Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014


Phát hiện một hành tinh giống Trái đất ngoài Thái Dương hệ

Hành tinh Kepler-186f
Hành tinh Kepler-186f
NASA/JPL-Caltech
Thanh Phương        
Một êkíp các nhà thiên văn học quốc tế hôm qua, 17/04/2014, loan báo đã phát hiện hành tinh đầu tiên ngoài Thái Dương hệ có kích thước tương đương với Trái đất và có nhiệt độ giúp cho nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng và như vậy sự sống có thể tồn tại. Hành tinh này nằm cách Mặt trời 490 năm ánh sáng ( 1 năm ánh sáng = 9.460 tỷ km ). 
Hành tinh này, được đặt tên là Kepler-186f, đã được phát hiện nhờ kính viễn vọng không gian Kepler. Kepler-186f nằm trên một quỹ đạo chung quanh một ngôi sao, nhỏ hơn và ít nóng hơn Mặt Trời, trong một vùng mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Theo các nhà khoa học, đứng đầu là một nhà thiên văn học của cơ quan không gian Hoa Kỳ, phát hiện nói trên càng làm tăng thêm khả năng tìm thấy các hành tinh tương tự như Trái Đất trong Giải Ngân Hà.
Trong số gần 1.800 hành tinh ngoài Thái Dương hệ được phát hiện từ năm 1994, có khoảng 20 hành tinh xoay quanh ngôi sao nằm trong vùng có thể có sự sống. Nhưng các hành tinh đó lớn hơn Trái Đất nhiều và như vậy khó mà xác định là chúng được cấu tạo bằng đá hay bằng khí.
Vào cuối năm 2013, các nhà thiên văn học đã thẩm định có hàng tỷ hành tinh có kích thích tương đương với Trái đất nằm trên quỹ đạo chung quanh các ngôi sao tương tự như Mặt trời trong Giải Ngân Hà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét