Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

> cuộc phỏng vấn năm 1999, Richard Gere nói về > những năm tháng tu tập của mình


> Dịch
> Việt: Hoa Chí
> Richard Gere: Hành trình của
> tôi với tư cách một Phật tửPhóng
> viên Melvin McLeod (Ông là Tổng biên tập tạp chí
> Lion’s Roar (Tiếng gầm của Sư tử, trước đây
> là tờ Shambhala

> cuộc phỏng vấn năm 1999, Richard Gere nói về
> những năm tháng tu tập của mình, sự cống hiến
> của anh cho Lão sư của mình là Ngài Đạt La Lạt
> Ma và sự nghiệp đấu tranh cho tự do của Tây
> Tạng của Ngài.Tôi cho
> là chúng ta đang biểu hiện chủ nghĩa hoài nghi
> khi không chịu tin rằng những người nổi tiếng
> cũng có thể là những người rất nghiêm túc.
> Hiện tượng có nhiều nhân vật nổi tiếng trở
> thành Phật tử gần đây làm phát sinh một số
> nhận định ác ý trong giới báo chí và cả trong
> giới tu hành, nhưng bản thân tôi rất ngưỡng
> mộ những diễn viên, đạo diễn, những nhạc sĩ
> và các nhân vật nổi tiếng khác đã giúp mọi
> người nhận thức rõ hơn sự nghiệp đấu tranh
> cho tự do của Tây Tạng và giá trị của việc
> thực hành Phật pháp. Đây là những nghệ sĩ ưu
> tú và là những con người chín chắn. Một số
> là Phật tử, một số không phải, trong số đó
> có  Martin Scorsese, Leonard Cohen, Adam Yauch,
> Michael Stipe, Patti Smith, và dĩ nhiên, Richard Gere.
> Tôi gặp Gere mới đây trong văn phòng của anh ở
> New York, và chúng tôi nói về thời gian tu học
> của anh, công việc phụng sự cho Lão sư của anh,
> Ngài Đạt La Lạt Ma, và công việc hoằng dương
> chánh pháp và sự nghiệp đấu tranh cho nhân dân
> Tây Tạng – Melvin McLeod.Melvin
> McLeod: What was your first encounter with Buddhism?
>
> hat
> path.Melvin
> McLeod: Điều gì khiến cho anh đến với Đạo
> Phật?Richard
> Gere: Có hai lý do. Thứ nhất, khi tôi thật sự
> thích đọc sách Phật giáo, và hai là gặp được
> Thầy của tôi. Nhưng trước đó tôi rất thích
> triết học. Tôi đã đến với Phật giáo thông
> qua các nhà triết học Phương Tây, cụ thể là
> Bishop Berkeley.Melvin
> McLeod: “Nếu một cây xanh ngã xuống trong khu
> rừng và chẳng ai nghe thấy, điều đó có thực
> sự xảy ra không?”Richard
> Gere: Có. Lý thuyết của ông là chủ nghĩa duy
> tâm – ông cho rằng thực tại chỉ là một sự
> biểu hiện của tâm thức. Ông khẳng định về
> cơ bản chỉ có “cái tâm thức mà thôi”. Thật
> là triệt để, nhất là đối với một cha xứ.
> Tôi khá đồng tình với ông. Tôi thấy những
> người theo thuyết sinh tồn cũng thú vị. Tôi
> nhớ lại mình lúc nào cũng mang theo cuốn “Being
> and Nothingness" (“Có và Không) mà không hiểu
> lý do vì sao. Sau đó tôi nhận ra “Không” không
> phải là một từ phù hợp. “Tánh không” mới
> thật sự là cái họ muốn tìm – không phải
> chủ nghĩa hư vô mà là một cách nhìn tích
> cực.Tôi tiếp
> cận với giáo pháp của Đức Phật từ khi chưa
> đến 20 tuổi. Cũng như hầu hết những gã trai
> trẻ khác tôi cũng không thoả mãn và luôn thắc
> mắc “Tại sao nhỉ?” Tôi nhớ lại có lẽ mình
> hơi bị ngông vì tôi lục tìm các tiệm sách mở
> cửa muộn vào ban đêm và đọc tất cả những
> gì có thể, đủ các loại chủ đề. Sách của
> Evans-Wentz về Phật giáo Tây tạng ảnh hưởng
> đến tôi nhiều nhất. Tôi ngấu nghiến tất
> cả.Melvin
> McLeod: Nhiều người trong số chúng ta tìm
> được cảm hứng sống nhở những quyển sách
> này. Cái gì trong những sách đó lôi cuốn anh
> nhất?Richard
> Gere: Những quyển sách này có tất cả sự
> lãng mạn của sách tiểu thuyết nên anh có thể
> đắm mình trong đó, nhưng đồng thời cũng chúng
> cung cấp cho anh cơ hội để vẫn vừa sống ở
> cõi đời này vừa vẫn được tự do. Tôi đã
> chưa bao giờ nghĩ điều đó có thể được –
> tôi chỉ muốn biến mất – vì vậy quả thật ý
> tưởng bạn vừa có thể sống ở cõi đời này
> vừa vẫn được giải thoát– ý tôi là nói về
> tánh không - mang đầy tinh thần cách
> mạng.Vì vậy
> con đường Phật giáo, nhất là Phật giáo Tây
> tạng, rõ ràng đã cuốn hút tôi, nhưng tôi lại
> thực hành Thiền trước nhất. Người thầy đầu
> tiên của tôi là Sasaki Roshi. Tôi nhớ rõ mình
> đến  Los Angeles  tham dự khoá thiền 3
> ngày. Tôi đã phải tập duỗi chân trong nhiều
> tháng để chuẩn bị cho khoá học
> này.Tôi đã
> có một trải nghiệm kỳ diệu với Thầy Sasaki
> Roshi, một trải nghiệm thực tế. Tôi đã hiểu
> ra, phải nỗ lực, phải nỗ lực. Không phải là
> chuyện bay bổng trong không trung, không phải phép
> màu hay lãng mạn gì cả. Đây là nỗ lực điều
> phục tâm. Đối với tôi đó là một phần quan
> trọng của con đường tu học.Thầy
> Sasaki Roshi vừa tốt bụng vừa rất nghiêm khắc.
> Tôi là người mới nhập đạo và chẳng biết tí
> gì. Tôi ngông nghênh, phức tạp và dễ dao động.
> Nhưng tôi lại rất muốn học một cách nghiêm
> chỉnh. Tôi học đến cuối khoá mà vẫn không
> biết cách trình pháp. Tôi cảm thấy mình chẳng
> thâm nhập được gì để đối phó với mấy cái
> thiền công án (Koans) mà họ muốn lôi tôi vào.
> Cuối cùng, tôi cũng học được cách ngồi yên
> và tôi nhớ là Thầy mỉm cười với tôi.”
> Thầy nói: “Vậy là chúng ta có thể bắt đầu
> được rồi.” Không có gì để nói cả, chẳng
> có điều vớ vẩn nào cả, không gì
> cả.Ngài
> Đạt La
> Lạt Ma
> nhìn
> rát sâu vào mắt
> tôi và bắt
> đầu
> cười.
> Tôi thật là
> điên khùng. Ngài cười
> vào cái ý tưởng
> của
> tôi cho rằng
> các cảm
> xúc là có thật.Melvin
> McLeod: Khi một người nào có quan hệ sâu
> sắc với ai đó, Phật giáo cho rằng đó là do
> duyên, có liên hệ từ kiếp trước với giáo
> phápRichard
> Gere: Ừm, tôi có hỏi mấy Thầy về điều
> đó, anh biết đó, điều gì đã dẫn dắt tôi
> đến với Phật pháp. Họ chỉ cười thôi. Tôi
> nghĩ chắc có tiền định gì đó, hoặc chỉ là
> duyên thôi. Nghiệp không vận hành theo cách đó.
> Hiển nhiên có liên hệ gì đó rất rõ ràng và
> dứt khoát với Tây Tạng nếu không đã không có
> chuyện gì xảy ra. Cuộc đời tôi đã không đưa
> đẩy đến như bây giờ.Tôi nghĩ
> tôi luôn cảm thấy rằng tu tập mới là cuộc
> sống thật của tôi. Tôi nhớ lại khi mới bắt
> đầu tập thiền lúc 24 tuổi, lúc tôi phải
> quyết định đường hướng cho đời mình. Tôi
> nhốt mình trong căn hộ nhỏ xíu của mình hàng
> tháng trời, chỉ tập Tai-chi và cố gắng tập
> ngồi thiền. Tôi có cảm giác rất rõ rằng mình
> luôn đang tập thiền, rằng tôi chưa bao giờ bỏ
> thiền tập. Điều đó giống như là thực tại
> đối với tôi chứ không phải cái thực tại mà
> chúng ta thường cố tạo ra, Tôi đã cảm nhận
> rất rõ, nhưng đã phải mất rất nhiều thời
> gian để hiểu ra, trải qua nhiều lần thực tập,
> quan sát cái tâm của tôi và cố gắng để phát
> bồ đề tâm. Melvin McLeod:  Lần đầu anh gặp
> Ngài Đạt La Lạt Ma là lúc nào?Richard
> Gere: Tôi đã học thiền được 5 hay 6 năm
> trước khi gặp Ngài ở Ấn Độ. Chúng tôi bắt
> đầu bẳng một cuộc trao đổi nhỏ và Ngài nói:
> “Ồ, vậy anh là một diễn viên?” Ngài dừng
> lại một giây rồi nói tiếp: “Vậy khi anh diễn
> cảnh giận dữ, anh có thật sự giận dữ không?
> Khi anh diễn cảnh buồn, anh có thật sự buồn
> không? Khi anh diễn cảnh khóc than, anh có thật
> sự khóc không?” Tôi cung cấp vài câu trả lời
> bằng hiểu biết của một diễn viên, rằng sẽ
> hiệu quả hơn nếu bạn thật sự tin vào cảm
> xúc mà bạn đang minh hoạ. Ngài nhìn rát sâu vào
> mắt tôi và bắt đầu cười. Tôi thật là điên
> khùng. Ngài cười vào cái ý tưởng của tôi cho
> rằng các cảm xúc là có thật, rằng tôi đã nỗ
> lực rất nhiều để tin vào những cảm xúc giận
> dữ, ghét bỏ, buồn bã hay đau khổ và dằn
> vặt.Buổi
> gặp mặt đầu tiên đó diễn ra tại Dharmsala
> trong một căn phòng nơi mà bây giờ tôi thường
> hay gặp Ngài. Tôi không thể nói rằng cảm xúc
> đã thay đổi nhiều. Tôi vẫn rất căng thẳng và
> phản đối Ngài rất nhiều thứ, mà giờ thì
> Ngài đã quen rồi. Ngài nhanh chóng đâm thủng cái
> mớ bòng bong đó, bởi vì Ngài có những lời
> nguyện mạnh mẽ, và hơn tất cả, Ngài rất
> hiệu quả và khéo léo đi thẳng vào vấn đề.
> Vì rằng lý do duy nhất một người nào đó muốn
> gặp Ngài là để ý thức và từ bỏ được đau
> khổ.Lần
> gặp gỡ này đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời
> tôi. Chắc chắn là như vậy. Không hẳn là tôi
> phải nghĩ: “Ồ, chắc mình từ bỏ hết và đi
> vào chùa ở thôi,” mà rằng tự nhiên tôi phải
> dấn thân vào những việc như cộng tác với các
> Thầy, ủng hộ dòng truyền thừa này, học bất
> kỳ điều gì cần thiết và xả thân vào cuộc.
> Dù cho mức độ nghiêm túc và cam kết không phải
> lúc nào cũng giống nhau kể từ đó, nhưng tôi
> thật sự đã không đi ra ngoài quỹ
> đạo.Melvin
> McLeod: Does His Holiness work with you personally,



> McLeod: Ngài có làm việc riêng với anh không,
> để tìm nhiều cách giúp anh ổn định tâm thần
> như mấy Lão sư Phật giáo thường làm, hay dạy
> cho anh nhiều hơn bằng chính tấm gương của
> Ngài?Richard
> Gere: Hiển nhiên Ngài là Bổn sư của tôi, và
> đôi khi rất nghiêm khắc với tôi. Tôi phải
> giải thích với những người có cái nhìn lãng
> mạn về Ngài rằng có lúc ngài rất dữ với
> tôi, nhưng lại theo cách rất khéo léo. Những lúc
> như vậy tôi khẳng định là không có cái ngã
> từ phía Ngài, mặc dầu có thể không dễ chịu
> gì đối với tôi. Tôi rất biết ơn Ngài đã tin
> tưởng tôi nên đã luôn cho tôi học theo gương
> Ngài mà không dè dặt chỉ trích. Mà trong buổi
> gặp đầu tiên thì không phải vậy, Ngài biết
> tôi rất mỏng manh nên Ngài rất cẩn trọng. Tôi
> nghĩ giờ Ngài đã cảm nhận được tôi nghiêm
> túc học hỏi hơn và tôi đã có chút nội lực
> trong thực hành giáo pháp nên Ngài tỏ ra cứng
> rắn với tôi hơn.Melvin
> McLeod: Trường phái Gelugpa của Phật giáo Tây
> Tạng nhấn mạnh đến phân tích. Điều gì cuốn
> hút anh đến với khuynh hướng mang tính trí tuệ
> cao hơn này?Richard
> Gere: Vâng thật buồn cười. Tôi nghĩ tôi bị
> Dzogchen [những lời dạy về Đại toàn (Great
> Perfection) của trường phái Nyingma] lôi cuốn theo
> bản năng. Tôi nghĩ cái kéo tôi đến với Thiền
> cũng giống như cái đã đưa tôi đến vời
> Dzogchen.Melvin
> McLeod: Không gian.Richard
> Gere: Vô khái niệm. Đi thẳng vào không gian
> vô niệm. Gần đây tôi gặp vài vị sư Dzogchen
> đã rất giúp tôi thấy rõ Dzogchen có thể vượt
> hơn nhiều môn thiền khác mà tôi đã thực hành.
> Nhiều lúc Dzogchen làm cho tôi có được cái nhìn
> mới mẻ và cho phép tôi thấy rõ mình bị rơi
> vào trong các ngã tẻ giới hạn khi lười biếng
> hoặc gặp các cản trở.Tuy nhiên
> chúng tôi nghĩ lựa chọn khôn ngoan cho tôi là làm
> việc với Gelugpas, mặc dầu không gian vẫn là
> không gian dù là ở bất kỳ đâu. Tôi nghĩ cách
> tiếp cận mang tính phân tích – tức là nhìn
> thấy cái vô ranh giới của cái không gian đó –
> là điều rất quan trọng. Nói một cách nào đó,
> thì người ta đạt được sự quân bình từ
> việc có thể điều khiển được cái lý trí
> của mình. Khi không gian không có mặt cho bạn,
> cái công việc lý trí sẽ vẫn làm cho bạn khổ
> sở. Tôi vẫn tìm thấy mình trong các tình huống
> khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát và cơn
> giận nổi lên, và rất khó đi vào vùng không gian
> trắng tinh khiết tại điểm đó. Như vậy tiếp
> cận mang tính phân tích để kiểm soát tâm trí
> là rất hữu ích. Nó rất rõ ràng để trụ vào
> và giúp bạn bình ổn.Melvin
> McLeod: Anh đã tiến bộ như thế nào trong
> việc tu tập, sau khi bước vào con đường
> vajrayana. Xin anh chia sẻ trong khả năng có thể
> được,Richard
> Gere: Tôi hơi ngần ngại khi nói về điều
> này bởi vì thứ nhất là tôi không biết nhiều,
> hai là với tư cách một ngôi sao, nếu ai đó
> trích lời mình ngoài bối cảnh phù hợp thì có
> khi chẳng có lợi gì cả. Tôi có thể nói rằng
> dù có thực hành bất cứ môn thiền tập nào thì
> tôi vẫn phải dựa trên những hình thức cơ bản
> như quy y, phát bồ để tâm (tâm từ bi và trí
> giác ngộ) và hồi hướng công đức cho người
> khác. Dù các lão sư của tôi có cho phép tôi học
> đến cấp độ nào thì cũng bao hàm những bước
> cơ bản này.Nói chung,
> tantra đã trở nên ít hấp dẫn hơn đối với
> tôi vì đã thành quen thuộc. Đó là một giai
> đoạn thú vị trong quá trình thực hành khi mà
> cái thực tại đặc biệt đó trở nên bình
> thường. Tôi không có ý nói là tầm thường hay
> vụn vặt, mà là tôi cảm nhận thực tại đó
> bình thường như là tôi đã từng cố xem nó là
> bình thường. Tôi có thể tin tưởng điều
> đó.Melvin
> McLeod: Anh đánh giá cao nhất những quyển
> sách Phật giáo nào?Richard
> Gere: Nhiều người đề nghị tôi giới thiệu
> sách Phật giáo và tôi luôn khuyên người mới
> bắt đầu thì đọc quyển  "Thiền tâm
> và Sơ tâm" (Zen Mind, Beginner's Mind). Tôi
> luôn đề nghị họ đọc sách của Ngài Đạt La
> Lạt Ma. Quyển sách "Tử tế, trong sáng và
> từ bi" (Kindness, Clarify and Compassion)
> của Ngài đặc biệt hay. Có những phần rất
> tuyệt với. Quyển "Sự độc đáo của Mật
> giáo" (The Tantric Distinction) của Jeff Hopkin
> rất hữu ích và còn nhiều quyển khác
> nữa.Melvin
> McLeod: Anh thường đến Ấn độ. Có phải
> nhờ vậy anh có cơ hội thực tập trong một môi
> trường yên tĩnh hơn?Richard
> Gere: Thật ra ở đó còn động loạn hơn! Khi
> đến đó, tôi cũng giống như một thực tập sinh
> nhưng cũng có nhiều việc phải làm hơn. Nhiều
> người yêu cầu được giúp đỡ và rất khó
> để từ chối. Vì thế đó không phải là thời
> gian yên tĩnh cho tôi nhưng đó là môi trường
> tốt nơi mọi người đều tập trung thực hành
> giáo pháp và Ngài Đạt La Lạt Ma là trung tâm
> điểm nền thật là tuyệt vời.Melvin
> Mcleod: Khi anh ở Dharamsala, anh có cơ hội để
> học Phật Pháp với Đức Đạt Lai Lạt Ma và
> những vị Thầy khác không?Richard
> Gere: Tôi đã cố gắng tìm tìm gặp tất cả
> các lão sư. Một số vị ẩn tu trên núi nhưng
> thường hạ sơn khi Ngài Đạt La Lạt Ma đến
> giảng pháp. Đó là lúc học hỏi nhưng với tôi
> là ghi nhớ. Cuộc sống luôn làm cho bạn phân tâm
> và rất dễ đi lệch khỏi quỹ đạo. Đi đến
> đó là một cơ hội để ghi nhớ, rằng tại sao
> chúng ta có mặt ở đây, vì cái sứ mệnh
> gì.Melvin
> McLeod: Ở Mỹ, anh đã ở trong thế giới phim
> ảnh mà mọi người cho là rất mang tính thương
> mại, đầy quyền năng và thậm chí mang tính sát
> phạt.Richard
> Gere: Tất cả đều đúng, thì cũng giống như
> cuộc sống của mọi người thôi. Cũng chỉ là
> các hợp đồng. Cũng đầy cảm xúc, đau khổ,
> rắc rối. Chẳng có gì khác.Melvin
> McLeod: Anh có thấy mình phải chia chẻ chất
> lượng cuộc sống vì phải chuyển đổi giữa hai
> thế giới này?Richard
> Gere: Tôi cảm thấy càng dấn sâu vào nghề
> nghiệp, một cuộc sống đời thường, thì việc
> thực hành sâu sắc giáo pháp là một thử thách
> lớn đối với tôi. Nếu tôi không lao vào chợ
> đời, tôi sẽ không thực sự có thể đối mặt
> với những khuất tất, góc cạnh và cái xấu xa
> bên trong mình. Tôi sẽ không nhìn thấy được.
> Tôi không gan lỳ mà cũng không sáng láng lắm.
> Tôi cần thực tế cuộc sống để biết mình là
> ai, để tôi liên tục quan sát được cái tâm
> của mình. Trốn trong hang tôi sẽ không thấy
> được. Vấn đề đối với tôi là nếu tôi tìm
> được một trạng thái an lạc, tôi sẽ trú trong
> đó. Đó sẽ là cái chết và tôi không muốn
> điều đó. Như tôi đã nói, tôi chưa phải là
> một hành giả xuất chúng. Tôi biết khá rõ mình
> là ai. Tốt nhất là tôi vẫn nên lăn xả vào
> thế giới này.Melvin

> McLeod: Anh áp dụng những phương thức
> cụ thể nào để mang giáo pháp vào trong công
> việc, ngoài vấn đề kiểm soát tâm của mình và
> nỗ lực để làm một con người cao quý?
> Richard
> Gere: Ồ cám ơn anh nhiều! Đây là
> một vấn nghiêm túc.Melvin
> McLeod: Đúng vậy. Nhưng đó là những
> thử thách mà chúng ta ai cũng đều phải đối
> mặt. Tôi chỉ thắc mắc không biết anh có mang
> cách nhìn của Phật giáo vào một phim trường
> cụ thể nào không?Richard
> Gere: Nói về phim, chúng ta đang làm
> việc với những cái gì đó chia chẻ thực tại
> ra thành từng phần nhỏ, và nhận thức được
> sự chia chẻ thời gian và không gian theo tôi là
> giúp ích cho sự thực tập, cho việc nới lỏng
> tâm thức. Phim ảnh chẳng có gì là thật cả.
> Không gì cả. Ngay cả các phân tử ánh sáng
> chiếu thành phim cũng không thể chứng minh là
> thật có. Chẳng có gì cả. Chúng ta biết rõ là
> mình đang tạo ra nó, chúng ta là những nhà ảo
> thuật đang làm trò. Nhưng chúng ta lại bị mắc
> bẫy, luôn nghĩ rằng tất cả là thật – rằng
> những cảm xúc là có thật, rằng đối tượng
> có thật, và cái máy quay phim thu nhận thực
> tại.Mặt
> khác, có một cảm nhận kỳ lạ là máy quay phim
> thấy nhiều hơn đôi mắt của chúng ta. Nó thể
> hiện con người theo cách mà chúng ta thường
> không nhìn thấy. Có một mức độ áp lực trong
> đó. Bạn đang bị quan sát, người khác thật sự
> đang nhìn bạn, và không có nơi nào để trốn đi
> cả.Melvin
> McLeod: Nhưng thật sự không có cách
> nào để bạn thật sự xử lý cái sản phẩm
> để …?Richard
> Gere: Ý anh là để chỉ bày cho người
> khác thông qua điều đó? Ừm, tôi cho rằng những
> cái này quá bí ẩn nên không thể thực hiện
> một cách có ý thức. Không nghi ngờ gì, là một
> học sinh kém cỏi mà được như bây giờ, tôi
> đã học hỏi rất nhiều và đã áp dụng được
> một chút. Bằng cách nào đó không phải nhờ tôi
> nỗ lực mà dù có muốn hay không nó đã phát huy.
> Cho nên đây là điều có giá trị. Cũng giống
> như với mọi người: những năng lượng tích
> cực nào đó nếu đã từng chạm đến họ trong
> nhiều kiếp sống thì sẽ quay trở lại. Nếu
> nhìn vào mắt họ, khi máy quay phim quay cận cảnh,
> có cái gì đó rất bí ẩn. Không có cách nào
> bạn mô tả được, không thể dự tính trước
> được, mà máy quay phim sẽ thu nhận nó theo một
> cách hoàn toàn khác hơn là cách mà ai đó sẽ làm
> khi ngồi đối diện với bạn.Melvin
> Mcleod: Anh có cảm thấy thoải mái ở trong vai trò
> của một người phát ngôn cho giáo lý Phật Đà
> không?Richard
> Gere: Giáo lý ư? Tôi chưa và sẽ không bao
> giờ cho phép mình nghĩ như thế. Tôi không phải
> là người phát ngôn cho giáo lý Phật Đà. Tôi
> thiếu những phảm chất cần
> thiết.Melvin
> McLeod: Nhưng công chúng lúc nào cũng
> quan tâm đến việc anh là một Phật
> tử.Richard
> Gere: Tôi chỉ có thể nói về những gì mình đã
> áp dụng, từ quan điểm rất hạn chế của mình.
> Mặc dầu đã được nhiều năm, tôi không dám
> nói là mình hiểu biết hơn nhiều. Tôi không thể
> nói là mình đã kiểm soát được cảm xúc, Tôi
> không biết hết tâm thức của mình. Tôi cũng bị
> lầm lạc như mọi người. Vậy nên tôi không
> thể là người lãnh đạo. Trong những bối cảnh
> thực tế, tôi có nói về những điều này, nhưng
> chỉ với ý nghĩa rằng đó là những gì các lão
> sư dạy cho tôi. Không có cái gì của riêng tôi
> cả.Melvin
> McLeod: Khi anh được hỏi về Phật
> Pháp, có nhiều đề tài mà anh cảm thấy khi
> trao đổi cảm nhận của anh sẽ giúp được cho
> mọi người không? Chẳng hạn tâm từ
> bi.Richard
> Gere: Dĩ nhiên rồi. Tôi sẽ có thể
> thảo luận về trí tuệ và từ bi theo một số
> cách, và có hai khía cạnh chúng ta cần khám phá
> – mở rộng tâm lượng và tâm thức. Đến một
> lúc nào đó sẽ dung thông được cả vũ trụ
> trong tâm, và tương tự như vậy với trái tim,
> bằng tâm từ, hy vọng cả hai cùng một lúc.
> Không tách biệt nhau.Tôi
> đã từng
> chứng
> kiến
> Ngài Đạt La
> Lạt Ma
> dạy
> về bồ đề tâm
> và không ai mà không rơi
> lệ.
> Chỉnghĩ
> về điều
> này thôi tôi đã muốn
> khóc.Melvin
> McLeod: Khi anh nói điều này, tôi nhớ
> lại đã từng xúc động thế nào khi nghe Ngài
> nói chuyện. Ngài dạy về lòng từ bi, và Ngài
> rất thường nói về điều này, nhưng tôi cũng
> thắc mắc là điều gì sẽ xảy ra nếu Ngài nói
> với số đông đại chúng về trí tuệ trong Đạo
> Phật, tức là về tính không. Cái gì sẽ xảy ra
> cho cả thế giới nếu tất cả những điều này
> đều không thật có.Richard
> Gere: Ừm, Đức Phật có nhiều cách
> chuyển pháp luân và tôi nghĩ Ngài Đạt La Lạt Ma
> cũng làm theo cách tương tự. Nếu chúng ta bị
> bản năng chế ngự thì cách tốt nhất để bắt
> đầu thoát ra là học cách trở nên từ bi. Ai đó
> hỏi Ngài: “Làm thế nào Ngài dạy cho một đứa
> trẻ biết cách quan tâm và tôn trọng mạng sống
> của động vật?”  Ngài nói bạn hãy thử
> giúp trẻ thương và tôn trọng một con côn trùng,
> điều mà theo bản năng chúng ta thường cự
> tuyệt. Nếu trẻ có thể thấy được khả năng
> cảm giác, tiềm năng và tính chất hoàn hảo của
> nó bằng lòng từ, điều này sẽ giúp ích rất
> nhiều.Melvin
> McLeod: Tôi đọc trong một bài giảng
> của Ngài rằng tình thương của người Mẹ là
> biểu tượng tốt nhất cho tình yêu và lòng từ
> bi, bởi vì nó hoàn toàn vô tư.Richard
> Gere: Nectar. Nectar chính là cái đó.
> Trong truyền thống Vajrayana, những ân đức tâm
> linh được hình dung như là nước cam lồ rưới
> xuống thiền giả. Đó chính là sữa mẹ, đến
> từ người mẹ. Nhất định là như
> vậy.Melvin
> McLeod: Mặc dầu anh cẩn trọng khi nói
> đến pháp Phật, anh là người phát ngôn say sưa
> về vấn đề tự do của Tây Tạng.Richard
> Gere: Tôi đã đi qua nhiều chặng
> đường trong vấn đề đó. Cái cảm giác sân
> giận xảy đến với tôi cách đây 20 năm giờ
> đã khác đi. Giờ chúng ta đều củng một hoàn
> cảnh, Hít-le, người Trung Quốc, anh và tôi,
> những gì chúng ta làm ở Trung Mỹ. Không ai không
> bị rắc rối do vô minh. Nếu có làm điều gì
> sai, thì chính người Trung Quốc đang tạo ra
> nguyên nhân cho những kiếp sống kinh khủng trong
> tương laic cho chính họ. Và chúng ta không thể
> không thương cảm cho họ vì điều
> đó.Khi tôi
> nói chuyện với người Tây Tạng, những người
> bị giam riêng trong 20 hay 25 năm qua, họ nói với
> tôi thật lòng từ đáy tim mình rằng vấn đề
> này lớn hơn là sự tra tấn mà họ phải chịu
> đựng và họ cảm thấy tội nghiệp và đáng
> thương cho kẻ tra tấn họ vì người này đang
> để bản chất thú vật của họ lấn át bản
> chất con người. Khi đã đạt đến trạng thái
> hiểu biết đó trong tâm thức và trái tim, bạn
> sẽ không bao giờ quay ngược trở
> lại.Melvin
> McLeod:  Thật đáng kính phục là tất
> cả dân tộc này đều thấm dẫm tinh thần
> đó.Richard
> Gere: Tôi tin chắc rằng đó là lòng yêu 
> nước. Rõ ràng là không có sự tách biệt giữa
> nhà thờ và chính quyền. Tôi tin rằng những vị
> chuyển luân thánh vương vĩ đại đã nỗ lực
> tạo ra một xã hội dựa trên những ý tưởng
> này. Những thể chế của họ là nhằm để tạo
> ra những con người tốt, tất cả mọi thứ trong
> xã hội đều làm cho nó tương ưng. Cái này đã
> bị sa sút, có những thời kỳ tốt đẹp và
> những giai đoạn tệ hại. Dù thế nào thì mục
> tiêu của xã hội là tạo ra  những con
> người tốt, những bồ tát, nhằm hình thành một
> môi trường mạnh mẽ để ai cũng có thể đạt
> đến giác ngộ. Hãy tưởng tượng nếu điều
> này xảy ra ở Mỹ! Ý tôi là chúng ta không có
> phương tiện để đạt đến giác ngộ. Chúng ta
> thừa hưởng hai nền tảng Cơ đốc giáo và Do
> Thái mạnh mẽ, một dựa trên lòng từ bi và một
> trên lòng vị tha. Chúng ta có thể tạo ra những
> người tốt, nhưng không biết cách khuyến khích
> sự giác ngộ - giải phóng hoàn
> toàn.Melvin
> McLeod: Nếu nhìn mức độ vi phạm nhân quyền
> ở trên thế giới, chẳng hạn Tây Tạng và Nam
> Phi, công việc của những người nổi tiếng như
> anh, biết khéo sử dụng danh tiếng là rất quan
> trọng.Richard
> Gere: Tôi hy vọng điều đó đúng sự thật.
> Anh rất tử tế khi nói như vậy. Thật nực
> cười, trước đây tôi làm việc về vấn đề
> Trung Mỹ và một số vấn đề chính trị và nhân
> quyền khác, và hiểu thêm một chút khi làm việc
> với Quốc hội và Sở Bang. Nhưng cái đó chẳng
> áp dụng được gì trong tình huống này. Tây
> Tạng quá xa xôi và sự can thiệp của Mỹ ở đó
> rất hạn chế.Tôi cũng
> cảm thấy vấn đề Ngài Đạt La Lạt Ma đấu
> tranh cho chính trị rất khó khăn. Phong trào bất
> bạo động bản thân đã khó – bạn không thể
> lấn ra hàng trước nếu không sử dụng bạo
> lực. Và Ngài thì không xem mình như Gandhi; Ngài
> không tạo ra những tình huống bi kịch hay quá
> khích.Vậy là
> chúng tôi phải tiếp cận theo cách bình ổn hơn.
> Không thể gấp rút, mà chỉ còn cách xây dựng
> lòng tin, mỗi lúc một chút, và tôi cho rằng có
> thể nhờ đó mà nó sâu sắc hơn. Những thượng
> nghị sĩ, thành viên quốc hội và các nhà lập
> pháp đã hành xử vượt qua mức thông thường cho
> một sự nghiệp mà họ tin tưởng.Tôi tin
> rằng tính phổ quát trong những lời Ngài nói và
> truyền dạy cho thấy đây là điều lớn lao hơn
> cả Tây Tạng. Khi Ngài được trao giải Nobel Hoà
> Bình, đã có bước nhảy vọt, Ngài không chỉ
> được xem là người Tây Tạng mà đã thuộc về
> cả thế giới. Chúng ta đã từng nói rằng máy
> quay phim đôi khi thu được những gì vượt hơn
> mắt thường có thể nhìn thấy – chỉ cần một
> tấm hình của Ngài đã nói với chúng ta rất
> nhiều. Chỉ cần nhìn khuôn mặt Ngài thôi. Khuôn
> mặt vừa hút người khác vào, vừa mở rộng ra
> với tất cả. Bạn có thể tưởng tượng như khi
> nhìn thấy Phật vậy. Chỉ cần nhìn tượng Ngài
> là bạn đã thanh cao lên nhiều rồi. Tôi nghĩ
> rằng điều chúng ta làm được nhiều là tạo ra
> những tình huống để Ngài đến với trái tim
> của càng nhiều người càng tốt, mà với bồ
> đề tâm hoàn hảo Ngài đã luôn làm
> được.Tôi luôn
> nói trong quá trình đó Tây Tạng sẽ được chăm
> nom nhưng đây là vấn đề cứu sinh mạng từng
> chúng sanh, và chừng nào chúng ta còn để tâm
> đến điều này, Tây Tạng sẽ vẫn yên ổn. Dĩ
> nhiên có những vấn đề phải đối phó ngay ở
> Tây Tạng. Lúc nào chúng tôi cũng lo lắng về
> những việc đó. Mặc dầu chúng ta có lý do để
> tin rằng truyền thông cởi mở với Trung Quốc
> sẽ tiến triển tốt hơn, Chuyến viếng thăm
> của  Clinton  đã không cho thấy sự khả
> quan đó. Thật ra, người Tây Tạng, cũng như
> những người Trung Quốc ủng hộ dân chủ đang
> trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể
> từ cuối những năm 80, sau sự kiện Quảng
> Trường Thiên An Môn.Melvin
> McLeod: Tôi luôn ấn tượng với một
> nhận xét của Ngài Đạt La Lạt Ma, rất giống
> với nhận xét của Lão sư của tôi Chögyam Trungpa
> Rinpoche, có trong truyền thống Shambhala. Rằng nhu
> cầu cho một tôn giáo hoàn vũ dựa trên những
> chân lý đơn giản về bản chất của nhân sinh,
> vượt qua tất cả tôn giáo, hoặc không cần
> được chính thống hoá bởi bất kỳ tôn giáo
> nào. Đối với tôi đây là thông điệp hết sức
> quan trọng.Richard
> Gere: Đúng vậy. Ngài luôn nói rằng
> chúng ta đểu có bản chất từ bi và lòng tốt
> và tất cả tôn giáo đều coi trọng Tình thương.
> Ai trong chúng ta cũng hướng đến tình thương
> yêu.Melvin
> McLeod:  Hơn thế nữa Ngài chỉ ra
> rằng có hàng tỉ người không thực hành một
> tôn giáo nào cả.Richard
> Gere: Mà họ có tôn giáo của mình đó
> là lòng tốt. Mọi người đều cảm kích trước
> lòng tốt.Melvin
> McLeod: Thật tuyệt vời là những nhà
> lãnh đạo tôn giáo lớn đều tán thành một tôn
> giáo không mang tính tôn giáo nào
> cả.Richard
> Gere: Dĩ nhiên rồi, chính đều đó
> làm cho Ngài mang tầm vóc lớn hơn cả xứ Tây
> Tạng.Melvin
> McLeod: Nó cũng làm cho Ngài mang tầm
> vóc lớn hơn cả Phật giáo.Melvin
> McLeod: Anh cũng là nhà tài trợ cho
> một số dự án hoằng pháp và ủng hộ cho tự do
> của Tây Tạng.Richard
> Gere: Tôi ở trong một vị trí khá
> đặc biệt nên trong ngân sách của tôi luôn có
> ít tiền mặt nên tôi có thể ủng hộ ngay một
> ít tiền cho một vài nhóm để khởi động các
> dự án. Tài trợ cho các dự án in sách Phật pháp
> đối với tôi rất quan trọng. Nhưng tôi nghĩ tài
> trợ cho các buổi giảng pháp còn quan trọng hơn.
> Tôi đã làm việc với Ngài Đạt La Lạt Ma để
> tài trợ cho các buổi giảng ở Mông-gô-li-a, Ấn
> Độ, Hoa Kỳ và bất kỳ nơi nào khác, tôi không
> thấy có niềm vui nào lớn hơn được làm việc
> này.Mùa hè
> này chúng tôi sẽ có chương trình giảng pháp 4
> ngày của Ngài Đạt La Lạt Ma tại Nữu Ước từ
> 12-14 tháng 08. Đây là buổi giảng chính thức về
> đề tài “Những giai đoạn bậc trung của Thiền
> định” và “37 phẩm trợ đạo của Bồ Tát”.
> Sẽ diễn ra tại Nhà hát Beacon và sẽ có 3.000
> vé. Tôi tin chắc vé sẽ sớm bán hết. Nếu
> người nào không đi nghe được thì sẽ có một
> buổi giảng miễn phí cho công chúng tại Central
> Park vào ngày 15. Tôi đoán sẽ có chỗ chứa cho
> 25-40.000 người nên ai muốn tham dự đều được.
> Ngài sẽ dạy Tám pháp luyện tâm, một bài giảng
> rất quan trọng, thật ra là phần tôi thích nhất.
> Rồi Ngài sẽ truyền pháp tâm ấn Quán Thế
> Ấm.Tôi đã
> từng chứng kiến Ngài dạy về bồ đề tâm và
> không ai mà không rơi lệ. Ngài chạm sâu đến
> trái tim người nghe. Năm ngoái Ngài giảng ở Bodh
> Gaya về “Tán thán Bồ đề tâm” của Lạt Ma
> Kunu, là Lão sư của Ngài. Chúng ta đều ở trong
> tim ngài, theo một cách đặc biệt nhất. Một nơi
> mà bạn chỉ có cảm nhận chứ không thể nghe và
> viết gì về nó. Phật đang hiện diện trong bạn.
> Tôi biết nhiều Lão sư dạy rất hay về trí
> tuệ, nhưng Ngài thật sự, thật sự có tâm bồ
> đề lớn lao, mở rộng vô biên.Vậy đó
> là lời những lời dạy mà Ngài sẽ cung cấp cho
> quý vị. Trái tim mọi người sẽ thổn
> thức.   
>
>
>
>
>
>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét