pháp cho bất cứ lý do nào trên đây, chúng ta cần thể nghiệm và điều chỉnh động cơ của chúng ta. Tuy thế, có những bước đặc thù tạm thời mà chúng ta có thể xem như sự vượt thắng những “chuyến du hành-tự ngã” thông thường bị phối hợp với một trong ba hình thức của tự ngã phô trương.
a- Muốn Là Một Bộ Phận của Đám Đông
Với một ý nghĩa phô trương của "cái tôi", chúng ta có thể cảm thấy tự đắc rằng chúng ta là một bộ phận của những kẻ “giàu sang hay nổi tiếng hay tinh túy”. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần hoan hỉ rằng chúng ta đã tìm thấy Phật Pháp, hơn là cảm thấy kiêu hãnh về điều ấy. Chúng ta có thể thiền quán về từ bi cho những người khác vẫn chưa tìm ra phương hướng. Xa hơn, so sánh với những người khác những người đã tiến xa trên con đường tu tập, chúng ta cần nhận thấy rằng chúng ta chỉ là những thiếu nhi trong Phật Pháp. Vì thế không có gì căn cứ cho một cảm giác kiêu căng.
b- Muốn Tìm Một Phép Lạ Trị Liệu
Chán nản để tìm một sự trị liệu nhiệm mầu cho khổ đau của chúng ta thường đưa đến một cảm giác phô trương của sự tự quan trọng. Chúng ta có thể trở nên quá bị bận tâm với chính mình cũng như những rắc rối mà chúng ta cố gắng quản lý thời gian của vị thầy hay của lớp học với những câu hỏi liên tục. Chúng ta muốn sự chú ý liên tục. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nghĩ về sự bình đẳng của chính mình và những người khác. Không ai muốn khổ đau và mọi người muốn được chữa trị.
Với một cảm giác phô trương của cái “tôi,” chúng ta cũng có thể nghĩ rằng chúng ta giống như Milarepas – những hành giả quá cấp tiến (chín háp) cho rằng chúng ta sẽ đạt đến giác ngộ một cách chắc chắn trong chỉ một vài năm. Hậu quả là chúng ta đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt từ những vị thầy của chúng ta. Để chạy chữa cho sự phô trương tự ngã này, chúng ta cần đọc tiểu sử của những đại đạo sư Phật giáo và nghiên cứu những thiền giả thật sự giống như thế nào.
Cũng thế, bị tự bận tâm lo lắng, chúng ta có thể quá liều lĩnh, rằng chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì mà vị thầy nói. Chúng ta có thái độ: “Chỉ nói cho con những từ ngữ mầu nhiệm để trì tụng hay thực hành pháp thuật, và con sẽ làm điều ấy.” Với một tinh thần như thế, chúng ta có thể lạy phủ phục 100.000 lần hay trì tụng mật ngôn Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), nhưng khi không có phép mầu xảy ra như một kết quả, chúng ta rơi xuống một sự chán chường cùng tận. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nghĩ về một số lượng lớn của những nguyên nhân như thế nào phải theo đuổi để mang đến một kết quả.
Chúng ta cũng chạy đôn chạy đáo đến mọi lễ quán đảnh khai tâm được tổ chức, bởi vì biểu hiện quan tâm thái quá về một "cái tôi" dường như tồn tại thật sự, chúng ta không muốn thiếu vắng bất cứ điều gì. Chúng ta chạy vội vả điên cuồng như vậy do bởi muốn được nhóm mình muốn tham dự thừa nhận, hay do bởi một sự cuồng nhiệt với những điều kỳ lạ. Nhưng bất cứ lý do không chính đáng nào có thể, chúng ta cần nhớ rằng một lễ quán đảnh vào trong một hệ thống bổn tôn là chỉ nhằm cho những ai thật sự nguyện ước để thực hành về Đức Phật biểu tượng đặc thù ấy và có thời gian để thực hành. Chúng ta cần thực tế về thời gian mà chúng ta có cho sự thực tập hằng ngày. Sự khuyên bảo tương tự áp dụng đến những người chạy hết thầy này đến thầy kia và rồi bối rối mờ mịt, hay những người chạy đi thọ giới - phát nguyện mà không quan tâm đến việc mình có thể thọ trì được hay không.
c- Sự Quyến Rũ của Những Điều Lạ Lùng
Với một sự quyến rũ đối với những điều lạ lùng, chúng ta có thể tích lũy nhiều tối đa những pháp khí, tranh thờ thangka, và v.v… như chúng ta có thể và rồi thì thu xếp một phòng thiền tập trong nhà của chúng ta với sự trang trí như Hollywood hay Disneyland. Sau đó chúng ta đặt thời khóa biểu hằng ngày về việc thực hành cúng dường puja với chày kim cương, linh, trống, đèn bơ và hương. Để vượt thắng hình thức tự ngã phô trương này, chúng ta cần nhớ rằng mục tiêu côt yếu của sự thực hành Phật Pháp là để chuyển hóa tâm thức, chứ không phải sắp đặt cho một màn trình diễn lạ mắt.
3.- NHỮNG RẮC RỐI SINH KHỞI TỪ MỘT CÁ TÍNH TIỀM ẨN (TỰ NGÃ KHÔNG PHÔ TRƯƠNG)
Chúng ta có thể đến với Phật Pháp do bởi một tự ngã tiềm ẩn, vấn đề ấy đến từ việc không có một cảm giác vững vàng với "cái tôi" quy ước. Với một cảm giác yếu đuối với "cái tôi", chúng ta có thể bị đẩy đến những giáo phái Phật giáo bởi một thủ lĩnh hấp dẫn, người hứa hẹn với chúng ta rằng:
- Dòng truyền thừa mà họ dạy và người khai sáng là nhất hạng, và bất cứ hình thức tâm linh nào khác là không tốt.
- Họ là những vị thầy nhất hạng, và tất cả những người khác là không tốt.
- Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ nếu chúng ta buông bỏ sự yếu đuối, suy nghĩ sai lầm của chúng ta và hoàn toàn vâng lời họ như vị thầy của chúng ta và sự diễn dịch của họ về Phật Pháp là không thể sai lầm được, và
- Nếu chúng ta đi theo một vị hộ pháp tâm linh mạnh mẽ, vị siêu phàm này sẽ đập nát tất cả những kẻ thù của giáo phái họ, vì tất cả những truyền thống những vị thấy khác là kẻ thù.
Những vị thầy như thế đòi hỏi một sự trung thành hoàn toàn và sử dụng yếu tố sợ hãi của địa ngục, là những thứ mà chúng ta sẽ rơi vào nếu không vâng lời. Những học nhân bị đẩy vào những thứ này thường có cá tính yếu đuối, không có sự vững vàng, và bị hấp dẫn bởi những hứa hẹn về sự đạt đến sức mạnh vô số và sức mạnh từ vị thầy, giáo huấn, dòng truyền thừa và vị khai sáng của giáo phái ấy, và vị hộ pháp. Những học nhân bị kích thích một định hình cá tính bởi toàn nhóm.
Triệu chứng này đưa đến cuồng tín tôn giáo, căn cứ trên sự sợ hãi, mong ước để tốt chứ không xấu, mong ước được hài lòng và để được chấp nhận cùng được vị thầy yêu mến cũng như nhóm ấy, và một cảm giác tội lỗi nếu chúng ta không thực hành một cách toàn hảo. Tất cả những điều này vô nghĩa, hay là một ý nghĩa rất yếu đuối, của một "cái tôi" cá nhân quy ước của tục đế, và một sự bám víu đến một “cái nhóm- tôi” sai lầm. Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể gọi triệu chứng này là “phát xít tâm linh.” Nó có thể xảy ra cho dù vị thầy có lừa bịp hay không, và cho dù chúng ta có liên hệ trong một giáo phái Đạo Phật hay không.
Có nhiều loại triệu chứng khác nhau cùng loại với triệu chứng này. Thí dụ, chúng ta cứng nhắc và không uyển chuyển trong sự thực tập của chúng ta. Hay chúng ta thiết lập thời khóa mỗi ngày quá dài, vì thế nó trở thành một gánh nặng và không có hỉ lạc trong ấy. Chúng ta cần nhớ rằng một trong những điều hỗ trợ cho nhẫn nại tinh tấn hoan hỉ được biết khi để cho chúng ta thư thái và giải lao – và không cảm thấy tội lỗi về việc làm như thế. Nếu chúng ta áp đặt quá nghiêm ngặt, chúng ta chỉ được điều mà người Tây Tạng gọi là “lao phổi” (một năng lượng nản chí trong cơ thể của chúng ta) và nó là thối bộ. Một triệu chứng khác là chúng ta cố chấp những cung cách khác nhau hay những loại thực tập khác nhau. Để đáp ứng với điều này, chúng ta cần nhận ra rằng, với phương tiện thiện xảo, Đức Phật đã dạy nhiều pháp môn khác nhau để thích hợp với những người khác nhau. Nếu chúng ta loại ra và xem thường chúng, thế thì chúng ta đang phủ nhận Giáo Pháp.
4.- NHỮNG HÌNH THỨC DỊU DÀNG CỦA VIỆC TRỘN LẪN CÁ TÍNH VỚI GIÁO PHÁP
Chúng ta có thể không quá bị quấy rầy một cách nghiêm trọng với bất cứ những triệu chứng được đề cập bên trên, nhưng nhiều người trong chúng ta có thể vẫn có những hình thức nhẹ nhàng của việc trộn lẫn cá tính với sự thực hành Phật Pháp. Thí dụ, chúng ta có thể tiếp cận “sự tích lũy công đức” giống như chúng ta đang cố gắng để thắng một cuộc thi cử và trong ấy chúng ta đang thi đua với những hành giả khác. Hay chúng ta có thể hành động để ‘tích lũy công đức” nhằm để “mua” con đường của chúng ta đến giải thoát và giác ngộ, hay để để dành cho mùa đông, như những con sóc tích trữ quả hạch, để bảo vệ chúng ta.
Trên một phương diện khác, chúng ta có thể tránh không bị quá liên hệ với Giáo Pháp, bởi vì chúng ta sợ phải bỏ đi một số thói quen thường ngày của chúng ta – cho dù chúng là những thói quen cá tính lành mạnh hay không lành mạnh. Do thế, chúng ta có thể sợ phải mãi mãi tiếp nhận những thệ nguyện hay những lễ quán đảnh. Về điều này chúng ta cần phát triển sự tỉnh thức sắc bén để phân biệt những hành vi và sự thích thú nào của chúng ta là lành mạnh và hữu ích, và những thứ nào là không lành mạnh và tổn hại.
Cũng thế, chúng ta có thể có những chướng ngại về những sự tiếp cận trí thức, xúc cảm, hay sùng mộ đến Phật Pháp. Điều này sinh khởi khi chúng ta nhận ra chính mình hoàn toàn với một hay hơn trong những loại tiếp cận này, hay chúng ta nhận ra mình như ai đấy không thể có một hay hơn những điều này. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nhận ra những lợi ích của mỗi một trong ba loại tiếp cận và nỗ lực để trau dồi tối đa sự cân bằng thực hành Phật Pháp mà mình có thể làm.
Những rắc rối khác của chúng ta có thể sinh khởi bởi vì chúng ta không đặt để Phật Pháp ưu tiên đúng mức trong đời sống chúng ta. Do bởi điều ấy, chúng ta không thực hành hằng ngày hay không tiếp nhận sự thực tập hằng ngày và quyết tâm một cách nghiêm chỉnh. Chúng ta bỏ thực tập khi chúng ta cảm thấy không thích làm điều ấy, và chúng ta vắng mặt trong những buổi học khi chúng ta cảm thấy không hứng thú, hay có một lễ mừng ngày sinh hay một bộ phim hay hoặc một buổi hòa nhạc trùng hợp thời gian. Điều này có thể bởi vì chúng ta cảm thấy rằng để thực hành hay dự học Phật Pháp là đang phải từ bỏ một số bộ phận quan trọng của “chính chúng ta”. Với điều này, chúng ta cần phân biệt giữa những gì quan trọng trong đời sống và những gì không quá quan trọng, và giữa việc khi chúng ta thật sự không thể thiền tập hay đi đến lớp học Phật Pháp, và khi chúng ta chỉ lãng tránh do bởi lười biếng hay dính mắc. Chúng ta cần tái khẳng định đời sống quý giá của con người, và nghĩ về cái chết và vô thường.
Nếu chúng ta áp dụng những phương pháp khác nhau này, chúng ta có thể tránh một số vấn đề mà chúng đến từ sự trộn lẫn cá tính tự ngã với sự thực tập Phật Pháp của chúng ta.
Ẩn Tâm Lộ ngày 07/06/2011
Source: thuvienhoasen