Hai chữ "NHÂN DÂN" đã xuất hiện sau 1975 tại Miền Nam Việt Nam, ghép
chung với một chủ từ như: - nghệ sĩ nhân dân, thầy giáo nhân dân, quân đội nhân
dân... ngoại trừ "ngân hàng nhà nước".
Cuối mùa Đông năm 2015, tức năm Đinh Mùi, căn nhà tole vách lá nằm lọt thỏm trong vườn cây xanh um, địa chỉ 4/1/8 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 4, nơi thầy thuốc Lê văn Lợi mở làm thuốc từ thiện tại quận 12, TP Hồ chí Minh. Như mọi ngày, bệnh nhân lui tới được thầy chăm sóc tận tình, dĩ nhiên là dân nghèo; được tin Hội Hồng thập Tự Trung ương kết hợp với Bộ y tế trao bằng khen và chiếc cúp "đôi tay vàng nâng trái tim" cho thầy thuốc mà bao năm qua, ngoài nhà thuốc từ thiện tại nhà, thầy còn tham gia các phòng thuốc từ thiện ở các chùa, các điểm trong huyện Hốc Môn và quận 12 để giúp cho bà con bệnh hoạn không tiền chữa trị theo Tây y.
- Thầy đóng góp thế nào mà được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?
- Tôi cũng chả hiểu, vẫn giúp bà con nghèo như bao thầy thuốc khác, không quan tâm đã chữa như thế nào và phục vụ cho ai - thầy Lợi thật thà đáp.
- Vậy thầy phải có một ca chữa trị đặc biệt nào đó mới được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?
- Tôi không nhớ hết số bệnh nhân đến hàng ngày, chỉ biết bệnh mà chữa trị, không để ý nhân thân, địa vị của họ, hay những ca nào đặc biệt. Khi hết bệnh, họ cũng không đến lui, không báo cho mình biết. Mình chỉ làm với tâm vô tư, vô vị lợi thôi. - thầy đáp.
Cuối mùa Đông năm 2015, tức năm Đinh Mùi, căn nhà tole vách lá nằm lọt thỏm trong vườn cây xanh um, địa chỉ 4/1/8 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 4, nơi thầy thuốc Lê văn Lợi mở làm thuốc từ thiện tại quận 12, TP Hồ chí Minh. Như mọi ngày, bệnh nhân lui tới được thầy chăm sóc tận tình, dĩ nhiên là dân nghèo; được tin Hội Hồng thập Tự Trung ương kết hợp với Bộ y tế trao bằng khen và chiếc cúp "đôi tay vàng nâng trái tim" cho thầy thuốc mà bao năm qua, ngoài nhà thuốc từ thiện tại nhà, thầy còn tham gia các phòng thuốc từ thiện ở các chùa, các điểm trong huyện Hốc Môn và quận 12 để giúp cho bà con bệnh hoạn không tiền chữa trị theo Tây y.
- Thầy đóng góp thế nào mà được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?
- Tôi cũng chả hiểu, vẫn giúp bà con nghèo như bao thầy thuốc khác, không quan tâm đã chữa như thế nào và phục vụ cho ai - thầy Lợi thật thà đáp.
- Vậy thầy phải có một ca chữa trị đặc biệt nào đó mới được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?
- Tôi không nhớ hết số bệnh nhân đến hàng ngày, chỉ biết bệnh mà chữa trị, không để ý nhân thân, địa vị của họ, hay những ca nào đặc biệt. Khi hết bệnh, họ cũng không đến lui, không báo cho mình biết. Mình chỉ làm với tâm vô tư, vô vị lợi thôi. - thầy đáp.
Truy tặng hai chữ "NHÂN DÂN" đứng sau một nghiệp vụ, chắc hẳn sẽ không y cứ vào tuổi nghề, thời gian phục vụ mà do người dân ca tụng hoặc kết quả rõ ràng cho sự nghiệp cống hiến. Có lẽ tùy chuyên môn mà được đánh giá. Trong ngành Đông y, hầu như ít ai được phong tặng như thế. Thầy Lợi vào nghề so với bậc thầy đàn anh, thời gian hành nghề và phục vụ không là bao. Với chứng nhận tốt nghiệp vào năm 2000 hành nghề của Bộ y tế cấp thì 2014, chứng tỏ thời gian phục vụ và khả năng, hiệu quả nghiệp vụ đã được Bộ Y tế và Hồng Thập tự đánh giá cao.
Miền Nam Việt Nam, vấn đề từ thiện là việc thường xuyên, tự nguyện của người dân có điều kiện hoặc các chùa có mặt bằng rộng rãi. Cơm chay miễn phí hoặc giá bình dân, bếp ăn Từ thiện các bệnh viện cho bệnh nhân và thân nhân nghèo, phòng chữa trị từ thiện có tiếng như chùa Kỳ Quang quận Gò Vấp, chùa Từ Quang Hốc Môn... đều do những tập thể chung tay. Riêng thầy Lợi, một thầy thuốc không dư dả so với nếp sống tại Thành phố hiện nay; con cái có cuộc sống riêng với mức lương công nhân lao động phổ thông, vợ làm lao công vệ sinh ở quận. Mái hiên lợp tole khá nóng vào mỗi trưa, một bàn làm việc và một giường nằm, đó là chỗ cho các bệnh nhân đến cần giúp đỡ. Gia đình trường trai, đời sanh mẫu mực của người con Phật.
Từ lúc nhận được bằng khen, mãi đến vài tháng sau, ngày 27/3/2016 tức nhằm ngày vía đức Quán thế Âm, thầy mới đủ điều kiện làm cơm thết đãi enh em đồng đạo đến chia vui cùng gia đình. Đây không những là niềm vui cho riêng mình mà còn là tin vui cho những người con Phật tận tâm phục vụ chúng sanh. Còn rất nhiều những cá nhân đứng ra làm từ thiện mà không hề kêu gọi ai hỗ trợ. Như anh Hùng một Phật tử đồng đạo ở Tân Phú, vợ chồng bán cơm chay, mở "lớp học tình thương tại nhà" cho con em lao động không đủ điều kiện đến trường, được một số sinh viên đến giúp miễn phí, thế mà duy trì gần cả chục năm, được bà con đánh giá khá tốt. Còn rất nhiều những tấm lòng Bồ Tát phục vụ chúng sanh. Điều muốn nói là những anh em phát tâm làm từ thiện đều tự nguyện cá nhân, không một tổ chức nào hỗ trợ, trong khi cuộc sống tạm đủ.
Đây là những đóng góp thực tế cho xã hội mà người dân nghèo đang cần. Hy vọng đất nước luôn có những mẫu người như thế; việc vinh danh chỉ là sự khích lệ để tâm phụng sự "chúng sanh là cúng dường chư Phật" được phát triển sâu rộng hơn.
Buổi cơm thân mật của đồng đạo Phật tử, có cả nhà sư lương y Võ Thành Hưng, người thầy của Lương Y Lê văn Lợi, tuy ở rất xa mà cũng về tham dự chia vui với gia đình. Tất cả đều trường trai, thâm tín Tam Bảo và quan tâm phục vụ chúng sanh.
MINH MẪN
28/3/2016
28/3/2016
thầy thuốc nhân dân Lê văn Lợi
thầy Võ Thành Hưng, sư phụ của lương y Lê văn Lợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét