Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

NHỮNG GÌ BẠN CẦN, BẠN ĐÃ CÓ!




Có 1 chậu nước bằng đá nổi tiếng (hay là “tsukubai”),  bên ngoài ngôi chùa còn nổi tiếng hơn là Ryoan-ji ở Kyoto, với 4 chữ trên đó là “ware tada shiru taru.”

TÔI/TA - DUY - TÚC - TRI

https://i0.wp.com/muza-chan.net/aj/poze-weblog3/ryoanji-temple-garden-tsukubai.jpg

Tsukubai, Ryoan-ji Temple Garden, Kyoto;  Ảnh: muza-chan.net

Đây là một câu Thiền ngôn có thể dịch nhiều cách, chỉ có tôi biết đủ  đủ, tất cả đều là đủ. Nhưng cách dịch câu này  mà tôi thích nhất là: 

NHỮNG GÌ BẠN CẦN, BẠN ĐÃ CÓ!


Với tôi, đây là một cách nhìn đời thật dễ chịu, thật vui.
Bây giờ khi bạn đang ngồi đọc bài này, xin hãy dừng lại một lát, tự đánh giá cuộc đời mình. Có thể là như thế này: Bạn có đủ thực phẩm, quần áo, chỗ ở, và những nhu cầu cơ bản khác trong cuộc sống. Có thể là bạn cũng có những người yêu dấu bên đời bạn, những người yêu mến quan tâm bạn. Bạn thường có cảm giác thoải mái, không thiếu gì trong những nhu cầu thiết yếu. Tất cả những gì bạn cần, bạn đều có  đủ.

Tuy nhiên chúng ta lại không nhìn đời theo cách này: chúng ta không thỏa mãn, mà mong cầu và tìm kiếm nhiều tiện nghi hơn, nhiều tình cảm hơn, nhiều tri thức hơn, nhiều điều xác thực hơn, nhiều tài sản hơn, nhiều đồ ăn thức uống hơn, nhiều loại giải trí hơn, nhiều sự thừa nhận hơn. Tôi cũng có cách sống như vậy – tôi không có ý phê bình hay chỉ trích ai cả. Chúng ta thường không nghĩ rằng MÌNH ĐÃ CÓ ĐỦ.

Nếu chúng ta nhớ ra ý tưởng đó, chúng ta có thể cảm ơn về những gì mình đã có. Chúng ta biết ơn vẻ đẹp, sự quý giá, của từng giây phút, mình được sống. Đó là một phép màu, và ta chẳng nên xem việc được sống là chuyện đương nhiên.

Vì thế, câu hỏi đặt ra với tôi là: Làm thế nào chúng ta có thể học để suy nghĩ như vầy?: "NHỮNG GÌ BẠN CẦN, BẠN ĐÃ CÓ!"

HỌC ĐỂ BIẾT NGHĨ "LÀ ĐỦ"

Nói điều này – rằng mình đã có đủ những gì cần thiết, nghe thì hay, nhưng thực hành nó  đem lại những ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần làm gì để giúp bản thân ghi nhớ?

Dưới đây là vài nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày của tôi có thể có ích để giúp các bạn nhớ

BIẾT ƠN

Nếu chúng ta đã có những gì ta cần, vấn đề là chúng ta thường quên đi thực tại đơn giản này. Nếu vậy chúng ta có thể phát triển thói quen nhận biết những thứ mình đã có, biết ơn về những gì đã có, chứ không xem những gì mình có là đương nhiên. Chúng ta có thể biết trân trọng và cảm ơn những người ta có trong đời (thay vì càm ràm, phàn nàn về họ). Chúng ta nhận biết những gì mình sở hữu (thay vì nuôi ý nghĩ mình cần nhiều hơn), nhận biết thực phẩm mình có để ăn (làm giảm đi ham muốn có thêm dục lạc ăn uống), nhận biết thời khắc của hiện tại mà chúng ta thường không biết quý (thay vì mong cầu có thêm giải trí và tiêu khiển).


TÔN TRỌNG

Nếu biết quý trọng một thứ gì hay một người nào, chúng ta tỏ ra trân trọng thứ đó hay người đó. Theo truyền thống Thiền, nghiêng mình trước những người khác và ngay với tọa cụ của mình cũng là một phần trong cách thực tập này. Nghiêng mình thể hiện sự tôn trọng đối với thế giới quanh ta, thế giới dung nạp và bao bọc cho ta lớn để ta thành một phần trong đó.

Bạn có thể không muốn cúi chào mọi người bạn gặp, nhưng bạn có thể thực hiện sự nghiêng mình trong tâm thức bên trong mà chẳng thể hiện đang nghiêng mình. Việc này biểu hiện bằng những hành động khác của bạn

HƯỚNG VỀ NGƯỜI KHÁC

Nếu mình đã có đủ… tại sao phải lo lắng quá nhiều về bản thân? Tại sao không nhìn thấy những gì mình có thể làm cho người khác? Có biết bao người đang đau khổ, có lẽ đang đói khát, chịu đựng bạo lực, hoặc có lẽ đang rất lo sợ và tuyệt vọng. Lẽ tất nhiên chúng ta không thể một mình giải quyết hết những nỗi đau khổ ấy, nhưng chúng ta có thể làm hết sức để giúp họ thật nhiều theo khả năng. Như thế chúng ta có thể góp phần làm nên những điều thay đổi tốt đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải dùng toàn bộ thời gian của mình để giúp người, nhưng chỉ cần suy nghĩ những động cơ của mình là hướng về tha nhân hay vị kỷ cũng là một cách thực hành tốt.

Thế thì ta làm thế nào để học cách nuôi dưỡng những nguyên tắc này? Qua thói quen và thông lệ.

NHỮNG THÓI QUEN ĐỂ BIẾT NGHĨ LÀ ĐỦ

Không dễ gì nhớ về sự có mặt ở hiện tại với lòng biết ơn và tràn ngập ý nghĩ về cái biết “đủ” trong từng ngày, với những gì ta đang trải nghiệm, với tất cả thú vui và những lý do bên trong tâm thức ta.

VÀI THÓI QUEN NHO NHỎ TÔI ĐỀ NGHỊ BẠN TẠO RA CÓ THỂ GIÚP CHO BẠN NHỚ

Danh sách liệt kê những ý tưởng về các thói quen, nhưng tôi không khuyên bạn tạo nên tất cả các thói quen này, nhất là không thể tạo tất cả ngay – hãy thử một thói quen dần một lúc và xem có hiệu quả không
  1. Dậy sớm và  đọc một câu cầu nguyện tri ân về những gì bạn có trong đời
  2. Ghi  lại một đoạn về lòng biết ơn mỗi tối.
  3. Khi gặp một người, nghiêng mình trước người ấy (trong tâm) vì tôn trọng. Bạn có thể cảm động và trao tặng người ấy một nụ cười
  4. Khi  ăn, bạn đọc một câu tạ ơn đến những người làm ra và cho bạn bữa ăn (nông dân, đầu bếp, người vận chuyển, gia đình, người chia sẻ …. ). Hãy biết cảm kích với từng miếng bạn ăn.
  5. Trước khi bắt đầu một hoạt động mới (công việc, tập thể dục, cuộc họp….), ngừng lại và tự hỏi ý định của mình đối với hoạt động này là gì. Có nhằm vào giúp đỡ người khác?
  6. Khi bạn làm xong một việc gì, thể hiện sự tôn trọng người khác, môi trường và thiết bị bằng cách lau rửa thiết bị đó, dọn sạch nơi đó, thay vì vội vã bắt tay làm việc khác

Còn có nhiều thông lệ khác, nhưng từng đó là một khởi đầu tốt.

Trước khi mua một thứ gì, bạn có thể tự hỏi, mình có thực sự cần thứ ấy, hay là mình đã có đủ. Tự hỏi mình trước khi bạn tìm đến một ứng dụng trên điện thoại thông minh hay một trang web trên máy tính… rằng  bạn đang làm điều đó để giúp người khác hay chỉ để thỏa mãn một nhu cầu mà bạn chẳng cần thiết phải thỏa mãn. Tự hỏi khi bạn giao tiếp với một người, rằng bạn có đang thể hiện sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc với họ, bạn đang chú tâm giúp họ hay chỉ để bảo vệ bản thân.

Tự hỏi mình, thường xuyên cả ngày, rằng mình đã có tất cả những gì mình cần chưa. Theo suy nghĩ của  tôi, bạn sẽ thấy mình có đủ, và bằng cách tri ân điều đó thường xuyên hơn, bạn có thể nhận biết điều đó thực sự là kỳ diệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét