Namo Sakya Muni Buddha
''Một cái tâm trống không, không có nghĩa là chẳng có gì trong đó cả. Nó không phiền não nhưng nó đầy trí tuệ, an vui.'' TS Ajahn Chah
LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC
Hướng Dương đẹp tựa mặt trời
Trên đời hạnh phúc là người biết tu.
Cuộc trần thì mãi '' u bu''...
Biết đời như huyễn buông thư nhẹ nhàng....
Mùa thu đẹp nhất lá vàng
Bước chân an tịnh giữa ngàn biến thiên.
Như Nai bên suối thật hiền
Như như lòng chẳng phan duyên, buộc ràng...
Thu về trên khắp nhân gian
Mĩm cười... tâm nguyện bình an cho đời.
Trong hồ sen đẹp tuyệt vời
Người hạnh phúc nhất chính người khéo tu.
Thích Tánh Tuệ
Bài học từ chiếc thuyền không người lái
Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người lái từ đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người lái, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa. Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, lúc sau lại giận là tại làm sao? - Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người. Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa.
Bình luận:
Tôi thường tự hỏi: “Người đánh ta, ta giận, là tại người hay tại ta làm cho ta giận?”. Phần đông sẽ nói: “Vì người đánh ta, nên ta giận." Nhưng nếu ta biết người đánh ta là người mất trí, ta có còn giận người ấy nữa không? Chắc hẳn là không nếu ta là người biết xét. Trái lại, nếu ta biết người đánh ta là người tỉnh, thì ắt ta không khỏi phải nổi cơn giận dữ. Cùng một việc xảy đến với ta, mà khi thì ta điềm tĩnh như thường, khi ta lại bực tức nóng giận. Tại nơi đâu? Có phải là tại nơi sự phán đoán của ta chăng? Tôi không thấy tại nơi ngoại vật chỗ nào cả.
Mạnh Tử nói: “Người ta ở đời, đối với người mà gặp phải kẻ dữ với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như mình đi trong bụi rậm, vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại gỡ dần ra thôi. Gai góc kia có biết gì mà đáng giận? Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan... Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không người lái, lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ tự lỡ tạt nhầm ta. Ta nghĩ cho cùng có gì đáng giận."
Nam Mô Thường Hoan Hỉ Bồ Tát.
Vì sao phải bố thí?
Vì Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây:
Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác;
Bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết Bố thí thì ai cũng thương mến;
Bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi;
Bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ;
Bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đã đi qua;
Bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt;
Bố thí là hành động của những người hùng;
Bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh);
Bố thí giữ gìn công đức;
Bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn;
Bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp
Bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và vĩ nhân;
Bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét