Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

TẤM LÒNG RỘNG MỞ:

THIỀN ĐỊNH, BƯỚC KHỞI ĐẦU 
(MEDITATION, A BEGINNING) 


Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life




CHƯƠNG II 
Trong chương này, chúng ta nghiên cứu những kỹ thuật thay đổi những thói quen suy nghĩ xấu của chúng ta thành những thói quen suy nghĩ đức độ. Có hai phương pháp thiền định mà chúng ta sẽ ứng dụng luyện tập. 
Thứ nhất, thiền định phân tích (analytical meditation), là phương pháp hoà mình với những tư tưởng mới và quan điểm thái độ mới. 
Thứ hai, thiền định cố định ( settled meditation), tập trung tư tưởng vào một vấn đề nhất định. 
Mặc dù chúng ta luôn khát vọng tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn vượt qua đau khổ, chúng ta vẫn cứ phải nếm trải những đau khổ và bất hạnh. Tại sao lại như vậy? Phật giáo cho rằng chúng ta thật sự kháng cự những nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình nhưng chúng ta lại miễn cưỡng tham gia những hành vi tạo cho chúng ta niềm hạnh phúc lâu bền. Điều này xảy ra như thế nào? Trong đời sống hằng ngày của mình, chúng ta thường bị chi phối bởi những suy nghĩ và những cảm xúc mạnh mẽ làm cho chúng ta có sự suy nghĩ tiêu cực. Sa vào vòng luẩn quẩn này, chúng ta tạo ra đau khổ không những cho chính bản thân mình mà còn cho những người khác. Chúng ta phải quyết tâm ngưng ngay những khuynh hướng này và thay thế chúng bằng những thói quen mới hành động mới. Giống như một cành cây được ghép vào môt thân cây, nó dần dần hòa nhập vào thân cây và tạo ra một cây mới . Chúng ta nuôi dưỡng, phát huy những khuynh hướng mới bằng cách cố gắng trau dồi việc rèn luyện nhân đức . Đây là ý nghĩa và là đối tượng thật sự của việc luyện tập thiền định.
Suy niệm về bản chất đau khổ của cuộc đời, suy niệm về những phương pháp để kết thúc đau khổ bất hạnh của bản thân là một hình thức thiền định. Qúa trình thay đổi những quan niệm về cuộc đời, trạng thái tâm hồn tìm kiếm niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ là những gì mà chúng ta muốn nói khi chúng ta sử dụng 2 chữ thiền định. Chúng ta có khuynh hướng bị tác động và làm cho tâm hồn của mình đi theo những lối mòn ích kỷ. Thiền định là một quá trình mà ta có thể chế ngự được tâm trí, hướng nó theo chiều hướng nhân đạo. Thiền định có thể được xem như là một kỹ thuât mà chúng ta dùng để hạn chế ảnh hưởng của những thói quen suy nghĩ cũ, phát huy những thói quen suy nghĩ mới. Nhờ vậy, chúng ta ngăn mình tránh những hành vi phi đạo đức về tâm hồn, lời nói, hành động dẫn chúng ta đến những đau khổ và bất hạnh. Thiền định được ứng dụng rộng rãi trong phương pháp rèn luyện tâm hồn của chúng ta.
Kỹ thuật thiền định này không phải chỉ có nhũng môn đồ Phật giáo mới biết đến và ứng dụng. Ví dụ như một nhạc sĩ tập luyện tập bàn tay của mình, vận động viên tập luyện phản xạ, nhà ngôn ngữ học tập luyện thính giác, học giả tập luyện tri thức của mình và chúng ta tập luyện điều khiển tâm hồn mình đều có thể biết đến và ứng dụng được.
Vậy nên, hoà mình vào việc rèn luyện tâm hồn là một hình thức thiền định. Chỉ đơn giản là đọc qua những kỹ thuật thiền định một vài lần thì chẳng có ích lợi gì. Chúng chỉ có ích nếu bạn chú tâm vào, bạn suy niệm về những vấn đề mà chúng ta đã đề cập đến ở chương trước. Những hành vi phi đạo đức, những lời nói vô nghĩa, sau đó chúng ta khảo sát chúng một cách toàn diện hơn nhằm mở rộng sự hiểu biết của mình. Bạn càng khảo sát suy xét tỉ mỉ về một vấn đề, bạn càng thấu hiểu vấn đề đó sâu sắc hơn. Điều này giúp bạn đánh giá đúng những giá trị của nó. Nếu qua sự phân tích của mình, bạn chứng minh được một vấn đề nào đó hoàn toàn không có giá trị gì,vậy thì bạn hãy quên nó đi. Nếu như, một cách khách quan bạn nhận thấy một vấn đề nào đó là đúng đắn, thì niềm tin của bạn đặt vào vấn đề đó có một sự bền vững mạnh mẽ. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khảo sát này được xem như là một hình thức thiền định.
Chính Đức Phật đã nói: "Những nhà sư và những người khôn ngoan đã không đơn giản chấp nhận những lời nói của tôi mà không có sự tin tưởng tôn kính trong lòng . Các bạn nên nắm bắt mọi vấn đề bằng sự phân tích phê bình và chấp nhận chúng dựa trên cơ sở là chính sự hiểu biết của mình". Câu nói đáng nhớ này mang nhiều ẩn ý. Rõ ràng là Đức Phật muốn nói với chúng ta rằng khi chúng ta muốn đọc một đoạn văn. Chúng ta nên không những dựa vào sự nồi tiếng của tác giả mà chúng ta còn phải dựa vào nội dung của chính đọan văn đó. Khi nắm bắt được nội dung, chúng ta nên dựa vào chủ đề chính và ý nghĩa của đoạn văn đó hơn là lối hành văn được ứng dụng trong đoạn văn đó. Khi liên hệ tới chủ đề chính, chúng ta nên dựa vào những hiểu biết và những kinh nghiệm của chính mình hơn là dựa vào những cảm xúc tâm hồn. Nói cách khác, chúng ta phải phát huy những kiến thức của Dharma. Chúng ta phải ứng dụng rộng rãi những chân lý của Đức Phật vào trong chính đời sống hàng ngày của chúng ta, có như vậy chúng mới được phản ánh rõ rệt. Lòng từ bi sẽ kém gía trị khi nó vẫn còn là một khái niệm trong tâm hồn. Lòng từ bi phải được thể hiện qua thái độ cư xử của chúng ta đối với mọi người, nó được phản ánh qua những suy nghĩ và những hành vi của chúng ta. Khái niệm về lòng khiêm tốn không làm giảm tính kiêu ngạo của chúng ta; nó phải được thể hiện qua những suy nghĩ và những hãnh động thật sự của chúng ta.
 HOÀ MÌNH VÀO MỘT ĐỐI TƯỢNG CHỌN LỌC
(FAMILIARITY WITH A CHOSEN OBJECT) 
Tiếng Tây Tạng gọi thiền định là "gom", có nghĩa là "hòa mình". Khi chúng ta ứng dụng thiền định có nghĩa là chúng ta hòa mình vào một đối tượng chọn lọc nào đó. Đối tượng này không cần phải là một đối tượng vật chất cụ thể như một bức ảnh về Đức Phật hay một bức ảnh về chúa Jesus trên thập tự giá. Đối tượng chọn lọc có thể là một phẩm chất tinh thần trừu tượng mà chúng ta dung dưỡng trong tâm hồn. Nó cũng có thể là những cử động đều đặn của hơi thở chúng ta mà chúng ta tập trung vào để chế ngự sự bất an trong lòng. Nó cũng có thể là chính tri thức của chúng ta. Tất cả những phương pháp này được trình bày rõ ở những trang sau. Bằng những phương pháp này, kiến thức của chúng ta về đối tượng mà chúng ta chọn lọc sẽ gia tăng.
Ví dụ, khi chúng ta quyết định nên mua xe hiệu nào, chúng ta phân tích lợi hại của từng hiệu xe khác nhau, và chúng ta quyết định chọn hiệu xe nào đó, từ đó chúng ta cân nhắc suy xét những phẩm chất của hiệu xe đó, hiểu biết của chúng ta về hiệu xe đó tăng lên. Chúng ta có thể trau dồi những đức hạnh về lòng khoan dung của mình theo cách như vậy. Chúng ta cũng cân nhắc những tính chất cấu thành lòng khoan dung, cân nhắc sự bình an mà lòng khoan dung đem đến cho tâm hồn chúng ta, cân nhắc sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho những ai có lòng khoan dung. Đồng thời chúng ta phải cân nhắc được những trở ngại của lòng khoan dung- sự tức giận và không hài lòng mà chúng ta phải chịu đựng, sự sợ hải và lòng căm ghét mà lòng khoan dung gây ra trong lòng mọi người. Bằng cách thường xuyên theo đuổi những lôi suy xét như trên, lòng khoan dung của chúng ta tự nhiên tăng lên, phát triển ngày càng mạnh mẽ qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Qúa trình rèn luyện tâm hồn như vậy là một quá trình lâu dài. Một khi chúng ta có được lòng khoan dung cao độ, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với mọi việc.
Chúng ta cần phải ứng dụng những cách suy xét như vậy trong đời sống hàng ngày của mình. Đặc biệt ứng dụng khi chúng ta cần phải cải thiện những hành vi có khuynh hướng phi đạo đức. Khi chúng ta không hài lòng với một ai đó, chúng ta thường chiêm nghiệm nhưng lổi lầm của họ, trong lòng chúng ta phát sinh sự kết tội ngày càng mạnh mẽ về lỗi lầm của người đó. Tâm trí chúng ta tập trung hết sức vào việc suy xét phân tích lỗi lầm đó, và vì vậy, lòng bất kính mà chúng ta dành cho người đó tăng lên, Tương tự, khi chúng ta thích thú quan tâm đến một người hay một vật nào đó thì lòng ngưỡng mộ của chúng ta dành cho đối tượng đó ngày càng tăng dần. Để có thể tập trung trong những trường hợp như vậy thì không khó lắm, nhưng để tập trung vào việc trau dồi nhân cách thì khó hơn bởi vì những cảm xúc và khát vọng thì luôn luôn mạnh mẽ.
Có nhiều hình thức thiền định. Có một số hình thức thiền định không đòi hỏi một nghi thức hay một yếu tố vật chất nào cả. Bạn có thể thiền định trong khi đang lái xe, đang đi dạo , trong khi đang di chuyển trên xe buýt, tàu hỏa và thậm chí trong khi bạn đang tắm. Nếu bạn muốn lựa chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyện tập thiền định tập trung hơn, bạn nên chọn buổi sáng sớm, bởi vì tại thời điểm đó đầu óc chúng ta minh mẫn và sáng suốt nhất trong ngày. Bạn nên ngồi trong một không gian tĩnh lặng, lưng của bạn phải thẳng. Như vậy sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, có một điều quan trọng là bạn phải trau dồi luyện tập bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ nơi nào mà bạn cảm thấy thuận tiện. Bạn không cần phải luyện tập thiền định một cách cầu kỳ lễ nghi.
 THIỀN ĐỊNH PHÂN GIẢI  
(ANALYTICAL MEDITATION) 

Như tôi đã nói, có 2 loại thiền định được sử dụng trong việc suy niệm và tiếp thu những vấn đề mà tôi đã thảo luận trong sách này. Loại thứ nhất, thiền định phân giải. Ở hình thức thiền định này, việc hòa mình thấu hiểu hoàn toàn một đối tượng chọn lọc - chiếc xe mà bạn muốn sở hữu, hoặc lòng từ bi, hoặc lòng khoan dung mà bạn mong muốn đạt được - được trau dồi qua quá trình lý kuận của việc phân tích. Ở đây, bạn không những chỉ tập trung duy nhất vào một đối tượng , hơn nữa, bạn phải phát huy một trạng thái gần gũi cảm thông với đối tượng ch
n lọc của mình bằng cách thường xuyên luyện tập khả năng suy luận của mình. Đây là một hình thức thiền định mà tôi sẽ nhấn mạnh khi chúng ta khám phá những đối tượng khác nhau mà ta cần phải trau dồi trong suốt quà trình luyện tập tâm hồn. Một số đối tượng này thuộc những đặc trưng của việc luyện tập Phật giáo, một số khác thì không. Tuy nhiên một khi bạn đã phát huy được sự hòa mình vào một đối tượng bằng cách phân tích thì điều quan trọng là bạn phải giữ được trạng thái luôn tập trung vào đối tượng đó bằng cách sử dụng "thiền định cố định" (settled meditation).
 THIỀN ĐỊNH CỐ ĐỊNH  
(SETTLED MEDITATION) 

Loại thiền định thứ hai là thiền định cố định. Điều này xảy ra khi chúng ta có thể dán chặt tâm trí của mình vào một đối tượng nào đó mà không cần phải cố gắng tập trung phân tích hay suy nghĩ. Ví dụ, khi chúng ta thiền định về lòng từ bi, chúng ta phát huy lòng cảm thông của mình đối với mọi người và cố gắng nhận thức được những đau khổ mà họ phải gánh chịu. Để làm được như vậy chúng ta phải áp dụng hình thức thiền định phân giải. Tuy nhiên , một khi chúng ta đạt được cảm xúc của lòng từ bi trong trái tim mình, một khi chúng ta nhận thấy được rằng việc thiền định đã gây ra những thay đổi tích cực nơi thái độ cư xử của chúng ta đối với mọi người, đến lúc đó ta ứng dụng thiền định cố định để làm cho cảm xúc đó tồn tại mãi trong lòng chúng ta, không cần phải cố gắng suy niệm. Điều này làm cho lòng từ bi của chúng ta thêm sâu sắc hơn. Khi chúng ta cảm thấy là những cảm xúc về lòng từ bi của mình yếu dần, chúng ta có thể một lần nữa ứng dụng hình thức thiền định phân giải nhằm phục hồi lòng cảm thông quan tâm chăm sóc mọi người của mình trước khi ứng dụng hình thức thiền định cố định. 
Khi chúng ta thành thạo hơn, chúng ta có thể dể dàng chuyển từ hình thức này sang hình thức kia nhằm đạt được những phẩm chất đạo đức mà chúng ta mong muốn. Ở chương 11 "Duy trì điềm tĩnh" (calm abiding) chúng ta sẽ khảo sát những kỹ năng nhằm phát triển thiền định cố định của chúng ta đến một mức độ mà chúng ta có thể duy trì sự tập trung của mình vào một đối tượng nào đó mà chúng ta muốn thiền định về nó trong khoảng thời gian bao lâu tuỳ thích. 
Như tôi đã nói đối tượng mà chúng ta muốn thiền định ở đây không nhất thiết phải là một đối tượng cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Trong ý thức, người ta hòa lẫn tâm hồn mình vào đối tượng nhằm trau dồi hiểu biết của mình về đối tượng đó. Thiền định cố định cũng giống như những hình thức thiền định khác. Thiền định cố định có đạo đức đoan chính hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người luyện tập. Hơn nữa, chúng ta ứng dụng thiền định cố định vào việc luyện tập của chúng ta và từ đó kết luận những giá trị tinh thần mà thiền định cố định giúp ta đạt được. Nếu ta tập trung tâm trí vào lòng từ bi , thiền định cố định là đạo đức đoan chính; nếu ta tập trung tâm trí vào sự tức giận, thiền định cố định là phi đạo đức và không đoan chính. 
Chúng ta phải thiền định theo một quá trình có hệ thống, dần dần chúng ta trau dồi những hiểu biết về đối tượng mà chúng ta đã lựa chọn. Học tập và lắng nghe những bậc thầy có đủ năng lực là một phần rất quan trọng trong quá trình này. Sau đó chúng ta suy ngẫm những gì mà chúng ta đã được và được nghe, nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề nhằm tránh sự nhầm lẫn, tránh những nhận thức sai lệch, tránh sự nghi ngờ. Chính quá trình này sẽ gây ảnh hưởng lên tâm trí của chúng ta. Rồi khi chúng ta tập trung vào đối tượng chọn lọc của mình , tâm trí của chúng ta sẽ hòa lẫn vào đối tượng đó một cách hứng thú. Một điều quan trọng là trước khi chúng ta cố gắng suy ngẫm thiền định về những khía cạnh tế nhị của triết lý Phật giáo. Chúng ta có thể rèn luyện giữ cho tâm trí của mình tập trung vào những vấn đề tế nhị như là trừ khử những đau khổ của mình, vào "sự trống rỗng" (emptiness) của cuộc sống cố hữu. 
Cuộc hành trình tâm hồn là một chặng đường dài. Chúng ta phải lựa chọn lối đi của mình cẩn thận, chúng ta phải bảo đảm rằng con đường mà chúng ta đang đi sẽ dẫn chúng ta đến mục tiêu của chúng ta. Đôi khi, cuộc hành trình này sẽ có dốc cao. Chúng ta phải biết bước từng bước một, chậm chạp như một con ốc sên, giữ sao cho tâm hồn ta luôn được sâu sắc, ta phải chắc chắn rằng ta sẽ không quên những khó khăn của những người bạn đồng hành hay những khó khăn của một con cá đang bơi lội trong một đại dương ô nhiễm nào đó cách chúng ta hàng ngàn dặm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét