Chưa sang Hạ, chợt mưa chợt nắng, cuộc trần gian luôn
nặng kiếp long đong!
Nào Tịnh Viên Đường, nào Phong Tình Động, rồi Động Phong Tình,Lầu Gió, rồi U Tình Cốc,
Thong Dong am…đủ thứ địa danh trên cõi đời cho hồn phiêu bạt, qua những trạng
thái cảm xúc đường trần.
Phong cách bởn cợt như là Bùi thi sĩ, đôi lúc tự hối,
trách mình:”Rứa mà cũng tu với hành” (lời khai thị cuối cùng).
“Trầm luân chẳng
sợ - ưa em” Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 đã là thế thì “ Đem chi giới luật chôn
vùi qủả tim”.
Niết Bàn cũng thế, đường trần ngại chi, Lê Sa Đà không
là Tế Điên hiện thực?, yêu thương cũng hiện thực bằng hành động thực hiện cụ thể:
“Tặng hình bằng giấy, ích chi!...ước gì tặng trọn cả người … Đêm tâm sự-ngày đứng
ngồi bên nhau…”
Biết đâu trần
thế thua chi Niết Bàn: “Trần gian ơi – đẹp quá chừng / Nhong nhong…Ta cứ tưng bừng
nhong nhong”.
Thực và mộng,Cực lạc cũng là đây: “Được tiếp tục rong
chơi cho đã/ Di Đà ơi – Tịnh độ đây rồi”, phải chăng bản chất nghệ sĩ cuồng và
thiền sư chính tông cũng là một,bất cần đời, cái một vượt khỏi nhị nguyên biên
kiến, bản chất hư hư thực thực do thức biến hoặc nhập pháp giới tánh hoặc thoát
tam giới luân, chỉ là trò đùa với họ.
Cái can đảm của hai mẫu người trên là dám sống thật,
dám nói thật, “lý sự vô ngại” cũng bởi sự sự tương dung theo tinh thần “nhập pháp giới” của Thiện tài đồng tử.Ngôn ngữ chỉ là phương tiện,
hiểu được phương tiện của ngôn ngữ là hiểu được “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ
thượng thừa.
Ai bảo Lê Sa Đà để sa đà vào hư đốn? trong sa đà đã ngộ
lý vô sanh, nên, đôi lúc cũng biết “Cảm ơn”. – “Từ độ biết người ta thêm tinh tấn
/ ngày và đêm thao thức chuyện tử sinh / Cảm ơn tình, những phút giây hưng phấn
/cảm ơn Đời,những hệ lụy vô minh”. Đấy, điên có lúc mà tỉnh cũng đôi khi, biết
sa đà đôi khi còn dừng lại; Lê Sa Đà chỉ sa đà khi là chung rượu, hết sa đà
chung rượu là ngữ ngôn. Vẫn ý thức được:…”Thì ra tâm vật là tương tức” ( Cảnh
giới nào). Cho nên” “yêu em-mặc kệ-luân hồi / Niết bàn bỏ ngỏ / nụ cười niêm
hoa / Lặng nhìn không thẹn Đạt ma / đâu là địa ngục – Đâu tòa Như Lai” (mặc kệ).
Sau bảy mươi năm dằn vật bời nghiệp tử sinh, oan gia
thế sự; bức bách tù túng đời người; nghĩa vụ công dân,bổn phận gia duyên, bi
quan thời cuộc, bất mãn và bất mãn,nào ngờ, vớ được mảnh ván Phật Pháp, tha hồ
bơi lội như vận động viên chuyên nghiệp, đuổi bắt sóng xô…Hơn bảy mươi năm, như
đủ nồng độ để nở hoa thơ văn.Khác nào Khương Tử Nha vui chơi bên sông Vị. Tuổi
như thế đã xem quá muộn, nhưng cuộc tử sinh luân hồi miên viễn, thế chả phải là
chín chắn tư duy?
Thi nhân họ Bùi lấy ngôn ngữ làm trò đùa tư tưởng, Lê Sa Đà dùng ngôn ngữ thể hiện tâm
tư; nói như thế chả phải là thế, cái giống nhau của họ là thế, - ”Nhất đa tương
dung”, chớ vụng dại tin vào ngôn ngữ của họ để bị lạc dẫn vào nghìn trùng xa
cách, mà phải cách xa để nhìn mới thấy vạn dặm dung thông.
Đời
thực:
“Điểm hẹn nguồn vui” “ Già hư” “Thèm” “Đồng Đế …ơi” “ Người & ta” “Nợ”
“Tặng” “Vào Xuân” “ Cảm hoài”…Tánh thiện: “Về một bút danh”
“Tịnh độ là đây” : Hư
…không!” “Chộ” “Chuyện nghe lõm của con Thạch sùng” “Người về”…
Lê Sa Đà cố vùng vẫy thuờng tình để mặc vào lớp áo
siêu thực mà trông cứ như rất thực. Cái khéo của bút thơ mang cả Đời và Đạo, luồn
lách như đôi chân vững chải; lời thơ ý đạo có chi mô!
Nhong nhong rồi lại cứ nhong nhong!!!
MINH MẪN
11/4/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét