Đây mới gọi là khóa tu La Hầu La thật sự...
Xin mời xem,
Những nhà lãnh đạo Phật Giáo TháiLan kết hợp với VUA THÁI và VUA SÃI đào tạo những mầm non Phật vào Tâm người Thái từ tuổi ấu thơ; để học hỏi phong cách của một con người con Phật từ lời Kinh; tiếng kệ từ thuở bé. Họ tu hay thực tập dù ngắn nhất là một mùa; một năm hay suốt cuộc đời; từ tầng lớp này qua tầng lớp khác học làm hạnh của một người TU. Đặt biệt chỉ có phái NAM (Male)tức giống đực được đắp Y vàng và cạo đầu;
.Không có female cạo đầu. Những học trò trẻ này trải qua một thời gian tu tập dài hay ngắn hạng; khi ra trường đều được nhận chứng chỉ. Chứng chỉ này rất có giá trị cho cuộc đời như xin việc làm; như đi hỏi vợ; nếu không có chứng chỉ tu học thì người ta bên gái từ chối. Vậy; nên muốn làm gì; thì trước hết phải biết TU và tu là phải biết sống với mọi người; vì người và vì mình. Nói cách khác là phải biết sống cho tha nhân; phải biết xin ăn để hoà mình với tha nhân, và người Thái rất quí trọng chiếc áo Vàng (Y Casa).
Việt Nam ta; là một nước Phật Giáo giáp mối giữa Bắc Tông (Mahayana) và Nam-Tông (Theravada); nên có cả hai phái lẫn lộn tại miền Nam thịnh hành hơn ở Bắc Việt-Nam. Tuy nhiên; chúng tôi đã sống ở Hải ngoại lâu hơn khi miền Nam bị cưỡng chiếm; nên sự tổ chức Phật Giáo trong nước chúng tôi chỉ nghe nhưng không thấy nên không nói những gì không thấy. Tuy nhiên; PGVN có vẻ hình thức bên ngoài hơn là có một Quốc Giáo được tổ chức như Thái ; Miến; Campuchia; Lào, hay Sri Lanka. Ngoài ra, Phật Giáo thuộc Bắc Tông như Đài-Loan; Nam Hàn; Nhật Bản thì họ có truyền thống của họ lâu đời thuần nhất không lẫn lộn như PGVN. Tây Tạng thuộc Mật Tông Phật Giáo có nhiều chi nhánh khác nhau; nhưng họ có một niềm TIN rất cao; tu hành rất tinh tấn.
Giả sử; Phật Giáo không bị Hồi Giáo tàn sát tại Ấn Độ. Phật Giáo không bị Cộng Sản triệt tiêu trong thời kỳ Mao Trạch Đông tại Trung Hoa; thì số lượng người theo Phật Giáo là con số cao nhất Thế Giới; mà không cần phải dùng vũ lực như Hồi Giáo; hay dùng chiến tranh theo sau các Đế Quốc như Thiên Chúa Giáo. Bỡi Phật Giáo luôn luôn chủ trương lấy Từ-Bi; Trí Tuệ đối lại với hận thù.
Quí hóa thay.
Lành thay; một Quốc Giáo có màu sắc tôn giáo như ThaiLand.
Một đại lễ truyền giới lớn nhất thế giới cho hàng trăm nghìn tăng sĩ đã được tổ chức vào ngày 04/04/2015, Phật lịch 2558 tại Thái Lan. Đây là một phần của Dự án Phục hưng Đạo Đức của Thượng tọa trụ trì Tu viện Dhammakaya, nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức và trau dồi tam vô lậu học.
Xin mời xem một PPS về Tu Viện Dhammakaya thực hiện năm 2009 trong attachment.
Sự kiện này được tổ chức tại Tu viện Dhammakaya và các Tự viện khác trên mọi miền đất nước Thái lan.
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía bắc, Tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi Đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
Mái vòm khổng lồ gọi là Dhammakaya Cetiya được bao phủ bởi 300.000 bức tượng Phật bằng đồng dát vàng. Bên trong đền thờ còn có 700.000 bức tượng Phật tương tự. 1 triệu USD là số tiền để xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
Tu viện Dhammakaya là một ngôi Tự viện phật giáo lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 1.000 mẫu Anh. Nơi đây chuyên giảng dạy về Thiền định Dhammakaya với niềm tin rằng đạt được sự tịnh tâm cá nhân là một điều kiện tiên quyết dẫn đến việc góp phần vào nền hoà bình thế giới.
Được sự cúng dường của công chúng, Tu viện này là một tổ chức phi chính phủ chuyên dạy thiền cho học viên từ khắp thế giới. Do có diện tích rộng và những điều kiện thuận lợi, Tu viện Dhammakaya thường được dùng làm một địa điểm hội họp của Tăng sĩ, Phật tử lẫn những người yêu hoà bình của mọi tôn giáo. Và Hội Dhammakaya là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế về thúc đẩy nền hoà bình thế giới cũng như sự đoàn kết trong và giữa các tôn giáo.
Hình ảnh ngày mới Đoàn kết để phục hưng Phật Giáo ở Thái Lan, Lễ Truyền trao Giới pháp tại Tu viện Wat Phra Dhammakaya. Trân trọng kính giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ với phật giáo nước bạn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét