TRONG ĐỜI SỐNG VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước khi trả lời, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của chính tôi. Tôi nghĩ là khoảng bốn mươi năm trước đây, tôi đã bắt đầu nghĩ rằng, sẽ thật là lợi ích hay thích thú thảo luận hay đối thoại với khoa học và Phật học - đề cập đến những hạt vi trần và dĩ nhiên tôi nghĩ một số trong các bạn biết theo như vũ trụ học quan tâm và núi Tu Di trên những vấn đề này. Rồi thì quan trọng hơn như tôi đã đề cập trước đây, Đạo Phật không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng điều gì đấy như sự tự sinh. Khi chúng ta nói về tạo hóa hay tạo tác, chúng liên hệ một cách căn bản đến cảm xúc. Cho nên trong Đạo Phật, một cách tương đối, tôi nghĩ thông tin rất phong phú về tâm thức, cảm xúc và việc xử trí những cảm xúc khác biệt này như thế nào và sau khi có một số kinh nghiệm ở đấy như thế nào. Thành ra tôi nhiệt tình đối thoại với các nhà khoa học hiện đại.
Rồi thì một số người bạn của tôi, họ phản hồi với tôi rằng, khoa học là kẻ giết tôn giáo, là nguy hiểm, hãy cẩn thận. Và tôi suy nghĩ và suy nghĩ, theo như sự quan tâm của Đạo Phật, đặc biệt truyền thống Na Lan Đà. Đức Phật chính ngài đã tuyên bố rõ rằng, tất cả những môn đồ của ta, không nên tuân theo giáo huấn của vì sự ngoan đạo, hay tin tưởng nhưng đúng hơn là qua khảo sát và thẩm nghiệm. Thế nên, điều này cho chúng ta một loại tự do nào đấy để nghiên cứu những gì kinh điển nói đến. Vì vậy, về phương diện lịch sử, hơn hai nghìn năm qua, rất nhiều đạo sư Phật Giáo ở Ấn Độ, dựa vào sự khai phóng này để thẩm tra những ngôn từ của chính Đức Phật. Những lời nào của Đức Phật, những giáo huấn nào của Đức Phật mâu thuẩn với sự thẩm tra, thế thì các đạo sư nói là các ngài không chấp nhận theo từng chữ, từng lời. Những kinh điển nào với sự khảo sát phân tích xa hơn vẫn có thể tin cậy được, đấy - như thế đấy, thì mới chấp nhận. Đấy là truyền thống của Na Lan Đà.
Do vậy, khoa học cũng thế, có một loại, một phương pháp nào đấy để nghiên cứu điều tra những gì là thực tại. Truyền thống Na Lan Đà cũng vậy, phương pháp để thẩm tra về thực tại. Là như thế, rồi thì tôi đã bắt đầu đối thoại với khoa học. Bây giờ, như tôi đã đề cập phía trước, hai mươi năm qua càng nhiều sự đối thoại hơn, càng trở nên rất rõ ràng rằng khoa học hiện đại họ tìm thấy những thông tin hữu ích từ những giải thích của Đạo Phật về tâm. Và đối với giới Phật Giáo, sự khám phá của khoa học về những hạt vi lượng (quark), hạt hạ nguyên tử (subatomic), và những hạt là rất hữu ích, rất hữu ích.
Một trường hợp ngẫu nhiên liên hệ về núi Tu Di tối thiểu đối với tôi, bây giờ không tin về núi Tu Di nữa. Đấy là một trường hợp ngẫu nhiên ở đấy, không có vấn đề gì (cười). Cho nên loại nghiên cứu sâu xa này, không có vấn đề gì. Bây giờ ở đây, theo những nhà chuyên môn về não bộ, trong một cuộc gặp gở với những nhà khoa học ở trình độ não bộ, nó là thần kinh học, dường như là những trung tâm não bộ trở nên linh động hơn khi chúng ta trải nghiệm đau đớn cho chính mình dường như là cũng là những trung tâm bị kích động một cách nổi bật hơn khi chúng ta cảm nhận trắc ẩn, thấu cảm với nổi đau đớn của kẻ khác.
Nên sau khi tôi nghe điều đó tại hội nghị (cười) tôi phản ứng nửa đùa rằng, ô, trong trường hợp ấy, não bộ rất ngu ngơ (cười). Không có khả năng phân biệt nguyên nhân thật sự là gì. Một là lòng trắc ẩn (sự thấu cảm), cảm giác quan tâm đến sự cát tường cho người khác, có một yếu tố tinh thần quyết định một loại tự tin vô vàn tự nguyện quan tâm săn sóc đến sự cát tường của kẻ khác là như thế nào. Nên, có một sức mạnh liên hệ nỗi đau của người khác trong chính mình, đến sự tuyệt vọng của kẻ khác. Nên trong trình độ tinh thần, những khác biệt lớn lao, lại chỉ thấy phản ứng giống nhau tại cùng một vị trí trong não bộ. Nên các bạn thấy, điều ấy có nghĩa là não bộ không có khả năng phân biệt những nguyên nhân thật sự của trình độ tinh thần. Và với điều ấy, tôi cũng thường nói đùa với mọi người, như nước mắt, khi chúng ta thật vui mừng, hết sức vui mừng, thì trào nước mắt. Nhưng đôi khi không có cảm nhận gì nhiều nhưng do bởi cười vui, cười quá, nước mắt cũng tuôn ra. Và kinh nghiệm rất đau buồn cũng làm rơi nước mắt.
Nên bây giờ là, ở trình độ tinh thần, trình độ cảm xúc là những khác biệt lớn lao nhưng sự phản ứng của cơ thể là giống nhau. Do thế, nếu trình độ thân thể vật lý là hoàn toàn minh bạch, thế thì nước mắt do quá vui mừng, nước mắt phải tuôn ra từ mắt bên phải (mọi người cười), và nước mắt do quá đau buồn phai trào ra từ mắt bên trái. Thế thì não bộ mới có khả năng làm một sự phân biệt (mọi người cười và vỗ tay). Do vậy, tôi nghĩ có thể là quá sớm để nói nhưng tôi vẫn cảm thấy tâm hay thức là vi tế hơn nhiều so với thân thể vật lý. Dĩ nhiên là tâm có rất nhiều trình độ khác nhau, tâm thô, tâm vi tế hơn, và tâm vi tế thậm thâm nhất.
Thí dụ, vào lúc thức, thể trạng tinh thần sử dụng các giác quan (thấy, nghe, ngửi, nếm,...). Rồi thì tình trạng giấc mơ, các giác quan không hoạt động, hệ thống tâm thức không thể hiện chức năng nữa, thể trạng tinh thần. Và trong giấc ngủ sâu, không có mộng mị, ngay cả thể trạng tinh thần sâu hơn, rồi thì tình trạng chết giấc, rồi vào lúc chết, thể trạng tinh thần sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn như thế.
Những thể trạng tinh thần thô, rất cần tiến trình hoạt động thân thể vật lý của chúng ta. Bây giờ, những khám phá khoa học mới đây nhất qua thí nghiệm, họ thấy chỉ qua việc rèn luyện tâm thức, [thì có] một sự thay đổi nào đó, một sự phát triển nào đó trong não bộ. Điều này làm dễ hiểu hơn sự kiện rằng qua những tiến trình tinh thần, chúng có thể tác động và thay đổi trình độ của não bộ và điều này đã trở nên dễ chấp nhận hơn [khi] các nhà khoa học nói với tôi rằng [đấy là] do bởi sự khám phá về tính tạo hình của não bộ.
Vì vậy, những vấn đề này bây giờ, như một loại khảo sát nghiêm túc hơn về não bộ và tâm thức. Tôi thấy không có gì tổn hại, rất quan trọng.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, một số người cảm thấy rằng bằng việc thể hiện từ bi hay vị tha, thì điều này có thể làm cho người ấy thật sự ít thành công hơn hay có thể sống còn trong một thế giới thật sự không? Dường như đây là một cảm nhận rằng điều ấy không quen thuộc ở phương Tây. Sự trả lời của ngài đến suy nghĩ này như thế nào và ngài có nghĩ rằng điều này có cũng là căn bản cho căn bệnh vốn dĩ của phương Tây không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, từ bi, có hai trình độ.
- Một trình độ, như tôi đã đề cập phía trước là nhân tố sinh học. Loại từ bi ấy bị trộn lẫn rất nhiều với luyến ái, rất thành kiến, rất giới hạn và bị định hướng bởi thái độ. Nên loại từ bi này chỉ đối với bạn bè hay người thân, hay bất cứ người nào tử tế với ta thì loại từ bi ấy có thể phát triển. Loại từ bi ấy không bao giờ mở rộng đến kẻ thù của ta. Bây giờ một trình độ khác của từ bi, trong loại từ bi này, dĩ nhiên, thông thường với thú vật như tôi đã đề cập.
- Bây giờ một trình độ khác của từ bi mà tôi nghĩ chỉ con người mới có thể phát triển bởi vì nó phối hợp với sự thông minh của con người như tôi đã đề cập, được phân tích qua lý trí, một loại hòa bình tinh thần nào đó của tâm là rất quan trọng cho sự cát tường của chính ta. Kẻ hủy diệt sự hòa bình của tâm hồn là giận dữ, thù hận, nghi ngờ, ganh tỵ. Đối lập - năng lực đối kháng những thứ này là từ bi, thế đấy, phát triển một loại nhận thức, từ bi thật sự hữu ích cho sự cát tường của ta.
Rồi thì một cách thận trọng cố gắng tăng cường điều ấy và nổ lực giảm thiểu những loại năng lực tiêu cực và những loại cảm xúc tàn phá. Nên bây giờ, sự thông minh liên hệ ở đấy. Trình độ thứ hai của từ bi không tập trung trên thái độ của người khác mà chỉ đơn giản xem như một loại chúng sinh, như một loại chúng sinh nào đấy.
Thí dụ, mỗi cá nhân có một loại tự yêu mến nào đấy, tự yêu mến ở đấy, điều ấy không có nghĩa tự tôi tử tế với tôi, không. Nhưng là tôi có quyền để hạnh phúc, chỉ lý do ấy, nhân tố ấy, các bạn thấy, đem đến sự tự yêu mến. Tương tự thế, bất chấp thái độ của họ đối với chính bạn, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực không hề gì. Nhưng cũng giống như những điều này, như tôi bẩm sinh muốn hạnh phúc, không muốn khổ đau, trên sự hiểu biết ấy, bây giờ không phải do xu hướng thái độ của người khác, tự chính người ấy, phát triển sự tự quan tâm với chính mình, và mở rộng lòng từ bi đến với những kẻ thù như tự thân mình.
Kẻ thù theo như sự lưu tâm của họ đối với ta là tiêu cực, nên ta gọi là kẻ thù. Nhưng theo mức độ con người của họ hay tính chất chúng sinh của họ được quan tâm thì giống nhau, cùng giống nhau cái quyền [muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau]. Vì loại từ bi ấy [loại từ bi không phân kẻ oán người thân] phối hợp nhuần nhuyễn với tuệ trí.
Bây giờ, trả lời cho câu hỏi của các bạn, người thực tập chân thành từ bi với sự hỗ trợ của tuệ trí, luôn luôn là một quan điểm thánh thiện. Bây giờ nếu ai đấy, lợi dụng ta, với sự bất công nào đấy. Hãy nghĩ nếu ta để sự bất công ấy tiếp tục, một cách căn bản họ sẽ khổ đau. Thậm chí ngay trong kiếp sống này. Nhiều người bàng quan cảm nhận, "Ô, người ấy lợi dụng trên con người đáng kính ấy", nên càng nhiều người bình phẩm họ. Cho nên, hãy có một quan điểm thánh thiện để chấm dứt sự bất công của họ như một sự minh chứng về lâu về dài sẽ phải xảy ra.
Nên, từ bi phối hợp với tuệ trí luôn luôn đem cho chúng ta một nhận thức rộng rãi hay thánh thiện. Nên ở đây, các bạn biết, bạo động và bất bạo động thật sự liên hệ rất nhiều với động cơ. Do nơi thù hận, do nơi một loại, tôi nói là khao khát lừa dối bằng việc sử dụng nụ cười, bằng việc sử dụng những ngôn từ đẹp đẽ và với quà cáp gì đấy nhìn là hành động bất bạo động, nhưng do bởi động cơ muốn lừa gạt, muốn làm tổn hại. Nên một cách căn bản là bạo động.
Cha mẹ tốt hay giáo viên tốt, thuần túy phát xuất từ lòng quan tâm đến sự cát tường của những chúng sinh khác, con cái hay sinh viên. Đôi khi các bạn thấy - sử dụng những ngôn từ nghiêm khắc, một hành động kỷ luật nào đấy, trông hơi thô tháo nhưng do bởi lòng quan tâm, lòng từ bi, một loại thái độ như thế. Do vậy, một cách căn bản là bất bạo động.
Bây giờ hàng xóm của các bạn lợi dụng bạn một cách bất công, một minh chứng rõ ràng là không bạo động. Do vậy, với sự thận trọng, tôi nghĩ - câu hỏi này là từ sự thiếu hiểu biết, si mê [với] sự từ bi của một người
Bác sĩ DOTY: Tôi không viết những câu hỏi này (mọi người cười).
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tự bảo vệ chính mình nhé? (mọi người cười).
Bác sĩ DOTY: Đúng đấy. Một câu hỏi nữa mà cũng không phải tôi viết (mọi người cười).
Tôi biết rằng thường khi nếu tôi thấy một người không nhà (homeless) hay một người đang cần giúp đở, tôi cảm thấy tôi cần phải làm điều gì đấy ngay lúc ấy, nhưng tôi đã không làm gì. Điều gì làm cho một người cảm thấy từ bi trong một hành vi thật sự? Có phải là chỉ gia tăng một cảm nhận mạnh mẽ hơn về từ bi thúc đẩy hành động hay có những nhân tố khác?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lần này, tôi nói thế này - máy bay của tôi đi từ Bombay đến Tokyo, vì gần Bombay có một sự kiện lớn, họ mời tôi đến đấy, do vậy chuyến bay của tôi khởi hành từ Bombay - nên tôi đã ở lại Bombay một đêm. Trên đường phố, tôi đã thấy một khu phố tồi tàn, với những con người rất nghèo khổ, hàng trăm người với con cái của họ, dường như không ai quan tâm đến. Rồi thì đôi khi tôi cũng thấy một số con chó, chó trên đường phố, thân thể rất tiều tụy, rất ốm yếu, không ai săn sóc. Hay năm ngoái - tôi nghĩ là hai năm trước, tôi thấy một tấm hình, một con chó, do bởi kinh tế khó khăn, một con chó bị bỏ rơi. Một tấm ảnh tôi thấy trên báo Ấn Độ. Tôi nhìn vào con chó, thường được nuôi nấng cần thận bởi người chủ, không cần phải chạy lang thang - chạy tìm kiếm thức ăn - không có kinh nghiệm đó. Nên bộ mặt con chó trông rất buồn bã. [Tôi] gần như muốn rơi nước mắt, nhưng không thể làm được gì. Và điều gì đó về những người nghèo khổ trên đường phố, nếu tôi dành hết thời gian của tôi để phục vụ cho họ, điều đó cũng giới hạn. Vì vậy, bây giờ các bạn phải chờ đợi một cung cách nào đó để hỗ trợ trên trình độ căn bản, về lâu về dài, có thể làm nên những điều lợi lạc hơn. Nên đôi lúc, khi tôi thấy những điều này, tôi chỉ cầu nguyện, không thể làm điều gì hơn. Nên tôi nghĩ bạn nên thực tế hơn. Nếu bạn có thể làm điều gì đó ngay hiện trường, hãy làm. Nếu có những sự giới hạn, bạn không thể làm, thế thì nghĩ về những điều này rồi cố gắng gia tăng sức mạnh từ bi của chính mình về kinh nghiệm cảm nhận từ bi. Đôi lúc khi chúng ta thấy những người hay những con vật đang thật sự đối diện với kinh nghiệm đớn đau, thì rất rất là lợi ích để làm mạnh mẽ hơn lòng trắc ẩn, sự thấu cảm trong những điều này. Như thế đấy.
Bác sĩ DOTY: Ngài nói rằng từ bi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của con người, nhưng làm thế nào để giáo dục con cái chúng ta trên vấn đề làm những người từ bi như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, điều ấy vô cùng quan trọng. Trong vài năm gần đây, tôi thấy một số tổ chức hay một số nhà khoa học cũng như một số nhà giáo dục thật sự nghiêm túc tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục, qua vấn đề giáo dục. Điều ấy vô cùng quan trọng. Hệ thống giáo dục - sự hiện hữu của hệ thống giáo dục, như tôi đã đề cập, trong hai trăm năm gần đây, quan tâm chỉ những vấn đề ngoại tại. Nên giáo dục cũng liên hệ chính yếu đến vấn đề ấy. Một số bài học kinh tế, kỷ sư, và những thứ này, ngay cả y học giống như nhìn vào thân thể con người, không chắc quan tâm đến cảm xúc hay tâm thức. Trái lại, tôi nghĩ trong hệ thống y học Ấn Độ, hệ thống Tây Tạng thánh thiện hơn, tâm thức cũng được bao gồm. Nên toàn bộ sự hiện hữu của hệ thống giáo dục căn cứ rất nhiều trên giá trị vật chất.
Tôi nghĩ khoảng một nghìn năm trước, hệ thống tổ chức giáo dục đã bắt đầu ở Âu châu. Vào lúc ấy, quan tâm về đạo đức luân lý được nhà thờ cũng như gia đình đảm trách. Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của nhà thờ bị suy tàn và giá trị gia đình cũng hơi bị suy giảm. Bây giờ, chỉ nền giáo dục thôi phải đảm trách cả hai, sự phát triển não bộ, và sự phát triển trái tim nồng ấm (lòng nhiệt tình).
Lại nữa, ở đây như tôi đã nói, tôi nghĩ tất cả những biện pháp khả dĩ này là cung cách thế tục không căn cứ trên niềm tin tôn giáo. Nếu các bạn dựa trên tín ngưỡng, như Ấn Độ, rồi thì sẽ phức tạp. Có rất nhiều truyền thống khác nhau, rất khó khăn. Nên không liên hệ đến tôn giáo như tôi đã đề cập, có ba lý do, kinh nghiệm thông thường, cảm nhận thông thường và những khám phá khoa học. Qua những cơ sở này, sử dụng cơ sở này chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ. Đấy là nhân tố chìa khóa, sự chuyển hóa. Chuyển hóa sáu tỉ con người, không phải qua cầu nguyện mà qua giáo dục. Đấy là con đường duy nhất. Nên tôi nghĩ việc làm của chúng ta, công trình nghiên cứu, những thứ này cuối cùng là những cội nguồn rất hữu ích để phát triển một loại chương trình mới trong lãnh vực giáo dục trên căn bản thế tục, căn bản khoa học và giới thiệu cho trẻ con tầm quan trọng của sự nhiệt tình. Và rồi thì, tôi cũng thường nói với mọi người, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo động. Bởi vì lịch sử trong thế kỷ ấy, qua bạo động hơn 200 triệu người đã bị giết. Cho đến đầu thế kỷ 21 này vẫn còn những rắc rối ở đấy. Những điều này là do sự thờ ơ hay chính sách sai lầm trong thế kỷ 20.
Do thế, các bạn cũng thế, việc sử dụng sức mạnh, các bạn không thể giải quyết những rắc rối. Sức mạnh thôi, các bạn chỉ có thể khống chế thân thể hay các bạn có thể dẹp bỏ thân thể nhưng đối với tâm thức thì không. Việc thay đổi tâm thức chỉ qua từ bi hay giáo dục, chứ không phải sức mạnh (vỗ tay).
Do vậy, thế kỷ này, bây giờ thế kỷ này - bất cứ khi nào chúng ta đối diện với rắc rối, chúng ta phải tìm những cung cách và phương tiện để giải quyết qua đối thoại. Nên tôi thường nói, bây giờ thế kỷ 21 phải là thế kỷ phải là thế kỷ của đối thoại. Bây giờ, nhằm để thực thi sự đối thoại đầy đủ ý nghĩa, trước nhất cần yếu là tôn trọng người khác, những người có quan điểm khác, hãy quan tâm đến bộ phận "chúng ta" - bộ phận của loài người. Tương lai của tôi cũng tùy thuộc họ, vì thế hãy tôn trọng và lắng nghe sự quan tâm của họ và nói với họ quan tâm của chúng ta và cố gắng tìm giải pháp công bằng phải chăng. Đấy là cách duy nhất. Như vấn đề Palestine, cả hai bên đối diện với những chủ trương cứng rắn của mình. Nên cách duy nhất là qua đối thoại.
Nên nhằm để đem đến một thế kỷ đối thoại, thế kỷ 21, đã qua 10 năm rồi, còn 90 năm sắp đến, những người trẻ này, các bạn là những người của thế kỷ 21. Thế hệ của tôi thuộc về thế kỷ 20 đã qua rồi, đã sẳn sàng để nói lời giã biệt. Nên những người trẻ này, các bạn phải nghĩ làm thế nào để đem thế kỷ này là thế kỷ hòa bình hơn, thế kỷ từ bi hơn.
Hòa bình, từ bi không có nghĩa là không còn những rắc rối nữa. Rắc rối vẫn ở đấy cho đến khi nào loài người vẫn còn ở đấy, sự quan tâm của con người ở đấy. Sự quan tâm khác biệt, những quan điểm khác biệt luôn luôn ở đấy. Đấy là cội nguồn của xung đột. Đấy là thực tế, và thực tế là chúng ta đối diện với thực tế đó như thế nào, nói chuyện, đối thoại, không sử dụng vũ khí. Nên các bạn phải phát triển niềm tin mạnh mẽ này. Bất cứ vấn nạn nào - trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, hay trình độ quốc gia hay quốc tế, tất cả những thứ này phải qua giải pháp đối thoại. Cũng vì lý do ấy, trọng tâm từ bi đem đến ý chí cho các bạn. Và với tuệ trí, không có đối tượng nào khác, chỉ qua đối thoại. Đấy là phía tuệ trí. Rồi thì là tôn trọng sự quan tâm của kẻ khác. Chân thành quan tâm đến sự cát tường của kẻ khác, đấy là căn bản. Phối hợp hai thứ này, sự đối thoại tâm linh chân thành có thể phá triển. Các bạn nghĩ gì? Các bạn có đồng ý không? (vỗ tay). Cảm ơn.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn kết thúc với một câu chuyện ngụ ngôn, được một khôi nguyên Nobel khác kể cho tôi, Wangari Maathal [3]. Bà là người thành lập Phong trào Vành đai Xanh ở Phi châu, và bà kể một câu chuyện về một vụ cháy rừng dữ dội, và tất cả thú vật chạy khỏi rừng và đứng ở bìa rừng để nhìn nhà cửa của họ bị đốt cháy. Mặc dù thế một con thú nhìn lên và thấy một con chim ruồi (hummingbird) bay đến hồ và ngậm đầy mỏ nước và đổ lên ngọn lửa. Con thú nó với con chim rằng, "Tại sao chim làm thế? Không có cách nào để chim có thể dập tắt ngọn lửa." Và những gì con chim nói là, "Tôi biết, nhưng tôi đang làm những gì tôi có thể làm."
Chúng ta thường thấy nỗi đau khổ vô hạn, chúng ta cảm thấy bất lực hay nhụt chí, nhưng tôi nói với các bạn rằng, mỗi một con người chúng ta có khả năng để làm tối thiểu một người ít khổ đau hơn mỗi ngày. Nên hãy làm việc ấy và chỉ làm những gì các bạn có thể làm và cảm ơn. (vỗ tay).
Thứ năm, ngày 14 tháng Mười, 2010/ 9:30 AM-11:00AM
Nguyên tác: Centrality of Compassion in Human Life and Society Ẩn Tâm Lộ ngày 16/6/2012 http://www.youtube. com/watch?v=uSL_xvokoF8
http:// ccare.stanford.edu/content/ centrality-compassion-human- life-and-society
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đại Học Stanford / October 14, 2010
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 7-5-2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 7-5-2012
HỎI & ĐÁP
Bác sĩ DOTY: Nghiên cứu khoa học về những phẩm chất của con người như từ bi và vị tha tạo nên mối quan tâm bởi nhiều người rằng khoa học đang làm giảm thiểu đạo đức của chúng ta và nhân loại chúng ta bằng những phản ứng thuần hóa học trong não bộ, điều này có làm xói mòn sự đánh giá đúng đắn của chúng ta về những giá trị của loài người không?ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước khi trả lời, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của chính tôi. Tôi nghĩ là khoảng bốn mươi năm trước đây, tôi đã bắt đầu nghĩ rằng, sẽ thật là lợi ích hay thích thú thảo luận hay đối thoại với khoa học và Phật học - đề cập đến những hạt vi trần và dĩ nhiên tôi nghĩ một số trong các bạn biết theo như vũ trụ học quan tâm và núi Tu Di trên những vấn đề này. Rồi thì quan trọng hơn như tôi đã đề cập trước đây, Đạo Phật không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng điều gì đấy như sự tự sinh. Khi chúng ta nói về tạo hóa hay tạo tác, chúng liên hệ một cách căn bản đến cảm xúc. Cho nên trong Đạo Phật, một cách tương đối, tôi nghĩ thông tin rất phong phú về tâm thức, cảm xúc và việc xử trí những cảm xúc khác biệt này như thế nào và sau khi có một số kinh nghiệm ở đấy như thế nào. Thành ra tôi nhiệt tình đối thoại với các nhà khoa học hiện đại.
Rồi thì một số người bạn của tôi, họ phản hồi với tôi rằng, khoa học là kẻ giết tôn giáo, là nguy hiểm, hãy cẩn thận. Và tôi suy nghĩ và suy nghĩ, theo như sự quan tâm của Đạo Phật, đặc biệt truyền thống Na Lan Đà. Đức Phật chính ngài đã tuyên bố rõ rằng, tất cả những môn đồ của ta, không nên tuân theo giáo huấn của vì sự ngoan đạo, hay tin tưởng nhưng đúng hơn là qua khảo sát và thẩm nghiệm. Thế nên, điều này cho chúng ta một loại tự do nào đấy để nghiên cứu những gì kinh điển nói đến. Vì vậy, về phương diện lịch sử, hơn hai nghìn năm qua, rất nhiều đạo sư Phật Giáo ở Ấn Độ, dựa vào sự khai phóng này để thẩm tra những ngôn từ của chính Đức Phật. Những lời nào của Đức Phật, những giáo huấn nào của Đức Phật mâu thuẩn với sự thẩm tra, thế thì các đạo sư nói là các ngài không chấp nhận theo từng chữ, từng lời. Những kinh điển nào với sự khảo sát phân tích xa hơn vẫn có thể tin cậy được, đấy - như thế đấy, thì mới chấp nhận. Đấy là truyền thống của Na Lan Đà.
Do vậy, khoa học cũng thế, có một loại, một phương pháp nào đấy để nghiên cứu điều tra những gì là thực tại. Truyền thống Na Lan Đà cũng vậy, phương pháp để thẩm tra về thực tại. Là như thế, rồi thì tôi đã bắt đầu đối thoại với khoa học. Bây giờ, như tôi đã đề cập phía trước, hai mươi năm qua càng nhiều sự đối thoại hơn, càng trở nên rất rõ ràng rằng khoa học hiện đại họ tìm thấy những thông tin hữu ích từ những giải thích của Đạo Phật về tâm. Và đối với giới Phật Giáo, sự khám phá của khoa học về những hạt vi lượng (quark), hạt hạ nguyên tử (subatomic), và những hạt là rất hữu ích, rất hữu ích.
Một trường hợp ngẫu nhiên liên hệ về núi Tu Di tối thiểu đối với tôi, bây giờ không tin về núi Tu Di nữa. Đấy là một trường hợp ngẫu nhiên ở đấy, không có vấn đề gì (cười). Cho nên loại nghiên cứu sâu xa này, không có vấn đề gì. Bây giờ ở đây, theo những nhà chuyên môn về não bộ, trong một cuộc gặp gở với những nhà khoa học ở trình độ não bộ, nó là thần kinh học, dường như là những trung tâm não bộ trở nên linh động hơn khi chúng ta trải nghiệm đau đớn cho chính mình dường như là cũng là những trung tâm bị kích động một cách nổi bật hơn khi chúng ta cảm nhận trắc ẩn, thấu cảm với nổi đau đớn của kẻ khác.
Nên sau khi tôi nghe điều đó tại hội nghị (cười) tôi phản ứng nửa đùa rằng, ô, trong trường hợp ấy, não bộ rất ngu ngơ (cười). Không có khả năng phân biệt nguyên nhân thật sự là gì. Một là lòng trắc ẩn (sự thấu cảm), cảm giác quan tâm đến sự cát tường cho người khác, có một yếu tố tinh thần quyết định một loại tự tin vô vàn tự nguyện quan tâm săn sóc đến sự cát tường của kẻ khác là như thế nào. Nên, có một sức mạnh liên hệ nỗi đau của người khác trong chính mình, đến sự tuyệt vọng của kẻ khác. Nên trong trình độ tinh thần, những khác biệt lớn lao, lại chỉ thấy phản ứng giống nhau tại cùng một vị trí trong não bộ. Nên các bạn thấy, điều ấy có nghĩa là não bộ không có khả năng phân biệt những nguyên nhân thật sự của trình độ tinh thần. Và với điều ấy, tôi cũng thường nói đùa với mọi người, như nước mắt, khi chúng ta thật vui mừng, hết sức vui mừng, thì trào nước mắt. Nhưng đôi khi không có cảm nhận gì nhiều nhưng do bởi cười vui, cười quá, nước mắt cũng tuôn ra. Và kinh nghiệm rất đau buồn cũng làm rơi nước mắt.
Nên bây giờ là, ở trình độ tinh thần, trình độ cảm xúc là những khác biệt lớn lao nhưng sự phản ứng của cơ thể là giống nhau. Do thế, nếu trình độ thân thể vật lý là hoàn toàn minh bạch, thế thì nước mắt do quá vui mừng, nước mắt phải tuôn ra từ mắt bên phải (mọi người cười), và nước mắt do quá đau buồn phai trào ra từ mắt bên trái. Thế thì não bộ mới có khả năng làm một sự phân biệt (mọi người cười và vỗ tay). Do vậy, tôi nghĩ có thể là quá sớm để nói nhưng tôi vẫn cảm thấy tâm hay thức là vi tế hơn nhiều so với thân thể vật lý. Dĩ nhiên là tâm có rất nhiều trình độ khác nhau, tâm thô, tâm vi tế hơn, và tâm vi tế thậm thâm nhất.
Thí dụ, vào lúc thức, thể trạng tinh thần sử dụng các giác quan (thấy, nghe, ngửi, nếm,...). Rồi thì tình trạng giấc mơ, các giác quan không hoạt động, hệ thống tâm thức không thể hiện chức năng nữa, thể trạng tinh thần. Và trong giấc ngủ sâu, không có mộng mị, ngay cả thể trạng tinh thần sâu hơn, rồi thì tình trạng chết giấc, rồi vào lúc chết, thể trạng tinh thần sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn như thế.
Những thể trạng tinh thần thô, rất cần tiến trình hoạt động thân thể vật lý của chúng ta. Bây giờ, những khám phá khoa học mới đây nhất qua thí nghiệm, họ thấy chỉ qua việc rèn luyện tâm thức, [thì có] một sự thay đổi nào đó, một sự phát triển nào đó trong não bộ. Điều này làm dễ hiểu hơn sự kiện rằng qua những tiến trình tinh thần, chúng có thể tác động và thay đổi trình độ của não bộ và điều này đã trở nên dễ chấp nhận hơn [khi] các nhà khoa học nói với tôi rằng [đấy là] do bởi sự khám phá về tính tạo hình của não bộ.
Vì vậy, những vấn đề này bây giờ, như một loại khảo sát nghiêm túc hơn về não bộ và tâm thức. Tôi thấy không có gì tổn hại, rất quan trọng.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, một số người cảm thấy rằng bằng việc thể hiện từ bi hay vị tha, thì điều này có thể làm cho người ấy thật sự ít thành công hơn hay có thể sống còn trong một thế giới thật sự không? Dường như đây là một cảm nhận rằng điều ấy không quen thuộc ở phương Tây. Sự trả lời của ngài đến suy nghĩ này như thế nào và ngài có nghĩ rằng điều này có cũng là căn bản cho căn bệnh vốn dĩ của phương Tây không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, từ bi, có hai trình độ.
- Một trình độ, như tôi đã đề cập phía trước là nhân tố sinh học. Loại từ bi ấy bị trộn lẫn rất nhiều với luyến ái, rất thành kiến, rất giới hạn và bị định hướng bởi thái độ. Nên loại từ bi này chỉ đối với bạn bè hay người thân, hay bất cứ người nào tử tế với ta thì loại từ bi ấy có thể phát triển. Loại từ bi ấy không bao giờ mở rộng đến kẻ thù của ta. Bây giờ một trình độ khác của từ bi, trong loại từ bi này, dĩ nhiên, thông thường với thú vật như tôi đã đề cập.
- Bây giờ một trình độ khác của từ bi mà tôi nghĩ chỉ con người mới có thể phát triển bởi vì nó phối hợp với sự thông minh của con người như tôi đã đề cập, được phân tích qua lý trí, một loại hòa bình tinh thần nào đó của tâm là rất quan trọng cho sự cát tường của chính ta. Kẻ hủy diệt sự hòa bình của tâm hồn là giận dữ, thù hận, nghi ngờ, ganh tỵ. Đối lập - năng lực đối kháng những thứ này là từ bi, thế đấy, phát triển một loại nhận thức, từ bi thật sự hữu ích cho sự cát tường của ta.
Rồi thì một cách thận trọng cố gắng tăng cường điều ấy và nổ lực giảm thiểu những loại năng lực tiêu cực và những loại cảm xúc tàn phá. Nên bây giờ, sự thông minh liên hệ ở đấy. Trình độ thứ hai của từ bi không tập trung trên thái độ của người khác mà chỉ đơn giản xem như một loại chúng sinh, như một loại chúng sinh nào đấy.
Thí dụ, mỗi cá nhân có một loại tự yêu mến nào đấy, tự yêu mến ở đấy, điều ấy không có nghĩa tự tôi tử tế với tôi, không. Nhưng là tôi có quyền để hạnh phúc, chỉ lý do ấy, nhân tố ấy, các bạn thấy, đem đến sự tự yêu mến. Tương tự thế, bất chấp thái độ của họ đối với chính bạn, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực không hề gì. Nhưng cũng giống như những điều này, như tôi bẩm sinh muốn hạnh phúc, không muốn khổ đau, trên sự hiểu biết ấy, bây giờ không phải do xu hướng thái độ của người khác, tự chính người ấy, phát triển sự tự quan tâm với chính mình, và mở rộng lòng từ bi đến với những kẻ thù như tự thân mình.
Kẻ thù theo như sự lưu tâm của họ đối với ta là tiêu cực, nên ta gọi là kẻ thù. Nhưng theo mức độ con người của họ hay tính chất chúng sinh của họ được quan tâm thì giống nhau, cùng giống nhau cái quyền [muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau]. Vì loại từ bi ấy [loại từ bi không phân kẻ oán người thân] phối hợp nhuần nhuyễn với tuệ trí.
Bây giờ, trả lời cho câu hỏi của các bạn, người thực tập chân thành từ bi với sự hỗ trợ của tuệ trí, luôn luôn là một quan điểm thánh thiện. Bây giờ nếu ai đấy, lợi dụng ta, với sự bất công nào đấy. Hãy nghĩ nếu ta để sự bất công ấy tiếp tục, một cách căn bản họ sẽ khổ đau. Thậm chí ngay trong kiếp sống này. Nhiều người bàng quan cảm nhận, "Ô, người ấy lợi dụng trên con người đáng kính ấy", nên càng nhiều người bình phẩm họ. Cho nên, hãy có một quan điểm thánh thiện để chấm dứt sự bất công của họ như một sự minh chứng về lâu về dài sẽ phải xảy ra.
Nên, từ bi phối hợp với tuệ trí luôn luôn đem cho chúng ta một nhận thức rộng rãi hay thánh thiện. Nên ở đây, các bạn biết, bạo động và bất bạo động thật sự liên hệ rất nhiều với động cơ. Do nơi thù hận, do nơi một loại, tôi nói là khao khát lừa dối bằng việc sử dụng nụ cười, bằng việc sử dụng những ngôn từ đẹp đẽ và với quà cáp gì đấy nhìn là hành động bất bạo động, nhưng do bởi động cơ muốn lừa gạt, muốn làm tổn hại. Nên một cách căn bản là bạo động.
Cha mẹ tốt hay giáo viên tốt, thuần túy phát xuất từ lòng quan tâm đến sự cát tường của những chúng sinh khác, con cái hay sinh viên. Đôi khi các bạn thấy - sử dụng những ngôn từ nghiêm khắc, một hành động kỷ luật nào đấy, trông hơi thô tháo nhưng do bởi lòng quan tâm, lòng từ bi, một loại thái độ như thế. Do vậy, một cách căn bản là bất bạo động.
Bây giờ hàng xóm của các bạn lợi dụng bạn một cách bất công, một minh chứng rõ ràng là không bạo động. Do vậy, với sự thận trọng, tôi nghĩ - câu hỏi này là từ sự thiếu hiểu biết, si mê [với] sự từ bi của một người
Bác sĩ DOTY: Tôi không viết những câu hỏi này (mọi người cười).
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tự bảo vệ chính mình nhé? (mọi người cười).
Bác sĩ DOTY: Đúng đấy. Một câu hỏi nữa mà cũng không phải tôi viết (mọi người cười).
Tôi biết rằng thường khi nếu tôi thấy một người không nhà (homeless) hay một người đang cần giúp đở, tôi cảm thấy tôi cần phải làm điều gì đấy ngay lúc ấy, nhưng tôi đã không làm gì. Điều gì làm cho một người cảm thấy từ bi trong một hành vi thật sự? Có phải là chỉ gia tăng một cảm nhận mạnh mẽ hơn về từ bi thúc đẩy hành động hay có những nhân tố khác?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lần này, tôi nói thế này - máy bay của tôi đi từ Bombay đến Tokyo, vì gần Bombay có một sự kiện lớn, họ mời tôi đến đấy, do vậy chuyến bay của tôi khởi hành từ Bombay - nên tôi đã ở lại Bombay một đêm. Trên đường phố, tôi đã thấy một khu phố tồi tàn, với những con người rất nghèo khổ, hàng trăm người với con cái của họ, dường như không ai quan tâm đến. Rồi thì đôi khi tôi cũng thấy một số con chó, chó trên đường phố, thân thể rất tiều tụy, rất ốm yếu, không ai săn sóc. Hay năm ngoái - tôi nghĩ là hai năm trước, tôi thấy một tấm hình, một con chó, do bởi kinh tế khó khăn, một con chó bị bỏ rơi. Một tấm ảnh tôi thấy trên báo Ấn Độ. Tôi nhìn vào con chó, thường được nuôi nấng cần thận bởi người chủ, không cần phải chạy lang thang - chạy tìm kiếm thức ăn - không có kinh nghiệm đó. Nên bộ mặt con chó trông rất buồn bã. [Tôi] gần như muốn rơi nước mắt, nhưng không thể làm được gì. Và điều gì đó về những người nghèo khổ trên đường phố, nếu tôi dành hết thời gian của tôi để phục vụ cho họ, điều đó cũng giới hạn. Vì vậy, bây giờ các bạn phải chờ đợi một cung cách nào đó để hỗ trợ trên trình độ căn bản, về lâu về dài, có thể làm nên những điều lợi lạc hơn. Nên đôi lúc, khi tôi thấy những điều này, tôi chỉ cầu nguyện, không thể làm điều gì hơn. Nên tôi nghĩ bạn nên thực tế hơn. Nếu bạn có thể làm điều gì đó ngay hiện trường, hãy làm. Nếu có những sự giới hạn, bạn không thể làm, thế thì nghĩ về những điều này rồi cố gắng gia tăng sức mạnh từ bi của chính mình về kinh nghiệm cảm nhận từ bi. Đôi lúc khi chúng ta thấy những người hay những con vật đang thật sự đối diện với kinh nghiệm đớn đau, thì rất rất là lợi ích để làm mạnh mẽ hơn lòng trắc ẩn, sự thấu cảm trong những điều này. Như thế đấy.
Bác sĩ DOTY: Ngài nói rằng từ bi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của con người, nhưng làm thế nào để giáo dục con cái chúng ta trên vấn đề làm những người từ bi như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, điều ấy vô cùng quan trọng. Trong vài năm gần đây, tôi thấy một số tổ chức hay một số nhà khoa học cũng như một số nhà giáo dục thật sự nghiêm túc tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục, qua vấn đề giáo dục. Điều ấy vô cùng quan trọng. Hệ thống giáo dục - sự hiện hữu của hệ thống giáo dục, như tôi đã đề cập, trong hai trăm năm gần đây, quan tâm chỉ những vấn đề ngoại tại. Nên giáo dục cũng liên hệ chính yếu đến vấn đề ấy. Một số bài học kinh tế, kỷ sư, và những thứ này, ngay cả y học giống như nhìn vào thân thể con người, không chắc quan tâm đến cảm xúc hay tâm thức. Trái lại, tôi nghĩ trong hệ thống y học Ấn Độ, hệ thống Tây Tạng thánh thiện hơn, tâm thức cũng được bao gồm. Nên toàn bộ sự hiện hữu của hệ thống giáo dục căn cứ rất nhiều trên giá trị vật chất.
Tôi nghĩ khoảng một nghìn năm trước, hệ thống tổ chức giáo dục đã bắt đầu ở Âu châu. Vào lúc ấy, quan tâm về đạo đức luân lý được nhà thờ cũng như gia đình đảm trách. Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của nhà thờ bị suy tàn và giá trị gia đình cũng hơi bị suy giảm. Bây giờ, chỉ nền giáo dục thôi phải đảm trách cả hai, sự phát triển não bộ, và sự phát triển trái tim nồng ấm (lòng nhiệt tình).
Lại nữa, ở đây như tôi đã nói, tôi nghĩ tất cả những biện pháp khả dĩ này là cung cách thế tục không căn cứ trên niềm tin tôn giáo. Nếu các bạn dựa trên tín ngưỡng, như Ấn Độ, rồi thì sẽ phức tạp. Có rất nhiều truyền thống khác nhau, rất khó khăn. Nên không liên hệ đến tôn giáo như tôi đã đề cập, có ba lý do, kinh nghiệm thông thường, cảm nhận thông thường và những khám phá khoa học. Qua những cơ sở này, sử dụng cơ sở này chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ. Đấy là nhân tố chìa khóa, sự chuyển hóa. Chuyển hóa sáu tỉ con người, không phải qua cầu nguyện mà qua giáo dục. Đấy là con đường duy nhất. Nên tôi nghĩ việc làm của chúng ta, công trình nghiên cứu, những thứ này cuối cùng là những cội nguồn rất hữu ích để phát triển một loại chương trình mới trong lãnh vực giáo dục trên căn bản thế tục, căn bản khoa học và giới thiệu cho trẻ con tầm quan trọng của sự nhiệt tình. Và rồi thì, tôi cũng thường nói với mọi người, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo động. Bởi vì lịch sử trong thế kỷ ấy, qua bạo động hơn 200 triệu người đã bị giết. Cho đến đầu thế kỷ 21 này vẫn còn những rắc rối ở đấy. Những điều này là do sự thờ ơ hay chính sách sai lầm trong thế kỷ 20.
Do thế, các bạn cũng thế, việc sử dụng sức mạnh, các bạn không thể giải quyết những rắc rối. Sức mạnh thôi, các bạn chỉ có thể khống chế thân thể hay các bạn có thể dẹp bỏ thân thể nhưng đối với tâm thức thì không. Việc thay đổi tâm thức chỉ qua từ bi hay giáo dục, chứ không phải sức mạnh (vỗ tay).
Do vậy, thế kỷ này, bây giờ thế kỷ này - bất cứ khi nào chúng ta đối diện với rắc rối, chúng ta phải tìm những cung cách và phương tiện để giải quyết qua đối thoại. Nên tôi thường nói, bây giờ thế kỷ 21 phải là thế kỷ phải là thế kỷ của đối thoại. Bây giờ, nhằm để thực thi sự đối thoại đầy đủ ý nghĩa, trước nhất cần yếu là tôn trọng người khác, những người có quan điểm khác, hãy quan tâm đến bộ phận "chúng ta" - bộ phận của loài người. Tương lai của tôi cũng tùy thuộc họ, vì thế hãy tôn trọng và lắng nghe sự quan tâm của họ và nói với họ quan tâm của chúng ta và cố gắng tìm giải pháp công bằng phải chăng. Đấy là cách duy nhất. Như vấn đề Palestine, cả hai bên đối diện với những chủ trương cứng rắn của mình. Nên cách duy nhất là qua đối thoại.
Nên nhằm để đem đến một thế kỷ đối thoại, thế kỷ 21, đã qua 10 năm rồi, còn 90 năm sắp đến, những người trẻ này, các bạn là những người của thế kỷ 21. Thế hệ của tôi thuộc về thế kỷ 20 đã qua rồi, đã sẳn sàng để nói lời giã biệt. Nên những người trẻ này, các bạn phải nghĩ làm thế nào để đem thế kỷ này là thế kỷ hòa bình hơn, thế kỷ từ bi hơn.
Hòa bình, từ bi không có nghĩa là không còn những rắc rối nữa. Rắc rối vẫn ở đấy cho đến khi nào loài người vẫn còn ở đấy, sự quan tâm của con người ở đấy. Sự quan tâm khác biệt, những quan điểm khác biệt luôn luôn ở đấy. Đấy là cội nguồn của xung đột. Đấy là thực tế, và thực tế là chúng ta đối diện với thực tế đó như thế nào, nói chuyện, đối thoại, không sử dụng vũ khí. Nên các bạn phải phát triển niềm tin mạnh mẽ này. Bất cứ vấn nạn nào - trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, hay trình độ quốc gia hay quốc tế, tất cả những thứ này phải qua giải pháp đối thoại. Cũng vì lý do ấy, trọng tâm từ bi đem đến ý chí cho các bạn. Và với tuệ trí, không có đối tượng nào khác, chỉ qua đối thoại. Đấy là phía tuệ trí. Rồi thì là tôn trọng sự quan tâm của kẻ khác. Chân thành quan tâm đến sự cát tường của kẻ khác, đấy là căn bản. Phối hợp hai thứ này, sự đối thoại tâm linh chân thành có thể phá triển. Các bạn nghĩ gì? Các bạn có đồng ý không? (vỗ tay). Cảm ơn.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn kết thúc với một câu chuyện ngụ ngôn, được một khôi nguyên Nobel khác kể cho tôi, Wangari Maathal [3]. Bà là người thành lập Phong trào Vành đai Xanh ở Phi châu, và bà kể một câu chuyện về một vụ cháy rừng dữ dội, và tất cả thú vật chạy khỏi rừng và đứng ở bìa rừng để nhìn nhà cửa của họ bị đốt cháy. Mặc dù thế một con thú nhìn lên và thấy một con chim ruồi (hummingbird) bay đến hồ và ngậm đầy mỏ nước và đổ lên ngọn lửa. Con thú nó với con chim rằng, "Tại sao chim làm thế? Không có cách nào để chim có thể dập tắt ngọn lửa." Và những gì con chim nói là, "Tôi biết, nhưng tôi đang làm những gì tôi có thể làm."
Chúng ta thường thấy nỗi đau khổ vô hạn, chúng ta cảm thấy bất lực hay nhụt chí, nhưng tôi nói với các bạn rằng, mỗi một con người chúng ta có khả năng để làm tối thiểu một người ít khổ đau hơn mỗi ngày. Nên hãy làm việc ấy và chỉ làm những gì các bạn có thể làm và cảm ơn. (vỗ tay).
Thứ năm, ngày 14 tháng Mười, 2010/ 9:30 AM-11:00AM
Nguyên tác: Centrality of Compassion in Human Life and Society Ẩn Tâm Lộ ngày 16/6/2012 http://www.youtube.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét