Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

LẠI CHUYỆN NHONG NHONG


Chưa sang Hạ, chợt mưa chợt nắng, cuộc trần gian luôn nặng kiếp long đong!

Nào Tịnh Viên Đường, nào Phong Tình Động, rồi  Động Phong Tình,Lầu Gió, rồi U Tình Cốc, Thong Dong am…đủ thứ địa danh trên cõi đời cho hồn phiêu bạt, qua những trạng thái cảm xúc đường trần.

Phong cách bởn cợt như là Bùi thi sĩ, đôi lúc tự hối, trách mình:”Rứa mà cũng tu với hành” (lời khai thị cuối cùng). 

“Trầm luân  chẳng sợ - ưa em” Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 đã là thế thì “ Đem chi giới luật chôn vùi qủả tim”.

Niết Bàn cũng thế, đường trần ngại chi, Lê Sa Đà không là Tế Điên hiện thực?, yêu thương cũng hiện thực bằng hành động thực hiện cụ thể: “Tặng hình bằng giấy, ích chi!...ước gì tặng trọn cả người … Đêm tâm sự-ngày đứng ngồi bên nhau…”

 Biết đâu trần thế thua chi Niết Bàn: “Trần gian ơi – đẹp quá chừng / Nhong nhong…Ta cứ tưng bừng nhong nhong”.

Thực và mộng,Cực lạc cũng là đây: “Được tiếp tục rong chơi cho đã/ Di Đà ơi – Tịnh độ đây rồi”, phải chăng bản chất nghệ sĩ cuồng và thiền sư chính tông cũng là một,bất cần đời, cái một vượt khỏi nhị nguyên biên kiến, bản chất hư hư thực thực do thức biến hoặc nhập pháp giới tánh hoặc thoát tam giới luân, chỉ là trò đùa với họ.

Cái can đảm của hai mẫu người trên là dám sống thật, dám nói thật, “lý sự vô ngại” cũng bởi sự sự tương dung theo tinh thần “nhập  pháp giới” của  Thiện tài đồng tử.Ngôn ngữ chỉ là phương tiện, hiểu được phương tiện của ngôn ngữ là hiểu được “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thượng thừa.

Ai bảo Lê Sa Đà để sa đà vào hư đốn? trong sa đà đã ngộ lý vô sanh, nên, đôi lúc cũng biết “Cảm ơn”. – “Từ độ biết người ta thêm tinh tấn / ngày và đêm thao thức chuyện tử sinh / Cảm ơn tình, những phút giây hưng phấn /cảm ơn Đời,những hệ lụy vô minh”. Đấy, điên có lúc mà tỉnh cũng đôi khi, biết sa đà đôi khi còn dừng lại; Lê Sa Đà chỉ sa đà khi là chung rượu, hết sa đà chung rượu là ngữ ngôn. Vẫn ý thức được:…”Thì ra tâm vật là tương tức” ( Cảnh giới nào). Cho nên” “yêu em-mặc kệ-luân hồi / Niết bàn bỏ ngỏ / nụ cười niêm hoa / Lặng nhìn không thẹn Đạt ma / đâu là địa ngục – Đâu tòa Như Lai” (mặc kệ).

Sau bảy mươi năm dằn vật bời nghiệp tử sinh, oan gia thế sự; bức bách tù túng đời người; nghĩa vụ công dân,bổn phận gia duyên, bi quan thời cuộc, bất mãn và bất mãn,nào ngờ, vớ được mảnh ván Phật Pháp, tha hồ bơi lội như vận động viên chuyên nghiệp, đuổi bắt sóng xô…Hơn bảy mươi năm, như đủ nồng độ để nở hoa thơ văn.Khác nào Khương Tử Nha vui chơi bên sông Vị. Tuổi như thế đã xem quá muộn, nhưng cuộc tử sinh luân hồi miên viễn, thế chả phải là chín chắn tư duy?

Thi nhân họ Bùi lấy ngôn ngữ làm trò đùa tư  tưởng, Lê Sa Đà dùng ngôn ngữ thể hiện tâm tư; nói như thế chả phải là thế, cái giống nhau của họ là thế, - ”Nhất đa tương dung”, chớ vụng dại tin vào ngôn ngữ của họ để bị lạc dẫn vào nghìn trùng xa cách, mà phải cách xa để nhìn mới thấy vạn dặm dung thông.

Đời thực: “Điểm hẹn nguồn vui” “ Già hư” “Thèm” “Đồng Đế …ơi”  “ Người & ta”  “Nợ”  “Tặng”  “Vào Xuân”  “ Cảm hoài”…Tánh thiện: “Về một bút danh”  “Tịnh độ là đây”  : Hư …không!”  “Chộ”  “Chuyện nghe lõm của con Thạch sùng”  “Người về”…

Lê Sa Đà cố vùng vẫy thuờng tình để mặc vào lớp áo siêu thực mà trông cứ như rất thực. Cái khéo của bút thơ mang cả Đời và Đạo, luồn lách như đôi chân vững chải; lời thơ ý đạo có chi mô!

Nhong nhong rồi lại cứ nhong nhong!!!

MINH MẪN                                                                                                                          11/4/2021

LÃO GÌÀ TRÊN CÁNH ĐU ĐƯA.

 

Đọc tập thơ “Cơn mê chiều” của Lê Sa Đà, liên tưởng đền hình ảnh lúc còn trẻ, bầy con nít, chiều ra sân đình đầu làng , túm sợi rễ cây đa lòng thòng, đánh đu, chân vẫn quệt xuống mặt đất, rồi thả tay rơi xuống ụ đất bên kia, chúng cười khóai chí.

Người ta thường bảo – già lại hóa trẻ, Lão Sa Đà họ Lê cũng thích nghịch như thế sao???

Đọc tập “nhong nhong” của tác giả, thấy như người đang bấu tay từ tầng không để nắm được diệu lý “tánh không”. Cứ như trẻ trâu long nhong trần trụi trên ruộng đồng bát ngát, bất kể chung quanh mặc ai ngắm nhìn ngộ nghỉnh.Siêu thực đến độ liu xiêu của kẻ say đắm vào cõi hư vô, cứ như quả bóng bay chực chờ đứt dây vút vào tầng không vô định, nhưng, khi giáp mặt với tập “cơn chiều”, cứ như ướt sũng “cơn mưa chiều” sau giờ tan lớp. Lão xít đu trên ngôn ngữ, tay vẫn níu tính lý vô ngã,  chân vẫn cọ quẹt vẽ lên ảo ảnh hồng trần những lo toan, những ước vọng, những tiếc nuối của một kiếp sanh bất phùng thời.

Cái mất nết đa tình, đa tình đáng yêu của nhà thơ:- một mái tóc – một nụ cười – một dáng đứng – một điệu ngồi (điều ta muốn)- và- em hiện đến một sáng nào – thoáng chốc; tạo “men đời” cho bến mộng xôn xao (men đời). Nhiều, rất nhiều mối tình tự thán của một chàng thi sĩ về chiều, để cuối cùng ấm ức danh cũng không mà phận cũng không, bèn: -Ta muốn vào địa ngục – sao ngươi lại không cho ?- sống đây chừ ấm ức – đến bao giờ thăng hoa!

Trên 70, muốn trút tất cả sự đời để nhảy vào cõi dịu lý : “trăm kiếp rồi ra cũng sát na” (rồi ra), nhưng nào dễ khi đong đưa giữa sợi phù vân, chân còn quệt lòng vòng mặt đất; vẫn còn vấn vươn: -“Em phố Hội chừ dáng gầy màu nhớ - Nợ và duyên, ai biết đến khôn cùng.”Cho dù trăm lần yêu, vạn lần thương, dù thương yêu cũng không qua: “nơi đây là đất Phật -Nào ai dám…ai…ai.” Nói để mà nói, mượn chữ nghĩa để lộ:”Em đó ư -mộng tàn dư -bảy mươi năm thiếu ta chừ còn mê”  (mộng). Thật ra đừng ai bao giờ tin những gã thi sĩ, nói một đàng, làm một ngả. Nòi thế mà không phải thế, “y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan”. Tự nhận mình còn mê tức là chả phải mê, Suốt 60 bài thơ như gom lá rụng để đu dây cổ thụ, muốn lên cao cũng cố quệt vài đường cho tung bụi mờ đánh lừa nhân thế, bởi tự thú : “ Ta không uống rượu, mà sao!-Ta lại ngật ngà say…”(tiếng gọi cô hồn). Đấy cho đọc giả thấy cái vờ vịt của nhà thơ, nói thế mà không phải thế, nhưng cái không phải thế cũng phải thế, khi tỉnh ngộ giữa đắm đuối  biết thốt lên: ‘không muốn em thành tinh – ta nguyện làm ngạ quỉ. Đôi tình – duyên trần gian. –“”Bô tát” ơi – vương lụy”. Tính giác vẫn luôn gặm nhấm trong tiềm thức của lão thi sĩ thích đu dây, Tĩnh vẫn tĩnh, mê cứ say cho dù chưa biết sẽ rơi bên nào hai bờ sinh tử, chỉ cần :”thức tĩnh cho ta, từng hơi thở Chánh niệm. – Nhất là trong giờ Lâm chung” (điều ta muốn). Đấy, cho thấy cái giả tâm đùa nghịch ngôn ngữ chỉ để đánh lừa trẻ trâu trong cõi hồng trần, sau lớp bụi vô minh, vẫn lồ lộ hư hư thực thực kín kẽ cái hướng nội chờ đợi thăng hoa; Sa đà chỉ có thế thôi sao???

MINH MẪN

21/12/2021

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

QUANG NĂNG VÀ SỰ CHỨNG ĐẮC


Ánh sáng có nhiều loại, ánh sáng đèn, ánh sáng lửa, ánh sáng đom đóm, ánh sáng do ma sát, ánh sáng từ tia chớp sấm sét…tất cả chỉ chung các bức xạ nằm trong vùng quang phổ mắt thường nhìn thấy được. Giống bức xạ điện từ, với cái nhìn của khoa học là những sóng hạt chuyển động liên tục được gọi là photon. Tốc độ ánh sáng nhanh hơn âm thanh.Khoa học cho rằng ánh sáng chỉ là một trường hợp riêng của bức xạ điện từ

Những ánh sáng bình thường đó là đẳng cấp biến dạng, giáng hạ từ thể tánh khối sáng không gian. Ánh sáng tiềm ẩn trong mọi vật thể, chỉ được thể hiện qua tác động lẫn nhau.Riêng con người và những động vật, có một ánh sáng nhất định. Động vật đẳng cấp cao thì quang độ càng nhiều; vì thế, con người là động vật thượng đẳng, nhiệt lượng hỗ trợ từ năng lượng sinh học tiến đến năng lượng sinh thức; những nhà thấu thị, những guru, những nhà thiền định cực đại biến năng lượng sinh thức tiến lên năng lượng siêu thức, trí tuệ phát sinh; đó là nguồn sáng đồng thể với khối sáng vũ trụ.

Các nhà nghiên cứu quang học mang thuần chất vật lý, vì thế chỉ dừng lại những bước sóng khả kiến, hồng ngoại, tia tử ngoại; ánh sáng sóng điện từ áp dụng vào cơ dụng vật lý đời thường như sóng viba, vô tuyến, quang tuyến X, TV, radio…

Nguồn sáng từ mặt trời chỉ giúp thực vật tăng trưởng mang tư chất của từng thảo loại, đó là hiệu ứng quang hợp. Những dạng điện từ nhìn thấy được hay không, được xem là ánh sáng. Ánh sáng nguyên thủy là một khối sáng thuần khiết không mang tạp tính. đến lúc tương tác hoặc khúc xạ, nguồn sáng đậm đặc mang tính sóng hạt, từ sóng hạt tụ lại cô đọng dạng thể vật chất.Những bậc chứng đắc toàn triệt xem cơ cấu vật chất chỉ là chiếc bóng giống như mặt đường nhựa giữa trưa hè hiện ra sóng nước lấp lánh, không thật có. Như vậy vật chất có thể nhìn thấy xúc chạm là dạng cô đặc của khối sáng nguyên thủy. Từ dạng vật chất đã đánh lừa cảm giác, con người xem đó là thật, các loại động vật khác tùy hệ cảm biến mà nhận ánh sáng dưới tác dụng khác nhau hoặc bằng thanh âm, mùi vị, hơi ấm. Thí dụ, mèo rất sợ rắn, nhưng dùng con rắn bằng nhựa nhử mèo, không những nó không sợ mà còn tha đi chơi. Không phải nó phân biệt đó là rắn nhựa, vì nó không tiếp nhận nhiệt lượng mùi đặc thù của rắn; loài dơi tiếp nhận sóng âm (âm thanh cũng là một dạng biến thể của ánh sáng).Cũng thế, mỗi sinh loại có một khứu giác, thị giác, thính giác cá biệt để cảm nhận những biến tính của ánh sáng qua các dạng vật chất, hương vị…

 

                                                          ***

Một vật thể nghiền nát trở thành hạt bụi, hoặCkhông còn dạng hạt bụi mà nhà Phật gọi là thủy trần, thủy trần có thể xuyên qua phân tử nước, khoa học chỉ biết có thế thôi,một vật không còn là thủy trần, chúng sẽ đi về đâu? Một tính thể uyên nguyên không thể dùng vật lý đo lường, kiểm nhận, kiến thức tưởng tượng không thể nắm bắt. Thời nhà Tống,  Vô cực đồ là một trong chín tác phẩm của Hi Di tiên sinh Trần Đoàn lão tổ, do chứng đắc cảm nghiệm được nguyên thủy của vũ trụ, từ “vô cực”sanh “thái cực”, trùng trùng biến sanh hiện tượng vạn loài.

Vô cực là không gian mênh mông thuần khiết hàm tàng điển lực từ ái êm dịu; một số người chết lâm sàng, thần thức xuất ra, trôi vào vùng sáng, tuy không có đối tượng, nhưng tâm thức cảm nhận sự trao đổi không lời với đấng vô tướng.Những minh sư Thánh đức đều cho biết bầu năng lượng phủ trùm toàn vũ trụ, do hệ cảm biến con người tiêm nhiễm âm chất từ thực phẩm đến tư duy, cảm thọ, mất căn bản đạo đức,thiếu tình người, nên khó tiếp nhận năng lượng gốc của vũ trụ.Một vật thể bị cong do khúc xạ ánh sáng khi nó đi vào chất lỏng, ví dụ cái que cho phân nửa vào thau nước. Thế thì khi tâm thức bị hiễm ô chìm vào không gian dục giới, dĩ nhiên sẽ bị biến dạng, khó nhận ra được ánh sáng  gốc của trí tuệ.

Một sinh vật mất căn bản đạo đức và tình thương, năng lượng từ cơ thể là vòng nhiệt lượng tối bao phủ cơ thể..Người có tâm thức thánh thiện được bao phủ vòng nhiệt lượng trong sáng, ai được giao tiếp với họ đều cảm nhận thoải mái dễ chịu. Nhà thấu thị hay người có thiên nhãn, huệ nhãn nhận thấy rõ.

Bậc chứng ngộ toàn triệt có khả năng tán xạ năng lượng hướng đến mọi phía tác động hỗ trợ đến bất cứ đối tượng nào muốn nhận năng lượng thanh khiết đó.Thế thì nhà khoa học vật lý lượng tử gọi là sóng hay hạt cũng chỉ là biểu tượng hóa, thực chất nguồn sáng nguyên thủy trong không gian không là sóng cũng chả là hạt. Nó chỉ là sóng hay hạt thậm chí là sợi khi hạ thế nguồn sáng xuống băng tần vật chất, nó không còn là nguồn sáng nguyên thủy; khi nguồn sáng biến thành vật chất, bị khoa học sử dụng theo ý đồ tiện nghi, nguồn sáng không còn mang tính dịu dụng cơ bản, biến thành mối nguy tiềm tàng trong đời sống. Ví dụ tia X, điện năng, máy lạnh…vừa là tiện dụng vừa là tác hai lâu dài cho sức khỏe, cho tần Ozone.

.

 

                                                               ***

Ánh sáng có ba loại: Ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng sinh học,ánh sáng nhân tạo, đều khởi xuất từ khối sáng nguyên thủy của không gian.Tế bào não có đủ năng lực chuyển hóa năng lượng nội tại mà khoa học dùng vật lý sinh học cũng không thể đạt được theo ý muốn. Năng lượng cơ học không thể thay thế năng lượng não bộ,   không thể phát triển và hòa nhập vào năng lượng vũ trụ khi nghiệp thức con người chưa được bạch tịnh hóa,trong Duy thức học, thức thứ tám được gọi là “Bạch tịnh thức”Khi hàm tàng thức được tẩy xóa thì khối sáng không gian và tâm thức hòa hợp làm một. khối sáng là từ trường thanh điền vốn hằng hữu tồn tại, nhưng do tập khí con người tạo một bức màn ngăn cách.

Những pháp hành là  những quy trình thanh tẩy, tiến hóa tâm linh một cách tiệm tiến thông qua giới-định-tuệ đều để xóa nhòa bức màn ngăn cách đó.Con đường ngắn tắt không mất thời gian đi đến hợp nhất với tình thương là tự mình thánh hóa tâm thức và hành động ngay trong đời thường giữa con người với con người, giữa mình với vạn loại và thiên nhiên. Tình thương, bác ái, nhân từ thể hiện đạo đức nhân thân, không có ngã chấp, có khả năng hóa giải mọi chướng duyên và nghiệp báo. do thiếu tình thương với nhân loại nên đã xảy ra những tệ nạn trục lợi với bất cứ hoàn cảnh nào để rồi nhận lãnh hậu quả do chính mình tạo ra. Những tâm hồn và việc làm thánh thiện luôn đem lại sự an ổn hạnh phúc trong tâm hồn và được bù đắp xứng đáng không chỉ từ cộng đồng nhân loại mà ngay đức thánh thiện nâng tâm hồn gần với năng lượng yêu thương để hòa hợp với nguồn sáng làm một, thánh thư Bà La Môn gọi là tiểu ngã hòa nhập cùng đại ngã, Phật giáo gọi là trở về Phật tính hằng hữu trong ta, Thiên chúa giáo “Để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con”  (Ga 17,21).

Nguyên tắc chung của bấc cứ Tôn giáo nào cũng đều đặt tình thương, sự kham nhẫn, đức trong sạch và sự hy sinh vô ngã lên hàng đầu trong nhân cách sống.Những hành giả, guru, minh sư…là những vị đạt trình độ tiến hóa tâm linh thông qua những tiêu chí thánh thiện để khai mở siêu thức, gọi là chứng đắc, hoặc toàn phần,hoặc từng phần trong suốt thời gian khổ luyên. Có nhiều con đường tiến hóa, tiệm có, đốn có, tất nhiên cũng sẽ có chìa khóa bí ân để thẩm thấu tâm thức và ánh sáng trí tuệ, nguồn sáng tâm linh vào vũ trụ đơn thuần nhất cho những ai hữu duyên.

MINH MẪN                                                                                                            20/12/2021

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

HỒI NIỆM ÚT BẠCH LAN

Ai vừa nghe tên, liền nhớ đến nghệ sĩ xuất thân từ vùng đất Long An, Đức Hòa, một thời trứ danh miền Nam, khởi nghiệp cùng nghệ sĩ đàn ca Văn Vĩ.

Riêng người hồi niệm, chỉ nhớ một Út Bạch Lan của riêng mình, vì Bạch Lan này không phải người của công chúng.

Chả biết sống chung từ thuở nào, có lẽ trên dưới ba mươi năm;cái ngày cầm mãnh giấy ra trại không biết quy kết tội gì suốt mười năm giam thân trên rừng trong rẫy, thuở ấy, lấy cái ngày đám giỗ bà già vợ làm lễ ra mắt chui, vì quá nghèo, không tổ chức đình đám, không mời mọc bạn bè, bà con. Cha mẹ đến dự với cặp nước xá xị trên danh nghĩa đi đám giỗ.

Cuộc đời cái gì cũng đơn giản như đang giởn;tù không tội cũng đơn giản; xuất thân từ nhà Đạo mà nhà chùa vẫn không dám chứa, thường xuyên chùa bị truy xét hàng đêm, ngày cho ăn, đêm phải ngủ gầm cầu; con đường an thân đơn giản chỉ còn bóng che từ ngôi nhà cổ xưa mà người con gái không cha không mẹ, hẫm hiu với lon cơm của  nữ công nhân thuở ấy.

Gần hết đời người, mãnh giấy xác nhận quyền công dân lận lưng cũng không có; thế nhưng vẫn nhởn nha với thế cuộc thăng trầm, như bong bóng chập chờn giữa tầng không. Tu sĩ trẻ ngày nào đã biết cầm cuốc sản xuất trong trại giam, biết bơm gaz quẹt vỉa hè, biết bon ba để nuôi hai cái miệng. Cô công nhân năm xưa biến thành người nội trợ, chàng tu sĩ như mơ trở thành dân sống ngoài chợ đời; Khi tạm ấm cái thân, no cái bụng, xoay qua hí hoáy con chữ mua vui lòng người.

Sớm đi tối về như hai chiếc bóng thầm lặng, chả ai quan tâm ai, nhưng nào được bể yên sóng lặng khi nghiệp quả cứ đùa cợt với kẻ từng mang nợ áo cơm của bá gia thuở xưa. Hiền nội ngã bệnh nhiều lần, đặc biệt là lúc nào cũng có mặt nên kịp lo cho nàng.Sau một đêm tháng năm âm lịch Canh Tý, bị bán thân, một mình không lo xuể, sau 10 ngày, đành đưa nàng về trại dưỡng lão từ thiện của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở Cát Lái. 5 tháng sau xa nhà, xa người thân, nằm đơn độc giữa chốn xa lạ, nàng ra đi, trước đó hai tháng, ai đó đến nhìn mặt nói: cô sắp hết nghiệp rồi, nàng khoe khi qua thăm viếng.Thoáng đã giáp năm hiền nội. Có chồng con, có mái ấm, khi bỏ thân lại là chốn đồng ruộng hoang vu. Đệ tử Phật giáo Khất Sĩ lại được đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo chăm sóc, mai táng làm tuần, trợ niệm. Khó mà đoán tương lai khi nghiệp  quả quyết định.Trong căn nhà còn lại, ba người ba nơi, kẻ âm người dương,trống trãi hiu quạnh.Thỉnh thoảng linh cảm như bóng hình người xưa còn lẫn khuất đâu đây!

Con trai phương xa luôn nhắc mẹ, thường đến chùa cầu cho mẹ về chốn an lành.Không ngờ ngày ra đi 8 năm là ngày xa mẹ cuối cùng vĩnh viễn;  cuộc sống xứ người còn chật vật, cũng tằn tiện gửi  tiền về lo đám cho mẹ đồng thời tạ ơn ân nhân đồng đạo, những đồng đạo rất nghèo, sống bằng lao động phổ thông, nhưng lòng từ thiện nào đâu sánh được.

                                                           ***

Nghĩ lại,người còn sống cạnh thì chả bao giờ quan tâm, khi mất rồi, từng câu nói, từng sự việc cứ tái hiện trong đầu. Giận hờn trách móc trở thành vô nghĩa khi lòng ăn năn nghĩ đến cái bệnh hoạn, cái đớn đau của người thân..Những lúc qua thăm nàng nhìn rớm lệ, muốn dược nhìn mặt bà con nhưng có ai nghĩ đến tình cảm người sắp lìa đời. Nơi vùng đất xa lạ, chắc nàng nghĩ ngợi và nhớ nhà nhiều lắm, ngôi nhà ông bà cha mẹ nơi sinh ra nàng, biết bao kỷ niệm mà giờ phải chịu cảnh lìa xa.

Cái gì mất thì khó mà có lại, nhất là tình cảm bạn bè, thân nhân, hãy thứ lỗi cho nhau,đừng nặng lời cho thỏa mãn tự ái để người thân phải đau lòng.Ngày nay trong gia đình, bạn bè  thường xảy ra bất hòa đưa đến tan thương đổ vỡ,nước đổ rồi khó mà hốt đầy lại.Có mất rồi mới thấy trân quý, hãy giành cho nhau tấm lòng ấm áp yêu thương;kỷ niệm đẹp là chất liệu sống của cuộc đời ngắn ngủi. Đừng để hối hận khi đã xa tầm tay. Đây là bài học đáng giá ngẫm lại thoáng đã giáp năm thật đơn giản như đang giởn!.

Kỷ niệm giáp năm ngày em ra đi

 

MINH MẪN                                                                                                               15/11/2

PHẬT SỰ CUỐI NĂM

 

Tháng 11 năm 2022 sắp đên chu kỳ đại hội của GHPGVN hiện nay, vì thế, các tỉnh thành, thị huyện đều đại hội bổ sung, tái cấu trúc nhân sự.

Phật giáo Bà Rịa Vũng Tàu cũng vậy, đang tuyển chọn nhân sự tại thị trấn Phú Mỹ, đồng thời dự kiến người ké thừa khi Hòa thượng trưởng ban mãn nhiệm.

Trong 63 Tỉnh thành,  duy nhất có Bà Rịa Vũng Tàu luôn gặp trục trặc mỗi khi đại hội.Những nhiệm kỳ trước, HT trưởng ban phải cầu cứu Trung ương Giáo hội phía Nam khi nội bộ gặp tảng đá của hàng con cháu ngán trở. Nay,nhân sự Phật giáo Tỉnh cũng không thể áp dụng tinh thần lục hòa vào công tác Phật sự do tinh thần dân chủ (nói theo thế gian) Hòa hợp Tăng mỗi khi Yết ma thiếu đồng thuận.

Phe thuận và chống không ai nhường ai, mỗi phe đều tìm thế dựa, kẻ dựa vào chinhs giới, người nương vào văn phòng2 TW. Kết quả cho dù có kẻ thắng người thua nhưng cái mất mát đau đớn nhất vẫn là quần chúng Phật tử và bộ mặt Phật giáo được mệnh danh Thiên nhân chi đạo sư.

Phật giáo trong và ngoài nước đều vậy, khó mà đoàn kết như Tôn giáo bạn; có người nói Phật giáo là một tổ chức không có tổ chức; tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân đều bất hòa, chống trái nhau; nhưng đặc biệt của người con Phật, tuy là những cơn sóng thần cuồng nộ, nhưng đáy biển vẫn lặng như tờ. Thế đấy, tấm lòng nhân ái như “thảo phủ địa”, cỏ che mát mặt đất thế nào thì tâm từ vẫn bao phủ che khuất những bất hòa để lòng người con Phật tinh tươm với nét bao dung.

Mong là vậy, tư thời Đức Thế Tôn đến nay trong các giáo đoàn, Tăng đoàn cũng đều vậy, có thế Phật giáo mới phất triển như hôm nay.

MINH MẪN                                                                                                               14/12/2021