Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

TẤM LÒNG RỘNG MỞ

LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life


LỜI TỰA
Lòng từ bi trong Phật giáo được cắt nghĩa là lòng mong ước sao cho tất cả mọi người đều vượt qua mọi đau khổ và bất hạnh. Chẳng may, tất cả chúng ta khó có th thoát ra khỏi thế giới của sự đau khổ đó. Chúng ta không thể tự trách mình được, không có chiếc đũa thần nào để biến đau khổ thành hạnh phúc. Chúng ta chỉ có thể rèn luyện tâm hồn mình ngày một nhân đức hơn và từ đó ta giúp mọi người làm được như vậy .
Tháng 8 năm 1999, Đức Giáo hoàng Dalai Lama (His Holiness the Dalai Lama) được Chính quyền Tây Tạng và Tổ chức Gere (The Tibet Center and The Gere Foundation) mời đến New York để trao đổi.
Cuốn sách này được trích dẫn từ những cuộc trao đổi đó. Trong những trang sau, Đức Giáo hoàng Dalai Lama sẽ chỉ cho chúng ta biết cách làm sao đều rộng mở trái tim của chúng ta và phát triển lòng từ bi bền vững và chân thật với mọi người. Toàn bộ cuộc đời của Đức Giáo hoàng là một bằng chứng về sức mạnh của sự rộng mở trái tim.
Đức Giáo Hng đã làm việc tích cực nhằm bảo tồn mọi di tích về nền văn hóa Tây Tạng. Đặc biệt, ông nổ lực vì truyền thống tôn giáo của người Tây Tạng. Đối với người Tây Tạng, tôn giáo và văn hoá là hai điều không thể tách rời. Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, suy niệm và thiền định, ông không hề mệt mỏi trong việc truyền bá Phật giáo cho mọi người trên toàn thế giới. Ông cống hiến mọi nổ lực của mình cho việc tái lập, các tu viện, nhà dòng, các buổi giảng dạy truyền thống và tất cả những gì phục vụ cho việc bảo tồn những hiểu biết về người sáng lập ra Phật giáo Shakyamuni Buddha.
Khi còn ở New York, Dalai Lama đã giảng giải ba ngày ở giảng đường Beacon (Beacon theatre). Chủ đề của những cuộc trao đổi này tập trung vào những phương pháp của nhà Phật, làm sao để loài người đạt được sự giác ngộ hoàn toàn. Ông đã trình bày qua hai nội dung: cuốn " những giai đọan thiền định" của tác giả là một thạc sĩ người Ấn Độ, Kamalashila, vào thế kỷ thứ VIII và cuốn "37 bài luyện tập của những vị Bồ Tát" (The thirty- seven pratices of bodhisattvas) của tác giả là một chuyên gia người Tây Tạng Togmay Sangpo, vào thế kỷ thứ XIV.
Cuốn sách của Kamalashila chỉ dẫn rõ ràng và vắn tắt những gì được gọi là giai đoạn "bao la"(vast) và "sâu sắc" (profound) của phương pháp thiền định đi đến sự giác ngộ tối cao. Mặc dù cuốn sách không được quan tâm nhiều ở Tây Tạng, nhưng nó vẫn có một giá trị rất lớn và Đức Giáo Hng vẫn luôn cố gắng truyền bá cuốn sách đó trên tòan thế giới.
Cuốn sách thứ hai, cuốn "37 bài luyện tập của những vị Bồ Tát" là sự mô tả vắn tắt rỏ ràng về phương pháp rèn luyện lối sống một cuộc đời vì mọi người. Tác giả cuốn sách đó, Togmay Sangpo, khuyên chúng ta nên nhận thức được rằng cuộc sống và lòng tin của chúng ta dựa trên nền tảng là đồng loại. Togmay Sangpo sống một cuộc đời khắc khổ của mt nhà tu, ông không bao giờ vị kỷ và luôn hy sinh bản thân vì mọi người xung quanh qua việc ban bố lòng từ bi của mình.
Qua những buổi nói chuyện này, dịch giả Geshe Thubten Jinpa đã diễn tả một cách khâm phục sự tinh tế của môn triết học Phật giáo được giảng giải bởi Đức Giáo Hoàng và đồng thời truyền tải lòng yêu thương luôn hiện hữu trong từng bài ging của Đức Giáo Hoàng.
Mong rằng cuốn sách này sẽ giúp cho những ai đó đọc nó sẽ tìm được niềm hạnh phúc và cũng mong rằng niềm hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến tất cả mọi người để trái tim của mọi người ngày một rộng mở.
NICHOLAS VREELAND
Source: thuvienhoasen
GIỚI THIỆU
blankXin chào tất cả những người anh chị em!
Tôi tin rằng mỗi người đều có một khát vọng bẩm sinh hướng tới niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ. Tôi cũng tin rằng mục tiêu hàng đầu của cuộc sống này là được hưởng những niềm hạnh phúc. Tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta đều mong muốn sự bình tâm và được hưởng niềm vui. Cho dù chúng ta giàu hay nghèo, da đen hay da trắng, là người miền Đông hay miền Tây, thì khát vọng của chúng ta đều như nhau. Chúng ta hoàn toàn giống nhau, cùng có lý trí và cùng có tình cảm. Mặc dù có một số người có mũi to hơn và da trắng hơn, theo quy luật của tạo hóa, chúng ta vẫn là một. Sự khác nhau đó không hề quan trọng. Sự giống nhau về tình cảm và tâm hồn mới thật sự là quan trọng.
Chúng ta chia sẻ những nổi buồn và những niềm vui đem lại sức mạnh và sự bình yên cho tâm hồn.
Tôi nghĩ rằng chúng ta nên ý thức được lòng mong muốn thật sự trong mỗi chúng ta và hãy để cho lòng mong muốn này gợi lại lòng tin nơi mỗi người. Đôi khi chúng ta nhìn nhận một hiện tượng theo chiều hướng tiêu cực và rồi chúng ta cảm thấy thất vọng. Tôi cho rằng đây là một quan điểm sai.
Tôi chẳng có một phép lạ nào để ban tặng các bạn. Nếu có một ai đó có phép lạ thì tôi sẽ tìm người đó để xin được giúp đỡ. Thật ra, tôi không tin những người nói rằng bản thân họ có phép lạ. Tuy nhiên qua việc luyện tập tâm hồn với những nổ lực kiên trì, chúng ta có thể thay đổi được ý thức và quan điểm của bản thân. Đ iều này có thể tạo ra một sự thay đổi thật sự trong cuộc đời chúng ta.
Nếu chúng ta có một quan điểm tích cực trong tâm hồn thì cho dù chúng ta có bị kẻ thù bao vây, chúng ta cũng không hề mảy may sợ hải. Ngược lại, nếu chúng ta có một quan điểm tiêu cực trong tâm hồn, luôn luôn cảm thấy thất vọng, hoài nghi, sợ hãi hay cảm thấy căm ghét chính bản thân mình, thì thậm chí khi được vây quanh bởi những người bạn thân trong một không khí đầm ấm, chúng ta cũng không hề cảm thấy hạnh phúc. Vậy thì, ý thức và quan điểm trong tâm hồn rất là quan trọng, nó tạo ra sự khác biệt hoàn toàn về trạng thái hạnh phúc của mỗi người.
Tôi cho rằng dùng tiền bạc và quyền lợi vật chất để giải quyết một vấn đề là hoàn toàn sai trái. Thật là hão huyền khi mong đợi một điều gì đó tốt đẹp mà chỉ đơn giản là dựa vào những vật ngoại thân. Lẽ dĩ nhiên là vật chất thì rất quan trọng và hữu ích đối với con người. Tuy nhiên, thực ra thì thái độ, ý thức và quan điểm tâm hồn cũng quan trọng như vậy- nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Chúng ta không nên theo đuổi một đời sống vật chất, vì điều đó gây cản trở chúng ta trong việc luyện tập tâm hồn. Đôi khi tôi có cảm giác là mọi người đang dồn tâm trí vào việc làm giàu và quên đi giá trị tâm hồn của mình. Vậy thì,chúng ta nên phát triển một sự cân bằng giữa những mối lo lắng quan tâmvề vật chất và việc rèn luyện tâm hồn. Tôi nghĩ là bẩm sinh chúng ta hoạt động như là xã hội loài vật. Những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta là những gì mà chúng ta gọi là "giá trị loài người thật sự". Chúng ta nên cố gắng gia tăng, duy trì những hành động đẹp đẽ như là chia sẽ và chăm sóc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng quyền của mọi người khác. Từ đó, chúng ta nhận thức được rằng niềm hạnh phúc trong tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những thành viên khác trong cùng xã hội.
Riêng tôi, năm 16 tuổi tôi đã đánh mất tự do của mình, năm 24 tuổi tôi đã đánh mất đất nước mình. Trong suốt 40 năm qua, tôi là một kẻ lánh nạn mang đầy trọng trách. Nhớ lại quá khứ của mình, tôi thấy cuộc đời tôi thật sự khó khăn. Tuy nhiên, qua những năm tháng đó, tôi đã học tập nghiên cứu trau dồi lòng từ bi qua việc chăm sóc mọi người. Thái độ tâm hồn này đã mang đến cho tôi một sức mạnh tiềm tàng. Một trong những câu kinh mà tôi rất tâm đắc là:
" Miễn là vũ trụ tồn tại 
(so long as space remains) 
Miễn là loài người tồn tại 
 
(so long as sentient beings remain) 
Tôi sẽ tồn tại
 
(I will remain) 
Để giúp đỡ, để phục vụ
 
(in order to help, in order to serve) 
Để hiến mình vì mọi người
 
(in order to make my own contribution)’’
Đoạn kinh trên đem đến sự tự tin và sức mạnh tiềm tàng cho mọi người. Đoạn kinh đó đã đem lại mục đích cao cả cho cuộc đời tôi. Bất chấp những điều phức tạp và khó khăn cách mấy, nếu chúng ta có được một quan điểm tâm hồn như vậy, chúng ta sẽ luôn được sự bình an trong tâm hồn.
Một lần nữa tôi phải nhấn mạnh rằng "chúng ta đều giống nhau". Một số người trong số các bạn có thể có ấn tuợng rằng " Dalai Lama có một chút gì đó hơi khác biệt". Điều đó hoàn toàn sai. Tôi cũng là một con người bình thường như các bạn. Chúng ta có cùng một mong muốn tiềm ẩn trong lòng.
Việc rèn luyện, phát triển tâm hồn không nhất thiết phải dựa trên lòng tín ngưỡng tôn giáo. Chúng ta hãy nói về những luân thường đạo lý trần gian (secular ethics).
Tôi tin rằng những phương pháp để chúng ta mở rộng lòng vị tha, thái độ quan tâm chăm sóc đến mọi người đều rất quan trọng. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự khác biệt giữa những nghi thức và quan điểm triết học, nhưng những thông điệp chủ đạo của mọi tôn giáo đều rất giống nhau. Mọi tôn giáo đều cổ xuý lòng yêu thương, lòng từ bi và sự tha thứ. Và thậm chí những người không tin vào tôn giáo vẫn có thể hiểu biết và trân trọng những giá trị đạo đức của loài người.
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh. Chúng ta thường có khuynh hướng quên đi những điều cơ bản. Ngày nay, với nền kinh tế toàn cầu hiện đại, mỗi quốc gia đều xích lại gần nhau hơn. Mọi quốc gia đều nương tựa phụ thuộc vào nhau, mọi lục địa đều nương tựa phụ thuộc nhau. Tất cả chúng ta đều nương tựa phụ thuộc lẫn nhau.
Khi chúng ta quan sát kỹ càng những vấn đề mà ngày nay con người phải đối mặt, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả những vấn đề đo ùđều do con người gây ra. Không phải tôi đang nói về vấn đề thiên tai đâu nhé! Những cuộc xung đột, những trận tàn sát, và mọi vấn đề phát sinh từ chủ nghĩa dân tộc và ranh giới quốc gia đều do con người gây ra.
Nếu chúng ta nhìn thế giới từ trên cao, chúng ta sẽ không thấy bất kỳ một sự phân chia ranh giới nào giữa các quốc gia cả. Chúng ta chỉ thấy đơn thuần một hành tinh nhỏ bé- chỉ một mà thôi!!. Một khi chúng ta chia ranh giới, chúng ta sẽ có khái niệm về "chúng ta" và " bọn họ". Khi khái niệm này trở nên mạnh mẽ, nó sẽ làm chúng ta mù quáng không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Ở nhiều quốc gia Châu Phi và gần đây, một vài quốc gia thuộc Đông Âu, đã phát sinh chủ nghĩa hẹp hòi.
Khái niệm "chúng ta" và " bọn họ" là một khái niệm hoàn toàn sai lạc, bởi vì những mối quan tâm và quyền lợi của mọi người cũng chính là những mối quan tâm và quyền lợi của chúng ta. Quan tâm chăm sóc niềm hạnh phúc tương lai của chính bản thân mình. Sự thật thì luôn đơn giản. Nếu chúng ta muốn gây hại cho kẻ thù, thì chính chúng ta sẽ bị hại.
Tôi nhận thấy rằng do sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế toàn cầu và hậu quả của sự gia tăng dân số, thế giới của chúng ta bị thay đổi nhiều: nó trở nên bé nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nhận ra điều đó; chúng ta vẫn tiếp tục phân chia ranh giới và vẫn ‘‘chúng ta’’ – ‘‘bọn họ’’.
Chiến tranh dường như là một phần trong lịch sử của loài người. Khi nhìn lại hành tin của chúng ta trong quá khứ, chúng ta thấy rằng những quốc gia, những lãnh thổ và thậm chí là những ngôi làng đều độc lập về mặt kinh tế. Trong hoàn cảnh như vậy thì huỷ diệt kẻ thù chính là chiến hắng của chúng ta. Bạo lực và chiến tranh trong quá khứ là hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta luôn phụ thuộc lẫn nhau nên khái niệm về "chiến tranh" đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, khi chúng ta gặp phải những bất đồng hay những rắc rối, chúng ta phải cố tìm ra giải pháp qua các cuộc đàm phán. Đàm phán là phương pháp thích hợp duy nhất. Một nước đánh chiếm và chiến thắng một nước khác giờ đây không còn thích hợp nữa. Chúng ta phải cố gắng giải quyết mọi xung đột bằng thái độ hoà giải và chúng ta phải luôn vì lợi ích của cộng đồng. Chúng ta không được huỷ diệt đồng loại của mình. Chúng ta không được phớt lờ quyền lợi của họ. Nếu chúng ta làm như vậy, cuối cùng chúng ta sẽ tự chuốc lấy đau khổ cho mình. Vậy nên, tôi nghĩ rằng ngày nay khái niệm về " bạo lực" hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Hòa bình, không bạo lực là giải pháp thích hợp nhất.
Không bạo lực không có nghĩa là chúng ta thờ ơ, không quan tâm đến mọi vấn đề. Ngược lại, chúng ta cần phải tham gia giải quyết mọi vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta phải giải quyết mọi vấn đề vì lợi ích chung chứ không phải nhằm mục đích trục lợi cho riêng mình. Chúng ta không được gây tổn hại cho lợi ích của cộng đồng. Vì vậy, hòa bình không chỉ đơn thuần là không có bạo lực, nó còn liên quan đến sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, nó gần như là một biểu hiện của lòng từ bi. Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta phải khuyến khích khái niệm về sự hoà bình trong phạm vi gia đình, cũng như là phạm vi quốc gia và quốc tế. Mọi cá nhân đều có khả năng góp phần vào việc gìn giữ hoà bình và giúp đỡ mọi người.
Vậy thì chúng ta nên bắt đầu bằng cách nào đây? Chúng ta có thể bắt đầu với chính chúng ta. Chúng ta phải cố gắng mở ra những tiền đồ rộng lớn, chúng ta phải nhìn nhận mọi việc từ mọi góc độ, mọi khía cạnh. Thường thì chúng ta hay gặp rắc rối khi nhìn nhận sự việc theo quan điểm riêng của mình, thậm chí đôi khi chúng ta còn cố ý bỏ qua một số khía cạnh của sự việc. Điều này thường dẫn tới những kết quả tồi tệ. Dù sao thì chúng ta cần phải nhìn nhận các hiện tượng một cách bao quát hơn.
Chúng ta phải nhận thức được rằng những cá nhân khác cũng là một phần trong xã hội chúng ta. Chúng ta có thể xem xã hội chúng ta như một cơ thể, có chân, có tay và những bộ phận khác. Đương nhiên là tay không giống với chân; tuy nhiên, nếu chân có bị đau thì tay sẽ vươn tới để trợ giúp. Tương tự, khi mọi người trong xã hội có mệnh hệ gì thì chúng ta phải trợ giúp họ. Tại sao? Bởi vì họ chính là một phần của cơ thể, họ chính là một phần của chúng ta.
Chúng ta cũng phải quan tâm đến môi trường của chúng ta. Đây là ngôi nhà của chúng ta- ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Đúng là chúng ta có nghe những nhà khoa học bàn luận về vấn đề định cư trên sao thổ và mặt trăng. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó một cách dễ dàng tiện lợi thì tốt biết bao. Nhưng tôi lại nghĩ rằng điều đó khá khó khăn. Ở đó, chúng ta sẽ cần vài trang thiết bị để mà hô hấp. Tôi nghĩ rằng hành tinh xanh của chúng ta rất đẹp đẽ và thân thuộc với chúng ta. Nếu chúng ta hủy diệt nó, hay một tổn thất to lớn nào đó xảy ra do lổi lầm của chúng ta thì chúng ta sẽ đi đâu!? Vì vậy, quan tâm chăm sóc môi trường chính là quan tâm chăm sóc niềm hạnh phúc và lợi ích chính của chúng ta.
Việc phát triển một phương pháp quan sát tổng quát hơn về hoàn cảnh của chúng ta và nâng cao nhận thức của chúng ta về sự vật, chính cái đó thật sự có thể đem đến một sự thay đổi lớn lao trong đời sống chúng ta. Đôi khi vì một lý do rất nhỏ nhặt, một cuộc ẩu đả xảy ra giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Nếu bạn xem xét một khía cạnh nào đó của vấn đề, tập trung vào khía cạnh đó, và rồi, vâng, thật sự cần phải ẩu đả lắm!! Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc trên một cách tổng quát và sâu sắc hơn, chúng ta sẽ cảm nhận được những khía cạnh tiêu cực và cả những khía cạnh tích cực. Bạn có thể suy nghĩ " Đây chỉ là một rắc rối nho nhỏ thoi mà! Mình sẽ giãi quyết bằng cách trao đổi với nhau,không nhất thiết phải dùng biện pháp cứng rắn!". Nhờ vậy, chúng ta có thể tạo được hoà khí trong gia đình chúng ta cũng như trong toàn cộng đồng.
Ngày nay, chúng ta còn đối mặt với một vấn đề nữa, đó là sự phân cấp giữa người giàu và kẻ nghèo. Ở nước Mỹ này, tổ tiên của các bạn đã thiết lập những khái niệm về quyền bình đẳng, quyền tự do, sự tự do, sự bình đẳng và những cơ hội bình đẳng cho mọi công dân. Những khái niệm này được quy định bởi luật pháp của các bạn. Tuy nhiên, con số những nhà triệu phú ở nước này đang gia tăng trong khi những người nghèo đói, thậm chí họ càng ngày càng nghèo hơn. Điều này thật đáng tiếcthay! Tương tự nếu xét trên bình diện toàn cầu, chúng ta cũng sẽ thấy một số quốc gia giàu có trong khi đó một số quốc gia vẫn nghèo đói. Điều này cũng thật đáng tiếc thay! Nó không chỉ sai trái về mặt đạo đức, thực tế. Nó chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối và bạo loạn. Không sớm thì muộn, những rắc rối đó sẽ tìm đến chúng ta.
Khi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta nói về New York. Tôi đã nghĩ rằng ắt hẳn New York giống thiên đường lắm, một thành phố tuyệt vời. Năm 1979, lần đầu tiên tôi đến New York, giữa đêm, khi tôi đang ngủ yên thì bị đánh thức bởi tiếng còi báo động
"Doooooo!! Doooooo!! Doooooo!!". Tôi nhận ra rằng đâu đó có một cái gì đó không ổn, hoả hoạn và những nguy hiểm khác…
Tương tự, một người anh của tôi- ông ta đã qua đời- đã kể với tôi về đời sống của mình ở Mỹ. Ông đã sống cuộc đời rất khổ cực, ông kể với tôi về những rắc rối, những nỗi lo sợ, giết chóc, trộm cắp, hãm hiếp mà mọi ngươi phải gánh chịu. Tôi nghĩ đây là sự chênh lệch của cải trong xã hội. Đương nhiên là khó khăn chồng chất khó khăn nếu chúng ta phải làm việc quần quật ngày này qua ngày khác để mà mưu sinh cuộc sống trong khi những người khác, cũng là con người như chúng ta, lại sống an nhàn trong nhung lụa với cuộc sống vật chất xa hoa. Điều này thật sự không công bằng; kết quả là những người giàu có - những nhà triệu phú và tỷ phú luôn có cảm giác lo lắng bồn chồn. Vậy nên tôi nghĩ rằng khoảng cách giữa những người giàu và kẻ nghèo quá to lớn như vậy là một điều bất hạnh.
Cách đây không lâu, một gia đình giàu có ở Bombay đến thăm tôi. Người vợ trong gia đình đó là một người rất tin vào thần thánh, bà ta yêu cầu tôi hãy ban phúc cho bà ta. Tôi đã nói với bà: "Tôi không thể ban phúc cho bà. Tôi không có khả năng đó!". Và sau đó tôi bảo bà ta: "Bà xuất thân từ một gia đình giàu có. Đấy là một điều may mắn. Điều may mắn này là kết quả của những việc làm đức hạnh của bà trong kiếp trước. Người giàu là những thành viên quan trọng trong xã hội. Bà đã cố gắng kinh doanh để tích luỹ ngày một nhiều của cải hơn. Bây giờ bà nên dùng của cải của mình để giúp đỡ những người nghèo khổ về mặt giáo dục và sức khỏe". Chúng ta nên sử dụng đường lối tư bản đề mà kiếm tiền rồi sau đó phân phối số tiền đó một cách có ý nghĩa và thiết thực cho cộng đồng. Nếu xét theo khía cạnh đạo đức hay thực tế thì đây cũng là một phương pháp tốt trong việc tạo ra sự luân chuyển tiền tệ trong xã hội.
Ở Ấn Độ, việc phân chia đẳng cấp vẫn còn tồn tại; những thành viên của đẳng cấp thấp nhất được xem là những tiện nhân mà những người ở đẳng cấp cao tránh không sờ tới. Vào những năm cuối thập niên 50, Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar, một thành viên của đẳng cấp này và một luật sư, ông này là Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ và là người soạn thảo ra hiến pháp Ấn Độ đã theo về Phật giáo. Sau đó hàng trăm nghìn người khác đã noi theo họ. Cho dù họ có là tín đồ của Phật giáo thì họ vẫn sống trong nghèo túng, và thực sự là họ cực kỳ nghèo túng. Tôi thường nói với họ: "Chính bản thân các bạn phải nỗ lực, các bạn phải bắt tay vào làm việc với sự tự tin của mình để tạo ra những sự thay đổi. Các bạn không được phép đổ lỗi rằng hoàn cảnh hiện thời của bạn là do các đẳng cấp và giai cấp trên gây ra!".
Vì vậy, trong số các bạn ở đây có một số người gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, tôi rất mong rằng các bạn sẽ làm việc rất chăm chỉ và tự tin để tạo ra các cơ hội cho mình. Những người giàu hơn thì nên quan tâm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, những người nghèo khó hãy nổ lực hết sức mình, bằng tất cả niềm tin.
Cách đây vài năm tôi có viếng thăm gia đình nghèo khổ ở Soweto thuộc Nam Phi. Tôi đã nói chuyện với họ, hỏi thăm về hoàn cảnh của họ, về cách sinh sống của họ và về những việc đại loại như thế. Tôi đã nói chuyện với một người đàn ông, người này giới thiệu rằng mình là một giáo viên. Khi nói chuyện với nhau, chúng tôi cũng đồng ý rằng sự phân biệt sắc tộc là một điều xấu xa tồi tệ. Tôi đã nói rằng ngày nay người da đen có mọi quyền bình đẳng, ông ta có những cơ hội mà ông ta phải tận dụng bằng cách nổ lực trong ngành giáo dục và làm việc chăm chỉ, rằng ông ta nên phát huy tối đa những quyền bình đẳng thật sự của mình. Ông giáo viên nọ đáp lời bằng một giọng buồn buồn rằng ông ta tin rằng bộ óc của người Châu Phi da đen nhỏ hơn bộ óc của người da trắng. Ông nói "Chúng tôi không thể bình đẳng như người da trắng!"
Tôi đã bị choáng váng và rất buồn lòng. Nếu thứ loại quan điểm đó còn tồn tại trong tâm hồn thì sẽ chẳng có cách nào làm thay đổi hoàn cảnh của bản thân cũng như của toàn xã hội. Thật không thể chịu được!!. Vậy nên tôi đã tranh luận với ông ta. Tôi nói: "Suy nghĩ của tôi và của những người đồng hương của ông cũng không khác suy nghĩ của ông lắm. Nếu những người Tây Tạng có cơ hội, chúng tôi có thể phát triển xã hội loài người thịnh vượng. Chúng tôi đã từng là những người lánh nạn ở Ấn Độ trong suốt 40 năm qua và chúng tôi đã trở thành một cộng đồng những người tị nạn thành đạt nhất ở đó". Tôi nói với ông ta rằng: "Tất cả chúng ta đều bình đẳng! Chúng ta có những khả năng, những năng lực như nhau! Tất cả chúng ta đều cùng là loài người! Sự khác biệt giữa màu da của chúng ta chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt! Vì sự phân biệt màu da trong quá khứ nên ông không có cơ hội, nếu không, giờ đây ông chẳng thể nào thua kém người da trắng!"
Cuối cùng, ông ta thì thào đáp lời trong nước mắt:  "Giờ đây tôi cảm nhận được là chúng ta cùng giống nhau. Chúng ta cùng là con người. Chúng ta có cùng những năng lực như nhau".
Đến đó, tôi cảm thấy sự buồn bực giảm đi rất nhiều. Tôi cảm thấy là tôi đã góp phần vào việc truyền tải những nội dung giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, tôi đã giúp ông ta phát huy niềm tin của mình, niềm tin về một tương lai tươi đẹp.
Niềm tin đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta làm sao để có được niềm tin. Đầu tiên chúng ta phải luôn suy nghĩ rằng chúng ta chẳng thua kém mọi người, chúng ta có cùng tài trí và năng lực như họ. Nếu chúng ta bi quan, cho rằng mình không có năng lực, mình không thể thành công, thì chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ được. Luôn cho rằng bản thân mình không có khả năng ganh đua tranh tài cùng người khác là bước đầu tiên dẫn đến thất bại.
Vì vậy, bạn hãy tham gia vào mọi cuộc tranh tài một cách đúng đắn và trung thành, không gây hại cho người khác, tận dụng mọi quyền bình đẳng hợp pháp là phương pháp để tiến triển. Ở đất nước to lớn này (Mỹ), có mọi cơ hội cần thiết cho bạn tiến bộ.
Dù chúng ta nên tham gia vào mọi hoạt động trong đời sống xã hội với sự tự tin của bản thân, chúng ta cũng nên ý thức được những phẩm chất tiêu cực xấu xa của tính khoe khoang tự cao tự đại và những phẩm chất tích cực tốt đẹp của lòng tự trọng và tự tin. Đây cũng là một trong những phương pháp rèn luyện tâm hồn. Theo thói quen của tôi, khi tôi có ý kiêu ngạo: "Mình là một người đặc biệt !", tôi thường tự nói với chính mình: "Mình chỉ là một con người bình thường, là một tu sĩ Phật giáo, nhờ vậy mà mình có thể vận hành tinh thần hướng cõi Phật (Buddhahood)". Sau đó tôi so sánh bản thân với con côn trùng trước mặt và tôi nghĩ: "Con côn trùng này rất yếu ớt, nó không có khả năng suy nghĩ những vấn đề triết học, nó không có khả năng phát huy lòng vị tha quảng đại. Trong khi đó, mình có khả năng đó mà mình lại xử sự một cách ngốc nghếch đến như vậy!". Nếu tôi chỉ trích bản thân theo cách trên thì con côn trùng đó hoàn toàn chân thật, ngay thẳng, chính trực hơn tôi nhiều.
Thỉnh thoảng tôi có gặp một vài người cho là tôi giỏi hơn họ, tôi sẽ cố tìm một vài phẩm chất tốt đẹp nào đó của anh ta. Có thể anh ta có một mái tóc đẹp vậy thì tôi sẽ nghĩ: "Mái tóc của anh ta thật đẹp, còn mái tóc của mình thì bị hói. Nếu xét về khía cạnh này thì anh ta vẫn hơn mình". Chúng ta cũng có thể sẽ nhận thấy vài phẩm chất đáng kể của một người nào đó mà về mặt khác chúng ta vượt trội hơn hẳn anh ta - điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá và tập luyện chế ngự lòng tự cao tự đại của mình.
Đôi khi chúng ta cũng cảm thấy thất vọng; chúng ta trở nên nản lòng và nghĩ rằng mình không có khả năng làm được việc gì cả. Trong trường hợp như vậy, chúng ta nên nhớ lại những cơ hội và dịp may mà ta đã thành công.
Ý thức được rằng chúng ta có thể uốn nắn tâm hồn của mình, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi về thái độ tâm hồn của mình bằng cách sử dụng những phương pháp suy nghĩ khác nhau . N ếu các bạn là người tự cao tự đại, các bạn có thể sử dụng phương pháp suy nghĩ mà tôi vừa trình bày. Nếu các bạn bối rối vì mất niềm tin và đau khổ, các bạn nên nắm bắt mọi cơ hội nhằm cải thiện tình trạng của mình. Phương pháp này rất có ích.
Cảm xúc của con người rất mạnh mẽ và đôi khi gây bối rối cho chúng ta. Điều này có thể sẽ dẫn đến những tai họa. Một phương pháp quan trọng khác trong việc luyện tập thái độ tâm hồn của chúng ta là đẩy lùi những cảm xúc đó trước khi chúng trỗi dậy trong lòng chúng ta. Ví dụ: khi chúng ta cảm thấy tức giận và căm thù, có thể chúng ta suy nghĩ: "Sự tức giận làm cho mình mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và phản ứng nhanh hơn". Tuy nhiên, khi bạn xem xét vấn đề cặn kẽ hơn, bạn sẽ thấy rằng sự mạnh mẽ có được nhờ những cảm xúc tiêu cực như vậy hoàn toàn là sự mù quáng. Tôi không tin rằng sức mạnh có được nhờ sự tức giận là một sức mạnh hữu ích. Thay vì như vậy, chúng ta nên phân tích tình huống đó cẩn thận hơn và rồi, bằng thái độ sáng suốt và khách quan, chúng ta quyết định các biện pháp đối phó cần thiết. Lòng tin "Tôi phải làm một điều gì đó" có thể giúp bạn thêm nghị lực và kiên quyết. Tôi tin rằng đây mới chính là nền tảng của một sức mạnh hữu ích hơn.
Nếu có một ai đó đối xử bất công với chúng ta, việc đầu tiên chúng ta phải làm là phân tích cặn kẽ tình hình. Nếu chúng ta cảm thấy rằng mình có thể chịu được sự bất công đó; nếu như hậu quả do sự bất công đó gây ra không quá to tát, tôi nghĩ làù tốt hơn hết chúng ta nên chấp nhận nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tĩnh sáng suốt xem xét tình hình và thấy rằng việc chấp nhận điều bất công đó sẽ đem đến những hậu quả nặng nề to tát hơn, vậy thì chúng ta phải suy nghĩ tìm ra những biện pháp đối phó thích hợp. Tôi nhắc lại, mọi giải pháp đều phải dựa trên nền tảng là sự sáng suốt xem xét tình hình chứ không phải là sự tức giận. Tôi cho rằng nếu chúng ta càng tức giận và căm thù hơn thì thực ra chúng ta lại càng gây hại cho chính mình hơn là gây hại cho kẽ gây rắc rối cho mình.
Hãy hình dung rằng một người hàng xóm của bạn rất ghét bạn và luôn gây rắc rối cho bạn. Nếu bạn mất bình tĩnh và trở nên oán ghét anh ta thì tinh thần của bạn sẽ bị tổn thương, bạn sẽ không thể ngủ ngon được, bạn bắt đầu dùng thuốc an thần và thuốc ngủ. Càng ngày bạn càng dùng nhiều hơn, nhửng viên thuốc này sẽ gây hại cho cơ thể bạn. Tính khí và tâm trạng của bạn thay đổi; và kết quả là những người bạn của bạn không muốn thăm viếng bạn nữa. Tóc của bạn dần dần bạc trắng, và những vết nhăn xuất hiện. Cuối cùng, sức khỏe của bạn suy sụp nghiêm trọng. Vậy thì người hàng xóm của bạn sẽ cảm thấy rất thích thú; không cần phải nhọc công nhọc sức, hắn đã đạt được điều mong muốn của mình.
Nếu bất chấp thái độ của anh ta, bạn vẫn bình thản và sức khỏe của bạn vẫn tốt, bạn vẫn vui vẻ và bạn bè của bạn vẫn thăm viếng bạn bình thường, cuộc sống của bạn thịnh vượng hơn.
Điều này sẽ làm cho người hàng xóm của bạn lo lắng. Tôi cho rằng đây là cách khôn ngoan để trừng phạt người hàng xóm của bạn. Đây không phải là câu chuyện vui đâu nhé các bạn!! Tôi đã từng gặp phải những chuyện như vậy rất nhiều. Trong những trường hợp như vậy tôi thường rất bình tĩnh và sáng suốt, không bao giờ xao động tinh thần. Tôi cho rằng điều này hữu ích đấy! Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng lòng khoan dung tha thứ và tính kiên nhẫn là biểu hiện của sự yếu đuối bạc nhược. Trái lại, tôi cho rằng đó là biểu hiện của sức mạnh và nghị lực.
Khi chúng ta đối mặt với kẻ thù và những người muốn hãm hại chúng ta, chúng ta có thể xem đó là dịp để chúng ta rèn luyện, phát huy lòng khoan dung tha thứ và tính kiên nhẫn của mình. Chúng ta thật sự rất cần những phẩm chất này; những phẩm chất này rất hữu ích cho chúng ta. Và dịp duy nhất mà chúng ta phải rèn luyện, phát huy những phẩm chất này là khi chúng ta bị kẻ thù khiêu khích. Nếu xét theo quan điểm này thì kẻ thù của chúng ta chính là thầy của chúng ta, may thay, bất chấp động cơ của họ là gì thì họ cũng có ích cho chúng ta.
Nhìn chung, những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời cho chúng ta những cơ hội để đạt được những kinh nghiệm hữu ích và phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình. Ở nước Mỹ, thế hệ trẻ có một đời sống tiện nghi và dễ dàng mà lại thường gặp khó khăn khi phải đối mặt với những rắc rối, thậm chí là những rắc rối nho nhỏ. Khi gặp rắc rối, họ lập tức la hét. Các bạn trẻ hãy nhớ về những gian khổ mà thế hệ trước và cha ông các bạn đã chịu đựng và trải qua khi mới bắt đầu định cư trên mảnh đất này.
Tôi nhận thấy có một điều sai trái là xã hội hiện đạicủa chúng ta có khuynh hướng từ chối và không yêu thương những người đã phạm tội ác – những tù nhân chẳng hạn- kết quả là họ đánh mất niềm hy vọng của mình. Họ không còn ý niệm về trách nhiệm và hình phạt. Kết quả là mọi người đều đau khổ và bất hạnh hơn. Chúng ta nên truyền đạt thông điệp sau đây tới những tù nhân đó: "Bạn cũng là một phần của xã hội. Bạn cũng có tương lai của bạn. Tuy nhiên bạn phải sửa chữa những lỗi lầm và những hành vi sai trái của mình và bạn đừng bao giờ lập lại những lỗi lầm như vậy nữa. Bạn phải sống có trách nhiệm như mọi thành viên khác trong xã hội".
Tôi cũng thấy một điều đáng buồn là những bệnh nhân bị bệnh SIDA lại không được xã hội thừa nhận. Khi chúng ta gặp những người có hoàn cảnh đau khổ đặc biệt, thì đó là cơ hội tốt để chúng ta rèn luyện sự quan tâm chăm sóc mọi người và lòng từ bi của mình. Tuy nhiên tôi thường nói với mọi người: "Lòng từ bi của tôi chỉ lànhững lời nói trống rỗng. Mẹ Teresa xa xưa mới thật sự có tấm lòng từ bi !".
Đôi khi chúng ta làm ngơ trước bất hạnh của mọi người. Khi tôi đi xuyên Ấn Độ bằng tàu hỏa, tôi thường trông thấy những người nghèo khổ và những người hành khất ở sân ga. Tôi thấy mọi người không hề để mắt đến họ và thậm chí còn doạ nạt họ. Những giọt nước mắt rơi ra từ mắt chúng ta. Để làm gì vậy!?? Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nên phát huy một thái độ đúng đắn khi chúng ta gặp phải những hoàn cảnh bất hạnh như vậy.
Tôi cũng cảm thấy rằng việc sống thiên về tình cảm không phải là điều tốt. Đôi khi tôi thấy những người bạn Miền Tây của tôi xem tình cảm lưu luyến là một cái gì đó rất quan trọng đối với họ, dường như là nếu không có những tình cảm như vậy thì cuộc đời của họ sẽ vô cùng tẻ nhạt. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải phân biệt rõ đâu là những khao khát và tình cảm sai lầm và đâu là những phẩm chất đáng quý của lòng yêu thương đem đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Tình cảm lưu luyến làm cho chúng ta ngu muội, vì vậy chúng ta không thể nhận thức mọi việc một cách sáng suốt, dần dần nó sẽ dẫn chúng ta đến những rắc rối không cần thiết. Giống như những cảm xúc sai lầm của lòng căm thù tức giận, tình cảm lưu luyến có hại cho chúng ta. Chúng ta phải cố giữ cho lòng mình bình thản và thư thái. Điều này không có nghĩa là bạn nên vô cảm, thờ ơ lãnh đạm. Chúng ta phải luôn ý thức đâu là đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu. Sau đó chúng ta hành động nhằm hạn chế, loại trừ cái xấu phát huy cái tốt.
Có một phương pháp trong Phật giáo mà khi chúng ta luyện tập, chúng ta trao tặng niềm vui và tạo ra niềm hạnh cho mọi người, nhờ vậy mà chúng ta tẩy sạch những đau khổ của mọi người. Mặc dù đương nhiên là chúng ta không thể làm thay đổi hoàn toàn hoàn cảnh khó khăn của họ, tôi thật sự thấy rằng trong một số trường hơp, qua sự chân thành quan tâm chăm sóc của chúng ta, qua việc chia sẽ nổi đau của chúng ta- những đau khổ của mọi người sẽ nguôi ngoai- nếu xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên, mục tiêu chính của phương pháp này là làm tăng thêm sức mạnh tiềm tàng và lòng can đảm của chúng ta.
Tôi đã lựa chọn ra nhiều phương pháp mà tôi nghĩ rằng mọi người, mọi tôn giáo, thậm chí là những ai không theo tôn giáo nào cả, cũng có thể chấp nhận được. Khi đọc những phưong pháp này, nếu bạn là người theo tôn giáo, bạn có thể suy niệm về vị thần mà bạn tôn thờ. Một người thiên chúa giáo có thể nghĩ về Jesus hoặc Chúa Trời, một tín đồ Hồi giáo có thể nghĩ về thánh Allah. Vậy thì, khi đọc những lời kinh này, bạn hãy tập trung vào để nâng cao những giá trị tinh thần của mình. Nếu bạn là người không theo tôn giáo, bạn có thể suy niệm về việc mọi người đều mong ước niềm hạnh phúc và vượt qua những đau khổ bất hạnh. Nhận ra được điều này, bạn có thể rộng mở tấm lòng của mình điều quan trọng là chúng ta phải có một tấm lòng nhân hậu. Vì chúng ta là một phần của xã hội loài người, chúng ta phải là những người có tấm lòng nhân hậu.
‘‘Cầu chúc cho người nghèo không còn nghèo nữa 
( May the poor find wealth) 
Cầu chúc cho người khổ tìm được niềm vui
 
(Those weak with sorrow find joy) 
Cầu chúc cho kẻ bất hạnh tìm được niềm tin.
 
(May the forlorn find new hope.) 
Mãi mãi sống trong hạnh phúc và thịnh vượng.
 
(Constant happiness and prosperity.) 
Cầu chúc cho kẻ nhút nhát không còn sợ hải.
 
(May the frightened cease to be afraid.) 
Gông xiềng biến thành tự do.
 
(And those bound to be free.) 
Cầu chúc cho người yếu đuối tìm được nghị lực.
 
(May the weak find power.) 
Và trái tim mọi người tràn ngập lòng yêu thương.
 
(And may their hearts join in friendship.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét