Hổng biết sau khi đọc ý
kiến của các chức sắc cao cấp của PG về vụ "ni cô thay áo nâu sồng mặc
quân phục", GS.TS Trần Chung Ngọc nghĩ gì khi viết những dòng dưới đây bác
MM nhỉ?
Xin trích:
Đạo Phật
đi vào cuộc đời, tôi thấy chuyện các Ni Cô mặc quân phục hay áo tứ thân để
trình diễn văn nghệ chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn ào như BBC đưa tin,
hay ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’ như có người, vì thiếu hiểu biết về Phật
Giáo, nên phê phán như vậy.
Tất cả
những nhận định tiêu cực về chuyện này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản ánh
những tình cảm vô trí của một số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất hời hợt
về Phật Giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đàng sau những màn
trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết
lý Nhị Đế của Phật Giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ,
theo quan điểm hẹp hòi của họ.. Đạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ
quần áo. Tây phương cũng có câu “Bộ áo không làm nên thầy tu”
(L’habit ne fait pas le moine), thầy tu đây là thầy tu Ca-tô. Cho nên, đừng
có vội vàng đánh giá dựa trên bề ngoài.
Phật
Giáo không nên thắc mắc và cảm thấy khó chịu trước những lời chỉ trích vô trí về
cuộc trình diễn văn nghệ của các Ni Cô, và các Ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng góp nghệ thuật trong những
màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Mong rằng
Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm là theo lời nhận định của
mình về những màn trình diễn
văn nghệ: ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ
những năm sau’.
Và
cũng mong rằng Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục ‘vô cùng hoan
hỷ’ về ngày ‘Ngày hội nữ tu’
này, cũng như về những “Ngày hội nữ tu” trong tương lai, và bỏ đi sự phiền lòng
trước những dư luận ngu si vô trí.si
Xin góp ý thắc mắc trên:vô trí..
Chuyện trên đây tạm lắng, nhưng khi các
chức sắc GH nhận xét và đánh giá sai về phong cách tu sĩ cũng như sắc phục trên
sân khấu của các tu sĩ, các ngài y cứ vào giới luật cũng như oai nghi của một
vị xuất gia.
Hầu hết 99% nhận xét của quần chúng và
các chức sắc Phật giáo đều bị Trần Chung Ngọc xem là: “Họ hiểu
biết rất hời hợt về Phật Giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa
đàng sau những màn trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị Đế của Phật
Giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp
hòi của họ… Đạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo. Tây
phương cũng có câu “Bộ áo không làm nên thầy tu” (L’habit ne fait pas le
moine), thầy tu đây là thầy tu Ca-tô. Cho nên, đừng có vội vàng đánh giá
dựa trên bề ngoài.”
Có nghĩa là chỉ có một
mình TCN nhận xét việc làm của chư ni đúng và tinh thần Nhị Đế của PG phải là
như vậy; cũng có nghĩa giới luật nhà Phật không ăn khớp với tính "nhị
đế" của TCN!!!???
Qua sự kiện giải trình
của HLHPN Bình Chánh, các chức sắc GH PG Bình Chánh, tất cả diễn ra ngoài dự
tính mà không có sự kiểm soát.
Đây là bài học kinh
nghiệm, không ai trách ai nữa, mà trách nhiệm của ni giới trường hạ và BTS PG
Bình Chánh cần rút kinh nghiệm cho những sự việc khác sau này.
Chiếc áo không làm nên
thầy tu như TCN, thì thầy tu cũng chẳng cần chiếc áo làm gì. Áo tứ thân, áo
lính... miễn áo nào thích thì cứ mặc, đó là tính "nhị đế" của TCN.
Chiếc áo đã không cần thiết thì hành động cũng đâu cần? Thích gì cứ làm đó.
Trong quá trình chống
ngoại xâm, các Tu sĩ Phật giáo rất cân nhắc khi thay đổi màu áo và chọn nghiệp
vụ đúng chức năng trong quân đội để thể hiện tinh thần trách nhiệm trước tiền
đồ tổ quốc, chẳng lẽ trong thời bình lại thể hiện hành động thiếu cân nhắc sao?
Tùy tiện như thế là đúng tinh thần "nhị đế"?
TCN: Mong rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó
Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm là theo lời nhận định của mình về những màn trình diễn văn nghệ:
‘mô hình thật hay... cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những
năm sau’.
Và cũng mong rằng Ni trưởng Thích Nữ Huệ
Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục ‘vô cùng hoan hỷ’ về
ngày ‘Ngày hội nữ tu’ này, cũng như về những “Ngày hội nữ tu” trong tương lai,
và bỏ đi sự phiền lòng trước
những dư luận ngu si vô trí..
Thế thì lời nhận xét của HT.Thích Thiện Tánh, Trưởng
ban Kiểm soát T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM: “Việc các
sư cô hóa trang lên sân khấu múa hát là sai”
Và Ni trưởng TN.Tịnh Nguyện, Phó Trưởng ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư, phụ trách Tiểu ban Thông tin-Truyền thông: “Các sư cô mặc đồ đời biểu diễn văn nghệ là hình ảnh phản cảm”
Và Ni trưởng TN.Tịnh Nguyện, Phó Trưởng ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư, phụ trách Tiểu ban Thông tin-Truyền thông: “Các sư cô mặc đồ đời biểu diễn văn nghệ là hình ảnh phản cảm”
đều là những dư luận ngu si theo TCN???
MINH MẪN
28/8/2013
"Không phải nhà thơ chớ nói thơ", đây chẳng phải là việc của ông TCN, xen vào làm gì nhỉ??? Không phải có bằng cấp rồi muốn nói gì cũng được. Thời nào cũng có nhiều "bằng cấp giấy" lắm!
Trả lờiXóaNói nghe lạ ghê! Ông này có biết gì về Phật giáo không? Sao dám phê phán nghe mà nực cười. Ý kiến, ý cò gì, bạn thắc mắc và hỏi: "Trần Chung Ngọc nghĩ gì khi viết những dòng...", cư sĩ MM còn góp ý, tôi thì chỉ nói 1 chữ thôi: DỐT!
Trả lờiXóaXin hỏi cư sĩ, ông GS TS đó làm việc thuộc ban ngành nào? Bằng cấp của ông có liên quan gì đến Phật học hay không? Ông ta muốn nổi tiếng à???
Trả lờiXóaÔNG TA CHỈ LÀ NHÀ NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO, NHƯNG CHUYÊN NÂNG BI NHÀ NƯỚC DÙ ĐÚNG HAY SAI. MÀ NHÀ NƯỚC ĐÂU CẦN HẠNG NÂNG BI MÙ QUÁNG NHƯ THẾ
XóaChuyện cũng đã xảy ra rồi. Xin các vị đừng đỗ thêm dầu vào lửa _()_
Xóa