~ Thích Nhật Từ
Đạo Phật là một đạo trí tuệ và đề cao cái tinh thần tự lực có phương pháp. Muốn có loại phước nào ta phải gieo chánh nhân của loại phước đó. Ví dụ như trong kinh Đức Phật dạy để có phước tuổi thọ ta phải có các yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Tiết độ trong ăn uống.
Thứ hai: Ăn uống ít và ăn những vật dễ tiêu.
Thứ nhất: Tiết độ trong ăn uống.
Thứ hai: Ăn uống ít và ăn những vật dễ tiêu.
Thứ ba: Vận động toàn thân thường xuyên.
Thứ tư: Không gieo các nghiệp sát, không phá hoại môi trường, không hủy hoại hòa bình
Thứ năm: Mở lòng từ bi thương xót con người và giúp đỡ con người.
Thứ sáu: Biết chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Đó là những cái nhân trực tiếp để tạo ra sức khỏe và tuổi thọ, cái đó cầu không thể được. Một hành động thiện không thể tạo ra nhiều phước báu, hành động thiện nào chỉ tạo ra phước báu của hành động thiện đó thôi, nên nhớ điều này vì đó là nhân quả. Đức Phật nói trong kinh “Hạt ổi không thể tạo ra quả mít, hạt mít không thể tạo ra cây lúa, hạt lúa không thể tạo ra quả táo, hạt táo không thể tạo ra quả ớt”. Hạt gì nó tạo ra quả đó thôi, nhân và quả phải cùng tính chất chứ không nhất thiết phải đồng nhất về khối lượng. Nhiều khi mình gieo nhân thật là nhiều mà quả bị âm, nhiều khi gieo nhân rất ít mà quả thì nhiều. Nó lệ thuộc vào tính điều kiện, tính hoàn cảnh, tính đầu tư và nhiều thứ khác.
Do đó ta phải hiểu đúng nhân quả để làm các việc làm tạo ra phước báu cho chính mình. Có năm loại phước báu chính mà Đức Phật thường chúc tụng cho các Phật tử vào thời của ngài:
Thứ nhất: Phước có nhan sắc, vì đó là yếu tố thành công về xã hội, dễ giao du, tiếp xúc thăng tiến, thiện cảm và tận dụng các lợi thế đó để lập nghiệp và thành công nhưng mà không lạm dụng nó.
Thứ hai: Phước có sức khỏe để biến các ước mơ trở thành hiện thực.
Thứ ba: Là phước sống thọ cho nên ta có thể hưởng được các phước do mình tạo ra.
Thứ tư: Phước có tài sản tức là mình có nhà cửa, tài sản, động sản, bất động sản, sử dụng các tài sản hợp pháp đó làm hạnh phúc cho mình và chia sẻ với những người thân và những người bất hạnh.
Thứ năm: Phước có trí tuệ vì có trí tuệ ta sẽ đạt được bốn điều vừa nêu.
Đây là năm loại phước báu mà vào thời Đức Phật khi Phật tử đến gặp Ngài, Ngài thường chúc tụng và muốn cho các Phật tử này đạt được. Cho nên không có cái gọi là phước báu nhất, nếu ta gọi là cái có nhất đó thì ta phải gọi trí tuệ là phước báu lớn nhất mà con người có thể sử hữu được. Có kiến thức ta có cơ hội nghề nghiệp, có thể thay đổi nghề nghiệp. Cho nên lấy trí tuệ làm chiếc chìa khóa để giải quyết các vấn nạn về thăng tiến nghề nghiệp ta sẽ tạo ra phước báu cho chính mình và cũng bằng kiến thức này ta tạo phước báu cho những người thân. Bằng cách đó đừng mê phước, muốn có cái gì hãy nỗ lực có phương pháp để đạt được cái đó, nếu chưa được bây giờ đừng chán nản, thất vọng, đừng bỏ cuộc giữa chừng, đừng đào tẩu, đầu hàng trước số phận. Nỗ lực có phương pháp ta sẽ thành công.
(Giảng tại: Chùa Kim Cang, Busan, Hàn Quốc, ngày 21/09/2014)
Thứ tư: Không gieo các nghiệp sát, không phá hoại môi trường, không hủy hoại hòa bình
Thứ năm: Mở lòng từ bi thương xót con người và giúp đỡ con người.
Thứ sáu: Biết chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Đó là những cái nhân trực tiếp để tạo ra sức khỏe và tuổi thọ, cái đó cầu không thể được. Một hành động thiện không thể tạo ra nhiều phước báu, hành động thiện nào chỉ tạo ra phước báu của hành động thiện đó thôi, nên nhớ điều này vì đó là nhân quả. Đức Phật nói trong kinh “Hạt ổi không thể tạo ra quả mít, hạt mít không thể tạo ra cây lúa, hạt lúa không thể tạo ra quả táo, hạt táo không thể tạo ra quả ớt”. Hạt gì nó tạo ra quả đó thôi, nhân và quả phải cùng tính chất chứ không nhất thiết phải đồng nhất về khối lượng. Nhiều khi mình gieo nhân thật là nhiều mà quả bị âm, nhiều khi gieo nhân rất ít mà quả thì nhiều. Nó lệ thuộc vào tính điều kiện, tính hoàn cảnh, tính đầu tư và nhiều thứ khác.
Do đó ta phải hiểu đúng nhân quả để làm các việc làm tạo ra phước báu cho chính mình. Có năm loại phước báu chính mà Đức Phật thường chúc tụng cho các Phật tử vào thời của ngài:
Thứ nhất: Phước có nhan sắc, vì đó là yếu tố thành công về xã hội, dễ giao du, tiếp xúc thăng tiến, thiện cảm và tận dụng các lợi thế đó để lập nghiệp và thành công nhưng mà không lạm dụng nó.
Thứ hai: Phước có sức khỏe để biến các ước mơ trở thành hiện thực.
Thứ ba: Là phước sống thọ cho nên ta có thể hưởng được các phước do mình tạo ra.
Thứ tư: Phước có tài sản tức là mình có nhà cửa, tài sản, động sản, bất động sản, sử dụng các tài sản hợp pháp đó làm hạnh phúc cho mình và chia sẻ với những người thân và những người bất hạnh.
Thứ năm: Phước có trí tuệ vì có trí tuệ ta sẽ đạt được bốn điều vừa nêu.
Đây là năm loại phước báu mà vào thời Đức Phật khi Phật tử đến gặp Ngài, Ngài thường chúc tụng và muốn cho các Phật tử này đạt được. Cho nên không có cái gọi là phước báu nhất, nếu ta gọi là cái có nhất đó thì ta phải gọi trí tuệ là phước báu lớn nhất mà con người có thể sử hữu được. Có kiến thức ta có cơ hội nghề nghiệp, có thể thay đổi nghề nghiệp. Cho nên lấy trí tuệ làm chiếc chìa khóa để giải quyết các vấn nạn về thăng tiến nghề nghiệp ta sẽ tạo ra phước báu cho chính mình và cũng bằng kiến thức này ta tạo phước báu cho những người thân. Bằng cách đó đừng mê phước, muốn có cái gì hãy nỗ lực có phương pháp để đạt được cái đó, nếu chưa được bây giờ đừng chán nản, thất vọng, đừng bỏ cuộc giữa chừng, đừng đào tẩu, đầu hàng trước số phận. Nỗ lực có phương pháp ta sẽ thành công.
(Giảng tại: Chùa Kim Cang, Busan, Hàn Quốc, ngày 21/09/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét